Hình 4.3 cho thấy giá cả thế giới (PW) là giá mua bán của thị trường nội địa với bên ngoài trong điều kiện thương mại tự do. Tại mức giá này, cung hàng hóa bằng cầu hàng hóa với mức sản lượng là QW. Khi nước nhập khẩu đánh thuế lên hàng nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng lên PT. Giá tăng làm cầu ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới đều sụt giảm (QT). Khi cầu thế giới giảm làm giá thế giới giảm theo (P*T). Giá giảm lại tiếp tục làm Cung hàng ở nước xuất khẩu giảm đồng thời cầu trong nước tăng nên hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm.
Tóm lại Thuế quan ở một nước lớn thì làm giảm giá trên thị trường thế giới nhưng lại làm tăng giá trong thị trường nội địa. Số lượng hàng hóa mua bán sẽ giảm.
Nói theo cách khác, Thuế quan làm tỷ lệ mậu dịch thay đổi theo hướng có lợi cho nước nhập khẩu.
Đo lường lợi ích và chi phí của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng thấy không khác trường hợp phân tích trường hợp nước nhỏ. Nhưng vì thuế quan ở nước lớn có khả năng thay đổi giá thế giới nên tiền thuế thu được của chính phủ ngoài khoảng c còn thu thêm được khoảng e (xem hình 4.4).
Hình 4.3 : Ảnh hưởng của Thuế quan đối với hai nước lớn
Do đó, xét tổng thể lợi ích của nền kinh tế được đo bằng e – (b+d) khi đánh thuế hàng nhập khẩu. Ba khả năng có thể xảy ra :
Nếu e = (b+d) => đánh thuế không mang lại lợi ích gì cho nước nhập khẩu. Nếu e > (b+d) => đánh thuế mang lại lợi ích cho nước nhập khẩu.
Nếu e < (b+d) => đánh thuế gây thiệt hại nước nhập khẩu.
Ngoài ra, định lý Stolper – Samuelson cũng đúng trong trường hợp những nước lớn.