I.NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ. 1.Đảng chính trị. Có nhiều cách nêu khái niệm về Đảng chính trị,nhưng chung quy lại có thể khái niệm về Đảng chính trị như sau: Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất,có tổ chức nhất của một giai cấp hay một bộ phận giai cấp nào đó trong xã hội làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp đó.Đảng chính trị phải có tư tưởng tiên phong của giai cấp,có khả năng đại diện cho lợi ích giai cấp và đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp.Đảng chính trị là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Đảng ra đời một cách tự giác khi phong trào đấu tranh của giai cấp phát triển ở trình độ cao đến mức độ cần và phải có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, điều hành thống nhất về tư tưởng và hành động của cả giai cấp. Đảng chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Đảng chính trị không chỉ là đại diện cho hệ tư tưởng mà còn là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của một giai cấp; tập hợp những người giác ngộ nhất, kiên quyết nhất trong đấu tranh thực thi quyền lực và lợi ích giai cấp mình, nên không có đảng nào là phi giai cấp hay siêu giai cấp. Một giai cấp có thể có nhiều đảng, mỗi đảng đại diện cho một tầng lớp trong giai cấp và cũng là đại biểu cho cả giai cấp đó. Lênin đã viết: Cuộc đấu tranh của các chính đảng là biểu hiện hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ rệt nhất của cuộc đấu tranh chính trị của các giai cấp. Các đảng chính trị đều hướng tới 1ãnh đạo, điều hành chính quyền nhà nước, tổ chức cho giai cấp và các lực lượng ngoài giai cấp tiến hành đấu tranh theo đường lối chính trị của mình.Đây là vấn đề có tính nguyên tắc.Bản chất giai cấp quy định vai trò lịch sử của đảng chính trị. Vai trò của một đảng chính trị đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau, nhưng cơ bản nhất là phụ thuộc vào địa vị lịch sử và bản chất giai cấp của đảng đó. Cho nên, khi xem xét toàn diện một đảng, phải tìm cho được bản chất của nó. Như vậy, về bản chất, đảng chính trị là đội tiên phong của giai cấp hay tầng lớp, lãnh đạo tầng lớp hay giai cấp đó đấu tranh để hiện thực hóa quyền lực, lợi ích của tầng lớp và cả giai cấp mà mình đại diện trong một hoàn cảnh lịch sử xác định. Đảng phái chính trị là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử.
Trang 1A.PHẦN MỞ ĐẦU
Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị của các nước,nó có vai trò là một trong những thành phần cơ bản của chế độ chính trị,của xã hội công dân hiện đại có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp,tầng lớp xã hội,nó liên kết ,lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu,thành quả và lí tưởng nhất định của đất nước.Do vậy trên Thế giới không có quốc gia nào là không có Đảng chính trị.Singapore là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh theo đường lối Tư bản và được coi là một trong những “Con rồng Châu Á”.Để có được những thành quả như vậy không thể không nói đến vai trò lãnh đạo cũng như các đường lối,chính sách của Đảng chính trị của Singapore
Trang 2B.PHẦN NỘI DUNG
I.NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ.
1.Đảng chính trị.
Có nhiều cách nêu khái niệm về Đảng chính trị,nhưng chung quy lại
có thể khái niệm về Đảng chính trị như sau:
Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất,có tổ chức nhất của một giai cấp hay một bộ phận giai cấp nào đó trong xã hội làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp đó.Đảng chính trị phải có tư tưởng tiên phong của giai cấp,có khả năng đại diện cho lợi ích giai cấp và đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp
Đảng chính trị là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp Đảng ra đời một cách tự giác khi phong trào đấu tranh của giai cấp phát triển ở trình
độ cao đến mức độ cần và phải có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, điều hành thống nhất về tư tưởng và hành động của cả giai cấp Đảng chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp Đảng chính trị không chỉ là đại diện cho hệ
tư tưởng mà còn là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của một giai cấp; tập hợp những người giác ngộ nhất, kiên quyết nhất trong đấu tranh thực thi quyền lực
và lợi ích giai cấp mình, nên không có đảng nào là phi giai cấp hay siêu giai cấp Một giai cấp có thể có nhiều đảng, mỗi đảng đại diện cho một tầng lớp trong giai cấp và cũng là đại biểu cho cả giai cấp đó Lênin đã viết: ''Cuộc đấu tranh của các chính đảng là biểu hiện hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ rệt nhất của cuộc đấu tranh chính trị của các giai cấp'' Các đảng chính trị đều hướng tới 1ãnh đạo, điều hành chính quyền nhà nước, tổ chức cho giai cấp và các lực lượng ngoài giai cấp tiến hành đấu tranh theo đường lối chính trị của mình.Đây là vấn đề có tính nguyên tắc
Trang 3Bản chất giai cấp quy định vai trò lịch sử của đảng chính trị Vai trò của một đảng chính trị đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau, nhưng cơ bản nhất là phụ thuộc vào địa vị lịch sử và bản chất giai cấp của đảng đó Cho nên, khi xem xét toàn diện một đảng, phải tìm cho được bản chất của nó Như vậy, về bản chất, đảng chính trị là đội tiên phong của giai cấp hay tầng lớp, lãnh đạo tầng lớp hay giai cấp đó đấu tranh
để hiện thực hóa quyền lực, lợi ích của tầng lớp và cả giai cấp mà mình đại diện trong một hoàn cảnh lịch sử xác định
Đảng phái chính trị là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử
Trước khi đưa ra được một định nghĩa tương đối đầy đủ,ta cần xem xét những đặc điểm,yếu tố cấu thành nên một Đảng chính trị và hoạt động của nó.Bất kỳ Đảng chính trị nào cũng bao gồm các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất:Hệ tư tưởng,bất kỳ Đảng chính trị nào cũng có hệ tư
tưởng,hướng hành động
Thứ hai:Tổ chức mỗi đảng là một tổ chức dựa trên nhiều yếu tố
như:quốc gia,vùng,tôn giáo,điều kiện kinh tế-xã hội…
Thứ ba:Hướng mục tiêu cầm quyền,đảng nào cũng hướng tới mục tiêu
chinh phục quyền lực,đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp mình
Thứ tư:Sự ủng hộ của dân chúng,các đảng luôn tìm kiếm sự ủng hộ
của nhân dân
Dựa trên bốn yếu tố trên,chúng ta có thể đưa ra được định nghĩa về Đảng chính trị như sau:
Đảng chính trị là những lực lượng chính trị được tổ chức,những lực lượng này tập hợp các công dân có cùng chung khuynh hướng chính trị,nhằm kêu gọi dư luận hướng tới một số mục tiêu nhất định và nhằm mục đích tham gia chính quyền đồng thời có thể thay đổi chương trình hành động của mình
để thực hiện các mục tiêu trên.
Trang 42Khái niệm về chế độ đa đảng.
Chế độ đa đảng là một hình thái chính trị nhà nước trong đó lý do tồn tại của các đảng là sự cạnh tranh về quyền lực Mỗi đảng thường là đại diện cho các lực lượng chính trị khác nhau, các nhóm lợi ích khác nhau… theo đuổi những lý tưởng, mục tiêu khác nhau, thường là đối lập với nhau về nhiều mặt, từ chính sách đối nội, đối ngoại, đến quan điểm, hệ tư tưởng – chế độ xã hội và ngày nay còn là thái độ, ứng xử đối với môi trường
Đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị đều
"tự do”, "bình đẳng” trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ Mặt khác, chế độ đa đảng ở phương Tây, về thực chất, cũng là dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản
3.Các hình thức đa đảng.
Căn cứ vào số lượng các đảng phái chính trị trong xã hội cũng như cách thức hoạt động của các đảng này, người ta phân chia thành 3 dạng: lưỡng đảng, đa đảng và liên minh đảng cầm quyền
Lưỡng đảng: đời sống chính trị của quốc gia do hai chính đảng chi phối, hoặc chỉ tồn tại hai đảng, hoặc nếu nhiều hơn thì các đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ trước sân khấu chính trị rồi ngả về ủng hộ một trong hai đảng
Đa đảng: Số lượng chính đảng chi phối đời sống chính trị của một quốc gia nhiều hơn hai đảng
Liên minh đảng cầm quyền: Trong các quốc gia có thể chế chính trị đa đảng, một đảng nào đó chiếm được đa số (sau thắng lợi bầu cử), nhưng chưa đạt đến mức độ tuyệt đối thì phải liên minh với một số đảng khác tạo thành một liên minh cầm quyền Khi đó giữa các đảng có sự dàn xếp với nhau, điều
Trang 5hòa về các vị trí chủ chốt trong nội các, điều hòa về chính sách và quyền lực Đảng nào chiếm số lượng cử tri đông nhất thì đảng đó có nhiều đại biểu trong quốc hội, có nhiều ghế trong chính phủ, chiếm nhiều vị trí chủ chốt trong chính quyền nhà nước
4.Thể chế.
Theo nghĩa rộng: thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật
lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử Theo nghĩa hẹp: thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức, phương thức và vận hành của một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất định
5.Thể chế chính trị.
Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của giai cấp cầm quyền Khái niệm thể chế chính trị bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị Thể chế chính trị bao gồm thể chế nhà nước, thể chế các đảng chính trị, thể chế các tổ chức chính trị xã hội, trong đó, thể chế nhà nước là quan trọng nhất
Thể chế chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc Song thể chế chính trị đồng thời lại là cơ sở chính trị – xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ chính trị xã hội Hiệu lực, vai trò của thể chế chính trị tùy thuộc vào hiệu lực và vai trò của
Trang 6từng thể chế trong hệ thống chính trị cũng như của cơ chế vận hành của toàn
hệ thống, trong đó thể chế nhà nước là quan trọng nhất
II.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE.
1.Vị trí,địa lý.
Singapore là một đất nước xinh đẹp và trong sạch nhất Thế giới nối tiếp với màu xanh cùng với lòng nhiệt huyết và tuân thủ pháp luật,quy định của người dân.Đất nước nhỏ bé này nằm ở 1độ Bắc của đường xích đạo ở đỉnh phía nam của Malayxia, nó được bao bọc bởi eo biển Malaca và vùng biển Việt Nam và Trung Quốc Thủ đô là:Singapore,có diện tích 618km2,dân số là: 4,163,700 người,khá đông so với diện tích của Singapore,đơn vị tiền tệ là:Dollar Sing và ngôn ngữ chính thức của đất nước này chủ yếu Tiếng Hoa,Mã lai,Ấn Độ và Tiếng Anh
2.Thời tiết và khí hậu.
Khí hậu của Singapore tương đối giống với khí hậu của nước ta là nhiệt đới,nắng nóng quanh năm do sự tác động của vùng duyên hải nên nền nhiệt
độ của Singapore hầu như duy trì ở mức 24 độ C -32độ C thời tiết tốt không khắc nghiệt lắm so với khi vực khác.Do ảnh hưởng của biển nên có độ ẩm khá cao trên 84%,tháng 12 là tháng mưa nhiều nhất còn tháng 2 là tháng nóng tuy nhiên vào tháng 7 và tháng 8 là hai tháng nóng nhất với nền nhiệt độ cao đạt mức tối đa
3.Kinh tế
Singapore là một nước có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản,do vậy sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa,có thể nói Singapore là một nước có môi trường kinh doanh mở,nạn tham nhũng thấp.minh bạch,tài chính cao,giá cả hợp lí ổn định và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người thuộc loại cao nhất Thế giới.Hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu,đặc biệt là các mặt hàng điện tử,hóa chất và dịch vụ đây là là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế quốc dân.Singapore cũng có
Trang 7một hải cảng chiến lược có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động như:mua bán,xuất nhập khẩu…
Ngoài ra Singapore còn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc loại tốt nhất và sở hữu một lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn cao,hệ thống giao thong hiện đại,là điểm đến của nhiều khách du lịch khắp thế giới.Qua đó làm cho tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Singapore tăng khá mạnh trong những năm gần đây
4.Văn hóa-giáo dục.
Hệ thống giáo dục của Singapore và chất lượng giảng dạy vào bậc nhất Đông Nam Á,Singapore thực sự là một nơi lí tưởng để học tập và nghiên cứu khoa học
Singapore là một quốc gia đa chủng tộc với nhiều Lễ hội và Tết của nhiều quốc gia như: Mã lai,Ấn Độ,Trung Quốc.Lễ hội màu sắc của Singapore-Thaipusam:được tổ chức thường niên nhằm tỏ long tôn kính với các vị thần của người Hindu
5.Tôn giáo.
Singapore có 5 Tôn giáo lớn đó là: Kitô giáo(gồm đạo Tin lành và Công giáo) chiếm 14,6%, Phật giáo 42,5%,Đạo lão 8,5%,Hồi giáo 14,9%,Ấn
Độ giáo 4%,còn lại 0,6% dân số theo tôn giáo khác và 14,8 dân số không theo tôn giáo,Ngoài ra còn có các loại hình tín ngưỡng dân gian.Như vậy, 85,2% dân số Singapore theo tôn giáo,các tôn giáo sống đoàn kết,hòa hợp
III.THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ SINGAPORE.
1.Nền chính trị của Singapore.
Tháng 8 năm 1965,Singapore tuyên bố đọc lập.Đến năm 1984 hiến pháp của Singapore được sửa đổi nhằm đảm bảo một sự đại diện của những Đảng chính trị hay những Đảng không thành lập chính phủ.Qua đó những ứng
cử viên không trúng cử có số phiếu cao nhất trong cuộc tổng tuyển cử sẽ được mới giữ ghế trong nghị viện như những thành viên không đại diện cho đơn vị bầu cử
Trang 8Năm 1988,Singapore có sự sửa đổi hiến pháp quan trọng ,đó là việc đưa ra khu tuyển cử theo nhóm.Theo đó mỗi khu tuyển cử theo nhóm có ít nhất một ứng cử viên từ nhóm thiểu số người Ấn Độ hay người Mã Lai
Năm 1990 Hiến pháp của Singapore được sửa đổi,bổ sung thêm một loại thành viên mới của Nghị viện,thành viên bổ nhiệm.Trong năm này,Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từ chức
Đến năm 1991,Hiến pháp được sửa đổi quan trọng trong phương thức bầu cử nguyên thủ quốc gia.Hiến pháp trước quy định rõ là Tổng thống do nghị viện bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm và xác định rõ quyền hạn của các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp.Nhưng từ năm 1993 lần đầu tiên của nền chính trị Singapore được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm.Tổng thống được trao quyền phủ quyết việc bổ nhiệm các cơ quan cao cấp trong bộ máy nhà nước và các quyền quan trọng khác.Trong đó quy định
cơ quan lập pháp bao gồm:Nghi viện một viện và Tổng thống.Nghị viện thông qua dự luật còn Tổng thống phê chuẩn.Nghị viện Singapore là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.Theo như quy định trong hiến pháp:cơ quan lập pháp có thể xác định,quy định những đặc quyền miễn trừ hay những quyền hạn của Nghị viện
2.Lập Pháp.
Cơ quan Lập Pháp của Singapore bao gồm:Tổng thống và Nghị viện.Nghị viện Singapore theo chế độ một viện.Thành viên của Nghị viện bao gồm:
Thứ nhất: Những thành viên được bầu từ những đơn vị bầu cử qua
những cuộc tổng tuyển cử theo những luật thành văn được Nghị viện ban hành và những thành viên không được bầu cử từ đơn vị bầu cử nào.Bao gồm:Nghị sĩ bổ nhiệm được lựa chọn để đảm bảo cho một sự đại diện rộng rãi những quan điểm trong Nghị viện(được quy định trong hiến pháp 1990).Theo
đó Tổng thống có thể bổ nhiệm 9 Nghị sĩ thong qua sự giới thiệu của Uỷ ban lựa chọn đặc biệt của Nghị viện(mỗi Nghị sĩ được bổ nhiệm có 2 nhiệm kỳ)
Trang 9Thứ hai: Hiến pháp quy định có thể bổ nhệm đến 6 Nghị sĩ từ những
Đảng chính trị đối lập.Điều này đảm bảo cho Nghị viện được đại diện những Đảng chính rị không thành lập chính phủ,những Nghị sĩ này được bổ nhiệm
từ trong số những ứng cử viên đối lập không thắng cử mà người có phần trăm phiếu cao nhất trong đơn vị tuyển cử Số lượng Nghị sĩ này sẽ tùy thuộc vào ứng củ viên đối lập được bầu vào Nghị viện
Những thành viên Nghị viện không qua bầu cử không được bỏ phiếu ở Nghị viện trong những trường hợp sau đây:
Một là:Dự luật sửa đổi hiến pháp
Hai là:Dự luật về ngân sách và tài chính
Ba là:Dự luật bổ sung ngân sách
Bốn là:Bỏ phiếu tín nhệm chính phủ
Thẩm quyền lập pháp được thực hiện bằng một dự luật chuyển tới Nghị viện và được Nghị viện thông qua và được phê chuẩn bởi Tổng thống.Tuy nhiên các thành viện của Nghị viện có quyền trình dự thảo luật hay sang kiến và những kiến nghị lập pháp về bất cứ vấn đề gì và sẽ được thông qua nếu hợp lí
Ngoài ra trong hệ thống Lập pháp còn có Hội đồng Tổng thống về bảo
vệ quyền lợi cho dân tộc thiểu số,bao gồm 14 thành viên với nhiệm vụ là xem xét và xử lí bất kì đạo luật nào mà thấy biểu hiện không công bằng hoặc chia rẽ,kích động dân tộc,tôn giáo
3.Hành Pháp.
Bộ máy nhà nước Singapore trước đây tổ chức theo chế độ Cộng hòa đại nghị,tức là Tổng thống do Quốc hội bầu.Nhưng từ năm 199,theo hiến pháp sửa đổi (năm 1991) là Tổng thống do nhân dân bầu ra và trực tiếp nắm quyền hành pháp.Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm,trong đó Thủ tướng là thành viên của Nghi viện và cũng là người đứng đầu Nội các.Dưới Thủ tướng là các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm,các
Bộ trưởng đều là thành viên của Nghị viện.Tổng thống theo sự giới thiệu của
Trang 10Thủ tướng ,bổ nhiệm những thư ký Nghị viện để giúp đỡ Bộ trưởng,những Thư ký thường trực chịu sự quản lí và điều hành của Bộ trưởng và thực hiện
sự gián sát các công việc được chỉ định
Nội các chịu trách nhiệm về việc điều hành chính sách và tham mưu cho Tổng thống về việc thực thi quyền lực của mình,bổ nhiệm các công chức cao cấp và công chức nghành tư pháp.Nội các chịu sự trách nhiệm tập thể trước Tổng thống và Nghị viện
Chính phủ Singapore có 14 bộ và 55 ban,các ban này được thành lập theo pháp luật của Nhà nước với nhiệm vụ thực hiện các công việc cụ thể như:phát triển kinh tế-xã hội,cở sở hạ tầng…
4.Tư Pháp.
Trong ngành Tư Pháp của Singapore,Hiến pháp Singapore quy định
có hai cấp tòa án đó là:Tòa án tối cao và Tòa án cấp dưới.Những Tòa án cấp dưới gồm có:Tòa án sơ thẩm,Tòa án theo khu vực bầu cử,Tòa án xét xử bị can
bị thành niên,Tòa án Đại hình và Tòa án xử những vụ kiện nhỏ
Trong đó,Tòa án tối cao gồm Chánh án và 7 Thẩm phán,chia thành Tòa án cao cấp và 2 Tòa án Phúc thẩm.Tòa án cao cấp có quyền lực pháp lí lớn trong tất cả các vụ án dân sự và hình sự,có quyền áp dụng hình phạt cao nhất.Hiến pháp đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tư pháp độc lập với hoạt động của cơ quan hành pháp.Ngoài ra Tòa án tối cao được quyền xét xử
sơ thẩm tất cả các vụ án hình sự và dân sự,còn với mức án cao nhất của hình phạt là tử hình là bắt buộc do Tòa án tối cao xét xử.Các Thẩm phán Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Thủ tướng
IV.CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ CỦA SINGAPORE.
1.Đảng cầm quyền ở Singapore.
1.1.Đảng Hành động Nhân dân (PAP).
1.1.1.Qúa trình hình thành Đảng Hành động Nhân dân (PAP).
Được thành lập vào năm 1954,Đảng Hành động Nhân dân Singapore(People Action Party,viết tắt là PAP) là liên minh giữa các lãnh đạo