1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11

39 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

THIẾT KẾ VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT - SINH HỌC 11...8 2.1... Do đó, chúng tôi chọn

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

MÔN: SINH HỌC GIÁO VIÊN: NGUYỄN TRỌNG ĐÔNG NGUYỄN THỊ THANH HOÀI

NĂM HỌC 2021 - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Thời gian nghiên cứu 3

7 Những đóng góp của đề tài 3

8 Cấu trúc của đề tài 3

PHẦN II NỘI DUNG 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY, PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC .4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Phương pháp sử dụng bài tập tình huống dạy học 4

1.1.2 Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy 4

1.1.3 Phương pháp bàn tay nặn bột 5

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 6

1.2.1 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy Sinh học phổ thông 6

1.2.2 Kết quả thăm dò về sự hứng thú của học sinh khi học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật- Sinh học 11” 7

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT - SINH HỌC 11 8

2.1 Cấu trúc nội dung và mục tiêu phần Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, chương III, Sinh học 11 8

2.1.1 Cấu trúc nội dung và kiến thức trọng tâm 8

2.1.2 Mục tiêu của chủ đề 8

Trang 3

2.2 Thiết kế các bài tập tình huống, sơ đồ tư duy và bố trí các thí nghiệm

để dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Chương 3, Sinh học 11 9

2.2.1 Các bài tập tình huống 10

2.2.2 Các bản đồ tư duy 14

2.2.3 Bàn tay nặn bột trong khâu dạy bài mới 16

Chương 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 18

3.1 Kết quả định lượng 18

3.2 Kết quả định tính 18

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20

1 Kết luận 20

2 Kiến nghị 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, nhân loại đã bước vào kỷ nguyên thông tin Hằng ngày, conngười được tiếp nhận lượng thông tin rất lớn, từ nhiều kênh, nhiều chiều Lượngkiến thức, các thông tin mới tăng theo cấp số nhân Nếu người thầy chỉ truyền thụtri thức, trò không thể tiếp thu kịp lượng kiến thức đồ sộ đó mặt khác người học sẽthường bị giới hạn bởi người thầy, trong khi cần chuẩn bị cho học sinh vượt thầy,vượt sách, để có thể sống và làm việc trong một thế giới biến đổi rất nhanh Vìnhững lẽ ấy, việc giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức không còn phù hợp nữa

mà thay vào đó là cần trang bị cho học sinh phương pháp thu nhận tri thức, pháttriển năng lực tự học

Chương trình sinh học phổ thông hệ thống hoá những kiến thức cơ bản vềsinh học đại cương Chương trình Sinh học 11 đi sâu phần kiến thức sinh lí động vàthực vật Phần “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật” tạo nên sự hệ thống và kết nốikiến thức giữa các phần của sinh lí học thực vật: Trao đổi nước và muối khoáng;Cảm ứng ở thực vật; Sinh sản thực vật Ngoài ra trong đề thi HSG quốc gia mônSinh học nội dung kiến thức Sinh trưởng và phát triển ở thực vật là một phần củasinh lí học thực vật (chiếm 15% số câu hỏi của đề thi) Đặc biệt nếu HS nắm chắcnhững kiến thức phần này thì sẽ chủ động ứng dụng tăng năng suất cây trồng, điềukhiển cây trồng theo nhu cầu của con người nhưng vẫn đảm bảo an toàn môi trườngtrong sản xuất trồng trọt

Kiến thức chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật” trong sách giáo khoathường khô khan, đặc biệt học sinh (HS) thấy rất khó tiếp nhận kiến thức mới ở nộidung hoocmôn thực vật, HS thường không hứng thú Vì vậy cần phải lượng hóanhững kiến thức ở phần này vào những tình huống bài tập trong thực tiễn đời sống,học sinh phải tự khám phá đi tìm kiến thức mới, bắt buộc sự động não, gây sự tò

mò trong nhận thức… thì giáo viên (GV) cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học(PPDH) phù hợp mới làm cho bài học lôi cuốn

Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tư duy

và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11” nhằm phát triển năng lực học sinh” đồng thời

giúp các em vận dụng những kiến thức đã học được vào giải quyết những vấn đềtrong thực tiển sản xuất, đời sống

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế được các bài tập tình huống, bản đồ tư duy, bố trí thí nghiệm và sửdụng chúng để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Sinhtrưởng và phát triển ở thực vật, Sinh học 11- Ban cơ bản

Trang 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng bài tập tình huống, bản

đồ tư duy và bố trí thí nghiệm trong dạy học Sinh học

3.2 Nghiên cứu thực trạng của việc giảng dạy sử dụng tình huống, bản đồ tưduy và bố trí thí nghiệm trong dạy học của một số giáo viên ở cụm THPT huyệnNam Đàn, Nghệ An

3.3 Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh trưởng và phát triển ởthực vật- Sinh học 11- Ban cơ bản làm cơ sở cho việc thiết kế các bài tập tìnhhuống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm để rèn luyện tính chủ động, tích cực củahọc sinh trong giải quyết vấn đề

3.4 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tìnhhuống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm vào giảng dạy phần Sinh trưởng và pháttriển ở thực vật, Sinh học 11- Ban cơ bản

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thínghiệm trong dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh 11 - Ban cơ bản

4.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học lớp 11 ở một sốtrường THPT trong huyện

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình lí luận dạy học và các tài liệu định

hướng đổi mới về phương pháp dạy học và về các kỹ năng nhận thức của học sinh

- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài (tàiliệu về xây dựng và sử dụng bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm)

- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình phần Sinh trưởng và phát triểnThực vật - Sinh học 11 THPT để xác định kiến thức có thể thiết kế các bài tập tìnhhuống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đềcho học sinh

5.2 Phương pháp chuyên gia

Liên hệ, gặp gỡ cùng trao đổi với các thầy (cô) có kinh nghiệm về lĩnh vựcmình đang nghiên cứu để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài

5.3 Phương pháp điều tra cơ bản

- Đối với giáo viên: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng sửdụng một số phương pháp dạy học môn Sinh học nói chung và dạy các bài thuộcphần Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Sinh 11- Ban cơ bản nói riêng

Trang 6

- Đối với học sinh: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu sự hứng thú học tập,khả năng lĩnh hội kiến thức và các kĩ năng được rèn luyện trong học tập của HSđối với các phương pháp dạy học của giáo viên

5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành áp dụng đối với những lớp đang trực tiếp giảng dạy để đánh giáhiệu quả của phương pháp dạy học bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thínghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh

đề, bố trí một số thí nghiệm mới phù hợp dùng để giảng dạy một số nội dungtrong chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11”

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Nội dung của sáng kiến kinhnghiệm gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn sử dụng phương pháp bài tập tìnhhuống, phương pháp bản đồ tư duy, phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy Sinhhọc

Chương 2: Thiết kế và biện pháp sử dụng bài tập tình huống, sơ đồ tư duy và

bố trí thí nghiệm để giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinhhọc 11”

Chương 3: Kết quả thực nghiệm

PHẦN II NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY,

PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Phương pháp sử dụng bài tập tình huống dạy học

Trong giảng dạy, tình huống là mang tính điển hình, miêu tả những sự kiện,

Trang 7

hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức Tìnhhuống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suyxét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vậndụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế.

Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và cóthể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập Khi học sinhgiải quyết được những bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố kiến thức vừa rèn luyệnđược những kỹ năng cần thiết Trong dạy học Sinh học nhằm rèn luyện kỹ năngphân tích - tổng hợp cho học sinh, bài tập tình huống không chỉ giúp học sinh lĩnhhội kiến thức mới, củng cố, khắc sâu kiến thức mà bài tập tình huống còn là mộtphương tiện giúp rèn luyện kỹ năng cho học sinh

Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống phải đảm bảo: Bài tập tình huống nêu

ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng tạo, kích thích tư duy củangười giải; bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từcác kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học; bài tập tình huống nêu ra phảigắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa cho phép; bài tập tình huống phải có

đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm Để giúp học sinh xác định được các

dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạyhọc được thiết kế theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu;

Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học;

Bước 3: Thiết kế tình huống dạy học;

Bước 4: Vận dụng tình huống vào dạy học

1.1.2 Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy

PPDH bằng Bản đồ tư duy (BĐTD) là phương pháp chú trọng đến cơ chếghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệthống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử dụngđồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực HS tự ghichép kiến thức trên BĐTD bằng từ khóa và các ý chính, cụm từ viết tắt và cácđường liên kết, ghi chú,… bằng các màu sắc, hình ảnh và chữ viết Khi tự ghi theocách hiểu của chính mình, HS sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nhớ bềnvững hơn, để mở rộng đào sâu ý tưởng Mỗi người ghi theo một cách khác nhau,không rập khuôn, máy móc, dễ phát triển ý tưởng bằng cách vẽ thêm nhánh, pháthuy được sáng tạo

PPDH bằng BĐTD là PPDH mà HS thực hiện nhiệm vụ học tập thông quaviệc thiết lập BĐTD Sử dụng PPDH bằng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thứcmới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗichương và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

Quy trình thực hiện:

Trang 8

Hoạt động 1: Lập BĐTD bao gồm các bước: Bước 1: Chọn từ trung tâm;

Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1; Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, 3 và…hoàn thiện BĐTD;

Hoạt động 2: Báo cáo thuyết minh về BĐTD Một vài học sinh hoặc đại diện

của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình thiết lập.Hoạt động này vừa giúp hiểu biết rõ kiến thức của các em vừa là một cách rènluyện cho các em thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạnhơn, đây là một trong những điểm cần rèn luyện cho HS nước ta;

Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sữa BĐTD Tổ chức cho HS thảo luận, bổ

sung, chỉnh sữa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học GV sẽ là người cốvấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâmcủa bài học

1.1.3 Phương pháp bàn tay nặn bột

Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (BTNB) là phương pháp dạy học khoahọc dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các mônkhoa học tự nhiên Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chínhhọc sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiếnhành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiếnthức cho mình

Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn

đề cốt lõi, quan trọng Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớncủa bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiếnhành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra banđầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phùhợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm hoặc thửlàm lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kếtluận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu Trong quá trình này, học sinh luônluôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạtđộng tích cực để tìm ra kiến thức Con đường tìm ra kiến thức của học sinh cũng đilại gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học

Dạy học theo phương pháp BTNB hoàn toàn khác nhau giữa các lớp khácnhau phụ thuộc vào trình độ của học sinh Giảng dạy theo phương pháp BTNB bắtbuộc giáo viên phải năng động, không theo một khuôn mẫu nhất định (một giáo ánnhất định) Giáo viên được quyền biên soạn tiến trình giảng dạy của mình phù hợpvới từng đối tượng học sinh, từng lớp học Để giảng dạy theo phương pháp BTNBcũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏiđặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học; tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thukiến thức khoa học; tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng, mộttrong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích; học khoa họckhông chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phảibiết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác

Trang 9

hiểu; dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi - nghiên cứu; khoa học làmột công việc cần sự hợp tác.

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy Sinh học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học sinh học trongtrường THPT cũng như giảng dạy chương III - Sinh học 11, chúng tôi đã tiến hànhquan sát sư phạm, thăm lớp dự giờ, trao đổi và tham khảo bài dạy của các đồngnghiệp, tìm hiểu qua phiếu khảo sát đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học vàhọc sinh khối 11 ở 3 trường THPT thuộc huyện Nam Đàn năm 2020 -2021 và2021-2022 Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy phương pháp thuyết trình,hỏi đáp, trực quan là những phương pháp vẫn được nhiều giáo viên sử dụng nhiềunhất với tỉ lệ tương ứng 68,0%; 89,0%; 55,0% Bước đầu đã có một số giáo viênthường xuyên và thỉnh thoảng sử dụng bài tập tình huống (58,0%) Tuy nhiênlượng GV sử dụng phương pháp bản đồ tư duy còn rất ít, sử dụng thường xuyênchỉ 5,0%, sử dụng thỉnh thoảng 10,0% và phương pháp bàn tay nặn bột không cógiáo viên nào sử dụng thường xuyên (0,0%), sử dụng thỉnh thoảng (12,0%) (bảng1.1)

Thỉnh thoảng Hiếm khi

Không bao giờ

Trang 10

Hình 1.1 Tình hình sử dụng một số phương pháp dạy học

trong dạy học Sinh học của giáo viên

Qua kết quả thực tế, cho thấy sự cần thiết phải sử dụng đa dạng hơn cácphương pháp dạy học tích cực khi những nội dung bài dạy đó cho phép GV thiết kếphương pháp dạy học phù hợp Đặc biệt, khảo sát việc sử dụng các phương phápdạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11, GV chỉ mới dừng lại ở

sử dụng bài tập tình huống nhiều trong các tiết thao giảng, còn tiết dạy bình thườngtrên lớp GV chỉ sử dụng thỉnh thoảng phương pháp này, còn chưa triển khai sửdụng bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm

1.2.2 Kết quả thăm dò về sự hứng thú của học sinh khi học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật- Sinh học 11”

Qua sử dụng phiếu thăm dò đối với HS khối 11 dạy theo phương pháptruyền thống, đa số học sinh (75,0%) đều cảm thấy kiến thức ở chủ đề này trừutượng, khó ghi nhớ, không rèn luyện được nhiều kĩ năng nhất là khi học bài 35 -Hoocmôn thực vật Số HS không hứng thú khi học chuyên đề này chiếm đến68,0%

Vì vậy, sự cần thiết phải thiết kế và xây dựng để dạy các tiết dạy của chủ đề

“Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật - Sinh học 11” dạy học này để kích thích sự

tò mò, hào hứng, phát huy tối đa khả năng tư duy, làm việc nhóm cũng như kĩ nănglàm thực hành Đây cũng là xu hướng dạy học chung trong giai đoạn hiện nay, sửdụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực người học

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG,

SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11

Trang 11

2.1 Cấu trúc nội dung và mục tiêu phần Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật,

chương III, Sinh học 11

2.1.1 Cấu trúc nội dung và kiến thức trọng tâm

2.2.1.1 Cấu trúc nội dung của chủ đề

Chương III - Sinh trưởng và phát triển, Sinh học 11; Phần A - Sinh trưởng

và phát triển ở thực vật, gồm 3 bài, 3 tiết:

- Bài 34 - Sinh trưởng ở thực vật

- Bài 35 - Hoocmôn thực vật

- Bài 36 - Phát triển ở thực vật có hoa

2.2.1.2 Kiến thức trọng tâm

- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

- Các loại mô phân sinh và chức năng

- Các loại hoocmôn thực vật, nơi sản sinh, tác dụng sinh lí, ứng dựng trongđời sống của con người

- Khái niệm phát triển, các nhân tố chi phối sự ra hoa, ứng dụng trong sảnxuất nông nghiệp

2.2.1.3 Thời lượng và nội dung tương ứng của chủ đề

Chủ đề sẽ được dạy trong 3 tiết, mỗi tiết gồm 45 phút

2.1.2 Mục tiêu của chủ đề

2.1.2.1 Năng lực

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức sinh học - Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển

của thực vật Mối quan hệ giữa sinh trưởng và pháttriển

(1)

- Chỉ rõ những loại mô phân sinh của thực vật Một

lá mầm và Hai lá mầm; Phân biệt sinh trưởng sơcấp, sinh trưởng thứ cấp;

( 4)

Trang 12

- Nhận biết được sự ra hoa là giai đoạn quan trọngcủa quá trình phát triển ở thực vật hạt kín; biết đượcphitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích chu kìquang có tác động đến sự ra hoa; nêu được quangchu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan

độ dài ngày và đêm; ứng dụng kiến thức về quangchu kì vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùavụ)

(5)

- Biết cách điều khiển sinh trưởng và phát triển ởthực vật nhằm tăng năng suất và cải thiện phẩm chấtcủa cây trồng

(9)

- Có ý thức vận dụng những kiến thức về sinhtrưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn

- Biết được các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến

sự sinh trưởng của thực vật, từ đó có ý thức bónphân tưới nước hợp lí, giữ môi trường ổn định

(10)

NĂNG LỰC CHUNG

Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân,

Tự chủ và tự học Tích cực và chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan

đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật Tìm hiểu các biện pháp nâng cao năng suất các giống cây trồng tại gia đình và địa phương đã áp dụng

Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi

việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (14)Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được (15)

Trang 13

phân côngTrung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả

Nhân ái - Yêu thương, chăm sóc và bảo vệ các giống cây

2.2 Thiết kế các bài tập tình huống, sơ đồ tư duy và bố trí các thí nghiệm

để dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Chương 3, Sinh học 11

Phương pháp dạy học tích cực bao gồm nhiều phương pháp dạy học khácnhau như phương pháp sử dụng bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tư duy vàphương pháp bàn tay nặn bột,… cách tổ chức và sử dụng linh hoạt những phươngpháp này là phụ thuộc rất lớn vào từng giáo viên Người giáo viên phải tùy thuộcvào đối tượng học sinh mà lựa chọn phương pháp thích hợp thậm chí quan sát thấynếu có sự giảm hứng thú của người học trong tiết dạy thì GV cần đổi ngay phươngpháp Những yêu cầu này đưa ra có thể sử dụng được các khâu của quá trình lên lớp(dạy bài mới, củng cố, kiểm tra đánh giá) Trong thiết kế bài tập tình huống, bản đồ

tư duy và bố trí thí nghiệm ở các mức độ nhận thức như: thông hiểu, vận dụng vàvận dụng cao Các bài tập tình huống, bản đồ tư duy hay bố trí thí nghiệm, trong giớihạn đề tài này là đưa ra những yêu cầu để làm rõ những phần kiến thức trọng tâm,chuyên sâu để từ đó HS có thể vận dụng cho những câu hỏi mở rộng liên quan đếnnội dung đó mà không bỡ ngỡ

2.2.1 Các bài tập tình huống

- Bài tập tình huống 1 (Dạy nội dung Sinh trưởng sơ cấp và Sinh trưởng thứ

cấp): Khi Nam quan sát sự sinh trưởng của cây tre và cây bàng Nam nhận thấy câytre chủ yếu tăng về chiều cao còn cây bàng vừa tăng chiều cao vừa tăng bề ngang.Nam rất thắc mắc về điều này Bằng hiểu biết của em về sinh trưởng ở thực vật,hãy giải thích giúp bạn?

- Bài tập tình huống 2 (Dạy nội dung Sinh trưởng sơ cấp và Sinh trưởng thứ

cấp): Trong một phòng thí nghiệm, người ta để lẫn lộn 5 tiêu bản hiển vi lát cắt củathân và rễ nhiều loài cây Tiêu bản nào sau đây là tiêu bản cát ngang qua rễ sơ cấpcủa cây hai lá mầm:

Trang 14

- Bài tập tình huống 3 (Dạy nội dung Sinh trưởng sơ cấp và Sinh trưởng thứ

cấp): Mặt cắt ngang của một khúc gỗ có cấu tạo như hình sau:

Hình 2.1 Mặt cắt ngang của thân cây gỗ

Tại sao thân gỗ của cây lại có vòng màu sáng, tối khác nhau? Cách thông

thường để tính tuổi của thân gỗ này? Nhìn vào v

òng gỗ hàng năm cho ta biết điều gì?

- Bài tập tình huống 4 (Dạy

nội dung Hoocmôn auxin): Quan sát

cách bố trí và kết quả thí nghiệm về

hoocmôn auxin như sau (hình 2.2):

Qua kết quả thí nghiệm trên

hãy cho biết hoocmon auxin được

sinh ra ở đâu và tác dụng như thế nào

đến sinh trưởng của quả?

Hình 2.2 Thí nghiệm về sự sinh trưởng của quả dâu tây

- Bài tập tình huống 5 (Dạy nội dung Hoocmôn auxin): Nhà bố mẹ Hoa

trồng cây bí đỏ song muốn thu hái ngọn để ăn rau xanh, bố mẹ bạn ấy thường hayngắt các ngọn chính để được nhiều ngọn hơn? Em hãy giải thích biện pháp bố mẹbạn ấy làm dựa vào kiến thức hiểu biết về hoocmôn thực vật?

- Bài tập tình huống 6 (Dạy nội dung Hoocmôn auxin): Khi đặt cây trong

bóng tối thấy cây mọc vống (sinh trưởng mạnh) Em hãy giải thích hiện tượngnày? (Bài tập tình huống chọn lọc)

Trang 15

- Bài tập tình huống 7 (Dạy nội

dung Hoocmôn auxin): Khi bứng những

cây gỗ lớn lâu năm sang trồng một nơi

khác người ta thường pha loãng loại hóa

chất (NAA) tưới vào rễ cây (hình 2.3)

Hoocmôn nhân tạo NAA này thuộc

nhóm hoocmôn nào? Tác dụng sinh lí

của nhóm hoocmôn này?

Hình 2.3 Chất kích thích (NAA)

- Bài tập tình huống 8

(Dạy nội dung Hoocmôn

Gibêrelin): Người ta phun

hoocmôn gibêrelin (GA) lên

giống cây ngô lùn (hình 2.3.),

kết quả thu được như sau:

Em hãy giải thích kết

quả của thí nghiệm này?

Hình 2.4 Ảnh hưởng của GA đến sinh trưởng

của thân cây ngô lùn

- Bài tập tình huống 9 (Dạy nội dung Hoocmôn Gibêrelin): Phun giberelin

(GA) nồng độ 10 -100 mg/l vào thời gian thích hợp lên hoa cái của các giống nhothì thu được quả không hạt và tăng trọng lượng quả Giải thích cơ chế của hiệntượng trên?

- Bài tập tình huống 10 (Dạy nội dung Hoocmôn Gibêrelin): Củ khoai tây

thu hoạch vụ đông thường sau 3 tháng mới nảy mầm (trạng thái ngủ nghỉ), bà connông dân bằng cách phun một loại hoocmôn làm cho củ có mầm kịp trồng vụxuân Bà con nông dân sử dụng hoocmôn nào ? Em hãy giải thích biện pháp đó ?

- Bài tập tình huống 11 (Dạy nội dung Hoocmôn Xitôkinin): Để tìm hiểu

vai trò của hoocmôn xitôkinin trong nuôi cấy mô người ta đã tiến hành làm thínghiệm như sau:

Trang 16

Qua thí nghiệm trên,

hãy cho biết: Tương quan

giữa nồng độ hoocmôn auxin

và xitôkinin ảnh hưởng đến

sự phát triển của mô callus

như thế nào? Vì sao phải sử

- Bài tập tình huống 12 (Dạy nội dung Xitôkinin): Sau khi cắt hoa muốn để

những cành hoa tươi được giữ tươi lâu hơn Một số bạn làm như sau:

Bạn A: Xử lý những cành hoa tươi bằng auxin; Bạn B: Xử lý chậu hoa tươibằng xitôkinin; Bạn C: Xử lý chậu hoa tươi bằng giberelin

Theo em, ý kiến của bạn nào là đúng? Vì sao?

- Bài tập tình huống 13 (Dạy nội dung Hoocmôn Êtilen): Để cho những quả

cà chua xanh được mau chín một bạn đã xếp những quả cà chua xanh xen lẫn vớinhững quả cà chua chín trong một thùng chứa quả Theo em, bạn làm như vậy cóđúng không? Giải thích?

- Bài tập tình huống 14 (Dạy nội dung axit abxixic): Khi cây gặp nhiệt độ

quá cao hay quá thấp, úng, hạn, sâu bệnh…thì trong cây sẽ tiết nhiều thêm một loạihoocmôn.Có nhiều ý kiến khác nhau đó sẽ là auxin, xitôkinin, êtilen, axit abxixic?Theo em ý kiến nào đúng? Giải thích?

- Bài tập tình huống 15 (Dạy nội dung Quang chu kỳ): Ở tỉnh Long An,

người dân trồng lúa bên đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương không thểtrổ bông (lúa điếc) Hãy giải thích hiện tượng đó?

- Bài tập tình huống 16 (Dạy nội dung Quang chu kỳ): Thanh long ra hoa

chủ yếu tập trung vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, khoảng 1 tháng sau thì có thểthu hoạch trái Tuy nhiên, vào mùa chính vụ này giá bán Thanh long không cao, đểcây Thanh long ra hoa trái vụ bà con nông dân phải làm thế nào? Giải thích?

- Bài tập tình huống 17 (Dạy nội dung Quang chu kỳ): Sử dụng thuyết

quang chu kì, để giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt:

+ Tại sao phải thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng thanh long vào mùađông, vườn hoa cúc vào mùa thu, bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía củaCuba vào mùa đông?

Trang 17

+ Có 3 loại đèn thắp sáng ban đêm ở các vườn trên: đèn trắng, đỏ, đỏ thẫm.Nêu tác dụng của các loại đèn này? (Bài tập tình huống chọn lọc)

- Bài tập tình huống 18: Khi khảo sát sự nảy mầm của hạt rau diếp, chiếu

sáng xen kẽ giữa ánh sáng đỏ (R) và đỏ xa (IR) thu được kết quả sau:

Nhận xét kết quả trên, từ đó rút ra kết luận gì về vai trò của ánh sáng đỏ và

đỏ xa trong việc nảy mầm của hạt (Bài tập tình huống chọn lọc)

2.2.2 Các bản đồ tư duy

Sử dụng BĐTD cho khâu dạy bài mới: GV yêu cầu HS xây dựng BĐTD cho

nội dung từng bài học (bài 34,35,36) trước khi HS đến lớp (với mỗi bàn học là mộtnhóm), sau đó lên lớp đại diện mỗi nhóm trình bày, GV góp ý bổ sung và hoànthiện kiến thức hoàn chỉnh cho HS GV cũng có thể thiết kế bản đồ tư duy dạngkhuyết thiếu toàn bộ nội dung bài học hoặc phân nhánh nhỏ từng nội dung chi tiếtcủa bài mà GV đã chuẩn bị từ trước, yêu cầu HS hoàn thành trong khâu dạy bàimới

Sử dụng BĐTD cho khâu củng cố hoặc ra bài tập về nhà: GV yêu cầu mỗi HS tự

Trang 18

xây dựng BĐTD cho nội dung từng bài học (bản đồ tư duy 1, 2, 3)

Bản đồ tư duy 1 Sinh trưởg của thực vật

Bản đồ tư duy 2 Hoocmôn thực vật

Trang 19

Bản đồ tư duy 3 Phát triển ở thực vật có hoa

2.2.3 Bàn tay nặn bột trong khâu dạy bài mới

Ngày đăng: 03/07/2022, 07:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tình hình sử dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Sinh học của giáo viên - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Sinh học của giáo viên (Trang 9)
Hình 1.1. Tình hình sử dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Sinh học của giáo viên - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Hình 1.1. Tình hình sử dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Sinh học của giáo viên (Trang 10)
- Giải thích được sự hình thành vòng nă mở cây gỗ (8) - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
i ải thích được sự hình thành vòng nă mở cây gỗ (8) (Trang 12)
cấp): Mặt cắt ngang của một khúc gỗ có cấu tạo như hình sau: - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
c ấp): Mặt cắt ngang của một khúc gỗ có cấu tạo như hình sau: (Trang 14)
Hình 2.1. Mặt cắt ngang của thân cây gỗ - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Hình 2.1. Mặt cắt ngang của thân cây gỗ (Trang 14)
Hình 2.3. Chất kích thích (NAA) - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Hình 2.3. Chất kích thích (NAA) (Trang 15)
Hình 2.4. Ảnh hưởng của GA đến sinh trưởng của thân cây ngô lùn - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Hình 2.4. Ảnh hưởng của GA đến sinh trưởng của thân cây ngô lùn (Trang 15)
Hình 2.5. Ảnh hưởng của kinêtin đến sự hình thành chồi ở mô callus - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Hình 2.5. Ảnh hưởng của kinêtin đến sự hình thành chồi ở mô callus (Trang 16)
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra (Trang 23)
- Giải thích được sự hình thành vòng năm. (6) - Giải thích được hiện tượng mọc vống của thực vật - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
i ải thích được sự hình thành vòng năm. (6) - Giải thích được hiện tượng mọc vống của thực vật (Trang 26)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM TRONG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM TRONG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT (Trang 37)
Hình 3- Thí nghiệm 3: Phát hiện sử dụng hoocmôn Auxin trong kích thích ra rễ cành hom - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Hình 3 Thí nghiệm 3: Phát hiện sử dụng hoocmôn Auxin trong kích thích ra rễ cành hom (Trang 38)
Hình 4- Một số hình ảnh trong giờ dạy sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
Hình 4 Một số hình ảnh trong giờ dạy sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột (Trang 38)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG GIỜ DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUYĐỒ TƯ DUY - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG GIỜ DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUYĐỒ TƯ DUY (Trang 39)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG GIỜ DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUYĐỒ TƯ DUY - VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG GIỜ DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUYĐỒ TƯ DUY (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w