_ Lợi thế kinh tế nhờ qui mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được bộc lộ khi chi phí bình quân dài hạn giảm theo đà sản lượng tăng lên.
_ Tính phi kinh tế nhờ qui mô hay còn gọi là lợi nhuận giảm dần theo quy mô, được bộc lộ khi chi phí bình quân dài hạn tăng lên theo đà sản lượng tăng lên hoặc không tăng.
_ Khi đường chi phí bình quân dài hạn đi xuống, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất giảm dần khi sản lượng tăng lên và như vậy có được lợi thế kinh tế nhờ qui mô. Khi chi phí sản lượng tăng lên, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất tăng với sản lượng cao hơn và lợi tức giảm theo quy mô. Trường hợp trung gian là khi chi phí bình quân cố định thì sẽ có lợi tức cố định theo quy mô.
a, Nguyên nhân gây ra Lợi thế kinh tế nhờ qui mô
_ Do tính ko thể chia được của quá trình sx, trong quá trình sx luôn luôn cần 1 số lượng tối thiểu các đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nó ko phụ thuộc vào việc có sx hay ko, các chi phí đó gọi là chi phí cố định và nó ko thay đổi theo mức sản lượng, nghĩa là các chi phí này không thể chia nhỏ được nữa, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng, vì vậy khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
_ Do tính chuyên môn hóa, một số ngành nghề riêng lẻ, một mình phải đảm đương tất cả các công việc trong kinh doanh nhưng nếu họ mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động thì mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó có hiệu quả hơn, do đó có hiệu quả hơn, góp phần làm giảm chi phí bình quân.
_ Do tính quan hệ chặt chẽ, doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các loại máy móc mới, hiện đại, với các mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có thể giải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kĩ thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm.
b, Nguyên nhân gây ra tính phi kinh tế do qui mô
Nguyên nhân chính gây ra tính phi kinh tế do qui mô là :
+ Khi hãng trở nên lớn hơn thì công việc quản lý trở nên khó khăn hơn, vấn đề này được mô tả như là tính phi kinh tế do qui mô trong quản lý. Các doanh nghiệp lớn thường cần nhiều cấp quản lý và đối với các cấp này cũng cần quản lý họ, vì vậy các doanh nghiệp sẽ trở nên quan liêu, khó quản lý, gây khó khăn trong việc điều hành sx kinh doanh và khi đó chi phí bình quân bắt đầu tăng lên.
+ Ngoài ra các yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng và gây ra tính phi kinh tế bởi vì nếu nhà máy số 1 ở vị trí thuận lợi thì nhà máy thứ 2 sẽ kém ưu thế hơn, vì thế chi phí sẽ phải chia sẻ, bù trừ
Các lợi thế kinh tế nhờ quy mô phát sinh khi các chi phí trên một đơn vị giảm khi tăng sản lượng. Các lợi thế kinh tế nhờ quy mô là những lợi thế chính của việc tăng quy mô sản xuất và trở thành "big". Tại sao lợi thế kinh tế nhờ quy mô quan trọng?
- Thứ nhất, bởi vì một doanh nghiệp lớn có thể đạt được chi phí thấp hơn cho khách hàng thông qua các mức giá thấp hơn và gia tăng thị phần của thị trường. Điều này đặt ra một mối đe dọa cho các doanh nghiệp nhỏ có thể được "cắt xén" bởi đối thủ cạnh tranh
- Thứ hai, một doanh nghiệp có thể lựa chọn để duy trì mức giá hiện tại của nó đối với sản phẩm của mình và chấp nhận mức lợi nhuận cao hơn. Ví dụ, một hãng sản xuất đồ nội thất, có thể sản xuất 1.000 tủ tại 250 đ/cái có thể mở rộng và có thể sản xuất 2.000 tủ ở 200 đ/cái. Tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên đến 400.000 đ so với 250.000 đ, nhưng chi phí cho mỗi đơn vị đã giảm từ 250 đ/cái đến 200 đ/cái . Giả sử các doanh nghiệp bán tủ giá 350 đ/cái , lợi nhuận mỗi tăng lên từ 100 đ/cái đến 150đ/cái. Có hai loại lợi thế kinh tế nhờ quy mô : lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong và lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong có tác động lớn hơn tiềm năng về chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong liên quan đến các chi phí đơn vị thấp hơn mà một công ty duy nhất có thể có được bằng cách phát triển trong kích thước tự thân. Có năm loại chính của Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong.
Bulk-buying economies /mua số lượng lớn
Khi các doanh nghiệp phát triển, họ cần đặt hàng số lượng lớn các đầu vào sản xuất. Ví dụ, họ sẽ đặt hàng thêm nhiều nguyên liệu. Khi tăng giá trị đơn hàng, doanh nghiệp có được quyền mặc cả nhiều hơn với các nhà cung cấp. Do đó có thể được giảm giá và giá thấp hơn cho các nguyên liệu thô. Technical economies /Lợi thế kỹ thuật
Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn có thể sử dụng máy móc tiên tiến hơn (hoặc sử dụng máy móc hiện có hiệu quả hơn). Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật sản xuất hàng loạt, là một hình thức sản xuất hiệu quả hơn. Một công ty lớn cũng có thể đủ khả năng để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Financial economies/ Lợi thế tài chính
Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để có được tài chính và khi làm được điều đó, chi phí tài chính thường là khá cao. Điều này là do các doanh nghiệp nhỏ được xem như là rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn đã phát triển và một hồ sơ tốt. Các công ty lớn hơn do đó tìm nguồn tài chính dễ dàng hơn từ những người cho vay tiềm năng và dễ có tiền với lãi suất thấp hơn.
Marketing economies /Lợi thế Tiếp thị
Mỗi khâu của tiếp thị đều có chi phí - đặc biệt là phương pháp quảng cáo như quảng cáo và xúc tiến một lực lượng bán hàng. Nhiều khoản chi phí tiếp thị là chi phí cố định và như vậy là một doanh
nghiệp càng lớn hơn, nó có thể chia sẻ chi phí tiếp thị trong một phạm vi rộng hơn các sản phẩm và cắt giảm chi phí trung bình cho mỗi đơn vị.
Managerial economies /Lợi thế Quản lý
As a firm grows, there is greater potential for managers to specialise in particular tasks (eg marketing, human resource management, finance). Khi một công ty phát triển, sẽ có tiềm năng lớn hơn để các nhà quản lý chuyên nghiệp hơn trong nhiệm vụ cụ thể nào đó (ví dụ như tiếp thị, quản lý nhân sự, tài chính). Chuyên gia quản lý có thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi họ có trình độ cao về kinh nghiệm, chuyên môn và trình độ so với một người trong một công ty nhỏ hơn đang cố gắng thực hiện tất cả những vai trò này.
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài /External economies of scale
External economies of scale occur when a firm benefits from lower unit costs as a result of the whole industry growing in size . Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài xảy ra khi một công ty có được lợi ích nhờ đơn vị chi phí thấp hơn do kết quả của toàn bộ ngành công nghiệp đó phát triển quy mô. Các loại lợi thế chính là:
Giao thông vận tải và các liên kết truyền thông được nâng cao
Khi một ngành công nghiệp hình thành và phát triển ở một vùng nào đó, có khả năng là chính phủ sẽ cung cấp hạ tầng giao thông vận chuyển tốt hơn và liên kết truyền thông để nâng cao khả năng tiếp cận với khu vực. Điều này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cho các công ty trong khu vực như thời gian vận chuyển được giảm và cũng có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. For example, an area of Scotland known as Silicon Glen has attracted many high-tech firms and as a result improved air and road links have been built in the region. Ví dụ, một khu vực của Scotland được gọi là Silicon Glen đã thu hút nhiều công ty công nghệ cao và đó là kết quả của môi trường kinh doanh được cải thiện và các hạ tầng đường sá được xây dựng trong khu vực.
Đào tạo và giáo dục trở nên tập trung vào các ngành công nghiệp
Các trường Đại học và Cao đẳng sẽ cung cấp các khóa học phù hợp hơn cho một ngành công nghiệp đã trở thành chủ chốt trong một khu vực hoặc toàn quốc. Ví dụ, có rất nhiều khóa học CNTT đang được mở tại các trường ĐH/ Cao đẳng do toàn bộ ngành công nghiệp CNTT đã phát triển gần đây. Điều này có nghĩa các công ty có thể có lợi từ việc có một nguồn nhân lực lớn có tay nghề phù hợp để tuyển dụng.
Các ngành công nghiệp khác phát triển để hỗ trợ ngành công nghiệp này
Một mạng lưới các nhà cung cấp hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể phát triển về kích thước và / hoặc xác định vị trí gần với ngành công nghiệp chính. Điều này có nghĩa một công ty có nhiều cơ hội lớn trong việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, vật tư chất lượng cao được cung cấp giá cả phải chăng từ các nhà cung cấp gần đó.
Ví dụ 2.5:
Một chiếc xe đò 15 chỗ nếu vận chuyển 5 hành khách thì chi phí trung bình trên một hành khách là 300.000 đồng; nếu chở 10 hành khách thì chi phí trung bình còn 150.000 đồng, còn nếu chở 15 khách thì chi phí trung bình còn 100.000 đồng. Nhờ vào quy mô vận chuyển tăng lên làm chi phí giảm xuống. Quy luật này cũng diễn ra ở doanh nghiệp, quy mô sản xuất của doanh nghiệp càng mở rộng thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm càng giảm do định phí/đơn vị giảm. Tương tự, nền kinh tế có quy
mô càng lớn thì lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng lớn tương ứng. Các ví dụ trên gọi là lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong (Internal economies of scale).
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (External economies of scale) diễn ra khi các doanh nghiệp tập trung vào một khu công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Một cách khác, Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài diễn ra khi chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống nhờ quy mô của ngành công nghiệp đó tăng lên bất chấp quy mô của từng doanh nghiệp không thay đổi. Các quốc gia thành lập khu vực mậu dịch tự do cũng nhằm tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài.
Chương 3 CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI 3.1 Chi phí cơ hội gia tăng
Haberler đã giả định rằng chi phí cơ hội không đổi khi đưa ra lý thuyết chi phí cơ hội. Điều này không đúng trong thực tế vì càng chuyên môn hóa trong sản xuất thì chi phí cơ hội càng tăng. Ví dụ: thăm dò dầu hỏa ở gần với chi phí thấp và thăm dò dầu hỏa ở xa với chi phí cao; hay nuôi tôm trên đất trồng lúa xấu (chi phí cơ hội thấp) và nuôi tôm trên đất trồng lúa tốt (chi phí cơ hội cao).
Chi phí cơ hội ngày càng tăng có nghĩa rằng quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn sản phẩm này để dành tài nguyên sản xuất 1 đơn vị sản phẩm kia.
Khi xác định được lợi thế so sánh, mỗi quốc gia
sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm đó để trao đổi, tuy nhiên khi chuyên môn hóa thì dẫn đến chi phí cơ hội tăng lên. Do đó cả hai quốc gia chỉ chuyên môn hóa đến khi giá cả là như nhau ở cả hai quốc gia.
Hai quốc gia có thị hiếu tiêu dùng khác nhau khi trao đổi vẫn thu được lợi ích cho cả hai.
Một vài khái niệm khác:
Mức chi phí cơ hội gia tăng được gọi là tỷ lệ chuyển dịch biên (MRT), được đo bằng độ dốc của đường tiếp tuyến với đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm sản xuất.
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) biểu thị số lượng sản phẩm này phải giảm đi để thay thế bằng một đơn vị sản phẩm kia mà mức thỏa mãn vẫn không đổi, được đo bằng độ dốc của đường bàng quan.
3.2 Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin
3.2.1 Giả định
Chỉ có 2 yếu tố sản xuất là lao động (L) và tư bản (K). chi phí sử dụng L là tiền lương (w) còn tư bản là lãi suất (r).
Để sản xuất mặt hàng vải cần nhiều lao động; để sản xuất mặt hàng thép cần nhiều tư bản. Tỷ lệ K/L của thép lớn hơn K/L của vải ở cả 2 quốc gia.
Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là 1 hằng số. Cả hai quốc gia đều chuyên môn hóa ở mức không hoàn hảo.
Hoa Kỳ là nước có sẵn (dư thừa) tư bản còn Việt Nam là nước có sẵn lao động vì tỷ lệ r/w ở Hoa Kỳ thấp hơn r/w ở Việt Nam.
3.2.2 Lợi thế tương đối
Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đạt được lợi ích lớn hơn nếu Hoa Kỳ tập trung sản xuất thép và Việt Nam tập trung sản xuất vải để trao đổi cho nhau. Mô hình này cũng đúng khi mở rộng ra nhiều yếu tố sản xuất khác.
Nhắc lại:
Đường bàng quan tập hợp những phối hợp khác nhau về hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng đạt được mức thỏa mãn như nhau. Vì thế người tiêu dùng có thái độ bàng quan không phân biệt giữa hai điểm bất kỳ trên cùng một đường bàng quan.
Đường bàng quan càng nằm xa gốc tọa độ thì mức độ thỏa mãn càng cao và ngược lại.
Cân bằng nội địa: Nếu không có mậu dịch một quốc gia đạt được cân bằng khi đường bàng quan cao nhất tiếp xúc với đường giới hạn sản xuất. Hay giá cả sản phẩm so sánh cân bằng nội địa được xác định bởi độ dốc của đường tiếp tuyến chung của đường giới hạn sản xuất của quốc gia và đường bàng quan tại điểm cân bằng tức là tại điểm tự cung tự cấp.
Cân bằng nội địa tại mức giá cả sản phẩm so sánh và biểu thị lợi thế so sánh của quốc gia.
Hình 3.1 Trước khi có ngoại thương Hình 3.2 Khi có ngoại thương
Một cách tổng quát: Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối rồi trao đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. Một lần nữa theo Heckscher - Ohlin: giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất) của mình.
• Định lý Stolper – Samuelson : Khi giá cuả một loại hàng hoá tăng thì giá cuả yếu tố sản xuất mà hàng hoá đó thâm dụng sẽ gia tăng và giá cuả yếu tố mà hàng hoá đó không thâm dụng sẽ giảm.
Ví dụ 3.1: hạn chế nhập khẩu thép ở VN mà thép vốn là mặt hàng thâm dụng vốn còn Việt Nam thì khan hiếm vốn. Do đó, cầu về vốn sẽ tăng, lợi tức từ vốn sẽ tăng, làm thu nhập của người sở hữu vốn tăng; trong khi người lao động tại Việt Nam sẽ ít vui hơn vì số lượng việc làm mới tạo ra từ ngành thép không đáng kể so với các ngành thâm dụng lao động như : dệt may, giày da.
3.3 Lý thuyết H-O-S
3.3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào?