1.1. Lí do chọn đề tài Ngày nay cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Vì vậy, việc đi du lịch để tìm hiểu, khám phá, giải trí…có thể coi là nhu cầu không thể thiếu được. Chính vì điều đó mà rất nhiều quốc gia đã coi trọng và đầu tư rất nhiều để quảng bá hình ảnh đất nước và con người của quốc gia mình đến toàn thế giới, góp phần làm cho ngành du lịch của quốc gia đó phát triển hơn. ...Việt Nam là đất nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bên cạnh những thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là những di sản thế giới, còn có nhiều tiềm năng, thế mạnh khác để ngành công nghiệp không khói phát triển, nên một số nơi đã mạnh dạn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên ngành du lịch của chúng ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hiện nay lượng du khách quốc tế đến nước ta chỉ ở mức hơn 2,5 triệu mỗi năm trong khi đất nước Singapore nhỏ bé với dân số vẻn vẹn có 4 triệu người mà hầu như không có cảnh quan sông núi, thác nước thiên nhiên nhưng mỗi năm cũng đón tới hơn 6 triệu lượt du khách. Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịch trong một tháng”. Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm 2011 là 13 triệu. Năm 2012, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP. Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Singphòngngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86%. Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore. Trong năm 2010, khu du lịch Resort World Sentosa ở Singapore đã đón 15 triệu lượt khách (gấp hơn 3 lần lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong cùng kỳ), mặc dù dân số của nước này chỉ khoảng 4 triệu người. Thống kê này khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Trang 1MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao Vì vậy, việc đi du lịch để tìm hiểu, khám phá, giải trí…
có thể coi là nhu cầu không thể thiếu được Chính vì điều đó mà rất nhiều quốc gia đã coi trọng và đầu tư rất nhiều để quảng bá hình ảnh đất nước và con người của quốc gia mình đến toàn thế giới, góp phần làm cho ngành du lịch của quốc gia đó phát triển hơn .Việt Nam là đất nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Bên cạnh những thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là những di sản thế giới, còn có nhiều tiềm năng, thế mạnh khác để ngành công nghiệp không khói phát triển, nên một số nơi đã mạnh dạn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn Tuy nhiên ngành du lịch của chúng ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có
Hiện nay lượng du khách quốc tế đến nước ta chỉ ở mức hơn 2,5 triệu mỗi năm trong khi đất nước Singapore nhỏ bé với dân số vẻn vẹn có 4 triệu người
mà hầu như không có cảnh quan sông núi, thác nước thiên nhiên nhưng mỗi năm cũng đón tới hơn 6 triệu lượt du khách Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịch trong một tháng” Năm
2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm 2011 là 13 triệu Năm 2012, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86% Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên
và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore
Trong năm 2010, khu du lịch Resort World Sentosa ở Singapore
đã đón 15 triệu lượt khách (gấp hơn 3 lần lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong cùng kỳ), mặc dù dân số của nước này chỉ khoảng 4 triệu người Thống kê này khiến chúng ta phải suy nghĩ
Trang 2Chỉ riêng một khu du lịch của Singapore đã có lượng khách du lịch lớn hơn gấp 3 lần so với Việt Nam
Từ thực trạng đó, đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức
đã học, đưa ra những nhận định ban đầu về kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
1.2 Kết cấu tiểu luận
Trong khuôn khổ đề tài, ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 3 chương, 2 tiết như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
Chương 2: Tổng quan về Singapore và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
- Tổng quan về Singapore
- Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
Chương 3: Bài học cho Việt Nam
Trang 3NỘI DUNG Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
Quảng bá
Là sự truyền bá rộng rãi một sản phẩm, một sự kiện,…nào đó để nhiều người biết đến
Quảng bá hình ảnh quốc gia
Là cung cấp thông tin, giới thiệu và truyền bá những nét đẹp của đất nước để
du khách có hình dung rõ ràng và ấn tượng về quốc gia đó Quảng bá hình ảnh quốc gia cho du khách và bạn bè quốc tế luôn đòi hỏi nhiều nỗ lực từ quốc gia đó, trên quy mô toàn diện, dưới nhiều hình thức: qua du lịch, sản phẩm hoặc điện ảnh,…
Quảng bá hình ảnh quốc gia qua du lịch
Việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua du lịch là thông qua việc giới thiệu những địa danh, những danh thắng, di tích lịch sử, truyền thống văn hóa,… để khẳng định vị thế và tên tuổi quốc gia trong mắt bạn bè du khách quốc tế
Mục đích, vai trò:
- Quảng bá hình ảnh đất nước
- Thúc đẩy hòa bình, giao
lưu văn hóa giữa các nước
- Mang lại nguồn thu nhập
lớn cho nền kinh tế quốc gia
Chương 2: Tổng quan về
Singapore và kinh nghiệm phát
triển du lịch của Singapore
2.2.1 Tổng quan về Singapore
- Thủ đô: Singapore
- Diện tích: 618 Km2
- Dân số: 4,163,700 người (77% là người gốc Hoa, 14% người Mã Lai, 8% người Ấn Độ và 1% người lai Âu Á)
Trang 4- Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hoa, Mã Lai, Ấn Độ và Tiếng Anh
- Đơn vị tiền tệ : Đô la Singapore
Singapore, một đất nước xinh đẹp và trong sạch nhất thế giới, nổi tiếng với một màu xanh cùng với lòng nhiệt huyết và việc tuân thủ pháp luật của người dân Hòn đảo nhỏ bé này nằm ở 1 độ bắc của đường xích đạo ở đỉnh phía Nam của Malaysia Nó được bao bọc bởi eo biển Malacca và vùng biển Nam Trung Quốc Nhờ có một chính quyền hiệu quả và kiên định, Singapore đã trở nên một đất nước phồn thịnh, nổi trội về thương mại và du lịch, là một tấm gương cho các nước đang phát triển Thành phố thủ đô, mang cùng tên gọi là Singapore, chiếm khoảng một phần ba diện tích của đảo chính
Nằm ở đỉnh nhọn của bán đảo Malaya, với khí hậu nhiệt đới quanh năm ấm áp, Singapore có thể đón nhận tất cả các du khách, thương gia vào mọi mùa Cơ sở hạ tầng dầy đủ ở đây giúp cho du khách thưởng thức được những điểm tham quan và những thú vui hấp dẫn trong một môi trường
an toàn, trong lành và xanh tươi Phi trường Changi, đã từng được giải thưởng, có tuyến bay đến các thành phố lớn trên khắp thế giới Hệ thống xe lửa, xe điện ngầm ở đây rất sạch sẽ, nhanh chóng và hiệu quả Ngoài ra, hải cảng hiện đại ở đây đã giúp cho Singapore trở thành một trong những trung tâm giao thương hàng đầu của vùng Đông Nam Á, là bến đỗ trong bất kỳ hải trình nào của châu Á
Trong vòng mấy thập kỷ vừa qua, Singapore đã có một bước tiến đáng kể, tuy nhiên hòn đảo này vẫn chưa bị sự phát triển của công nghệ khỏa lấp tất cả Khách đến viếng đất nước này sẽ có dịp khám phá một kho tàng phong phú vẫn còn được lưu giữ qua những thời kỳ lịch sử, trong đó có những công trình kiến trúc cổ xưa, những giá trị và những truyền thống vẫn còn tồn tại được trong bối cảnh những thay đổi sâu rộng về địa lý và xã hội Vốn thiếu những tài nguyên thiên nhiên đáng giá, sự thịnh vượng trước kia của Singapore là nhờ vào chính sách thương mại rất tự do, được hình thành từ năm 1819 khi Stamford Rames, một nhà quý tộc người Anh, biến
Trang 5nước này thành một hải cảng thương mại của Anh Sau đó việc công nghiệp hóa hàng loạt đã đẩy nền kinh tế lên ngai, và ngày nay đất nước này đã tự hào
là một hải cảng sầm uất đứng thứ hai trên thế giới, với số lao động sử dụng ít nhất và cơ sở hạ tầng hiệu quả cao nhất Hầu hết người dân Singapore sống trong những căn hộ cao cấp, với thu nhập bình quân đầu người trên 24.000 USD một năm Singapore là một địa điểm sạch sẽ và an toàn để du khách đến tham quan, với không khí hòa nhã, dễ chịu xếp vào loại hàng đầu và những nơi công cộng ở đây đều trong lành đến mức không có lấy một gợn khói
Trước đây người ta coi Singapore chỉ như một “trạm trung chuyển” trên đường tới những thành phố lớn hơn ở châu Á Nhưng bây giờ thì
đã qua rồi cái vị trí khiêm nhường đó Khách đến Singapore là để buôn bán làm ăn, tìm những cơ hội về tài chính, và cũng để tìm một kỳ nghỉ đầy vui thú
và mãn nguyện cho cả gia đình Từ nhiều thế kỷ, Singapore đã là trục lộ giao thông giữa Đông và Tây
Singapore còn có một sân bay quan hệ với hơn 50 hãng hàng không trên thế giới Ở đó có các hệ thống truyền dẫn và thông tin liên lạc với trình độ công nghệ cao Đó là trung tâm hàng đầu của châu Á về tài chính và kinh doanh, và là trung tâm lọc dầu lớn hàng thứ ba thế giới
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ
năm chữ A trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).
Những kinh nghiệm đúc kết từ du lịch Singapore bao gồm:
Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.
Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, muốn phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Thành công của ngành du lịch Singapore chính
Trang 6là thành công trong điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch trước những thay đổi kinh tế và xã hội bên ngoài
Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005),
“Địa giới du lịch 2020” (năm 2012)
Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn
và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm
du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch… Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore” Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch…
Với nỗ lực của Cục xúc tiến du lịch Sangapore (STPB), của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các danh nghiệp, Singapore được dự kiến xây dựng thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của nghành công
Trang 7nghiệp trong tương lai không xa Viễn cảnh tương lai đó sẽ được thực hiện qua 6 định hướng chiến lược:
- Xác định lại vị trí của ngành du lịch
- Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Phát triển du lịch như một nghành công nghiệp
- Quy hoạch không gian phát triển du lịch
- Hợp tác cùng có lợi
- Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch
Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mô hình kiến trúc tầm chiến lược, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21
Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam
Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch.
Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật Đối với du lịch cũng vậy, muốn phát triển, trước tiên các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc phải rất hiện đại
Không phải cứ quảng cáo hay quảng bá nhiều là thu hút được khách, mà phải tạo ra lợi ích cho khách Để tạo ra lợi ích, phải có cơ sở hạ tầng tốt Nếu muốn đón loại khách du lịch hội nghị, hội thảo - một nhóm có khi đông đến 500 người - chắc chắn phải có khách sạn đủ lớn, đường sá tốt và phương tiện đưa
họ đi từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng
Singapore có một mạng lưới giao thông công cộng rất hiệu quả: taxi, xe buýt
và hệ thống tàu điện Mass Rapid Transit (MRT) hiện đại Xe buýt hoạt động
từ 5.30 sáng đến nửa đêm Có những chuyến xe phục vụ suốt đêm tùy khu vực Tàu điện ngầm là một trong những phương tiện tiện lợi và nhanh nhất để phục vụ đời sống người dân Singapore Không có tình trạng tắc đường, không
có cảnh chen lấn, không chậm giờ cũng không xếp hàng mua vé Tất cả
Trang 8những khâu bán vé, soát vé ở đây đều được thực hiện bởi máy móc Trên đường phố dù không có bóng dáng công an song tình trạng giao thông luôn ổn định và thuận tiện
Từ giữa những năm 1980, Chính phủ Singapore đầu tư hàng trăm triệu USD nâng cấp các điểm thắng cảnh văn hóa và lịch sử Về mặt tiện nghi, Singapore dám quảng bá là một thủ đô ẩm thực và mua sắm bậc nhất châu Á Singapore đang tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm và hội nghị hàng đầu châu
Á, trung tâm dịch vụ và giải trí bậc nhất nhằm thực hiện tham vọng tăng khách du lịch lên 17 triệu người, thu nhập từ du lịch 30 tỉ đôla Singapore và tạo 250.000 việc làm vào năm 2015
Sân bay Changi dù liên tục được bầu là sân bay tốt nhất thế giới vẫn đang được đầu tư 1,8 tỉ đôla Singapore để nâng cấp
Sẽ là không đủ nếu nói đến Singapore mà không nhắc tới các dịch vụ ăn, ở
Để du khách có nhiều sự lựa chọn, các khách sạn tại đây được thiết kế với những phong cách khác biệt
Chẳng hạn, khách sạn Lễ hội (Festive Hotel) là nơi đặc biệt dành cho các gia đình có trẻ con; còn khách sạn Hard Rock thì lại phù hợp với cá tính sôi nổi của giới trẻ… Các nhà hàng tại Resort World Sentosa cũng đều mang những nét văn hóa ẩm thực đến từ các châu lục khác nhau Để phục vụ việc đi lại của
du khách, Resorts World Sentosa đã đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện 1 ray nối từ khu nghỉ dưỡng ra trung tâm thương mại của thành phố
Trang 9Phòng ngủ được thiết kế dành riêng cho gia đình có trẻ nhỏ
Đây là một “bí quyết” đơn giản, nhưng có tính ứng dụng ở mọi nơi, bởi nó đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp được dịch vụ trọn gói và thu hút khách không chỉ tới một lần mà còn trở lại nhiều lần
Thường xuyên “làm mới” để du khách quay lại
Singapore luôn biết tự làm mới hình ảnh của quốc gia mình với những sự thay đổi khác biệt
Điển hình như việc để dàn dựng chương trình diễn xiếc kết hợp nhạc kịch, chủ đầu tư đã mời hẳn một đội ngũ nhà thiết kế chương trình biểu diễn tài năng đến từ 3 châu lục mà đứng đầu là ông Marks Fisher, người chịu trách nhiệm sáng tạo với những chương trình giải trí ấn tượng suốt 3 thập kỷ qua Đây cũng chính là nhân vật đã thiết kế chương trình cho lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic 2006, 2008 Từ việc xây dựng nhà hát kịch cho đến đầu tư công nghệ, âm thanh, ánh sáng, vũ đạo, con người… đều được thiết kế riêng cho chương trình mang tên “Chuyến du hành của cuộc sống" Chương trình cũng thu hút kỷ lục về số lượng các nghệ sỹ hàng đầu thế giới đến từ hơn 40 quốc gia
Kết hợp nghệ thuật để thu hút du lịch là mô hình không mới trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, để mô hình này thành công, có lẽ cần sự đầu tư “mạnh
Trang 10tay” hơn nữa, chứ một nhà hát múa rối nước ở Hà Nội, hay vài con thuyền diễn ca Huế trên sông Hương, có lẽ là chưa đủ
Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch
Mục đích của xúc tiến là tăng cường quảng cáo trong du lịch nhằm giới thiệu, hình thành, định hướng các sản phẩm du lịch của đất nước đối với du khách
Tổ chức du lịch thế giới chẳng những quan tâm đến số thu nhập ngoại tệ do
du lịch mang lại, sự tiến bộ của giao thông - vận chuyển, thông tin liên lạc
mà còn theo dõi sát ngân sách chi cho xúc tiến của các thành viên, khuyến khích các nước đẩy mạnh xúc tiến du lịch
Xúc tiến du lịch được Singapore rất chú ý, nhà nước tài trợ kinh phí rất lớn và cho thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu Singapore có Cục xúc tiến du lịch đặt đại diện du lịch quốc gia với 16 văn phòng và 8 đại diện ở nước ngoài để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thị trường thu hút khách vào nước mình, coi đây là phương tiện quan trọng xúc tiến quốc tế
Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.
Singapore còn được mệnh danh là “Thành phố cây xanh”, “Thành phố sạch nhất thế giới”- Sạch bởi môi trường sinh thái và giao thông rất thân thiện với con người Môi trường sinh thái trên đất nước này được đặc biệt quan tâm Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái
là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển KT-Xh Hầu như không có một mẩu giấy, rác trên đường và vỉa hè, hút thuốc lá nơi công cộng
là không tuyệt đối Đây là một điểm hấp dẫn đối với du lịch Singapore
Chương 3: Bài học cho Việt Nam
Vậy trước những thành công quảng bá hình ảnh quốc gia qua du lịch của Singapore, chúng ta cần làm gì để quảng bá hình ảnh Việt Nam?
Xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam
Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để khuyếch trương hình ảnh của mình đến với thế giới Tuy nhiên, Du lịch Việt