1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phương pháp dạy và học tích cực trong môn Hóa học - GS. Trần Bá Hoành

136 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 27,56 MB

Nội dung

Nội dung cuốn sách Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Hóa học gồm có 3 phần chính, trình bày như sau: Lí luận chung về dạy và học tích cực; áp dụng dạy và học tích cực trong môn học; danh sách các băng hình minh họa kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

coe ( TL uc ¡1E IRHIREIREIREIREI SE: SE SE: BE (0B | (BE Ẻ Si : 2B í Rm \ ma DVL.2173 = WE * DUNG DAY VA HOC TICH CUC

TRONG Mon HOA HOC TAI LIEU THAM KHAO DUNG CHO GIANG VIEN SU PHAM, GIAO VIEN TRUNG HOC CO SO MON HOA HOC, GIAO VIEN TIEU HOC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Trang 2

me 5 \ ði li ĐC Đo Đ Êc Ác c Ác li Sw wi Ww & wi “ub ww & w & w es & —— ẢPDỤNG DẠY VÀ HỌC TÍCH CỤC TRONGMƠN HOA HOC

TAI LIEU THAM KHAO DUNG CHO GIANG VIEN SU PHAM, GIAO VIEN TRUNG HOC CO SO MON HOA HOC,

GIAO VIEN TIEU HOC

Trang 3

LOI NOI ĐẦU

Dự án Việt - BỈ “Đào tạo giáo viên các trường Cao đẳng Sư phạm 7 tỉnh miên núi phía Bắc Việt Nam” xin trần trọng giới thiệu bộ tài liệu về áp dụng dạy và học tích cực gôm 9 cuốn tài liệu kèm theo băng hình mình hoạ của 9 môn học : Toán học, Vật Lí, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lí, Tâm lí - Giáo dục Dự án Việt - BỈ “Đào tạo giáo viên các trường Cao đẳng Sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” là Dự án song phương giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Cơ quan Hợp tác Kĩ thuật Bỉ Mục tiêu của Dự án nhằm hồ trợ nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, bao gôm các tỉnh : Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Son La, Lai Chau, Lao Cai

Trong hơn 3 năm thực hiện, ngoài việc hồ trợ đào tạo thạc sĩ, bôi dưỡng tiếng Anh, vi tinh, cấp trang thiết bị dạy và học cho 7 trường sư phạm, Dự án đã tổ chức nhiều khoá tập huấn về đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng phát huy tính tích cực của người học cho các giảng viên sự phạm và giáo viên trường thực hành sư phạm Các hoạt động trên nhằm mục đích giúp các trường sư phạm thực hiện tốt chi thi 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy - học trong các trường sư phạm và đón đâu cho việc triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới ở Tiểu học và Trung học cơ sở

Bộ tài liệu áp dụng dạy và học tích cực trong 9 môn học là sản phẩm được chọn lọc biên tập lại trên cơ sở các tài liệu tập huấn đã được thử nghiệm trong các khoá bồi dưỡng về phương pháp dạy - học của Dự án

Dự án hí vọng bộ tài liệu này sẽ là bộ tài liệu hữu ích giúp cho các giảng viên sư phạm, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở có thể tham khảo, trao đổi và thảo luận

Cấu trúc trong môi cuốn tài liệu bao gồm 3 phần chính : Phan I : Lí luận chung về dạy và học tích cực Phân HI : Áp dụng dạy và học tích cực trong môn học Phần IHI : Danh sách các băng hình mình hoạ kèm theo

Trong phần II và phân HH của môi cuốn tài liệu có các bài học, băng hình mình hoạ Các bài học, băng hình này chính là các bài tập thực hành áp dụng dạy và học tích Cực trong các môn học của các giảng viên sư phạm và giáo viên trường thực hành trong khố bơi dưỡng về phương pháp dạy - học mà Dự án đa tổ chức chọn lọc và biên tập lại Vì vậy chúng không phải là các bài học và băng hình được thiết kế, xảy dựng với mục đích làm mẫu

Bộ tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế của thời gian biên tập và in ấn Vì vậy, Dự án mong nhận được § kiến trao đổi đóng góp của các giảng viên sự phạm, giáo viên tiểu học, giáo viên tFung học cơ sở Những ý kiến trao doi của các bạn sẽ giúp cho việc thực hiện đới mới phương pháp dạy = hoc ngay mot tot hon

Xin tran trong cam on

Dy an Viét — Bi

Trang 4

MUC LUC

Trang

Lời nói đầu

LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẠY VÀ HỌC TỊCH CỤC

Á - Những van dé chung "

lR V Sat :

1 Thue trang zs

2 Sự cần thiết phải đôi mới a

3 Định hướng đôi mới F

I] Lag : 12 h

I Tính tích cực 13

2; Tính tích cực học tập 14

3 Phuong phap tich cuc 15

4 Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực 18

5 Quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm

ITT Thế 5 € nào ? na( 20

1 Hướng thực hiện dạy và học tích cực 21

2 Những phương pháp tích cực cần được phát triển ở trường pho thong 26

8: Dạy và học tích cực ở trường Sư phạm

: 31

[V Điều kiện ?

Bisa p dụng dạy và học tích cực trong món 5 ss ơn Hố học 1

I Day vi - Dạy và học tích cực trong mơn Hố học N ` : 53

; Đôi mới mục tiêu

5 Đôi mới hoạt động dạy của giáo viên h

3 Đôi mới hoạt động học tập của học sinh

4 Đôi mới các hình thức tổ chức day — hoc Ề

5 ` ta : l 5

3, Sử dụng các phương tiện dạy — học theo hướng tích cực 7

6 n 6 lo Hới phương pháp dạy — hoc hoa học theo hướng sử dụng một ae 8 :

each tong hop va linh hoạt các phương pháp day — học đặc thù của môn

Trang 5

N \Ý \ MÔ MÀ hà hà R b hà b h bà b 6 b 6 6 6 6 6 6 b 6 b b a 98 mk ok el onl sad Sa i Sa `

I Sử dụng một số phương pháp phương tiện dạy và học hoá học nhăm phát huy tính tích cực của người học

Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy — học hoá học tích cực như thế nào ? Sử dụng phương tiện dạy — học hoá học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh

Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề để dạy — học hoá học tích cực Sử dụng bài tập hoá học để dạy — học tích cực

Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ

Sử dụng phương pháp dạy - học vi mô để rèn kĩ năng sư phạm cho sinh viên trường Cao đăng Sư phạm mơn Hố học 57 66 74 78 88

KE HOACH BAI HOC MINH HOA DAY VA HOC TICH CUC TRONG MON HOA HOC

A - Cách thiết kế kế hoạch bài học Phân loại bài hoá học

Quy trình để thiết kế bài học

Tên bài học : Muối ăn

Tên bài học : Axit= Bazơ — Muối

Tén bài học : Rượu Etylic

Tên bai hoc : Axit Sunfuric

93 93 93

B - Một số kế hoạch bài học minh hoạ 100

Kế hoạch bài học phản Hoá học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học 100

100

Tên bài học : Sự biến đổi hoá học của các chất 105

Kế hoạch bài học món Hoá học ở Trung học cơ sở II

1 121

Ké hoach bai hoc mon Hoa hoc 6 Cao dang Su pham 128

Tên bài học : Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm va — nit 128

134

BANG HINH MINH HOA

Băng hình | : Cac trich doan bai hoc mén Hod học 143

Băng hình 2 : Bài học hoá học ở Cao đăng Sư phạm 143

Trang 6

CAC TU VIET TAT

BSP Cao ding Su pham

Trang 8

A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Thuc trang

Van dé phát huy tính tích cực học tập của học sinh (HS) đã được đặt ra trong ngành

giáo dục nước ta từ những năm 1960 Cũng ở thời điểm đó, trong các trường sư phạm

đã có khẩu hiệu : "Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đảo tạo” Trong cuộc cải

cách giáo dục lần hai, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước

Thế nhưng, cho đến nay sự chuyền biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông,

phương pháp đảo tạo ở trường sư phạm chưa được là bao; phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở Tuy rằng trong nhà

trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên (GV) giỏi, theo hướng tô chức cho HS hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng

chung hàng ngày vẫn là "thầy đọc ~ trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hign, |

giai thich minh hoa bang tranh

2 Sự cần thiết phải đổi mới

Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học (D & H) thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ú ứng

được những yêu cầu mới của xã hội Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước (2000 — 2020), su thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ

XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đôi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học Đây không phải là vấn để của riêng nước ta mà là vấn dé đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực

con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội

Trang 9

3 Dinh hướng đổi mới

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết

Trung ương 4 khoa VII (1-1993), Nghi quyét Trung uong 2 khoa VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12-1998), duge cụ thể hoá trong các chỉ thị của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT), đặc biệt chi thi số 15 (4-1999)

Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi "phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy

tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiên; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chu dong,

chống lại thói quen học tập thụ động

12

[ Tính tích cực

Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội

Khác với động vật, con người không chi tiêu thụ những gi sẵn có trong thiền nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển

của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội

Hình thành và phát triên TTC xđ hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhăm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát trién cộng đồng Có thể xem TTC như là một điều kiện, đồng thời là một kết quả của sự phát

triên nhân cách trong quá trình giáo dục

eo?

PƑ/PRPNPNPNPTPNPNTN"n"nh"hn§

PL

Trang 10

2 Tính tích cực học tập

TTC của con người biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuôi đi học TTC trong hoạt động học tập về thực chất ~ là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội

những tri thức loài người đã tích luỳ được Tuy nhiên, trong học tập HS cũng phải

"khám phá" ra những hiểu biết mới đối với bản thân HS sẽ thông hiểu, ghi nhớ

những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình Đó là chưa nói, lên tới một trình độ nhất định, sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học

TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập

Động cơ đúng tạo ra hứng (hú Hứng thú là tiền để của ứ giác Hứng thú và tự

giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên TTC TTC sản sinh nếp tư duy độc !áp Suy nghĩ

Học sinh tích cực hoạt động trong giờ học

Trang 11

14

độc lập là mầm mống của sáng /qo Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sang

tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập

TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như : hăng hái trả lời các câu hỏi của GV, bố sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu

ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động

vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào

vấn đề đang học; kiên trì hoản thành các bài tập, không nản trước những tình

huống khó khăn

TTC học tập đạt những cấp độ từ thấp lên cao như :

~ Bắt chước : gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn ~ Tìm tòi : độc lập giải quyết vấn để nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết

khác nhau về một vấn để

— Sáng tạo : tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu 3 Phương pháp tích cực

Phương pháp tích cực (PPTC) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, đê chỉ những phương pháp giáo dục/dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của người học

"Tích cực" trong PPTC được dùng với nghĩa là hoạt dong, chu dong, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

PPTC hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học

nghĩa là tập trung vào phát huy TTC của người học chứ không phải là tập trung vao

phát huy TTC của người dạy, đành rằng để dạy học theo PPTC thì GV phải nỗ lực

nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Rõ ràng là cách dạy chỉ đạo cach Ape

nhưng ngược lại thói quen học tập của trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Có

trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng GV chưa đáp ứng được

Cũng có trường hợp GV hãng hái áp dụng PPTC nhưng thất bại vì HS chưa thích ứng van quen với lối học tập thụ động Vì vậy GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động đề dân dân xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách TẾ SỨ, từ thấp lên cao Trong đôi mới phương pháp phải có sự hợp tac của thầy và

trỏ, sự phôi hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công Theo tỉnh

than đó, người ta còn dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực", phân biệt với "Day

Trang 12

r ` "=1 wa \ wa "== ws Ww Ww Wa 3 4 [ =:=—==(:—=.==:': Sw & & w F( & We Ne We ae WS & \S Xe We ề

Giáo viên tổ chức cho học sinh tự học, tự nghiên cứu

4 Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực Có thể nêu 4 dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau đây, đủ để phân biệt với các phương pháp thụ động :

a) Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Trong PPTC, người học — đối tượng của hoạt động "dạy" (D), đồng thời là chủ thể

của hoạt động "hoc" (H) — được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tô chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải

thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt Được đặt vào những tình huống

của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sản có, được bộc lộ và phát huy tiêm năng sáng tạo

Dạy theo cách này thì GV không chỉ giản đơn truyền đạt trí thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng

Trang 13

16

b) Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

PPTC xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp

nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh — với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ

thuật, công nghệ phát triển như vũ bão — thì không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối

lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng

Trong các PP học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,

khơi đậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội

Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến ft học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát

triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà

tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV

€©) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đều tuyệt

đối thì khi áp dụng PPTC buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ tiến độ hoàn

thành nhiệm vụ học tập nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác

độc lập

Áp dụng PPTC ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này cảng lớn Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khá năng của mỗi HS

Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi trí thức, kĩ năng, thái độ đều được hình

thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thay ~ trò, trò — trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường

chiêm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khăng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm ph môi HS và của cả lớp chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm

Sông của thầy giáo

Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp

Trang 14

a 3 L2 aoe SS MS —.: ` ` ae † ST =) S54 WS Ae ‘ks @& SS =F SR} SS Nae —— ` Aw a

Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm

quyết những vấn để gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân

để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện

tượng ÿ lại: tính cách năng lực của moi thành viên được bộc lộ uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tỉnh thần tương trợ Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác

trong lao động xã hội

Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc

gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn

bị cho HS

d) Kết hợp đánh giá của thây với tự đánh giá của trò

Trong dạy học việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng

và điều chỉnh hoạt động day của thây

Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS Trong PPTC, GV phải hướng dẫn HS phát

Trang 15

tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS

Theo hướng phát triển các PPTC để đào tạo những con người năng động, sớm thích

nghỉ với đời séng xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh,

óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế 8 t 6 VIẹC £

Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với GV, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chính hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học

Từ D & H thụ động sang D & H tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người (hiếf kế, tổ chức, hướng dân các hoạt

động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, ki năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, HS hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, GV đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu D & H thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn,

trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của HS GV phải

có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tô chức,

hướng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV Š Quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm

trung tâm

[rong thập ki cuối cùng của thế kỉ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài va trong

nước ta, kê cả một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đảo tạo thường nói tới việc cần thiết chuyên từ dạy học lấy GV làm trung tâm sang dạy học lấy HS làm trung tâm Dạy học lấy HS làm trung tâm (HSTT) còn có một số thuật ngữ tương đương : dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người

học Các thuật ngữ này có chung nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò HS

trong quá trình dạy học, khác với tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt

động dạy và vai tro GV

Chuyên cách tiếp cận quá trình dạy học từ GVTT sang HSTT là một xu hướng tất yếu

€ó lí do lịch sử Trong lịch sử giáo dục, ở thời ki chưa hình thành tổ chức trường lớp

Trang 16

SỐ _ PHAN MỘT LILUAN C— «& >x ——-

dạy cho một nhóm nhỏ học trò; học trò trong nhóm có thể chênh lệc-—> == Faas

về lứa tuổi và trình độ Ví dụ thay dé Nho 6 nuéc ta thoi pho == z= z< xa

cing mot "lop" tir dira tré bat dau hoc Tam tw kinh dén mon sinh © te = SS me b&

cử nhân Trong tổ chức dạy học như vậy, ông thầy bắtbuộc phải —=—_= => <—-t£š23

kiện để thực hiện cách day thích hợp với trình độ, năng lực,tính © == <—> Em me

trò, phát huy vai trò chủ động của người học Tuy nhiên, dạy học Ee =& <=—=xx xa

năng suất quá thấp

Từ khi xuất hiện kiểu dạy trường ~ lớp, một thầy dạy cho một lớp @@> = —e == Roc

lứa tuổi và trình độ tương đối đều thì GV khó có điều kiện chăm lcš>à <<> B-@<> tere

đó hình thành kiểu dạy "Thông báo - đồng loạt" GV quan tâm tr“ 2@- <> <=> Ea =

hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dur3 <= —=—_ >> < <¬

chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi HS hiểu và nlàc => = + Ý + «*# xe <

giảng Cách dạy như vậy đẻ ra cách học tập thụ động thiên về la £ =o Bex iit

nghĩ Tình trạng này ngày càng phổ biến đã hạn ché chat luong, hi@ cae <a cae

không đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm của giáo dục nhzk Ee

phục tình trạng đó, các nhà sư phạm kêu gọi phát huy TTC chủ cẴÌŒ> =—> == CUES

hiện "dạy học phân hoá" quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi <= =e 22? PAM

tập thể lớp PPTC, dạy học HSTT ra đời trong bối cảnh đó

Nhìn theo quan điểm lịch sử thì đây là sự trả lại vị trí vốn cótừ €#®#> =z<> Eb<xxa+

người học Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng cai => Inmate ct

lại vừa là chủ thể hoạt động học Thông qua hoạt động học, dưc- sur <—- Ea ĩ

thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về ki => £ >2 xz<—-_ J

thái độ, hoàn thiện nhân cách vì không ai làm thay cho mình được= _ T¬l<<az» xa, id

không tự gidc chu dong, khéng chiu hoc, khéng c6 phuong phapha <=> k on ¬wq- i #£<SŠ£ #£#+ ÿ ⁄ 4th,

của việc dạy sẽ rât hạn chế 7 / Nf | 1/7 “4,

Đã coi trọng vị trí hoạt động học và vai trò cua ngudi hoc thi duon === ss #2» FR = 7

ae vai trò tích cực & chủ Biện của buổi ng, blah ne day hoc = — > 2 vi Ỷ

cách tiếp cận quá trình By -_ Khi phối tất cả các thành tích củaqtm<^ £z? xử, i) Th /

tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh gia) chiar ik In 3; y

liên quan đến phương pháp dạy và học “Wy

=

<<

Trang 17

20

Ill Thé nao ? 1 Hướng thực hiện dạy và học tích cực

Thực hiện D & H tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống Trong

hệ thống các PPDH quen thuộc, được đào tạo trong các trường sư phạm nước ta từ

mấy thập ki gần đây cũng đã có nhiều PPTC Các sách lí luận dạy học đã chỉ rõ, về

mặt hoạt động nhận thức, thì các phương pháp thực hành là "tích cực" hơn các

phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan thì "tích cực" hơn các phương

pháp dùng lời

Trong nhóm các phương pháp dùng lời thì lời (lời của thầy, lời của trò lời cna sách)

đóng vai trò là "nguồn" tri thức chủ yếu, đặc biệt quan trọng là lời của thầy Trong

nhóm phương pháp dùng lời cũng có sử dụng các phương tiện trực quan nhưng các

phương tiện này chỉ đóng vai trò minh hoạ lời của thầy Trong các phương pháp dùng

lời, ngay cả những phương pháp tập trung vào GV như thuyết trình, trần thuật, giảng

giải cũng vẫn rất cần thiết Các phương pháp vấn đáp, làm việc với sách, viết báo

cáo nhỏ đều có nhiều thuận lợi để phát huy TTC của người học

Trong nhóm các phương pháp trực quan thì phương tiện trực quan được sử dụng như là

"nguồn" chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời của thầy chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng

dẫn sự trí giác các tài liệu trực quan (mẫu vật, tranh ảnh, thí nghiệm bãng hình .) Sự

khái quát hoá các kết quả quan sát Trong các phương pháp trực quan, HS dùng các giác

quan đề trí giác tài liệu do GV trình diễn và dùng tư duy đề rút ra kiến thức mới

Trong nhóm các phương pháp thực hành, HS được trực tiếp thao tác trên đối tượng

ques sat bang dung cụ, giải phau vat mau, lam thi nghiệm, .) tự lực khám phá trì

thức mdi :

Lí luận dạy học cũng đã chỉ rõ cần quan tâm tới mặt bên trong của PPDH Mặt bên

Trang 18

a ‘wo ‘sa es ee wos Sa We a We Ss We ` ` We is & \ \s Ue As dộa tà

trên lớp học Ví dụ : thầy đặt câu hỏi, thầy trình diễn thí nghiệm, trò quan sát Mặt

bên trong là cách tổ chức quá trình nhận thức; quá trình này diễn ra trong đầu óc

của học trò, khó nhận thấy hơn Việc sử dụng một cái tranh, một mô hình, một thí nghiệm sẽ đem lại những hiệu quả sư phạm khác nhau khi được GV sử dụng theo

lối giải thích — minh hoạ, tìm tòi từng phần hay nghiên cứu phát hiện

Muốn thực hiện D & H tích cực thì cần phát triển các phương pháp thực hành, các

phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện, nhất

là khi dạy các môn khoa học thực nghiệm

Trong đổi mới PPDH cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống PPDH

đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn

cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để giáo dục từng bước tiến lên vững chắc Theo

hướng nói trên, nên quan tâm phát triển một số phương pháp dưới đây

2 Những phương pháp tích cực cân được phát triển ở trường

phổ thông

a) Vấn đáp tìm tòi

Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả

lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội

dung bai hoc : Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức người ta phân biệt ba

phương pháp vấn đáp

~ Vấn đáp tái hiện : GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã

biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không được

xem là một phương pháp có giá trị sư phạm Đó là một biện pháp được dùng khi

cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần

củng cố kiến thức vừa mới học

— Vấn đáp giải thích - minh họa : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một để tài nào đó,

GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoa để gây HS dễ

hiểu, dễ nhớ Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các

phương tiện nghe nhìn

~ Van dap tìm tòi : (đàm thoại ơrixtic) : GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp

Trang 19

22

Giáo viên nêu câu hoi - hoc sinh tra loi luật của hiện tượng dang tim hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết GV tổ giả

sự trao đổi ý kiến — kế cả tranh luận — giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trỏ với

trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi GV giong nie

người tổ chức sự tìm tòi còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức me Vì vậy khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của su KHẨN ph trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy Hiện nay, đa số GV dừng lại ở

Sahin Aan Wad ¡ hiề ăc vấn đáp øiải thích — minh hoa

phương pháp vấn đáp kiểm tra tái hiện hoặc vân đáp giải thích b) Dạy và học đặt và giải quyết vấn đề

ay kha si os Sets ee eae pane am 1960,

Đây không phải là phương pháp hoàn toàn mới đối với GV Từ những nam _ 20

GV ở nước ta đã làm quen với thuật ngữ phương pháp nêu van dé, quan tâm tot vice tạo các tình huống có vấn đề để thu hút HS vào quá trình nhận thức tích cực: Cho

đến nay đa số GV chưa vận dụng thành thạo và chỉ mới ở trình độ thap

Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gal,

thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh Vì vậy,

tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học

Trang 20

»AA RD \\ \ \ \ \ Ì wa W Why wa oy Mu ly br pe bà Bek & He & w% ks a bs Ws

Cấu trúc một bài học (hoặc một phần trong bai hoc) theo day - học đặt và

giải quyết vấn đề thường như sau :

1) Đặt vấn đề xây dựng bài toán nhận thức a) Tạo tình huống có vấn để

b) Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh c) Phát biểu vấn đề cần giải quyết 2) Giải quyết vấn đề đặt ra

a) Đề xuất cách giải quyết b) Lập kế hoạch giải quyết c) Thực hiện kế hoạch giải quyết 3) Kết luận

a) Thảo luận kết quả và đánh giá

b) Kháng định hay bác bỏ giải thuyết nêu ra

e) Phát biểu kết luận

d) Đề xuất vấn đề mới

Trong dạy - học đặt và giải quyết vấn đề có thể phân biệt bốn mức trình độ :

Mure | : GV dat vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV GV đánh giá kết quả làm việc của HS Mức 2 : GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn để HS thực

hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần GV và HS cùng

đánh giá

Mức 3 : GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn để HS phát hiện và

xác định vấn đề nảy sinh, tự lực để xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp HS thực hiện cách giải quyết vấn để GV và HS cùng đánh giả

Mức 1 : HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc

của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết HS giải quyết vấn đề, tự

đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc

Hiện nay nhiều GV đã biết áp dung 6 miic | va 2 Cần phấn đấu dé ngày càng có

nhiều bài học thành công ở mức 3 và 4

Trong dạy học Ð ~ GQVĐ, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa năm được phương pháp

chiêm lĩnh trí thức đó, phát triên tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực

thích ứng với đời sống xã hội : phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đẻ nay sinh,

PHAN N AN CO BAN VE DAY VA HOC TICH CUC

Trang 21

24

Day va hoc D — GQVD khong chi gidi hạn ở phạm trù PPDH, nó đòi hỏi cải tạo nội

dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thông nhất với PPDH

c) Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ

Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tuỳ mục đích, yêu cầu của

vấn để học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì

ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ

hoặc những nhiệm vụ khác nhau

Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗi người một

phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không the y

lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm

việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cá lớp Để trình bày kết

quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công

mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp

Cấu tạo của một tiết học (hoặc một buổi làm việc) theo nhóm có thể như sau :

1) Làm việc chung cả lớp

a) Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

b) Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

e) Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm

Trang 22

AR =8 ww we We Ws ba Ws Ns ‘As ‘ts is os x “We KE OU OE i& As Ns \ Us 2) Làm việc theo nhóm a) Phân công trong nhóm

b) Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm c) Cử đại diện (hoặc phân công) trình bảy kết quả làm việc theo nhóm

2

3) Tông kết trước lớp

a) Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

b) Thảo luận chung

c) GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài

Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là mới đối với đa số GV Ở những trường từng tham gia các dự án giáo dục dân số, giáo dục môi trường, phòng chống

HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý, GV đã được làm quen với phương pháp này do các

chuyên gia quốc tế hướng dẫn

Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn,

kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ

đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi

lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì

vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia

Phương pháp này thường được sử dụng trong các lớp tập huấn mà học viên đến từ nhiều nguồn, hiểu biết của mỗi người về vấn đề nêu ra là không đều, có thể bổ sung

cho nhau Nó cũng được sử dụng trong các lớp học ở trường PT như một phương pháp

trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng HS với sự việc chung cả lớp Tuy nhiên ở đây phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học cho nên GV phải biết tổ chức hợp lí và HS đã khá quen với

phương pháp này thì mới có kết quả Ở trường THCS, mỗi tiết học chỉ nên có từ |

đến 3 hoạt động nhóm, mỗi hoạt động từ 5 đến10 phút Cần nhớ rằng trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động

Cần tránh khuynh hướng hình thức và để phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động

Trang 23

26 /|

i} } DU AN VIET -B DAY VA HOG TICH CUuC

3 Day va học tích cực ở trường sư phạm

Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta PPDH ở các trường đại học và cao đẳng đang được đổi mới theo hướng trọng tâm là phát huy cao độ TTC độc lập, sáng tạo của

sinh viên (SV), nghĩa là cùng một hướng đổi mới PPDH ở trường PT nhưng dĩ nhiên

là với yêu cầu cao hơn và với những đặc điểm riêng

a) Đổi mới phương pháp thuyết trình và bài diễn giảng

Bài diễn giảng (DG) là hình thức tổ chức dạy học ở đại học có lịch sử lâu đời và cho

đến nay vẫn được thừa nhận là hình thức cơ bản, thường được tiến hành bằng phương pháp thuyết trình

Theo hướng hoạt động hoá người học, người ta đang hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện, tăng cường phương pháp thuyết trình giải quyết vấn để Đây là kiều dạy học bằng cách giải các bài toán nhận thức, tạo ra sự chuyên hoá từ quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học vào tổ chức quá trình nhận thức trong học tập Giảng viên đưa SV vào tình huống c6 van dé (VD) rồi SV ty minh giải quyết VÐ đặt

ra Theo hình mẫu đặt và giải quyết VÐ mà GV trình bày, SV học được thói quen suy

nghĩ lôgic biết cách phát hién VD, dé xuất giả thuyết, thảo luận, làm thí nghiệm đề kiểm tra các giả thuyết nêu ra

Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết VÐ thuần túy chỉ do giảng viên trình bày cũng đã có hiệu quả phát triển tư duy của SV Nếu được xen kẽ vấn đáp, thảo luận một cách

hợp lí thì hiệu quả sẽ tăng thêm Muốn vậy, lớp không nên quá đông, có micrô di động để thuận lợi cho sự đối thoại, SV, phải có thói quen mạnh dạn bộc lộ ý kiến riêng trước vấn đề nêu ra Trước đây, trong quá trình DG ở đại học hầu như không bao giờ giảng viên để cho SV trả lời các câu hỏi Ngày nay, để kích thích tư duy tích cực của SV tăng

cường mối liên hệ ngược giữa người nghe và người thuyết trình, giảng viên có thê đặt

một số câu hỏi "có vấn để" để SV, trả lời ngay tại lớp, thậm chí có thể cho trao đồi ngăn

trong nhóm 2 hoặc, 3 đến 4 người ngồi cạnh nhau trước khi giảng viên đưa ra câu trả lời

Trong giờ DG người ta còn dùng những biện pháp như : đầu giờ cho SV phát ĐIÊU

mong đợi điều gì ở bài giảng, thỉnh thoảng dừng lại một phút giữa giờ để SV nêu câu

hỏi hoặc trả lời viết trong nửa trang về một câu hỏi liên quan với nội dung bài DG, hoặc cuôi giờ cho SV viết trong vài phút điều thu nhận quan trọng nhất của họ TUY

nHiễn không nên lạm dụng các biện pháp này, ảnh hưởng tới tính liên tục chặt chẽ, nhất quán và hàm lượng thông tin cao của bài DG Mặt khác, việc thảo luận rộng rãi

Trang 24

ch i HH »" TT as ‘Ws Sy Bs ke Bà TF] ‘wo ‘Ss NM Mw SS SS ts Ws se As ‘ts ws “Me hp DỤ TẾ TU TH a a aa aa ee TC 1Í a Sa ae \ iw

Nhân đây xin lưu ý là nếu trước kia SV ra trường thường đem theo hình mẫu bài DG ở trường SP về trường phổ thông nghĩa là "đại học hoá” bài lén lớp ở PT thì nay cần

để phòng khuynh hướng ngược lại là áp dụng máy móc hình mẫu bài lên lớp với các hoạt động nhóm và cá nhân ở trường PT vào bài DG ở đại học, nghĩa là "phổ thơng hố” bài DG dai hoc

Bài DG hiện đại đang có khuynh hướng sử dụng ngày cảng nhiều các phương tiện công nghệ thông tỉn làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả Trước đây, để minh hoạ nội

dung DG, giảng viên chỉ có thể sử dụng lời nói giàu hình tượng và gợi cảm kèm theo những cử chỉ, điệu bộ diễn tả nội tâm hoặc có thêm bộ tranh giáo khoa hỗ trợ Ngày nay có cả một loạt phương tiện để giảng viên lựa chọn sử dụng: máy chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính Tiến tới mọi giảng

viên phải có khả năng soạn bài DG trên máy vi tính được nối mạng, biết sử dụng đầu máy đa năng để trình bày bài DG của mình Sự phát triển các phương tiện công

nghệ thông tin trong trường SP sẽ cho phép tăng cường đổi mới cách đào tạo nghề

dạy học bằng việc tập dượt cho SV xử lí những tình huống sư phạm thường gặp trong trường PT với kiều dạy học vi mô

b) Đổi mới phương pháp thảo luận và tổ chức xêmina

Xémina (X) là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học, trong đó SV thảo luận

các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được, dưới sự hướng dẫn của một giảng viên rất

am hiểu về lĩnh vực đó

Nếu trong bài DG, giảng viên phải hoạt động nhiều thì trong X tính năng động tích

cực của SV được phát huy Ở đây SV được tập dượt nghiên cứu tài liệu một cách khoa học, biết phân tích phê phán những ý kiến khác nhau trước một chủ đề nêu ra, biết lập

luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể, có dịp suy nghĩ về một vấn đề dưới

nhiều góc độ, làm nảy sinh các thắc mắc SV phải đến X với những ý kiến mới mẻ,

với kết quả tìm đọc các tài liệu tham khảo mở rộng giáo trình chứ không phải chỉ với

những tri thức có sẵn trong bài DG hoặc trong giáo trình Vì vậy từ lâu người ta xem

X là "phòng thí nghiệm sáng tạo", là "vườn ươm các nhà khoa học trẻ tuổi"

Với yêu cầu như vậy, điều khiển X có mặt còn khó hơn thuyết trình bài DG; giảng viên phụ trách X phải chuẩn bị chu đáo, phải có đủ trình độ lí thuyết và thực tiễn trong

lĩnh vực khoa học của mình

Trang 25

28

Sinh viên sư phạm dang thao luận

Theo hướng này người ta dùng những biện pháp ki thuật sau : BI

= Công não (brainstorming) : Làm bật ra càng nhiều ý tưởng càng tốt về một

vấn đề nêu ra, chưa vội thảo luận đánh giá

~ Nhóm rì ram (buzz group) : Trao đổi nhỏ trong cặp 2 người ngồi cạnh nhau

về một vấn đề nêu ra trước khi chia sẻ ý kiến trong lớp l

~ Nghiên cứu trường hợp điển hinh (case study) : Dua ra trường hợp có thật hoặc mô phỏng để SV nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

= Bê cá (fñsh bowl) : Một nhóm đang thảo luận được quan sat im |

hiệm về cách ang boi mot nhóm khác đề học cách lập luận Sau đó đồi vai, trao đôi kinh ng

thức thảo luận, cách hoạt động nhóm

= Kim tự tháp (pyramid) : Vấn đề được đưa ra thảo luận trong nhóm nhỏ đề tạo ý tưởng ban đầu, sau đó được thảo luận sâu hơn bằng cách gộp hai nhóm xen

thành nhóm lớn rồi lại gộp hai nhóm lớn thành nhóm lớn hơn Càng về sau ý

kiến càng được chất lọc, sâu sắc, chính xác hơn

- Thảo luận nhóm khống chế : Trong quá trình thảo luận SV phải bám sát yêu

cầu nêu ra, có thể đề xuất những câu hỏi nhưng giảng viên điều khiến khống

chề định hướng chung

~ Thao luận nhóm tự do : Các vấn đề thảo luận do chính SV trong nhóm đề xuất

Trang 26

A \ we ‘aa \\ 4d ` ` bo eee ht Ahn AR Abrtie- AP ee Ì v | tì mơ Ì ¡ (s Í WV ya wy Ba ` ` ` `" NY a \ w S OSS OS $%x SS ` » A w “Ss ‘Sg » MO

Giảm bớt giờ DG để tạo thêm thời gian cho SV tự học và tổ chức X là một hướng đổi

mới cần được khuyến khích Cần căn cứ vào điều kiện giáo trình, trình độ giảng viên

và SV ở từng môn học mà có quyết định phù hợp

Để nâng cao chất lượng X cần rèn luyện cho SV các ki năng như : ghi chép bài DG, tìm đọc, tra cứu các tài liệu tham khảo, thu thập các nguồn tư liệu khác nhau về cùng một van dé, Giang viên nên biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập cho SV về giáo trình mình phụ trách, trong đó dành phần thích đáng cho việc hướng dẫn chuẩn bị nội dung các buổi X

Ở trường đại học còn có những hình thức dạy học khác rất thuận lợi cho việc phát

huy TTC của SV như : chữa bài tập, hướng dẫn riêng, học ở phòng thí nghiệm làm bài tập nghiên cứu, niên luận, khoá luận Tuy nhiên trong hai hình thức tổ chức dạy học cơ bản là bài DG và X cũng cần đổi mới nhanh chóng theo các hướng trên đây

c) Dạy và học vỉ mô

Dạy = học vi mô được xem là một phương pháp đào tạo lấy hoạt động của người

học làm trung tâm, rất có hiệu quả trong việc đảo tạo ban đầu cho SV sư phạm nắm

chắc từng kĩ năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học

Người ta chọn từng đoạn ngắn từl5 đến 20 phút trong các tiết học ở phổ thông

do các GV gia dan kinh nghiệm hoặc các GV tập sự tiến hành — cũng có thể là tiết

tập dạy của giáo sinh — với dụng ý rèn luyện cho SV một kĩ năng, năng lực xác định trong hệ thống các năng lực sư phạm của chương trình đảo tạo Bài học ngắn được

ghi hình, phát lại trên màn hình với số lần cần thiết để từng nhóm SV, dưới sự hướng

dân của giảng viên, tập dượt quan sát sâu sắc, phân tích ti mi, thao luận rút kinh

nghiệm, đề xuất cải tiến theo hướng vận dụng những kiến thức lí luận đã học

Phương án đã sửa chữa được một vài SV trong nhóm thể hiện được ghi hình,

đem ra phân tích thảo luận lần thứ hai, qua đó SV được thấy mình trên màn hình,

tự đánh giá mức độ đạt được và những điểm yếu cần rèn luyện tiếp

Chu trình trên có thê được tái diễn nhiều lần, theo nhóm hoặc từng cá nhân, cho

đến khi SV làm chủ được kĩ năng, năng lực sư phạm cần rèn luyện

Camera, đầu video, tivi là những phương tiện thuận lợi cho dạy học vi mô Không có các phương tiện này cũng có thể tiến hành những bài học ngắn có quan sát, ghi chép,

Trang 27

30

Một nhóm sinh viên đang tập giảng

nghiệm Ghi hình là phương tiện phản hồi giàu thông tin và hiệu quả cao, giúp cho

SV tự soi, tự thấy mình trong hành động, điều chính các hành vi ứng xử sử ph

đánh giá thành tích tập dượt rèn luyện của mình Nếu đầy đủ phương tiện dạy Ha vỉ mô sẽ trở thành phương thức tự đào tạo theo nhu cầu và khả năng của mỗi SV Dạy học vi mô khắc phục được tình trạng đào tạo thiên về lí thuyết, giúp cho SV “

thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp một cách tuần tự, vững chắc, chuân bị

cho họ khi ra trường có thể đương đầu với thực tế lớp học

Trong khi vận dụng dạy học vi mô cần đề phòng khuynh hướng rập khuôn, may móc, buộc mọi SV phải hành động theo một mẫu cứng nhắc, ngăn cản sự hình thành phong cách sư phạm của mỗi cá nhân, Cũng cần để phòng sai lầm chỉa cắt quá trình

rèn luyện năng lực nghề nghiệp thành những mảnh vụn rời rạc; phải tôn trọng tính hệ

thống có chủ định, hướng tới hình thành những năng lực cơ bản đòi hỏi ở một

Trang 28

1A SE WY ERA TR A ACTA (CO ee el ed fat lh foes À XS’ SE 3š Bị Sĩ w ào Bà Đà wo bà bà bà a SOS SS SS & S SS à wn

Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS là một quá trình lâu dai, phải được thực hiện ở tất cả các bậc học, cấp học,

môn học

Dạy và học tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là người

GV GV phải được đào tao chu đáo để thích ứng với những thay đổi chức năng,

với những nhiệm vụ đa dạng, phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục GV vừa phải có trí thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ SP lành

nghề, biết ứng xử tỉnh tế, biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào

dạy học, biết định hướng sự phát triển của HS theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng

bảo đảm sự tự do của HS trong hoạt động nhận thức

Dưới sự chỉ đạo của GV, HS phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực

thích ứng với PPTC như giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập có ý

thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lơgích, hình tượng, thuật tốn, tư duy ki thuật, tư duy kinh tế Chương trình và sách giáo khoa phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực, giảm bớt những thông tin buộc HS phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các

Trang 29

32

on

bài toán nhận thức để HS tập giải, giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường

loại câu hỏi phát triển trí thông minh, giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường các gợi ý để HS tự nghiên cứu phát triển bài học

PPTC yêu cầu có những phương tiện thiết bị dạy học thuận tiện cho HS thực hiện các công tác độc lập hoặc các hoạt động nhóm Hình thức tổ chức lớp học phải

để dàng thay đôi linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác

Việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông

minh sang tao của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức ki năng đã

học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS

trước những vấn đề nóng hồi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng Chừng

nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triên dạy và học tích cực

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đổi mới PPDH ở trường mình, đặt

vấn đề này ở tẩm quan trọng đúng mức trong sự phối hợp với các hoạt động toàn

diện của nhà trường Hiệu trưởng cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích môi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của GV nhưng cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ GV vận

dụng các PPTC thích hợp với môn học, đặc điểm HS, điều kiện dạy và học ở địa

phương, làm cho phong trào đổi mới PPDH ngày càng rộng rãi, thường xuyên và

có hiệu quả hơn

BH phấn đấu đề trong mỗi tiết học bình thường ở trường PTCS, HS được hoại

động nhiều hơn, /c hanh nhiều, thảo luận nhiều hon va quan trong là được suy

Trang 30

\ wih be by hh kh heheh RR MS WS \ `g \\s ‘ts ‘is ‘Qe “Gs ‘as ‘ss ‘Ms ‘Ss » ba Mục tiêu dạy - học

(kiến thức - kĩ năng - thái độ)

Trang 31

MT : mục Tiêu PT: phương Tiện

ND : nội dung TC : tổ chức

PP : phương phóp DG : danh gia

Đối mới PPGD phải được đặt trong mối quan hệ

qua lại với các thành tố khác của QTDH ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI DẠY VÀ HỌC NGTƯ 4 khóa VII 1 - 1993 NQTU2 khéa VIII 12 - 1996 LUAT GIAO DUC 12 - 1998 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

- Bồi dưỡng phương pháp tự học

- Rèn luyện Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui húng thú học tập cho HS

Cốt lối : ` Hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thoi quen

Trang 32

4 F/Z/'(tiaywtti {H=HE=H HH a 44 » iị {H tá Ây lx ly Ba aq i % ES ee fel {4 SONS Nas Ms is Ms: “Ms ts ts Ws As Ag |G ih L = =i 4 fg ã +4 ĐỘNG CƠ CỦA NGƯỜI HỌC TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP — Trích:cực::

+ Phẩm chất vốn có của con người

+ Biêu hiện trong hoạt động chủ động

— Tích cực học tập

Trang 33

36 QUA TRINH DAY VA HOC DAY HOC Người dạy 3D): (MÀ) 1 GV- nhiều HS (quan tâm đến nhu cầu, E “ — phân hoá Dạy học tích cực lợi ích của HS) Dạy học thông báo 1 GV- lớp đông dng Tost ~ đồng loa tương đối đều Dạy học thích hợp với từng HS I GV - một nhóm HS không đều Lợi ích người học Lợi ích xã hội

Lợi ích người dạy

Loi ich cd nhan

Day hoc tap trung vao GV

Day hoc tap trung vao HS

Đạy học tập trung vào xã hội

ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỤC

L Dạy học thông qua tô chức các hoạt déng cua HS

Chú trọng rèn luyện PP tự học

3

bo

Tang cudng hoc tap cá thê phoi hợp với học tập hợp tác - Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS

+>

Bản chát :

Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính hợ

or trọng lợi ích: như cầu của mỗi cá nhân người hoc, đảm bảo cho hợ

thícli ứng vớn đời sống xã hội

Trang 34

1 Dat VD, xây dựng bài toán nhận thức a) Tạo tình huống có VĐÐ

b) Phát triển và nhận dạng vấn để nảy sinh

c) Phát biểu VÐ cần giải quyết

2 Giải quyết VĐ đặt ra

a) Đề xuất các giả thuyết b) Lập kế hoạch giải quyét VD i TT c) Thuc hién ké hoach Bh T 3 Kết luận =4 ;

g a) Thảo luận kết quả và đánh giá

x b) Khang dinh hay bac bo gia thuyết đã nêu 5 c) Phát biểu kết luận lg d) Dé xuất vấn đề mới + 2 Các mức Dat VB giả thuyết „Nêu - Lập kế hoạch| Giải quyết Kết luận VB 2 1 GV GV GV GV GV 2 GV GV GV GV GV & HS 2 3 GV & HS GV & HS HS HS GV & HS 3 4 HS HS HS HS GV & HS HS vừa năm được kiến thức vừa nắm được phương pháp đi tới kiến gz , x oR

2 thức đó, phát triên tư duy

Trang 35

DAY VA HOC HOP TAC TRONG NHOM NHO

1 Lam việc chung cả lớp

a) Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức b) Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

c) Hướng dẫn cách làm việc của nhóm

2 Làm việc theo nhóm

a) Trao đối, thảo luận trong nhóm

b) Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi

c) Cử đại điện trình bày kết quả làm việc của nhóm

3 Thao luận tong kết trước lớp

a) Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

b) Thảo luận chung

c) GV tổng kết, đặt VÐ cho bài tiếp theo hoặc VÐ tiếp theo

Mọi người cùng tham gia

Chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lần nhau

Trang 36

—' + ng 1g 2B ll ic ly Ty Ny I, iy =4 J 2 -La jy Ly ly ly ly Ð y \ a

PHAN MOT - L! LUAN CO BAN VE DAY VA HOC TICH CUC¢

DAY VA HOC THEO Li THUYET KIEN TAO

Bon gia thiet :

— Học trong hành động, qua xử lí các tình huống học tập mà HS kiến tạo tri thức mới

— Học là vượt qua những trở ngại về mặt trí tuệ, phá vỡ những sai lầm cũ ~ Học trong sự tương tác xã hội, qua tranh luận với bạn cùng học

— Hoc thông qua hoạt động giải quyết vấn đề

Ba pha:

— Chuyén giao nhiém vu

— Giai quyết van dé

— Kết luận, vận dụng kiến thức mới Nhiệm vu cua GV:

~ Tạo điều kiện để HS bộc lộ và trao đổi ý kiến của mình —= Bảo đảm mọi ý kiến đều được đưa ra xem xét

— Tổ chức tranh luận công khai các ý kiến của HS

— Lắng nghe các ý kiến đúng, sai của HS về vấn đề đặt ra ~ Trình bày tính hiển nhiên của các quan niệm khoa học — Lưu ý tới những giải pháp đơn giản, hợp lí nhất

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỤC KHÁC [rò chơi (games)

Sam vai (role play) M6 phong (simulation) Dong nado (brainstorming)

rao doi nhém (buzz groups)

Bê cá (fish bowl)

Kim tu thap (pyramid)

iat

Tranh cai (debate )

Trang 38

Eq Ww \ { Z| í Hi Yi wa » xa H==iH——=H—¬—-¬—- we w& SSS SS \x wo Ge es se Us ts As nn ee eed el eed St ed St Seed St ed Sf ed dF AS ia Y TUONG CO BAN VE DAY VA HOC TICH CUC GS.TS G Kelchtermans

Day va hoc tich cuc thé hién diéu gi ?

GIANG VIEN / GIAO VIEN

+ Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực

+ Khuyến khích ủng hộ, hướng dân hoạt động của HS + Thư thách và tạo động cơ cho HS

+ Khuyên khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết

TẠO RA TÁC ĐỘNG QUA LẠI

GIÁO SINH / HỌC SINH

+ Chủ động trao doi/xay dựng kiến thức + Khai thác tư duy, liên hệ

+ Kết hợp kiên thức mới với những kiến thức đã có từ trước

MO! TRUONG HOC TAP AN TOAN

Trang 39

NHUNG DOI MOI CO THE THUC HIEN NGAY Quen thuộc l Xác định mục tiêu —= MT giảng dạy — MT kiến thức — MT chung — MT mong muốn đạt tới ¬ằ— Soạn giáo án — Tập trung vào hoạt động của GV — Hoạt động -> Hoạt động dạy học Thông tin = GV HS 3 Trén lop ~ GV hoạt động là chính = GV thuyết trình, độc thoại, HS thụ động nghe, ghi Đổi mới MT học tập MT phát triển MT phân hoá

MT khả thi, căn cứ để đánh giá

— Tập trung vào hoạt động của HS - Hoạt động _„ — Hoạt động học dạy GV<—HS - Kiến thức HS => HS- Phương pháp —= HS hoạt động là chính — HS thực hiện các công tác độc lập/ theo nhóm ~ GV tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS Hãy phấn đấu để trong môi tiết học bình thường, HS được :

Hoạt động nhiều hơn; Thực hành nhiều hơn; Thảo luận nhiêu hơn;

Trang 40

Se nn ee ——— a 2 ees et 8 ee 8 ed 8 a si ea diy St Ss <= —5 Ỉ Nhóm PP dùng lời 1 Diễn giảng 2 Trần thuật 3 Giảng giải 4 Vấn đáp Sw Ww Ww Ss ‘SG lv Giai thich - minh hoa Tìm tòi từng phần \x Ae As Ag a

6 Báo cáo ngắn của HS

* Mat ben trong cua PPDH:

Nghiên cứu - phát hiện

KHAI THÁC CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG

HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TRUYỀN THỐNG

* Mặt bên ngoài của phương pháp dạy và học : Nhóm PP trực quan Nhóm PP thực hành 1 HS thực hành xác định mẫu vật 1 Biểu diễn vật tự nhiên 2 HS thực hành quan sát 2 Biểu diễn vật tượng hình 3 HS thực hành thí nghiệm 3 Biểu diễn vật tượng trưng

4 Biểu diễn thí nghiệm

5 HS làm việc với sách 5 Băng ghi hình,

phim đèn chiếu,

phim điện ảnh

Ngày đăng: 12/07/2022, 18:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w