TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài thực nghiên cứu tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động quản trị Logistics của DNVVN tại Tp.HCM. Thông qua khảo sát việc đầu tư các thiết bị phần cứng, phần mềm, nối mạng
Trang 1Chương 3: ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNGQUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI DNVVN
3.1 TỔNG QUAN DNVVN
3.1.1 Một số khái niệm về DNVVN
Tiêu chí xác định DNVVN tại nhiều nước rất khác nhau, DNVVN ở Việt Nam được địnhnghĩa là DN có vốn dưới 10 tỷ đồng, tương đương 670.000USD và có số lao động thườngxuyên làm việc dưới 300 Với định nghĩa này thì hầu hết (khoảng 96%) các DN ở ViệtNam đều là DNVVN Cơ cấu vốn trong DNVVN tại VN như sau:
CƠ CẤU NGUỒN VỐN
1 http://www.vnpost.mpt.gov.vn/bao_2005/so53/chuyende/t8b2.htm
2http://www.vnpost.dgpt.gov.vn/bao_2006/so95/chuyende/t8b1.htm
Trang 2Tên nướcSố DNVVN (số liệu gần đúng)Tỷ trọng trên tổng số DN(số liệu gần đúng)
Bảng 3: Số liệu DNVVN tại một số nước
(Nguồn: Tổng hợp năm 2005)
Tại Tp.HCM, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê đến tháng 31/12/2005 có 31.292 DNcó số lao động bình quân dưới 300 và vốn không quá 10 tỷ Con số này chắc chắn cònnhiều hơn nữa trong thời điểm hiện tại Như vậy hơn 17% (trong 230.000 DNVVN trongcả nước) DNVVN tập trung tại Tp.HCM.
Nhìn chung, ở nước ta, quy mô DNVVN còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnhtranh rất thấp, sản xuất kinh doanh mang tính chất tự phát, thiếu định hướng, mất cân đối,phân bổ không đều (DNVVN tập trung ở Đông - Nam Bộ 35,8%, đồng bằng sông Hồng24,3%, đồng bằng sông Cửu Long 16,6%), tổ chức kinh doanh thiếu chặt chẽ, rất ít DN ápdụng phương thức kinh doanh, quản lý lỗi thời, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh; khả nănggiải quyết việc làm cho người lao động chưa cao; năng lực và trình độ quản lý DN của độingũ chủ DN rất thấp (mà đây lại là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động sảnxuất kinh doanh); tình trạng thiếu vốn hoạt động, mặt bằng sản xuất, thông tin còn phổbiến.3
DNVVN có những ưu điểm sau:
Cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường hướng vào những lĩnh vực phụcvụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn, nênhuy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong người dân Có thể sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, dễ dàng thay đổi công
nghệ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí; có thể kết hợp cảnhững công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chấtlượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi
Nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợpvới thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu, nhân lựctại chỗ.
Dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh, làm vệ tinh gia công, chế tác cho các DN lớn.DNVVN có thể len lỏi, xâm nhập vào các thị trường ngách và dễ dàng tạo nên sự pháttriển cân đối giữa các vùng, miền trong lãnh thổ một quốc gia
Bên cạnh những ưu diểm đó DNVVN tại VN cũng có một số hạn chế:
3 Theo Dương Đăng Khoa, Đoàn Ngọc Phúc, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 10/2004
Trang 3 Thiếu chiến lược và tầm nhìn nên việc lập kế hoạch và triển khai hoạt động còn mangtính ngắn hạn, chắp vá
Cách quản lý còn ảnh hưởng năng kiểu quản lý gia đình nên gây trì trệ Do ít vốn nên khả năng đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp
Giá trị tài sản hạn chế nên việc tiếp cận các nguồn vốn vay và thỏa mãn các điều kiệntín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính còn rất khó khăn. Thu hút và giữ chân nhân lực gặp nhiêu khó khăn (lương, chế độ phúc lợi xã hội chua
hấp dẫn, đôi khi bị cắt xén bớt) Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý,kinh doanh còn nhiều hạn chế, thiếu kỹ năng quản trị DN, thiếu kiến thức tiếp thị vàthiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế (theo điều tra nguyên nhân thất bạicủa DNVVN, 96% là do quản lý yếu kém, 33.1% DNVVN có năng lực hạn chế trongviệc tiếp thị và khai thác thị trường nước ngoài
Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ của các DNVVN còn thấp, nhiều DNVVNsản xuất thủ công hoặc sử dụng thiết bị, công nghệ cũ Bên cạnh đó, thiếu thông tin vềxu hướng, nhu cầu thị trường, khách hàng và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cậnthị trường quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc thiết bị cũng là những mặt hạnchế của các DN này.
Sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các DN lớn với DNVVN còn thấp Phầnlớn các DNVVN thuộc các thành phần kinh tế hoạt động độc lập.
Các DNVVN rất yếu trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm, không nắm bắt, khaithác và đáp ứng nhu cầu thị trường (đặc biệt thị trường nước ngoài) còn nhiều hạn chế.
3.1.2 Vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế
Theo số liệu thống kê của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), cả nướchiện có khoảng 230.000 DNVVN và 2 triệu hộ kinh doanh, chiếm tới 96% số lượng DNvà đóng góp khoảng 26% GDP của đất nước, tạo công ăn việc làm cho 90% lao động.Nhiều chủ trương của Đảng và nhà nước luôn chú trọng hỗ trợ và phát triển các DNVVNdo những ưu điểm đã nêu ở phần trên Vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế như sau: Tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là không yêu cầu lao
động có trình độ chuyên môn cao.
Góp phần làm năng động nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội DNVVN có xuất phát từ nhiều thành phần xã hội làm kinh tế
Trong những năm qua, DNVVN đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, chuyểndịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triển ngànhnghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách (hằng năm cácDNVVN đóng góp khoảng 7% ngân sách nhà nước, tương đương với mức đóng góp
Trang 4của DN FDI); khai thác tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực trong dân Hầu hết các lĩnh vựccủa nền kinh tế đều có DNVVN4
Đặc biệt DNVVN là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ làm vệ tinh cho cácngành công nghiệp chính yếu
3.1.3 Sự cần thiết của quản trị Logistics đối với DNVVN
Như đã trình bày ở phần ưu điểm và hạn chế của DNVVN cho thấy DNVVN xuất phát từchỗ ít vốn, chi phí đào tạo thấp hoặc không có nên trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế,thiếu kĩ năng quản lý DN Do vậy, sự nhận biết về hoạt động quản trị Logistics chưa đượcrõ ràng, thậm chí thuật ngữ Logistics còn rất xa lạ đối với DNVVN Nếu làm tốt vai tròcủa quản trị Logistics DNVVN có thể cải thiện được một số hạn chế ở trên:
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của DN vì quản trị chi phí là một thành phần của quản trịLogistics, đồng thời quản trị Logistics quan tâm đến những giải pháp để NVL, bánthành phẩm, …, thành phẩm từ nơi nhà cung cấp đến người tiêu dùng với chi phí thấpnhất.
Hiện tại tổ chức hoạt động của nhiều DNVVN chưa xây dựng quy trình rõ ràng, nênquản trị Logistics là một bộ phận có thể kết nối, phối hợp hoạt động của các phòngban hợp lý hơn giúp bộ máy DN vận hành hiệu quả hơn
Quản trị Logistics hỗ trợ sản xuất bằng kế hoạch cung ứng NVL, đảm bảo quá trìnhsản xuất của DNVVN được ổn định.
Quản trị Logistics giúp DN nâng cao uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng bằngdịch vụ khách hàng, giúp DNVVN giữ chân khách hàng hiện tại và có thêm kháchhàng mới.
Một điều rất quan trọng đối với những DNVVN có xu hướng phát triển theo ngànhcông nghiệp hỗ trợ ( xu hướng này đang được khuyến khích tại VN), quản trịLogistics bài bản sẽ giúp DN nhanh chóng hội nhập trong chuỗi cung ứng của các đốitác lớn trong ngành công nghiệp chính Từ đó, DN dễ dàng tiếp cận thị trường và tạolòng tin cho các khách hàng lớn.
Quản trị Logistics giúp DNVVN hội nhập tốt trong chuỗi cung ứng của ngành côngnghiệp mà DN đó đang hoạt động.
3.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị Logistics trong DNVVN
Thực tế các thành phần của quản trị Logistics đã có diễn ra trong DNVVN, nhưng khôngđược nhìn nhận một cách có hệ thống, hơn nữa nhìn nhận về vai trò của quản trị Logisticscòn rất hạn chế DNVVN lại xuất phát từ cơ sở, hộ gia đình nên không có nền tảng bàibản về quản lý DN nói chung và quản trị Logistics nói riêng Do vậy để quản trị Logisticscó thể đạt được hiệu quả tốt nhất trước tiên rất cần sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quantrọng của Logistics đối với DN.
4 Theo Dương Đăng Khoa, Đoàn Ngọc Phúc, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 10/2004
Trang 5Thứ hai, nguồn nhân lực cho hoạt động này phải được trang bị kiến thức nền tảng về quảntrị Logistics, điều này cũng đòi hỏi DN có ý thức được nhu cầu về nhân sự của DN tronglãnh vực này, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên đi học để trao đổi, tiếp thukinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới.
Thứ ba, như đã trình bày ở phần chuỗi giá trị của quản trị Logistics trong DN, Logisticstạo ra giá trị qua hai dòng chảy gồm thông tin và hàng hóa Trong đó thông tin đóng vaitrò hết sức quan trọng, có thể nói thông tin là nguồn gốc cho mọi hoạt động, nên muốnquản trị Logistics đi đến thành công DN cần chú ý xây dựng một HTTT sao cho có thểluôn sẵn sàng đáp ứng, cung cấp cho người quản trị những thông tin chính xác và nhanhchóng.
Thứ tư, là sự hợp tác giữa các thành viên, phòng ban trong DN Để có thể đi đến thànhcông quản trị Logistics đòi hỏi phải phối hợp hoạt động của nhiều phòng ban vì quản trịLogistics xuyên suốt từ khâu làm việc với nhà cung cấp, hỗ trợ sản xuất, đáp ứng nhu cầucủa khách hàng Do vậy, sự hợp tác của các thành viên là một yếu tố rất quan trọng cho sựthành công của quản trị Logistics.
Cuối cùng là nguồn tài chính của công ty rất cần thiết không chỉ riêng cho lĩnh vựcLogistics mà còn cho tất cả các hoạt động khác Nếu thông tin thông suốt, hàng hóa cũngđáp ứng nhanh chóng nhưng vòng quay của đồng tiền không đồng bộ với hoạt động củahàng hóa và thông tin thì DN cũng khó mà tồn tại
3.1.5 Các vấn đề hạn chế của DNVVN trong hoạt động quản trị Logistics
Một trong những hạn chế của DNVVN là trình độ quản lý của người lãnh đạo chưa cao,mà từ đó dẫn đến cách thức hoạt động, điều hành DN còn theo phương thức tự quản vàmang nhiều cảm tính, thậm chí tập trung quyền lực Theo điều tra mới đây của Bộ Kếhoạch và Đầu tư tại 63.000 DN ở 36 tỉnh thành cho thấy 43,3% người lèo lái công ty cótrình độ học vấn dưới cấp ba Số chủ DN trình độ thạc sĩ trở lên rất khiêm tốn, 2,99%.Còn một khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, 65% trong số 2.000 chủ doanhnghiệp tại Tp.HCM từng là cán bộ lãnh đạo, công chức ở khu vực doanh nghiệp Nhànước, được đề bạt, bổ nhiệm chức vụ hơn là vì những thành tích xuất sắc trong lãnh đạo.Khoảng 15% CEO là những doanh nhân thuộc gia đình có truyền thống kinh doanh lâuđời Phần ít ỏi còn lại là CEO tự lực cánh sinh lớn lên Do cơ cấu tổ chức không hợp lý,các lãnh đạo lại phải bận rộn với công việc nên không thể bổ sung trao đổi kiến thức mớilàm cho khoảng cách về trình độ quản lý ngày một tăng Điều này cũng kéo theo nhậnthức về tầm quan trọng về quản trị Logistics cũng rất hạn chế Hầu như trong cơ cấu tổchức của DNVVN không có bộ phận phụ trách hoạt động này, hoặc ít nhất cũng chưa cóngười chịu trách nhiệm điều phối cho hoạt động quản trị Logistics
Trang 6Bên cạnh đó DNVVN chưa chú trọng đến giao tiếp, trao đổi thông tin trong DN Trongkhi đó quản trị Logistics cần có thông tin rõ ràng tập hợp từ nhiều nguồn để ra kết hợp cácthông tin phục vụ cho việc ra quyết định.
Kế đến do hạn chế về nguồn vốn (khoảng 60% DNVVN không đủ vốn pháp định theoluật định, 50% không đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động (số DNVVN cósố vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 26%, 1 - 5 tỷ đồng 55%, 5-10 tỷ đồng 19%), nên DNVVNcũng không đầu tư cho CNTT, ứng dụng các phương tiện điện tử trong truyền thông giaotiếp với khách hàng Trong khi tận dụng những tiến bộ của CNTT có thể giúp DNVVNtiết kiện chi phí vận hành, nhân lực và hạn chế những sai sót do con người gây ra.
Các vấn đề mà DNVVN gặp phải được mô tả trong hình sau:
3.2 ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN TRỊ LOGISTICS CỦA DNVVN
3.2.1 Lợi ích của ứng dụng CNTT đối với hoạt động quản trị Logistics trongDNVVN
Lợi ích và tính hiệu quả của CNTT đối với kinh doanh là điều đã được khẳng định trênthế giới và tại Việt Nam Khảo sát trên 217 DN trong cả nước của Bộ Bưu Chính-Viễn
Vốn ít
Hiệu quảquản trịLogistics thấp
Chi phíhoạt động cao
Giá thành cao Lợi nhuận
Trang 7Thông tháng 8/2004 cho thấy CNTT giúp tăng năng suất lao động 77%, tăng chất lượngsản phẩm-dịch vụ 43% và giúp tăng khả năng cạnh tranh 56%5.
DNVVN rất nhạy cảm đối với những thay đổi thị hiếu của khách hàng Các DN hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất cạnh tranh với các DN lớn trong ngành theo chiều hướng thườngxuyên thay đổi mẫu mã để thu hút khách, còn đối với DN hoạt động trong ngành thươngmại, dịch vụ cũng phải uyển chuyển không có những chuẩn mực cố định như những côngty lớn Như vậy, hoạt động sản xuất, dịch vụ của các DNVVN là luôn thay đổi nên DNcần đưa hoạt động của mình vào quy củ nhưng vẫn phải đảm bảo linh động đáp ứng nhucầu của khách hàng Như đã trình bày ở trên, quản trị Logistics cần kết hợp hoạt động vàthông tin từ nhiều phòng ban để có cơ sở ra quyết định hợp lý với những thay đổi thườngxuyên của thị trường Để hỗ trợ cho hoạt động của Logistics, DN cần thiết phải có mộtHTTT và ứng dụng các CNTT vào việc tạo và quản lý HTTT của mình Do hoạt độngquản trị Logistics rất cần những thông tin tổng hợp để có thể hoạt động tốt, nên bất kì mộtnỗ lực nào nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin đều sẽ thúc đẩy, hỗ trợ cho hoạt độngLogistics được thuận lợi hơn Các giải pháp khả thi nhằm khai thác nguồn thông tin bắtđầu từ việc tăng cường hệ thống thông tin, cải thiện mối liên kết giữa các DN cũng nhưgiữa các bộ phận trong một DN Ứng dụng CNTT&TT để đưa ra các giải pháp này sẽnâng cao tính cạnh tranh của từng DN.
Dựa vào chuỗi giá trị của hoạt động của quản trị Logistics ta có thể phân tích lợi ích của
ứng dụng CNTT theo 3 lĩnh vực hoạt động của Logistics là cung ứng NVL, hỗ trợ sản
xuất, và đáp ứng khách hàng
Cung ứng NVL
Cung ứng NVL bao gồm: Lên kế hoạch thu mua, thu mua, sắp xếp sự di chuyển củanguyên vật liệu (hoặc các bộ phận mua ngoài, bán thành phẩm) từ nhà cung cấp đến nhàmáy hoặc dây chuyền lắp ráp Nếu DN mua đi bán lại thì cung ứng sẽ sắp xếp sự dichuyển của thành phẩm đến người cùng cuối hoặc người bán lẻ (nhưng cách tiếp cận nàysẽ đề cập ở phần đáp ứng khách hàng) DN ứng dụng CNTT có thể cải thiện chất lượngcông việc trong một số hoạt động sau:
o Cách thức đặt hàng mua NVL, giao dịch với nhà cung cấp DNVVN có thểdùng email hoặc mạng trực tuyến để đặt hàng và thực hiện giao dịch Trong khingày nay mua nhu cầu NVL có thể vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia, thì việc gặpmặt thương thảo trở nên rất tốn kém chi phí lẫn thời gian, ứng dụng CNTT có thểgiúp DN gặp gỡ đối tác, bàn bạc một cách trực tiếp từ đó có thể thực hiện giao dịchmột cách nhanh chóng và giảm chi phí đáng kể
5 Nguồn: http://www.timevn.com/Web/NewsDetail.aspx?distid=665 )
Trang 8o Vận chuyển NVL để cung ứng NVL đúng lúc và theo dõi được quá trìnhvận chuyển này Vai trò của Logistics trong vấn đề này là xây dựng một chiến lượcvận tải khoa học và hợp lý, thảo hợp đồng không được sơ hở, xúc tiến đôn đốc,kiểm soát, giải quyết các vấn đề khi có sự cố hư hỏng mất mát….) Ứng dụngCNTT trong vấn đề này có thể giúp DN luôn giữ được liên lạc với các nhà cung cấpvà các kênh giao NVL, có thể cập nhật kịp thời tình hình NVL từ đó có kế hoạchsản xuất hợp lý hơn, tránh được tình trạng ngừng sản xuất do thiếu NVL.
o Quản lý hồ sơ, thông tin về tình hình đặt hàng, tình hình xuất nhập kho, lậpcác báo cáo về NVL Ứng dụng CNTT&TT có thể thay đổi một số quy trình như xửlý văn bản, kế toán, quản lý nguyên vật liệu, lập kế hoạch… dựa trên các phần mềmthiết kế hay các bảng tính đơn giản Việc áp dụng này sẽ tự động hóa các bộ phậntrong DN và do vậy, sẽ nâng cao nâng suất của các bộ phận này
Hỗ trợ sản xuất:
Logistics hỗ trợ việc sắp xếp di chuyển bán thành phẩm đúng lúc trên dây chuyền sảnxuất, ngoài ra lên một kế hoạch sản xuất hợp lý kết hợp với việc hoạch định NVL giúpthông suốt quá trình sản xuất (điều độ sản xuất), duy trì một lương tồn kho hợp lý, giúpgiảm chi phí lưu kho đáng kể Một số ứng dụng CNTT trong vấn đề này là:
o Hệ thống sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính (CAM-Computer addedManufacturing) đây là một hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất VD hệ thống
thực hiện sản xuất sẽ kiểm soát quá trình, kiểm soát thiết bị… Hệ thống thực hiện
sản xuất (MES-Manufacturing Excution System): thực hiện giám sát các hoạt độngở phân xưởng, theo dõi 5M (con người, máy móc, NVL ).
o Mạng sản xuất cộng tác: đây là ứng dụng thấy rõ nhất của mạng nội bộ và extranetkết nối việc lập kế hoạch, kiểm soát sản xuất, thu mua NVL (ứng dụng các bảngbiểu, báo cáo, )
o Các phần mềm riêng ứng dụng cho sản xuất hỗ trợ việc lập kế hoạch và dự đoáncác biến động có thể xảy ra.
Đáp ứng khách hàng:
o Quan trọng nhất và ứng dụng to lớn nhất của CNTT&TT là chu trình xử lý đơnhàng (order processing) vì CNTT&TT giúp rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng nếuchuyển từ cách làm bằng tay sang máy tính Ứng dụng CNTT có thể rút ngắn thờigian của các công đoạn như:
Trang 9 Kiểm tra dữ liệu quá khứ về việc sản xuất sản phẩm yêu cầu đểdự trù những phức tạp nếu có cho sản phẩm này
Thông báo khách hàng DN có chấp nhận đơn hàng hay không Phân bổ đơn hàng
Phát lệnh chuyển hàng
o Kế đến là đáp ứng nhu cầu về thông tin của khách hàng: Khách cần biết đơn hàngcủa mình đã được thực hiện đến đâu, bao nhiêu phần trăm, khả năng giao hàngđúng hẹn Điều này rất quan trọng giúp DN tạo được niềm tin vững chắc nơi kháchhàng, làm tăng uy tín DN DN có thể ứng dụng CNTT&TT bằng cách nối mạngExtranet với khách hàng để duy trì sự liên lạc và luôn sẵn sàng đáp ứng thông tincho khách hàng.
Như vậy ứng dụng CNTT&TT có thể thay đổi cách thức DN giao dịch với các kháchhàng đơn lẻ hay khách hàng là tổ chức và cách thức quản lý hệ thống phân phối Khi mộtDNVVN kinh doanh dựa trên những phương thức này để giao dịch với khách hàng, sẽđáp ứng yêu cầu quan trọng của khách hàng là phải có được thông tin nhanh, với chi phíthấp và chính xác Do đó không thể chối bỏ được vai trò của ứng dụng CNTT&TT trongviệc cải thiện được chất lượng giao dịch với khách hàng cũng như tạo ra một kênh thôngtin cần thiết trong nội bộ để cung cấp được các dịch vụ khách hàng hợp lý.
Ứng dụng rõ ràng nhất của CNTT có lẽ là việc sử dụng rộng rãi thư điện tử cho cả giaodịch nội bộ và với đối tác bên ngoài Điều này không chỉ cải thiện chất lượng thông tin vàcòn giảm chi phí đáng kể so với các cách thức truyền thống như bằng fax, thư hay điệnthoại
Ứng dụng khác có thể là xây dựng trang web để cung cấp các dịch vụ giao dịch trực tuyếnvới khách hàng tiềm năng và tiếp cận trực tiếp với thị trường thế giới.
Tóm lại, ứng dụng CNTT có thể dẫn đến một bước cuộc cải tổ trong các quá trình kinhdoanh nội bộ, và nâng cao hiệu quả tổ chức Điều này đặc biệt đúng nếu có thể tự độnghóa các tiến trình, để đồng bộ các hoạt động của các bộ phận bên trong DN.Thôngthường, một DN cần giải pháp hoàn chỉnh để đạt được mức tự động hóa này hoặc phảiđầu tư dần dần vào từng thành phần của hệ thống cho tới khi hoàn chỉnh Ngoài ra, ứngdụng CNTT giúp DN tự động hóa các mối quan hệ giao dịch bên ngoài ngoài DN, vượtqua mọi khoảng cách về không gian để có thể làm việc với nhiều khách hàng trên thếgiới.
3.2.2 Một số kết quả khảo sát về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản trị Logisticstại DNVVN
Việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản trị Logistics nói riêng và quản trị DNVVNnói chung trên thực tế vẫn chưa đạt được những hiệu quả phù hợp với đầu tư và mongmuốn của DN Các ứng dụng CNTT vẫn chưa phát huy hiệu quả tối đa Một số kết quả
Trang 10khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một vài tổ chứckhác cho thấy bức tranh ứng dụng CNTT của các DN không mấy khả quan.
Về ứng dụng máy tính trong sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ ứng dụng máy tính trong sản xuất và kinh doanh khảo sát tại 160.000 DNVVN ViệtNam hiện chỉ là 30%, thấp thứ ba trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Tỷ lệ sửdụng máy tính trung bình tại các doanh nghiệp đạt 26 nhân viên/1máy tính, thấp thứ haitrong khu vực (Ước tính của VCCI)
Về tình hình sử dụng Website và triển khai thương mại điện tử:
Theo khảo sát và đánh giá của Bộ Thương Mại, năm 2002, tại VN chưa đến 800 DN cóWebsite Năm 2004, con số này đã lên đến 3.000 DN Mặt bằng cơ sở hạ tầng CNTT củaVN cũng đã được trang bị đầy đủ so với khu vực Đường truyền tốc độ cao ADSL có mặttừ đầu năm 2003, đến nay, số thuê bao của dịch vụ này tính riêng trên thị trường Hà Nộikhoảng 600 (bao gồm cả cá nhân và DN) Cũng theo Bộ Thương Mại, hiện ứng dụngTMĐT của các DN Việt Nam vẫn còn ở mức sơ khai Nếu các DN đánh giá được vai tròcủa TMĐT, thì con số này sẽ còn phải hơn thế, vì Hà Nội có khoảng 23.000 DN.
Đa số các website mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin cơ bản về DN và sản phẩmchứ chưa thực sự là công cụ tương tác giữa khách hàng và DN Việc giao kết, ký hợpđồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện được do thiếu môi trườngpháp lý thích hợp (chưa có văn bản cấp chính phủ về TMĐT) và hạ tầng CNTT cần thiết(thanh toán qua ngân hàng, đường truyền đôi khi quá tải nếu có nhiều người truy cậpthanh toán cùng lúc hoặc chỉ sử dụng website để đăng ký rồi phải đến trực tiếp hiệntrường giao dịch và thanh toán trực tiếp như vé máy bay Pacific Airlines hay vé tàu lửa ởga SG ) Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và chưa đủ trình độ để đápứng nhu cầu, mặc dù các trung tâm đào tạo CNTT, các khoa CNTT tại các trường ĐH vẫntiếp tục tăng về số lượng Hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do DN tham gia TMĐTmột cách tự phát Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng chính thứcnào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho DN Người dân chưa quenvới phương thức mua hàng gián tiếp, DN chưa xây dựng được những quan hệ đối tác đủtin cậy để đưa phương thức giao dịch B2B vào áp dụng cho giao dịch thường xuyên.6Khảo sát 504 doanh nghiệp về tình hình ứng dụng thương mại điện tử do Bộ Thương mạitiến hành, trong số doanh nghiệp có website, có 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giaodịch thương mại điện tử như hỏi thông tin hàng hóa, gửi yêu cầu hoặc đặt hàng trực tiếp.Ngoài ra có đến 80% số doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% chi phí hoạt động triển khaithương mại điện tử Điều này cho thấy, DN vẫn chưa khai thác hết lợi ích mà Websitemang lại, và việc thực hiện thương mại điện tử vẫn không phải là giải pháp phổ biến trongDN.
6 http://www.timevn.com/Web/NewsDetail.aspx?distid=667