Mở đầu 1 Phần I. Tổng quan về Singapore 2 1.1. Giới thiệu chung 2 1.2. Tình hình phát triển kinh tế 2 1.3. Các ngành kinh tế trọng điểm 3 Phần II. Kinh nghiệm phát triển của Singapore 7 2.1. Phát triển Ngoại t
Trang 1Mở đầu 1
Phần I Tổng quan về Singapore 2
1.1 Giới thiệu chung 2
1.2 Tình hình phát triển kinh tế 2
1.3 Các ngành kinh tế trọng điểm 3
Phần II Kinh nghiệm phát triển của Singapore 7
2.1 Phát triển Ngoại thương 7
2.1.1 Kinh nghiệm của Chính phủ 7 2.1.1.1 Bộ máy quản lý thương mại Singapore 7
2.1.1.2 Chính sách ngoại thương của Singapore 8
2.1.2 Kinh nghiệm của doanh nhân 12 2.1.2 1 Kinh nghiệm “ra biển lớn” của doanh nhân Singapore 12
2.1.2.2 Xác định rõ những rào cản khi mở rộng thị trường 12
2.1.2.3 Thành công và tăng trưởng nhờ trung thành với những gì mình biết 12
2.1.2.4 Kiểm soát sự lớn mạnh 13
2.2 Phát triển tài chính 13
2.2.1 Xây dựng hệ thống ngân hàng, trở thành trung tâm tài chính của châu Á 13 2.2.2 Hệ thống tiết kiệm bắt buộc 16 2.2.3 Bài học từ khủng hoảng tài chính châu Á 16 2.2.4 Mô hình công ty tài chính của nhà nước 17 Phần 3 Bài học cho Việt Nam 19
3.1 Một số điểm tương đồng cơ bản giữa Việt Nam và Singapore 19
3.2 Bài học cho Việt Nam 21
3.2.1 Phát triển tài chính 21 3.2.1.1 Hoạt động ngân hàng 21
3.2.1.2 Chính sách tài chính công 22
3.2.1.3 Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực 24
3.2.2 Chính sách phát triển ngoại thương 24 3.2.2.1 Xây dựng chiến lược xuất khẩu hợp lý 24
3.2.2.2 Đầu tư cho xuất khẩu 25
3.2.2.3 Chính sách về tỷ giá hối đoái 27
3.2.2.4.Vấn đề mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại 28
Kết luận 30
Trang 2Mở đầu
Các nước đang phát triển có đặc điểm chung về kinh tế, đó là mức sống thấp, tỷ
lệ tích lũy thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất thấp và năng suất lao động thấp Những đặcđiểm này tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn, tưởng như khó thoát ra được
Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, có những nước tiếp tục rơi vàotrì trệ, phát triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi hay Nam Á Cónhững nước đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa đất nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn,rút ngắn khoảng cách, thậm chí đuổi kịp các nước phát triển Trong đó có Singapore
Từ một nước thuộc địa, nghèo nàn, thuộc thế giới thứ ba, Singapore đã phát triểntrở thành con rồng châu Á và vươn lên hàng các nước phát triển trên thế giới Với nhiềuđiểm tương đồng về điều kiện, bối cảnh lịch sử, vị trí địa lý… Singapore đáng là bài học
để Việt Nam nghiên cứu trong quá trình định hướng con đường phát triển quốc gia
Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nghiên cứu mặt lý luậncủa vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ môn Kinh tế phát triển, nhómchúng tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam”
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ranhững nhận định ban đầu về kinh nghiệm phát triển của Singapore và đề xuất một sốbài học từ Singapore có thể vận dụng cho Việt Nam; đồng thời, góp phần nâng caonăng lực nghiên cứu khoa học cho các thành viên trong nhóm, hoàn thành chươngtrình học tập môn Kinh tế vi mô tại trường Đại học Ngoại thương
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung:phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phươngpháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, so sánhtĩnh…
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung sau:
Phần 1: Tổng quan về Singapore
Phần 2: Kinh nghiệm phát triển của Singapore
Phần 3: Bài học cho Việt Nam
Trang 3Phần I Tổng quan về Singapore 1.1 Giới thiệu chung
Một mảnh đất vô danh tăm tối cuối bán đảo Mã lai buổi lập quốc, 45 năm trước, giờ đã vươn mình hoá thành Con Rồng kinh tế Singapore Năm
1819, Singapore là vùng thuộc địa của Anh chuyên về mua bán, trao đổi hàng hóa Năm
1963, Singapore gia nhập vào Liên bang Malaysia nhưng hai năm sau đã tách ra và trởthành một nước độc lập Sau đó, Singapore đã phát triển thành một trong những quốcgia thịnh vượng nhất thế giới, trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng(cảng biển Singapore là một trong những cảng biển có trọng tải lớn và tấp nập nhất thếgiới) Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore ngang tầm với các nước hàng đầuChâu Âu
Hình ảnh của Singapore khi vừa mới được tự trị, năm 1960, được một tờ tạp chí
mô tả thật ảm đạm, như một vũng nước tù đọng, nghèo nàn và lạc hậu Singaporegần như là một đảo quốc không có tài nguyên gi đáng giá, kể cả nước ngọt để uống
và sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, ngoài biển cả mênh mông nước mặn vây quanh
Giờ đây, ai cũng phải công nhận rằng Singapore là một đất nước rất thành côngtrong phát triển kinh tế Ngày nay, thu nhập bình quân đầu người của Singapore vượttrên con số 52.000 đô la Mỹ, xếp thứ 4 thế giới, với mức tăng bình quân đầu người gần
600 USD mỗi năm Tốc độ phát triển đó đã đưa một nước Singapore thuộc các quốc giakém phát triển, chỉ sau ba thập niên, vươn lên đứng trong những nước phát triển nhất
Dù còn đó những lời bình khác nhau từ bên ngoài, thế giới phải công nhận họ là
xứ sở trong lành Theo nghĩa thực, đó là môi trường sạch sẽ và xanh tươi Theo nghĩarộng, đó là cuộc sống văn minh, kỹ cương và mức độ tham nhũng xếp loại thấp nhất thếgiới Ở đây, một nước Singapore nhiều dân tộc (Hoa, Ấn, Mã lai), nhiều tôn giáo(Khổng giáo, Thiên chúa giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo), nhưng xã hội ổn định, mọi ngườicùng tồn tại bên nhau và cùng đưa đất nước phát triển nhanh trở thành Con Rồng châu
Á, đạt những tiêu chí sống - tuổi thọ và thu nhập - hàng đầu thế giới
1.2 Tình hình phát triển kinh tế
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản Sựcan thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tương đối nhiều Singapore
Trang 4có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổnđịnh Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài.Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh táchẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không pháttriển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàngđầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệplọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore là nước hàng đầu về sản xuất
ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vậnchuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm gần 70%thu nhập quốc dân trong năm 2007) Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạttốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới Tuy nhiên từ cuối 1997, do ảnh hưởngcủa khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Thái Lan, đồng đô la Singapore đã bị mất giá20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3% Do ảnh hưởng của sựkiện 11/9 gây suy giảm kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bịảnh hưởng nặng nề: Năm 2001 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và
2003 chỉ đạt 1,1% Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%;năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%
Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế trithức Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành mộtthành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, và mộtnền kinh tế đa dạng, nhạy cảm kinh doanh
1.3 Các ngành kinh tế trọng điểm
- Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chính: điện tử, hoá chất, dịch vụ tài
chính, thiết bị khoan dầu, lọc dầu, chế biến và sản xuất cao su, chế biến thực phẩm và
đồ uống, sửa chữa tàu, xây dựng giàn khoan ngoài khơi
- Dịch vụ: Bên cạnh một nền công nghiệp dựa vào công nghệ tiên tiến của thế
giới, Singapore không quên tận dụng một mặt mạnh khác, đó là lĩnh vực dịch vụ, lĩnhvực đóng góp chủ yếu cho GDP của Singapore Năm 2007, mức đóng góp này là68,8% Các ngành dịch vụ thế mạnh của Singapore là vận tải (logistic) và thông tinliên lạc, tài chính, du lịch
Trang 5Năm 2008, ngành dịch vụ của Singapore cũng chịu nhiều tác động bởi khủnghoảng tài chính gây ảnh hưởng xấu lên các công ty tài chính, dịch vụ tài chính đixuống Không chỉ có vậy, doanh thu từ dịch vụ du lịch giảm khi người tiêu dùng trênthế giới cắt giảm chi tiêu Lĩnh vực dịch vụ chỉ tăng trưởng 5,3% trong quý 3/2008 saukhi tăng trưởng 7,1% trong quý 2/2008.
- Thương mại: Thương mại là nhân tố quyết định của nền kinh tế Singapore, vì
thế chính sách thương mại của đảo quốc này có thể tóm lược trong hai yếu tố chính: Bảotoàn và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản thương mại Đảm bảo hoạt động củacác quốc gia trong khuôn khổ những qui định do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
đề ra
Ngoài ra, chính sách thương mại của Singapore cũng phù hợp với một số thoả hiệpsong phương và đa phương đã được ký kết giữa Singapore với một hay nhiều nước khácnhư chương trình Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thoả ước thươngmại tự do (FTAs), Thoả ước công nhận hỗ tương (MRAs) Trong những năm cuối thế kỷ
20, Singapore đã sử dụng hai phương tiện truyền thống trong thương mại là Hội chợ vàcác đoàn công tác để giúp các công ty ở địa phương tiếp cận được những cơ hội làm ănthuận lợi
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Singapore là 302,7 tỷ USD (theo trị giáFOB), kim ngạch nhập khẩu là 252 tỷ USD (theo trị giá CIF) Các mặt hàng xuất khẩuchính là: máy móc thiết bị (bao gồm máy móc thiết bị điện tử), hàng tiêu dùng, hóachất, nhiên liệu khoáng Các mặt hàng nhập khẩu chính là: máy móc thiết bị, nhiênliệu khoáng, hóa chất, thực phẩm
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Malayxia 12,9%, Hồng Kông 10,5%, Inđônêxia9,8%, Trung Quốc 9,7%, Mỹ 8,9%, Nhật Bản 4,8%, Thái Lan 4,1% Thị trường nhậpkhẩu chủ yếu: Malayxia 13,1%, Mỹ 12,5%, Trung Quốc 12,1%, Nhật Bản 8,2%, ĐàiLoan 5,9%, Indonexia 5,6%, Hàn Quốc 4,9%
Mặc dù Singapore đã giảm được sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ thông qua xuấtkhẩu sang các thị trường trong khu vực, song sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thếgiới này do cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn ở trongnước đã động tiêu cực đến ngành xuất khẩu của Singapore
Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Singapore cho đến nay chịunhiều tác động do lượng đơn đặt hàng từ những thị trường lớn giảm sút
Trang 6- Đầu tư:
Môi trường đầu tư: Singapore có một chính sách đầu tư rộng mở, qua đó, đất
nước này đã chuyển thành công từ một hải cảng thương mại thành một nền kinh tếcông nghiệp hiện đại Chính phủ theo đuổi một chiến lược nhằm nâng cao Singaporethành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, sáng kiến và tri thức để có thể cạnh tranhvới các nước xuất hàng giá rẻ và gia tăng tính toàn cầu hóa nền kinh tế
Nhà nước tạo nguồn động viên về tài chính, điều chỉnh luật lệ nhằm khuyếnkhích các hoạt động nghiên cứu và phát triển Để thực hiện chính sách rộng mở,Singapore khuyến khích các công ty đa quốc gia tiến hành các hoạt động sản xuất vàcung ứng dịch vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến cư trú và làm việc
Tại Singapore, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi phải tham gia vàocác hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát quản trị cho quyền lợi địaphương Chính quyền Singapore không hạn chế hay làm nản lòng các nhà đầu tư nướcngoài nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước hay vì bất cứ lý do nào khác Tuynhiên vẫn có một số ngoại lệ đáng chú ý còn tồn tại trong lãnh vực sản xuất vũ khí,công nghiệp truyền thanh và thông tin nội địa Ngoài ra, các cơ hội đầu tư cũng còn bịhạn chế trong việc sở hữu các tài sản tư
Tháng 4/2000, lĩnh vực viễn thông được tự do hóa hoàn toàn nhằm đảm bảocho Singapore vị thế của một trung tâm thông tin và truyền thông quan trọng của châuÁ
Những hạn chế về quyền tư hữu của người nước ngoài cũng được gỡ bỏ đối với ngànhngân hàng địa phương, ngành bảo hiểm và các công ty điện lực
Từ năm 1978, Singapore đã gỡ bỏ mọi hạn chế về giao dịch chứng khoán nướcngoài và chuyển dịch vốn, không giới hạn việc tái đầu tư cũng như chuyển vốn và lãi vềnước
Tình hình đầu tư nước ngoài vào Singapore: Theo Cục Thống kê Singapore,
số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Singapore đã tăng gấp hơn 3 lần tronggiai đoạn 1995-2005 Năm 2007, tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Singapore là14,279 tỷ USD với 239 dự án, tăng 23,1% so với năm 2006, tạo công ăn việc làm cho35.441 lao động Những nước và vùng lãnh thổ đầu tư chủ yếu vào Singapore là Mỹ,Canada, Anh, Thuỵ Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Đức, Nhật Bản, Malayxia, Đài Loan, HồngKông
Trang 7Hầu hết vốn FDI vào Singapore tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính,dịch vụ bảo hiểm, nhà hàng và khách sạn, sản xuất công nghiệp Tổng số vốn nướcngoài hiện đang đầu tư tại Singapore (tính đến 12/2007): 214,5 tỷ USD.
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Singapore
Cùng với nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Singapore cũngđẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, nhằm tạo "cánh tay bên ngoài" (external wing) choSingapore Các thị trường đầu tư chủ yếu của Singapore là các nước ASEAN, trong đó
có Việt Nam Những lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khai thác dầu khí, sản xuất côngnghiệp, dịch vụ tài chính, bất động sản Tổng số vốn Singapore đầu tư ra nước ngoài(tính đến 12/2007) là 111,2 tỷ USD
Trang 8Phần II Kinh nghiệm phát triển của Singapore 2.1 Phát triển Ngoại thương
2.1.1 Kinh nghiệm của Chính phủ
2.1.1.1 Bộ máy quản lý thương mại Singapore
Bộ máy đầu não chịu trách nhiệm điều hành nền thương mại Singapore là BộThương mại và Kỹ nghệ (Ministry of Trade and Industry – MTI) Hoạt động của cơquan này nhằm tạo điều kiện mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia thông qua sự ổnđịnh và tăng trưởng kinh tế Để thực hiện tốt chức năng của mình, MTI tiến hành việchoạch định và phân tích kinh tế, điều hợp các chính sách kinh tế của chính phủ
Về mặt tổ chức, ngoài bộ máy hành chánh trực thuộc, MTI còn có trách nhiệmgiám sát và hỗ trợ hoạt động cho các đơn vị dưới đây: - Cục thống kê; Cục dịch vụthông tin; Sở cân đo; Hội đồng phát triển kinh tế (EDB); Hội đồng cấp giấy phép hoạtđộng cho các khách sạn; Hội đồng thành phố Jurong; Hội đồng khoa học và công nghệquốc gia; Hội đồng tiện ích công cộng; Tập đoàn phát triển Sentosa; Hội đồng hiệusuất và định chuẩn Singapore; Hội đồng du lịch Singapore; Hội đồng phát triểnthương mại Singapore (TDB)
Vai trò xúc tiến thương mại của MTI thuộc về TDB, một trong những tổ chức
có thế lực nhất về mặt thương mại tại đảo quốc này Được thành lập vào năm 1983,TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trườngthương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới thiệu sảnphẩm của Singapore trên khắp thế giới Bước vào thế kỷ 21, hội đồng này hướng tới 5lãnh vực hoạt động sau đây:
- Cổ xuý cho một nền thương mại tự do và công bằng tại các diễn đàn quốc tế
- Khai phá các thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu của Singapore và mởrộng các lĩnh vực cung ứng
- Biến Singapore thành một địa điểm hấp dẫn hơn nữa đối với thương nhânquốc tế
- Phát triển và tăng cường hạ tầng cơ sở thương mại và kinh doanh
- Giúp các xí nghiệp Singapore đầu tư ở ngoài nước
Những thay đổi mạnh mẽ trên đấu trường thương mại thế giới trong các nămqua đã buộc TDB, với tư cách một cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia, phải thay
Trang 9đổi chiến lược nhằm duy trì vị trí hàng đầu của Singapore trong nền kinh tế của khuvực Như một thành phần của chiến lược cạnh tranh lâu dài, TDB đang nỗ lực biếnSingapore thành một Trung tâm cung ứng dịch vụ hàng đầu tại châu Á
Trong những năm qua, TDB đã nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chứcthương mại quốc tế nhằm bảo vệ và nâng cao quyền lợi thương mại của Singapore,đồng thời tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa phương haykhu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Các nỗ lựcsong phương cũng được thực hiện với các tổ chức và chính phủ nước ngoài nhằm mụcđích trao đổi thông tin, tự do hoá thương mại, tiến đến hợp tác đầu tư
Trong tương lai, TDB sẽ tiếp tục duy trì quan điểm tích cực trong việc cảnh báocho các công ty của Singapore về những cơ hội làm ăn có thể tận dụng từ các thoả ướcthương mại Sự mở rộng hoạt động ngoài nước cũng được chú trọng triệt để Các nỗlực của tổ chức này nhằm tăng cường và đa dạng hoá hoạt động thương mại và đầu tưcủa Singapore tại hải ngoại nhắm chủ yếu vào các thị trường châu Á, Mỹ và Liên minhchâu Âu (EU)
Hiện nay TDB có hơn 30 văn phòng thương mại trên khắp thế giới, với chứcnăng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ các công
ty Singapore trong giao thương quốc tế Sự hỗ trợ này được thể hiện một cách nhuầnnhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thương mại để tìm cơ hộihợp tác và đầu tư
Tính đến nay, đã có hơn 140 công ty trên thế giới đặt cơ quan đầu não của họtại Singapore Nhiều công ty khác đang toan tính làm việc này Chính quyết định đặttrụ sở của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo quốc này thành một trung tâmthương mại quốc tế Về mặt hàng hải, Singapore là hải cảng bận rộn nhất thế giới,đồng thời là một trung tâm dịch vụ hậu cần và vận chuyển quốc tế
2.1.1.2 Chính sách ngoại thương của Singapore
* Ngoại thương và kiểm soát lạm phát
Thương mại là nhân tố quyết định của nền kinh tế Singapore, trong đó, quantrọng nhất là ngoại thương Chính sách ngoại thương của đảo quốc này có thể tómlược trong hai yếu tố chính:
- Bảo toàn và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản về thương mại
Trang 10- Đảm bảo hoạt động của các quốc gia trong khuôn khổ những qui định do Tổchức Thương mại thế giới (WTO) đề ra
Ngoài ra, chính sách thương mại của Singapore cũng phù hợp với một số thoảhiệp song phương và đa phương đã được ký kết giữa Singapore với một hay nhiềunước khác như chương trình Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thoảước thương mại tự do (FTAs), Thoả ước công nhận hỗ tương (MRAs)…
Đầu năm 1999, nền kinh tế châu Á có dấu hiệu hồi phục, các hoạt động xúc tiếnthương mại của Singapore trong vùng được đẩy mạnh Cuộc khủng hoảng kinh tế tạichâu Á làm nảy sinh nhu cầu đa dạng hoá thị trường và các công ty của Singapore mởrộng tầm hoạt động sang những thị trường từ trước đến nay còn chưa được khai phá
Riêng với những thị trường cốt yếu trong nền thương mại Singapore như Mỹ,châu Âu và Nhật Bản thì nước này nỗ lực củng cố vị trí của một trung tâm cung cấp vàphân phối quốc tế
Trong những năm cuối thế kỷ 20, Singapore đã sử dụng hai phương tiện truyềnthống trong thương mại là Hội chợ và các đoàn công tác để giúp các công ty ở địaphương tiếp cận được những cơ hội làm ăn thuận lợi
Theo Bộ trưởng Công Thương Singapore Lee Yi Shyan, Singapore là một thịtrường nhỏ, với hơn 4,8 triệu dân, nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, phụ thuộc rất nhiều vàocác thị trường lớn như Nhật và Mỹ…, nên khi những nền kinh tế này phát triển chậm lại,nhu cầu ít đi, đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này Trong quý I/2009, GDP củaSingapore tăng trưởng âm (-9,6%), nhưng sang quý II theo chiều hướng tốt hơn (chỉ còn -3,7%)
Tăng trưởng kinh tế qua con đường xuất khẩu là sự chọn lựa chiến lược pháttriển rất thành công của Singapore trong thập niên 1990 và được coi là một trongnhững nền kinh tế đã bước vào thế giới công nghiệp phát triển bằng con đường xuấtkhẩu
Họ đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng, đi từxuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao độnglớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao Sự thành côngcủa họ dựa trên một yếu tố rất then chốt là duy trì một hệ số ICOR thấp, có nghĩa làđồng vốn đầu tư khả dụng vào nền kinh tế mang lại một hiệu quả cao đối với sự tăngtrưởng của GDP
Trang 11Nhưng tăng trưởng kinh tế bằng con đường xuất khẩu không phải là một sựchọn lựa dễ dàng Bên cạnh nhiều thách thức khác, đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhữngnước đang phát triển, trong đó phần xuất khẩu nguyên liệu thô, khoáng sản, nông lâmhải sản chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu, cũng đặt ra một vấn đềkinh tế vĩ mô là nguy cơ lạm phát gia tăng, đặc biệt là sự gia tăng giá cả lương thựcthực phẩm vốn luôn luôn tạo áp lực nặng nề trên đời sống của người dân nghèo và trởthành một vấn đề mang tính chất xã hội và chính trị
Khắc phục những hệ quả không mong muốn của một chiến lược đẩy mạnh xuấtkhẩu đối với giá cả trong nước không phải là điều dễ dàng, nếu không có một chínhsách tỷ giá và một sự sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia đúng đắn, phù hợp, một chiếnlược công nghiệp hóa hiệu quả, một môi trường đầu tư cởi mở và trên hết là một ý chítiết kiệm mạnh mẽ của toàn thể cộng đồng
Kinh nghiệm thành công của Singapore chỉ ra rằng đồng ngoại tệ kiếm được từxuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô, nông hải sản phải được dùng để mua máy mócthiết bị cho các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (labour intensive) để có thểxuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động lớn
Những đồng ngoại tệ kiếm được từ việc xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượnglao động lớn lại phải được tiếp tục sử dụng cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, quytrình công nghệ cao cho những ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ hay thâmdụng vốn (technology intensive hay capital intensive) để những ngành này, trong mộttương lai không xa có thể xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
Khoảng cách thời gian của những nỗ lực đầu tư nói trên thông thường đều gây
ra một chu kỳ lạm phát Những chu kỳ này được khắc phục bằng nỗ lực tiết kiệm củatoàn thể cộng đồng dân tộc (cả nhà nước lẫn nhân dân), cải cách thủ tục hành chính,quyết tâm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt (đường sá, điện nước, trường học, bệnhviện, hệ thống an sinh xã hội) Thời gian đầu tư sẽ được rút ngắn, hệ số ICOR sẽ giảm,hiệu quả của đầu tư sẽ tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiến rất nhanh và lạmphát sẽ được kiểm soát
Bằng những nỗ lực vì lợi ích lâu dài của nền kinh tế đất nước, những biện phápđiều chỉnh ngắn hạn và chiến lược phát triển dài hạn mới có thể được kết hợp một cáchđồng bộ và hài hòa để đạt được cả hai mục tiêu mà tất cả chúng ta đều mong muốn, đó
là tăng trưởng và ổn định
Trang 12* Hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tại hội thảo “Chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khủnghoảng” tổ chức ngày 4/5/2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Reza Ali, Giám đốcphát triển kinh doanh ACCA khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ bài học kinhnghiệm vượt qua khủng hoảng kinh tế của Singapore
Theo ông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cần chủ động, sáng tạo trongviệc tiếp thu khoa học, công nghệ Quan trọng nhất, SMEs phải có “tầm nhìn quốc tế”,vượt qua giới hạn địa lý để mang sản phẩm và dịch vụ của mình ra trường quốc tế Đểlàm được như vậy, các công ty phải linh hoạt chuyển đổi và liên tục đem lại giá trị mớicho khách hàng
Ông Reza Ali nhắc lại báo cáo “Loại bỏ rào cản để SMEs tiếp cận với sự quốc tếhóa” về ba khó khăn chính mà SMEs phải đối mặt ở thị trường nước ngoài Một, khảnăng xác định cơ hội kinh doanh Hai, hạn chế tiếp cận thông tin thị trường Ba, thiếukhả năng vươn đến khách hàng tiềm năng ở nước ngoài
Đương đầu với những khó khăn trên, chính phủ và doanh nghiệp Singapore đã cócác động thái hỗ trợ SMEs về nhiều mặt Tiêu biểu nhất là việc bảo đảm các SMEs tiếpcận vốn vay thông qua hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp địa phương, chế độ bảo hiểmtiền vay, và chương trình cho vay quy mô nhỏ Với các SMEs gặp khó khăn trong việcvay vốn ở khu vực thị trường thương mại, chính phủ cũng làm việc với ngân hàng đểcấp vốn và bảo toàn nguồn vốn thông qua chương trình cho vay vốn bắc cầu và hỗ trợtài chính cho doanh nghiệp địa phương Bên cạnh đó, chính phủ còn có chương trìnhcho vay quy mô nhỏ để cấp vốn hoạt động cho các doanh nghiệp vi mô
Hơn thế nữa, SPRING Singapore phối hợp với IE Singapore để xúc tiến pháttriển các SMEs của Singapore đặt tại hải ngoại, từ tiếp cận nguồn vốn, phát triển nội lựcđến mở rộng kinh doanh Singapore có kế hoạch huy động 1,5 tỷ USD nguồn vốn pháttriển bằng cách cho vay vốn trong 10 năm và chính phủ đóng góp ½ số lượng này
SPRING Singapore và IE Singapore giúp SMEs tăng cường năng lực thiết yếucho phát triển dài hạn như phục vụ định hướng khách hàng, sáng kiến lãnh đạo kinhdoanh, cải thiện công nghệ và hạ tầng… IE Singapore còn hỗ trợ từng doanh nghiệp với
kế hoạch quốc tế hóa bằng mạng lưới văn phòng ở 37 thành phố trên 21 quốc gia
Trang 132.1.2 Kinh nghiệm của doanh nhân
2.1.2 1 Kinh nghiệm “ra biển lớn” của doanh nhân Singapore
Thương mại luôn là ngành trụ cột thúc đẩy kinh tế phát triển của đảo quốc Sư
tử Tuy thị trường tiêu thụ nội địa nhỏ bé và hầu như không phong phú về tài nguyênthiên nhiên, nhưng Singapore đã thiết lập một nền kinh tế mở từ rất sớm và thịnhvượng từ ngành công nghiệp xuất khẩu của riêng mình
Khoảng 60% doanh nghiệp Sigapore lấy xuất khẩu làm hoạt động chủ yếu,trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là 30% Chính vì vậy, các doanh nhân Singaporesớm tích lũy và sở hữu được nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường toàncầu
2.1.2.2 Xác định rõ những rào cản khi mở rộng thị trường
Các thế hệ doanh nhân Singapore luôn truyền đạt cho nhau những kinh nghiệmquý báu khi phát triển thị trường toàn cầu Theo họ, các yếu tố như tệ quan liêu, nhữngquy định và ràng buộc khắt khe của các khu vực hay quốc gia, sự thiếu kiến thức tổngthể về thị trường, sự bất ổn về chính trị và xã hội là những rào cản cần được khắc phụcngay từ đầu
Trong kinh doanh, người Singapore luôn để tâm đến yếu tố chính trị và môitrường xã hội ở nơi họ phát triển hoạt động kinh doanh Do đó, các thị trường xuấtkhẩu chủ yếu của doanh nhân Singapore là những thị trường truyền thống hay thịtrường tìm được thông qua các đối tác tin cậy Một khi các doanh nhân Singaporequyết định hoạt động kinh doanh tại một thị trường nào đó, họ luôn tuân thủ các luật lệ
và tập quán thương mại tại thị trường đó
2.1.2.3 Thành công và tăng trưởng nhờ trung thành với những gì mình biết
Một trong những thành công mà các doanh nhân Singapore học được và vậndụng thành công từ những tập đoàn, công ty lớn trên thế giới là việc phát triển thịtrường dựa trên những điều kiện và năng lưc thực tế của mình Thông thường, cácdoanh nghiệp Singapore phát triển thị trường mới bằng cách đem những sản phẩmthành công và có lợi thế cạnh tranh nhất của mình đem bán ra nước ngoài Cách thứcnày nhằm hạn chế rủi ro so với việc cho ra đời sản phẩm mới, tạo dựng thương hiệu,xây dựng các chính sách phát triển sản phẩm mới vốn rất tốn kém
Theo một cuộc điều tra về ý kiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏSingapore trong việc phát triển kinh doanh ra toàn cầu, có khoảng 60% doanh nghiệp
Trang 14đã áp dụng chiêu thức này và họ cũng gặt hái được sự thành công trong việc hạn chếnhững mạo hiểm Chỉ có 9% doanh nghiệp vừa và nhỏ chấp nhận thử sức với việc cho
ra đời sản phẩm mới đem đi bán ở những thị trường mới, trong khi tỷ lệ trung bình củagiới là 15% Ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ, Canada và Úc cũng thíchứng dụng các chiến lược truyền thống là sử dụng sản phẩm đã có thế mạnh khi pháttriển ra thị trường tòan cầu và chỉ có khỏang 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ các nướcnày dám thử sức với sản phẩm mới ở thị trường hòan tòan mới
2.1.2.4 Kiểm soát sự lớn mạnh
Song song với việc đẩy mạnh phát triển thị trường toàn cầu, các doanh nhânSingapore nổi tiếng là những người cẩn trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ sự lớnmạnh của doanh nghiệp mình Theo các chuyên gia phân tích thị trường, hai yếu tốthường được các doanh nhân Singapore kiểm soát chặt chẽ là:
Kiểm soát rủi ro: Có ba rào cản lớn nhất trong việc bước ra thị trường toàn cầu,các doanh nhân Singapore phải luôn đối mặt và đúc kết thành kinh nghiệm là môitrường cạnh tranh, sự khác biệt về các luật lệ và khả năng làm việc của đội ngũ laođộng tại địa phương Yếu tố môi trường cạnh tranh luôn được nhấn mạnh hàng đầu
Kiểm soát chi phí: Hai yếu tố luôn được lưu tâm là chi phí đầu tư và phí ngoạigiao với các quan chức địa phương Trong đó các doanh nhân Singapore luôn tính toán
kỹ các khoản chi phí liên quan đến việc quay vòng vốn lưu động và những khỏan đầu
tư dài hạn Theo họ, kiểm soát tài chính tồi đồng nghĩa với việc kinh doanh kém hiệuquả nên họ thường sử dụng các khoản vay ngắn hạn trong các hoạt động của mình đểcanh chừng mức độ chi tiêu
Hiện tại, Singapore có trên 130 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng hơnmột nữa nguồn nhân lực quốc gia và đóng góp 43% vào tổng thu nhập quốc nội (GDP)hàng năm Chính phủ Singapore luôn coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của khối cácdoanh nghiệp này vì đó là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự phát triển nền kinh tếquốc gia Sắp tới, Singapore sẽ nỗ lực hỗ trợ để đưa ngày càng nhiều hơn các doanhnghiệp vừa và nhỏ “ra biển rộng”, hòa nhập vào sân chơi quốc tế
2.2 Phát triển tài chính
2.2.1 Xây dựng hệ thống ngân hàng, trở thành trung tâm tài chính của châu Á
Trang 15Thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Singapore chọn con đường phát triển khác hẳn vớinhiều nước Đông Nam Á láng giềng, bằng cách triển khai chiến lược phát triển tàichính hướng ngoại, với mục tiêu biến Singapore trở thành trung tâm tài chính khu vực.
Trong hơn 30 năm sau, chính phủ Singapore đã triển khai các cải cách và mởcửa thị trường tài chính đồng thời thực thi nhiều biện pháp khuyến khích để thu hútcác định chế tài chính nước ngoài vào Singapore Chiến lược này đã thành công Sốđịnh chế tài chính nước ngoài triển khai vào thị trường Singapore tăng mạnh trong giaiđoạn này: từ dưới 100 tổ chức những năm 1970, con số này tăng lên gần 450 nhữngnăm 1990 Chính nhờ sức cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài này, các ngânhàng nội địa của Singapore phải nâng cấp, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và kỹnăng quản lý Tính đến tháng 3/2001, Singapore đã có 133 ngân hàng thương mại (8nội địa và 125 nước ngoài), 11 công ty tài chính, 58 ngân hàng đầu tư, 151 công ty bảohiểm, 88 công ty môi giới bảo hiểm, 63 văn phòng đại diện, 81 công ty môi giới chứngkhoán, 168 công ty tư vấn đầu tư và 8 công ty môi giới ngoại hối quốc tế
Các định chế tài chính của Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngânhàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công
ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập
từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ Ủy bantiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung ương
Hệ thống ngân hàng của Singapore có một điều rất đặc biệt là bao gồm 2 loạihình: ngân hàng thương mại, hay còn gọi là các ngân hàng quốc nội (DBUs_ standingfor Domestic Banking Units), và ngân hàng tiền tệ châu Á(ACUs) Chỉ có các ngânhàng thương mại (DBUs) mới được thực hiện các giao dịch bằng đồng đô laSingapore, còn các ngân hàng ngoại lại thực hiện các giao dịch liên quan đến giao dịchtài chính quốc tế với bất cứ đồng tiền nào trừ đồng đô la Singapore Hai mô hình ngânhàng này được xây dựng vào năm 1970 nhằm tách riêng 2 hoạt động tài chính trongnước và hoạt động tài chính quốc tế.Đây thật sự là một chiến lược rất tài tình của cácnhà hoạch định Sing khi nhanh chóng thiết lập các quan hệ tài chính quốc tế, phát triểntài chính quốc tế đồng thời với việc phát triển ngân hàng trong nước, đồng thời bảo hộ
nó bởi sự cạch tranh của các tổ chức tài chính nước ngoài vốn rất khôn ngoan
Không chỉ khác biết về chức năng, các chính sách mà chính phủ Sing áp dụngcho 2 loại hình này có sự khác biệt DBUs giải quyết các công việc chính liên quan
Trang 16đến các khoản tiển gửi và các khoản cho vay bằng đồng nội tệ, chịu sự quản lí chặtchẽ, đồng thời chịu mức dự trữ bắt buốc và thuế cao hơn các ACU(3% of liability ofcash balance with MAS , 18% of liability in liquid asset) Trong khi đó thì các ngânhàng ACUs được hưởng nhiều ưu đãi hơn Các ngân hàng ACUs được cho phép giaodịch với thị trường đô la châu Á, nơi mà bản chất là thị trường tiền tệ và vốn quốc tếvới rất nhiều ngoại tệ khác nhau Chính sách thuận lợi của Singapore cho các ACUs làđộng lực để ngành tài chính quốc tế tại nước này phát triển với tốc độ vượt bậc.
Như vậy, Singapore là nền kinh tế đầu tiên trong khu vực cho phép các ngânhàng nước ngoài điều hành các đơn vị tại nước mình (ACUs), và sự thành công của thịtrường tiền tệ châu Á đã đưa Sing trở thành một quốc gia giàu có và là trung tâm tàichính thế giới
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính pháttriển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự dohóa Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóatài chính đầy đủ… nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đanguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồnvốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa vàhiện đại hóa
Ông Hoàng Đạo Hải, Giám đốc Indochina Infracstructure ManagementVietnam, phát biểu trong hội thảo về chương trình phát triển thị trường tài chính trênđịa bàn Tp.HCM, liệt kê những đột phá mà đảo quốc này đã làm được, như ưu đãi thuếcho trái phiếu; luật bảo mật thông tin ngân hàng; luật ủy thác cho phép nhà đầu tưnước ngoài được lựa chọn người thừa hưởng tài sản sau khi họ qua đời (nhằm thu hútkhách hàng Trung Đông); người nước ngoài có thể định cư mãi mãi ở Singapore miễn
là họ có tài sản 13 triệu Đô la Mỹ, với ít nhất 3,1 triệu Đô la nằm tại một định chế tàichính ở đây
Ở những lĩnh vực cụ thể là những quy định hết sức thông thoáng: nới lỏng quyđịnh liên quan đến các quỹ mạo hiểm (hedge funds), cho phép họ có thể thành lậptrong vòng một tuần; bỏ các chướng ngại vật đối với sự chuyển dịch vốn; chuyển từbảo hộ ngành ngân hàng trong nước sang tập trung vào việc gia tăng mực độ minhbạch Kiểm soát rủi ro toàn bộ hệ thống tài chính được xem trọng hơn bảo vệ từng tổchức, doanh nghiệp riêng lẻ
Trang 17Bên cạnh đó, Singapore khuyến khích sự hợp nhất các ngân hàng trong nước vàchỉ có một cơ quan quản lý nhà nước duy nhất giám sát toàn bộ lĩnh vực tài chính(Monetary Authority).
2.2.2 Hệ thống tiết kiệm bắt buộc
Cơ quan phát triển nhà ở của Singapore (HDB) đã thực hiện chương trình phát triểnnhà ở mang tên "Nhà ở cho dân" (triển khai từ 1964) song song với 1 quá trình "Thắt lưngbuộc bụng" mang tính toàn dân đó là chính sách gửi tiền tiết kiệm bắt buộc vào quỹ dự phòngtrung ương (CPF)
CPF được khởi đầu từ năm 1955 có mục đích tạo nguồn vốn cho người laođộng khi nghỉ hưu và việc tiết kiệm là tự nguyện Từ năm 1965 trở đi, Chính phủ thựchiện chính sách tiết kiệm bắt buộc, mọi người lao động có nhu cầu thu nhập bằnglương đều phải gửi tiết kiệm vào quỹ khoảng 20-25% thu nhập của mình Trên thực tế,
tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm đã tăng dần từ 10% năm 1955 lên tới 50% vào năm 1984, tiềngửi được Nhà nước bảo hiểm Số tiền gửi được lĩnh khi rút ra 1 phần Chính sách tiếtkiệm bắt buộc đã góp phần làm giàu nền kinh tế Singapore
2.2.3 Bài học từ khủng hoảng tài chính châu Á
Đầu tiên, nền tảng vững chắc đã hỗ trợ cho Singapore vượt qua "cơn bão" đổ bộlên khu vực châu Á Với tỉ lệ tiết kiệm cao, nguồn vốn dự trữ lớn, lưu lượng đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài cao, tỉ lệ nợ gần như không tồn tại, Singapore đã có khả năng
"chịu đòn" cũng như đề ra các biện pháp kịp thời và quyết đoán để chống lại nhữngảnh hưởng tiêu cực đến từ đợt khủng hoảng
Thứ hai, khả năng linh hoạt trong việc điều khiển tỉ lệ hối đoái và tiền lương đãgiúp Singapore hồi phục tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực Nỗ lực sự dụngnhiều chiến lược cùng một lúc (kết hợp với chính sách tài chính và tiền tệ), Singaporekhông những tránh được tình huống xấu nhất của khủng hoảng, mà còn "rải" gánhnặng cải biến lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
Thứ ba, các nhà chức trách Singapore từ lâu đã được người ta biết tới về phẩm chấtkiên định và có uy tín cao Chính vì thế, những thay đổi trong kế hoạch ngắn hạn khônglàm thị trường nghi ngờ việc "chung thủy" của Singapore với những mục tiêu dài hạn
Cuối cùng, Singapore đã cho thấy thành công trong việc tự do hóa tài chính, vàchính điều này đã giữ vững vị trí trung tâm của Singapore trong ngành tài chính, ngay