Các chính sách của Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế QUỐC tế (Trang 58 - 99)

 Chính sách bảo hộ nền công nghiệp non trẻ?

 Bài học Ngọt hóa bán đảo Cà Mau và chi phí cơ hội tăng lên.  Bài học đóng cửa.

 Bài học về xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi liên kết.

 Bài học đi tắt đón đầu và lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm.  Bài học thuế quan

 Tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ

Chi phí lao động rẻ được coi là lợi thế hàng đầu của VN trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhưng đến thời điểm này, lợi thế này đang trở thành điểm yếu, điểm bất lợi cho người lao động cũng như nền kinh tế VN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh thời hội nhập. Theo một công bố mới đây của Phòng Thương mại châu Âu tại VN (Eurocham), với mức gần 49 USD/tháng, chi phí lao động của VN thấp gần nhất khu vực châu Á, chỉ xếp trên Campuchia với 47,36 USD.

So với các nước như Indonesia là 82 USD/tháng, Trung Quốc 117 USD/tháng, Thái Lan 156 USD/tháng, Philippines 167 USD/tháng, Malaysia 336 USD/tháng, Hàn Quốc 830 USD/tháng, Singapore 1.146 USD/tháng và Nhật 1.810 USD/tháng thì con số này quả thực hết sức khiêm tốn. Ông Matthias Duhn, Giám đốc Eurocham cho rằng, giá lao động rẻ là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp ở VN thấp. Vì thế, không thể dựa vào giá lao động rẻ để đạt tới chuỗi giá trị gia tăng cao được.

Giá nhân công rẻ cũng là vấn đề mà GS Micheal Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh hết sức quan tâm khi đến VN. Theo ông, VN không nên coi nhân công giá rẻ là lợi thế. Thậm chí, nên loại bỏ hẳn những ngành nghề lương thấp vì lương thấp đồng nghĩa với chất lượng thấp, năng suất thấp. Và nếu vậy, VN sẽ không thể xây dựng mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng cao.

Nói một cách đơn giản, khi được trả lương 1 đồng, thì người lao động ít nhất phải làm ra số sản phẩm, dịch vụ gấp đôi, gấp ba số tiền được trả. Cũng có nghĩa là, nếu được trả lương cao thì số lượng sản phẩm, dịch vụ làm ra nhiều hơn, chất lượng hơn. Từ đó khẳng định, chi phí lao động là tấm gương phản ánh chân thực nhất chất lượng lao động, năng suất lao động và mức độ thịnh vượng của nền kinh tế.

Trên thực tế, nếu chúng ta không thay đổi tư duy coi nhân công giá rẻ là lợi thế thì lợi thế này cũng không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Đã không ít doanh nghiệp FDI phàn nàn về tay nghề, kỹ năng của lao động VN. Nhiều công ty đa quốc gia vào VN trước đây vì giá lao động rẻ nay gặp khó khăn vì không tuyển được lao động có đào tạo, lao động kỹ thuật cao. Họ không còn cách nào khác là phải chấp nhận bỏ chi phí đào tạo để đạt yêu cầu công việc. Không ít công ty nước ngoài sang VN tìm hiểu về môi trường đầu tư những năm gần đây cũng quan tâm đến trình độ, chất lượng lao động có đáp ứng được với yêu cầu của dự án hay không chứ không chỉ là chi phí rẻ hay đắt.

Đặc biệt, trong bối cảnh VN đang dịch chuyển thu hút đầu tư vào những lĩnh vực giá trị gia tăng cao thì nhân công giá rẻ, chất lượng thấp đã trở thành điểm yếu bởi những ngành này thì lao động có tay nghề, lao động chất lượng cao lại quyết định việc nhà đầu tư có chọn VN hay không. Vì vậy, đã đến lúc thay đổi tư duy về lợi thế nhân công giá rẻ để xây dựng năng lực cạnh tranh cho VN trong giai đoạn mới.

CHƯƠNG 8: Di chuyển các nguồn lực quốc tế

Các vấn đề cần nghiên cứu của chương

- Các nguồn lực sản xuất quốc tế gồm những yếu tố nào?

- Tại sao có sự di chuyển các nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia?

- Tác động của việc di chuyển các nguồn lực sản xuất quốc tế đối với nền KTTG và các nước? - Chủ thể nào thực hiện việc di chuyển quốc tế các nguồn lực sản xuất quốc tế?

- Các nguồn lực sản xuất quốc tế chủ yếu (vốn, công nghệ, lao động)

8.1. Vốn (đầu tư quốc tế)

Định nghĩa tổng quát nhất về đầu tư: “Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế” (Sachs-Larrain, 1993).

8.1.1. Khái niệm và nguyên nhân

a. Khái niệm - Khái niệm

- Những vấn đề cần lưu ý:

+ Bản chất: là hoạt động xuất khẩu tư bản

+ Đối tượng trao đổi: vốn và các phương tiện đầu tư

+ Chủ thể tham gia: chính phủ các nước, các tổ chức KTQT, các công ty quốc tế b. Nguyên nhân

- Do có sự phát triển LLSX không đồng đều giữa các quốc gia

- Do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận giữa các địa điểm đầu tư khác nhau - Là giải pháp hữu hiệu để tránh hàng rào bảo hộ thương mại

- Do sự phát triển của tổ chức KTQT

8.1.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về vốn

Có nhiều tiêu thức phân chia a. Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn - Đầu tư quốc tế gián tiếp:

+ Khái niệm + Thực chất

+ Các hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp: ▫ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

◦ không hoàn lại ◦ cho vay ưu đãi

▫ Đầu tư quốc tế gián tiếp của tư nhân ▫ Tín dụng quốc tế

+ Đặc điểm chung của đầu tư quốc tế gián tiếp ▫ Quyền sở hữu và sử dụng vốn ▫ Nguồn vốn đầu tư

▫ Lợi ích thu được - Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI)

+ Khái niệm: + Thực chất:

+ Các hình thức FDI: Theo Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1/72006, điều 21 qui định có .Tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài

.Tổ chức liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước . Đầu tư theo hình thức BCC, BOT, BTO, BT

. Đầu tư phát triển kinh doanh

. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý . Sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp (M&A) . Các hình thức đầu tư khác

+ Đặc điểm chung của FDI:

▫ Quyền sở hữu và sử dụng vốn ▫ Nguồn vốn đầu tư

▫ Lợi ích thu được

b. Căn cứ vào khu vực kinh tế mà dòng vốn quốc tế chuyển đến - Dòng vốn quốc tế chuyển vào khu vực kinh tế tư nhân

+ Khái niệm: + Các hình thức: ▫ FDI

▫ Đầu tư quốc tế gián tiếp của nước ngoài

▫ Tín dụng quốc tế (có bảo lãnh và không có bảo lãnh) - Dòng vốn quốc tế chuyển vào khu vực chính phủ

+ Khái niệm: + Các hình thức: ▫ ODA không hoàn lại

▫ ODA ưu đãi: Gồm có của Chính phủ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế ▫ Tín dụng thương mại quốc tế của chính phủ

8.1.3. Tác động của trao đổi quốc tế về vốn

- Đối với KTTG:

Làm tăng hiệu quả sử dụng vốn - Đối với nước đầu tư:

+ Có lợi + Bất lợi

- Đối với nước nhận đầu tư: + Có lợi

+ Bất lợi

8.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế tiếp tục gia tăng và trở thành hình thức quan hệ KTQT quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới

Có sự thay đổi về dòng di chuyển vốn quốc tế Có sự thay đổi về các chủ thể đầu tư và nhận đầu tư

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hấp dẫn FDI nhất thế giới

8.2. TRAO ĐỔI QUỐC TẾ VỀ KHCN

8.2.1. Khái niệm và nguyên nhân

a. Khái niệm, đặc điểm - Khái niệm: - Đặc điểm:

+ Mang tính trừu tượng và khó lượng hoá

+ Việc trao đổi phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người + Sự hợp tác đòi hỏi phải chính xác, đồng bộ

+ Có sự phân bổ không đồng đều về thành tựu KHCN giữa các quốc gia b. Nguyên nhân

- Một quốc gia không đủ khả năng giải quyết tất cả những vấn đề đặt ra cho sự phát triển KHCN

- Cần thiết phải khai thác tối đa những sản phẩm sở hữu trí tuệ - Có sự chênh lệch về trình độ KHCN giữa các quốc gia

8.2.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về KHCN

- Trao đổi sản phẩm KHCN giữa các quốc gia - Phối hợp nghiên cứu KHCN giữa các quốc gia

- Trao đổi kinh nghiệm, chuyên gia và đào tạo cán bộ khoa học giữa các quốc gia

8.2.3. Tác động của trao đổi quốc tế về KHCN

- Đối với KTTG

- Đối với nước xuất khẩu sản phẩm KHCN - Đối với nước nhập khẩu sản phẩm KHCN

8.3. TRAO ĐỔI QUỐC TẾ VỀ SỨC LAO ĐỘNG

8.3.1. Khái niệm và nguyên nhân

a. Khái niệm - Khái niệm:

- Đặc điểm:

+ Đối tượng trao đổi + Quá trình trao đổi

+ Chủ thể tham gia trao đổi b. Nguyên nhân

- Do chênh lệch cung - cầu về SLĐ ở các quốc gia + cung - cầu về số lượng SLĐ

+ cung - cầu về chất lượng SLĐ - Do chênh lệch về giá cả SLĐ

8.3.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về SLĐ

a. Theo tính chất pháp lý

- Xuất nhập khẩu SLĐ chính thức - Xuất nhập khẩu SLĐ phi chính thức b. Theo không gian di chuyển

- Xuất khẩu SLĐ di biên - Xuất khẩu SLĐ giáp ranh - Xuất khẩu SLĐ tại chỗ

c. Theo trình độ chuyên môn của người lao động - Xuất khẩu chuyên gia

- Xuất khẩu lao động lành nghề - Xuất khẩu lao động phổ thông

8.3.3. Tác động của trao đổi quốc tế về SLĐ

- Tác động đến KTTG

- Tác động đối với nước xuất khẩu + Tích cực

+ Tiêu cực

- Tác động đối với nước nhập khẩu + Tích cực

+ Tiêu cực

8. 4. GIỚI THIỆU KHÁI NIỆM GDP:

GDP: Tổng sản phẩm nội địa (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.

Nói một cách đơn giản, GDP là tổng chi tiêu của gia đình, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ cộng phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Trong đó:

C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế, bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ. ( xây nhà và mua nhà không được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN).

I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh (ĐẦU TƯ TƯ NHÂN). Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP). Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.

I=De+In De là khấu hao In là đầu tư ròng

G là CHI TIÊU CHÍNH PHỦ, bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các khoản trợ cấp cho người tàn tât, người nghèo,...

NX là cán cân thương mại, là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).

NX=X-M

X (export) là xuất khẩu M (import) là nhập khẩu

GDP là một chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA). SNA của Liên hiệp quốc được các nhà kinh tế hàng đầu thế giới, đứng đầu là Richard Stone (đoạt giải Nobel 1984) đưa ra. SNA đã tập hợp một cách hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản. Hệ thống SNA mô tả quá trình chu chuyển sản phẩm và tiền tệ trong một quốc gia, nó là một tập hợp đầy đủ, phù hợp và linh hoạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Những chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các khái niệm, định nghĩa và quy tắc chuẩn mực được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới.

• GDP = tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước + tích lũy tài sản + xuất khẩu - nhập khẩu (phương pháp sử dụng cuối cùng); hoặc = tổng thu nhập của người lao động từ sản xuất + tổng thặng dư sản xuất + tổng khấu hao tài sản cố định + tổng thuế gián thu và thuế sản xuất khác + thuế nhập khẩu - trợ cấp cho sản xuất (phương pháp phân phối); hoặc = tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí trung gian + thuế nhập khẩu (phương pháp sản xuất)

• GNI = GDP + thu nhập từ sở hữu thuần

• NDI = GNI + thu nhập từ chuyển nhượng hiện hành thuần • Để dành = NDI - tiêu dùng cuối cùng

Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:

- GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.

- GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.

- GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Giả sử một cánh rừng bị phá, gỗ đem bán, thế là GDP tăng. Không một doanh nghiệp nào cứ “cấu” vào tài sản ăn dần mà xem là thu nhập chứ không phải là khoản khấu hao, phải bù đắp. Trong khi đó bảng cân đối tài khoản quốc gia lại làm theo cách đó.

Chương trình 1 triệu tấn đường của VN chẳng hạn, nếu tính theo tăng trưởng GDP thì đã đóng góp nhiều cho mức tăng này nhưng hậu quả như thế nào thì chúng ta đã biết.

- GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Hay sau một trận lũ lụt, nhà cửa, đường sá hư hỏng nặng. Chi phí sửa chữa để tái tạo nguyên trạng như trước cơn thiên tai cũng được tính là đóng góp vào GDP.

- GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.

Phân biệt GDP với GNP

GDP khác với GNP (tổng sản phẩm quốc dân) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế QUỐC tế (Trang 58 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)