1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài học kinh nghiệm từ báo chí việt nam trước cách mạng

41 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 336,5 KB

Nội dung

I.1.Lí do lựa chọn đề tài: Cách mạng tháng 8 năm 1945 đánh dấu mốc son hào hùng vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Sự kiện lịch sử này đồng thời trở thành mốc thời gian để phân chia các giai đoạn báo chí nước nhà: giai đoạn báo chí trước cách mạng và báo chí cách mạng. Báo chí là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó chỉ sinh ra trong những điều kiện nhất định của lịch sử xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà báo chí của giai đoạn nào thì chỉ đơn thuần phát triển tự thân nó mà không có sự kế thừa, phát huy từ những bài học kinh nghiệm của các giai đoạn báo chí trước. Bất cứ một nền báo chí nào cũng chịu tác động quy luật này, báo chí giai đoạn nào cũng để lại những bài học quý giá từ thực tiễn nó đã trải qua. Cũng phải nói thêm, do hoàn cảnh ra đời của từng dòng báo chí có biến thiên, nên kế thừa và phát huy là dựa trên cơ sở chọn lọc, đào thải để áp dụng cho phù hợp. Báo chí trước cách mạng tháng 8 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho thế hệ sau kế thừa và phát huy vói nhiều thành tựu như thế. Nhìn vào lịch sử báo chí Việt Nam, có thể thấy ngay rằng báo chí song hành, gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng, phục vụ cách mạng, phục vụ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân. Báo chí cũng là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của nhân dân trên mặt trận tư tưởng. Báo chí trước cách mạng tháng 8 có vai trò lịch sử của riêng nó, ở đây phải kể đến báo Thanh Niên tờ báo ra đời ngày 2161925, là khởi nguồn của báo chí cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đén nền báo chí về sau. Lật lại lịch sử, tìm hiểu về chủ trương, nội dung cũng như hình thức biểu hiện của báo Thanh Niên để thấy được những đóng góp, những bài học kinh nghiệm vô giá về nghề báo. “Bài học kinh nghiệm từ báo chí Việt Nam trước cách mạng” là một đề tài mà tìm hiểu, nghiên cứu về nó sẽ giúp cho người viết và người đọc những kiến thức bổ ích về cả lí luận và cả thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam.

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU:

I.1.Lí do lựa chọn đề tài:

Cách mạng tháng 8 năm 1945 đánh dấu mốc son hào hùng vĩ đại trong

sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam Sự kiện lịch sử này đồng thời trởthành mốc thời gian để phân chia các giai đoạn báo chí nước nhà: giai đoạnbáo chí trước cách mạng và báo chí cách mạng

Báo chí là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó chỉ sinh ra trong

những điều kiện nhất định của lịch sử xã hội Tuy nhiên, không vì thế mà báochí của giai đoạn nào thì chỉ đơn thuần phát triển tự thân nó mà không có sự

kế thừa, phát huy từ những bài học kinh nghiệm của các giai đoạn báo chítrước Bất cứ một nền báo chí nào cũng chịu tác động quy luật này, báo chígiai đoạn nào cũng để lại những bài học quý giá từ thực tiễn nó đã trải qua.Cũng phải nói thêm, do hoàn cảnh ra đời của từng dòng báo chí có biến thiên,nên kế thừa và phát huy là dựa trên cơ sở chọn lọc, đào thải để áp dụng chophù hợp Báo chí trước cách mạng tháng 8 đã để lại nhiều bài học kinhnghiệm cho thế hệ sau kế thừa và phát huy vói nhiều thành tựu như thế

Nhìn vào lịch sử báo chí Việt Nam, có thể thấy ngay rằng báo chí songhành, gắn bó với sự nghiệp cách mạng Báo chí Việt Nam là báo chí cáchmạng, phục vụ cách mạng, phục vụ lợi ích của đông đảo quần chúng nhândân Báo chí cũng là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của nhân dân trên mặttrận tư tưởng Báo chí trước cách mạng tháng 8 có vai trò lịch sử của riêng nó,

ở đây phải kể đến báo Thanh Niên- tờ báo ra đời ngày 21/6/1925, là khởinguồn của báo chí cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đén nền báochí về sau Lật lại lịch sử, tìm hiểu về chủ trương, nội dung cũng như hìnhthức biểu hiện của báo Thanh Niên để thấy được những đóng góp, những bàihọc kinh nghiệm vô giá về nghề báo

Trang 2

“Bài học kinh nghiệm từ báo chí Việt Nam trước cách mạng” là một đềtài mà tìm hiểu, nghiên cứu về nó sẽ giúp cho người viết và người đọc nhữngkiến thức bổ ích về cả lí luận và cả thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam.

I 2.Tình hình nghiên cứu

Hiện tại chưa tìm thấy công trình khoa học nào nghiên cứu trọn vẹn,

đầy đủ về vấn đề “bài học kinh nghiệm từ báo chí Việt Nam trước cách mạngtháng 8” Những tài liệu nói về vấn đề này cũng còn rất nhiều hạn chế, nhỏ lẻ,không chuyên sâu

I.3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

I.3.1.Mục đích nghiên cứu:

Thông qua tiểu luận này, người viết trình bày những tìm hiểu tập trung

về vấn đề vai trò, đóng góp của báo chí Việt Nam trước cách mạng để lại chonền báo chí giai đoạn sau, đặc biệt là thành tựu và sự nở rộ của báo chí giaiđoạn ngay đó- giai đoạn báo chí cách mạng Không thu thập được nhiềunguồn tài liệu, người nghiên cứu tập hợp và chọn lọc những tìm hiểu,thôngtin, phân tích của mình nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan, tương đối đày đủ, chitiết về bài học kinh nghiệm từ báo chí Việt Nam trước cách mạng tháng Tám1945

I.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, tác giả cho rằng tiểu luận cần giảiquyết được 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:

- Một là, trình bày quá trình hình thành cũng như các giai đoạn

của báo chí Việt Nam trước cách mạng tháng 8

- Hai là, tìm hiểu về tờ báo ra đời trước cách mạng nhưng có tầm ảnh hưởng lớn- tờ “Thanh Niên”.

I.4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

- Đối tượng nghiên cứu: các giai đoạn báo chí trước cách mạngtháng 8/ 1945, đi sâu vào tìm hiểu tờ báo “Thanh Niên” ( do Nguyễn Ái Quốclàm chủ biên)

- Phạm vi nghiên cứu: đặc điểm báo chí ra đời trước cách mạngtháng 8, những thành tựu mà báo chí Việt Nam giai đoạn sau kế thừa và pháthuy, học tập được từ bài học kinh nghiệm của báo chí trước cách mạng tháng 8

I.5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài luận:

Xét về ý nghĩa khoa học, bài luận sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữuích cho công tác giảng dạy mở rộng trong nhà trường, làm tài liệu tham khảocho sinh viên báo chí, gợi mở hướng nghiên cứu để tiếp tục nâng cao chấtlượng các hoạt động báo chí ở nước ta

Về mặt thực tiễn, bài luận là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tổ chứchay cá nhân có cái nhìn sâu hơn về giai đoạn báo chí trước cách mạng Bàiluận còn là cơ sở để các nhà hoạt động trong lĩnh vưc báo chí phântích, đánhgiá…và tiếp nhận để ứng dụng thực tế vào nghề báo hiện nay.Quá trìnhnghiên cứu đề tài cũng giúp tác giả nâng cao hơn năng lực nhận thức và khảnăng hoạt động chuyên môn của mình

Trang 4

Có thể chia báo chí giai đoạn này thành hai thời kì lớn, đó là thời kì của những tờ báo đầu tiên và thời kì những năm đầu thế kỉ XX

II.1.1.Thời kì những tờ báo đầu tiên( cuối thế kỉ XIX):

Có 4 tờ báo lớn bằng tiếng Pháp ra đời sớm nhất tại Nam kì đã mởđầu cho kỉ nguyên báo chí của Việt Nam đó là:

*Nam kì viễn chinh công báo, ra đời 29/9/1861, phát hành một tuần/

số Nội dung tuyên truyền công việc hoạt động của chính quyền thực dânPháp tại Việt Nam , đăng tải những thông báo, quy định, nghị định của Pháptại Việt Nam

*Xã thôn công báo ra đời năm 1862, khi Pháp chiếm 3 tỉnh Nam kì.

Nội dung thông báo những biện pháp thi hành của viên thống đốc chỉ huytrưởng, thiết lập nền an ninh trật tự tại miền đất mà Pháp chiếm đón

*Thời báo Sài Gòn ra đời 1864 thông tin về sự phát triển và nở rộ

quan hệ buôn bán tại Việt Nam

Trang 5

*Nam kì kĩ nông công báo năm 1865 chuyên bàn về kinh tế công

nghiệp và nông nghiệp

Ngoài ra những tờ báo bằng tiếng Pháp khác như: Sài Gòn độc lập(1873), Sài Gòn nhật báo(1880), Người Sài Gòn(1883), Sông MêCông(1892), Công luận(1899)…

Báo chí tiếng Pháp trong thế kỉ này tăng trưởng và phát triển khánhanh, điển hình như: Công báo của ủy ban công thương của Bắc kì và Trungkì(1883), Tương lai của bắc kì(1884), tin tức Hải Phòng, Bắc kì độc lập…

Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên đã ra đời ngày 18/4/1865, do

Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút

Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ Gia Định báo có khổ

25x32cm và giá 0,97 đồng/tờ Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng 1 kỳ vào ngày

15 hàng tháng Báo ra mỗi tháng 2 kỳ, rồi mỗi tuần 1 kỳ, tuy nhiên ngày rabáo của Gia Định báo không cố định, khi thì thứ ba, thứ tư, lúc lại thứ bảy Số

trang của Gia Định báo cũng không cố định, khi thì 4 trang, lúc 12 trang.

Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: công vụ và

tạp vụ Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền,đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; cònphần tạp vụ gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo,

văn hóa - xã hội Sau khi Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Gia Định báo

được thêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồm các bài dịch thuật, sưu tầm,khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích Ông đề ra ba mục đíchcho tờ báo: Truyền bá chữ quốc ngữ, cổ động tân học và khuyến học trongdân Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa

II.1.2.Báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX:

Trang 6

Như trong phần hoàn cảch ra đời của báo chí đã trình bày, đến đầu thế

kỉ XX cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và lần 2 đã được tiến hành sau khi Pháphoàn thành công cuộc xâm lược ba nước Đông Dương Cũng trong thời giannày cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân yêu nước đã diễn ramạnh mẽ, điển hình như: chống đi phu, đi lính, chống thuế, bãi công biểu tìnhcủa công nhân… nhưng đều thất bại Hoạt động yêu nước của những nhà trí sĩnhư Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… diễn ra thu hút rất nhiều người thamgia Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí, tư tưởng đã diễn ra khắp từ Bắc chíNam Cũng trong đầu thế kỉ XX chiến tranh thế giới I nổ ra đã tác động mạnh

Những tờ báo và tạp chí nổi tiếng trong thời kì này như: Lục tỉnh tânvăn, Nông cổ mín đàm, Đại Việt quan báo, Đăng cổ tùng báo,Đông Dươngtạp chí, Trng Bắc tân văn, Nam phong tạp chí,…

*Tờ Lục tỉnh tân văn

Báo ra mỗi tuần một số, sau tăng 3 số một tuần, xuất bản từ 15.1.1907tại Sài Gòn do Snaiđơ (H Schneider) sáng lập rồi Jăngtê (P Jeantet) làm chủnhiệm, Trần Nhật Thăng làm chủ bút Từ 3.10 1921, Lục tỉnh tân văn hợpnhất với Nam trung nhật báo vẫn giữ tên Lục tỉnh tân văn do Nguyễn VănCủa làm giám đốc, Lê Hoàng Mưu làm chủ bút, chuyển thành báo ngày, 12

1944 thì đình bản Đây là tờ báo của các nhà địa chủ và trí thức của phongtrào Duy tân

Nội dung của Lục tỉnh tân văn tập trung 3 vấn đề chính:

Trang 7

- Phát động người Việt phát triển kinh tế cạnh tranh với hàng hóa củathương nhân Pháp, Hoa, Ấn Kêu gọi chấn hưng kinh tế nước nhà

- Khai trí, mở mang trưòng học, chống lối học tầm chương, cổ vũ lốihọc mới…

- Đấu tranh dân sinh

Xu hướng chính trị của chủ yếu của Lục tỉnh tân văn phục vụ chínhsách của chủ nghĩa thực dân Pháp

*Tờ Nông cổ mín đàm

Nông cổ mín đàm (chữ Hán, nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng

và đi buôn") là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền vàthương gia người đảo Corsica, hội viên Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ làm chủnhiệm, chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, GilbertTrần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt Nông cổ mín đàm bàn về nông nghiệp

và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốcngữ Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901

Báo được phổ biến khá rộng, hầu khắp Lục tỉnh, tuy nhiên số người

mua báo không nhiều Theo mục Bổn quán cẩn tín trang 6 số 39 (ngày 22

tháng 5, 1902), thì sau gần 1 năm phát hành, đã có 325 người mua báo, chủyếu là các quan chức và điền chủ ở các địa phương, như cai tổng, hội đồng,hương chủ, tri huyện, và các công chức nhà nước - tức là những người biếtđọc chữ quốc ngữ và có quan tâm đến các vấn đề mà tờ báo đề cập So với tờ

Gia Định báo thì số lượng phát hành của Nông cổ mín đàm tương đối khiêm tốn, có lẽ bởi Gia Định báo là công báo được chính phủ Pháp tài trợ in ấn, và buộc các làng các tổng phải mua, trong khi Nông cổ mín đàm là tờ báo tư

nhân và tự trang trải tài chính Giá báo một năm dành cho người Việt là 5đồng, cho người Pháp và người nước ngoài là 10 đồng Sau khi phát hành số

ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản Đây được coi là tờ báo kinh

tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ

* Tờ Đại Việt quan báo:

Trang 8

Ra đời năm 1905 tại Hà Nội, người sáng lập là Babus, chủ bút là ĐàoNguyên Phổ Chuyên mục trên báo gồm những nghị định của thống đốc toànquyền Đông Dương, thống đốc Bắc kì.

Nội dung tuyên tuyền chính sách và pháp luật của thực dân Pháp, tintức giao thông, thông tin về quốc tế…

* Đăng cổ tùng báo:

Tờ Đăng Cổ Tùng Báo xuất bản ở Hà Nội, ra mắt số đầu vào tháng

3-1907, vốn là sự nối tiếp của tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo từ những nămcuối thế kỷ 19 Chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh Nét đặc sắc của Đăng Cổ - gắnvới phong trào Đông Kinh nghĩa thục của các nhà duy tân đầu thế kỷ 20 - là

có thêm phần quốc ngữ bên cạnh phần chữ Hán của tờ Đại Nam

Trong lịch sử báo chí quốc ngữ VN, Đăng Cổ được coi là tờ báo đầu tiên ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam từ ngót nửa thế kỷ trước đã có tờ Gia Định Báo (1865) Nét đặc sắc của Đăng Cổ như nghĩa nôm của nó (đánh

trống) là sự cổ vũ cho những tư tưởng mới của phong trào nghĩa thục

Nội dung của Đăng cổ tùng báo hô hào mở mang công nghiệp, ỏ khoa

cử, bỏ hủ tục cũ, phản ánh những chuyển biến kinh tế xã hội, phản án lợi ích

tư bản bản xứ Báo bị đình bản sau tám tháng hoạt đọng do đăng tải những bàiviết vận động duy tân Tờ báo này được đánh ía có sự phát triển về mặtnghiệp vụ

Nhân vật chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh, một kí giả, dịch giả nổi tiếngcủa làng báo Việt Nam đầu thế kỉ XX Ông đã đóng góp rất nhiều trong việcphổ quát tiếng Việt qua tờ Đăng Cổ Tùng Báo, tờ báo đầu tiên viết bằng chữQuốc Ngữ tại miền Bắc Đáng kể nhất là việc khuyến khích dùng chữ QuốcNgữ qua tờ Đông dương Tạp chí (1913) Ngoài ra, ông còn nhiều công trìnhdịch thuật văn học như dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine, truyện cổ tíchPerrault, kịch Molière từ tiếng Pháp sang tiếng Việt Bảng dich truyện Kiềusang Pháp văn của ông rất đặc sắc Ngoài việc là bản dịch đầu tiên, tất cả

Trang 9

những điển tích, điển cố vay mượn của Trung Hoa đều được ông chú thíchđầy đủ bằng tiếng Pháp.

Đông Dương tạp chí:

Ra đời năm 1913, là chi nhánh của lục tỉnh tân văn Chủ bút là NguyễnVăn Vĩnh, các cây bút khác như: Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính, PhạmQuỳnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà…

Mục tiêu: đem thuật hay nghề mới dạy co dân An Nam, phản ánhquan điểm của thực dân Pháp và tay sai của chúng

Báo có những mục: sư phạm học khoa, dạy quốc ngữ, mục côngvăn học tập, một lối văn nôm na…

Đông Dương tạp chí đình bản tháng 7/1919

* Tờ Trung Bắc tân văn:

Ra đời năm 1915, chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh Lúc đầu báo ra hằngtuần sau 3 kì/tuần, đến năm 1919 ra hằng ngày

Báo có các chuyên mục như: ngôn luận tự do, văn học, câu chuyệnlịch sử, tin trong nước và quốc tế, bình luận, thời sự… Báo có phụ ttrươngngày chủ nhật báo bị đình bản ngày 16/9/1945

* Nam phong

Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày

1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm

và 210 số Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm và chủ bút.Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bàibản và giá trị về tri thức, tư tưởng

Nam Phong thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình vănhọc, và tài liệu lịch sử bằng quốc ngữ Là một phương tiện của thực dân Pháp

để tuyên truyền cho chế độ thực dân[1], cương lĩnh chính trị của tạp chí ít đượcchú ý Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá Chữ Quốc Ngữ vàoViệt Nam

Trang 10

II.1.2.1.Báo chí Việt Nam trong những năm thập niên hai mươi của thế kỉ XX:

Trong những năm thập niên hai mươi, bên cạnh những tờ báo giai

đoạn trước như Lục tỉnh tân văn, Nam phong, Trung Bắc tân văn… vẫn pháttriển thì những tờ báo và tạp chí mới tiếp tục ra đời Nội dung báo chí giaiđoạn này tập trung chủ yếu những vấn đề như: kinh doanh thương nghiệp,phản ánh lợi ích của nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội, đã xuất hiệnnhững tờ báo đề cập đến tư tưởng cách mạng của Lênin, phong trào đông kinhnghĩa thục với những cuộc tranh cãi nổi tiếng Số lượng báo chí trong giai đạnnày tăng khá nhanh

Những tờ báo và tạp chí nổi tiếng trong giai đoạn này như: Thực nghiệp dân báo, khai hóa nhật báo, Hữu thanh tạp chí, Đông Pháp thời báo, Trung lập báo, An Nam tạp chí, Pháp Việt nhất gia, báo Tiếng dân, Hà thành ngọ báo, báo Đông tây, phụ nữ tân văn, kì lân báo…

* Khai hóa nhật báo:

Ra đời năm 1921 tại Hà Nội , người sáng lập là Bạch Thái Bưởi, chủ bút là Hoàng Tích Chu Khuynh hướng: tin hay, tin lạ ở trong nước và lânbang, ở khắp địa cầu, bàn về chấn hưng nông, công, thương, vấn đề tiêu thụ hàng hóa nội địa… Khai hóa nhật báo phản ánh quyền lợi của giai cấp tư sản lúc bấy giờ

Chủ bút Hoàng Tích Chu (1897 - 25 tháng 1 năm 1933) là nhà báo, người có đóng góp lớn trong việc cách tân báo chí Việt Nam đầu thế kỉ XX Ông còn có bút danh Kế Thương, Hoàng Hồ Phan Khôi đã nhận xét về văn của ông “ Trong văn Quốc ngữ ta, cái lối viết của ông Hoàng Tích Chu thật

nó biệt hẳn ra một lối, đủ mà kêu được là “lối văn Hoàng Tích Chu”, sự ấy trong làng văn ta hình như đã công nhận một cách vô tâm rồi Chẳng luận lối văn ấy ông Chu sáng tạo ra hay bắt chước của ai; nội một cái biệt lập ra một nhà được như thế, cũng khá gọi là tay hào kiệt trong làng văn vậy ( ) Lối văn Hoàng Tích Chu ấy mà muốn vĩnh viễn thành lập trên văn đàn, bề nào cũng

Trang 11

phải cải lương Mà sự cải lương nầy không cốt ở sửa đổi đẽo gọt bề ngoài, phải nhờ ở công học vấn bên trong mới được.”

* Đông Pháp thời báo:

Ra đời năm 1924 tại Sài Gòn Giám đốc là Trần Kim Đính sau là Diệp Văn Kỳ Chủ bút là Trần Huy Liệu và Nguyễn Văn Bá Nội dung của Đông Pháp thời báo phản ánh quyền lợi của giai cấp tư sản,tuyên truyền cho chính sách của thực dân Pháp cũng như cải cách, hô hào trấn hưng công nông thương, chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chấn chỉnh quốc văn, cải cách giáo dục, đòi các quyền tự do dân chủ, phản ánh các cuộc đình công bãi khóa

Đông Pháp thời báo bị thực dân Pháp rút giấy phép, 22/12/1928 ra bản cuối cùng

*An Nam tạp chí:

An Nam tạp chí là tên một tờ báo do Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sáng lập năm 1926 Đây là tờ tạp chí chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam Sau chín tháng ra được 10 số Báo bị đìn bản do thiếu vốn hoạt động, tiếp tục ra 3 số rồi ngừng Tháng 1/1931 tái bản và in đựơc chín số Báo ra được 48 phụ bản, đình bản vào 1/3/1933

15/5/1927 báo xuất bản 1000 số phát không cho bạn đọc, Lê Thành Lư đã bị Pháp bắt giam

*Báo Tiếng dân:

Trang 12

Báo Tiếng Dân là cơ quan ngôn luận độc lập đầu tiên tại An Nam

(Trung Kỳ), do ông Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), một nho gia thuộc trường phái duy tân, phát hành Tòa soạn báo đặt tại Huế, phổ biến và có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức miền Trung trong gần 16 năm dài, từ 1927 tới năm 1943

Nội dung của báo Tiếng dân tập trung phản ánh lợi ích của tư sản dân tộc, xu hướng dân tộc dân chủ theo đường lối chính trị cải lương, không tán thành chủ nghĩa cộng sản, chống việc giải truyền đơn Báo cũng đăng nhiều bài chống phong kiến, vạch rõ tính chất bù nhìn của viện dân biểu Trung kì, chống tham nhũng, cường hào, đưa tin các cuuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân

Phụ nữ tân văn:

Ra ngày 2/5/1929 chủ nhiệm là Nguyễn Đức Nhuận, chủ bút là Đào Chinh Nhất

Đây là báo thông tin nghị luận văn học, bàn về những vấn đề phụ

nữ, vai trò của phụ nữ trong quốc gia và xã hội

Báo có lập trường dân tộc, vấn đề nữ quyền, bàn về phụ nữ và gia đình, khoa học, giáo dục, tiểu thuyết, nhi đồng…

Báo phụ nữ tân văn tồn tại và thành báo Phụ nữ Việt Nam

Trang 13

II.1.2.2 Thời kỳ 1925-1945:

II.1.2.2.1.Thời kì 1925-1930:

Từ Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách

mạng Đồng chí Hội, do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trương ra ngày21/6/1925 Thời kỳ đầu của báo Thanh Niên, do điều kiện được niên tập tạimột địa điểm của Tổng bộ Thanh Niên ở Quảng Châu (Trung Quốc), có nhiềuthuận lợi nên báo ra đúng kỳ hạn Khi Công xã Quảng Châu bùng nổ, QuốcDân Đảng đàn áp và khủng bố các cơ sở Cách mạng của Trung Quốc cũngnhư ở Việt Nam thì Bác Hồ rút vào bí mật Trong thời gian từ 6/1925 đến4/1927, báo Thanh Niên đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ Nhưng khiBác Hồ trở lại Liên Xô, qua Đức, Thái Lan Tổng bộ Việt Nam Thanh niênCách mạng Đồng chí Hội chuyển sang Hồng Kông, báo Thanh Niên vẫn tiếptục xuất bản cho đến khi Hội giải tán vào tháng 8/1929 ở trong nước có một

số báo phát hành bí mật như tờ Búa Liềm, của Đông Dương cộng sản Đảng,

số 1 ra ngày 1/10/1929 Tờ Công Nông của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1926) Tờ Cờ Đỏ của An Nam Cộng sản Đảng (1929)

Trang 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh nền báo chí cách mạngViệt Nam

Trong tiến trình phát triển nền báo chí cách mạng, những bài học quýgiá về làm báo của Hồ Chủ tịch vẫn còn nguyên giá trị cho thế hệ nhữngngười làm báo hôm nay và mai sau

Trong lĩnh vực hoạt động báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sánglập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam - một nền báo chí được coi là nền báochí của tương lai, trong hoàn cảnh báo chí nước ta trước năm 1945 sinh hoạttrong môi trường thuộc địa Người cũng là nhà báo cách mạng đầu tiên, hoạtđộng báo chí của Người không chỉ bắt đầu từ khi khai sinh báo chí cách mạngbởi tờ Thanh niên (1925), mà trước đó khi còn ở Pháp, Người đã viết cho tờ

Le Paria, Humanité với tư cách là người cộng sản của Quốc tế Cộng sản.Người không chỉ là một nhà báo xuất sắc với một phong cách chính luậnmang tính chiến đấu cao và nhiều màu sắc uyển chuyển; phong phú hiện thực

và chiều sâu văn hóa, mà còn là người làm báo tài ba, với một nghệ thuậttuyên truyền tài giỏi

Tờ báo Thanh niên - khởi nguồn báo chí cách mạng

Trong những năm 20 đầu thế kỷ XX, do chính sách khai thác thuộc địalần thứ hai của thực dân Pháp đối với nước ta trên quy mô lớn và đi vào chiềusâu đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc Nhiều giai cấp hình thành

và phát triển, có mâu thuẫn ở mức độ khác nhau về quyền lợi chính trị và kinh

tế, trong đó giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề nhất, tuy nhiên lại là giaicấp phát triển nhanh về số lượng và chất lượng Họ không chỉ nhận rõ bảnchất thâm độc của tư bản Pháp mà họ còn ý thức được vai trò của mình đốivới dân tộc, đất nước Nhiều thanh niên yêu nước vượt biên giới đến QuảngChâu, Trung Quốc để đón luồng tư tưởng mới tham gia cách mạng thế giới.Một số thanh niên trẻ tuổi như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng

Trang 15

Phong đứng ra thành lập nhóm Tâm Tâm xã với mục đích "hợp sức mọingười, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, đem lại cho mọi người cái nhânquyền bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho quốc dân" Tiếng bom Sa Điệncủa thanh niên Phạm Hồng Thái nhằm vào tên Méc-lanh, Toàn quyền ĐôngDương gian ác như báo hiệu bước vào một giai đoạn đấu tranh mới.

Thời gian này Nguyễn ái Quốc đang ở Liên Xô Trước tình hình đóQuốc tế Cộng sản liền cử Người về cơ sở cách mạng ở Quảng Châu (TrungQuốc) để trực tiếp chỉ đạo Tháng 6/1925 Người lựa chọn một nhóm chiến sĩtrẻ tuổi trong tổ chức Tâm Tâm xã để thành lập một đoàn thể cách mạng có

xu hướng mác-xít Đó là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.Theo sáng kiến của Nguyễn ái Quốc, Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cáchmạng Đồng chí hội xuất bản tờ báo Thanh niên, làm cơ quan tuyên truyềnđường lối, mục đích và chương trình hành động của Hội Ngày 21/6/1925 số 1báo Thanh niên ra đời, và ngày này được coi là ngày khai sinh ra báo chí cáchmạng Việt Nam Tờ Thanh niên là tờ báo cách mạng đầu tiên bởi nó là tiếngnói của một tổ chức cách mạng vô sản, do một chiến sĩ cộng sản của giai cấp

vô sản sáng lập, và một điều quan trọng nữa là báo chí cách mạng Việt Nam

bắt đầu hoạt động theo quan điểm hoạt động báo chí của Lênin: "Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể".

Trong thời kỳ đầu ra báo, Nguyễn ái Quốc kiêm Tổng biên tập báo,trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp viết những bài quan trọng, ngoài ra còn sửa bài, vẽtranh minh họa Nội dung chủ yếu của tờ Thanh niên tập trung vào một sốđiểm cơ bản: "Khơi sâu lòng căm thù quân cướp nước của nhân dân; học tậplịch sử trong nước và trên thế giới làm thế nào để đưa cách mạng Việt Namđến thắng lợi triệt để; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tập hợp lực lượng

và xây dựng tổ chức để đi đến thành lập một chính đảng có đủ sức mạnh đểlãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng", và 5 năm sau (1930) điều đó

đã trở thành hiện thực

Trang 16

Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn ái Quốc, báo Thanh niên đã giới thiệu chonhân dân ta một con đường cách mạng, một phương pháp làm cách mạng vàmột kiểu con người cách mạng mới Tờ báo trang bị cho chúng ta một tư duytriết học mới Một thế giới quan, nhân sinh quan mới bắt đầu thâm nhập vàoViệt Nam Tờ báo đã tích cực tuyên truyền một con đường cách mạng mới, đó

là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phongtrào yêu nước Việt Nam

Đến báo Việt Nam Độc lập - “biết các việc, biết đoàn kết đặng đánh Tây, đánh Nhật”

16 năm sau, sau khi thực dân Pháp bị thua trận và thất thủ ở chínhquốc, phát xít Nhật kéo vào Đông Dương cùng với Pháp bóc lột nhân dân tatới tận xương tủy, Lúc này Nguyễn ái Quốc đang ở Hoa Nam (Trung Quốc)đang tìm bắt liên lạc với Trung ương Đảng chuẩn bị điều kiện về nước để trựctiếp lãnh đạo cách mạng Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba hải ngoại,Người cùng với một số đảng viên bí mật trở về Tổ quốc thân yêu đang ngàyđêm chảy máu trước sự dày xéo của bọn đế quốc phát xít sài lang

Cũng phải nói thêm rằng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ 2,bối cảnh chính trị - xã hội nước ta vô cùng phức tạp, nhiều khuynh hướngchính trị sinh hoạt tư tưởng - văn hóa khác nhau Tuy nhiên Đảng Cộng sảnĐông Dương vẫn nhìn thấy con đường đi của cách mạng Việt Nam trong mànđêm đen tối - một con đường đầy thách thức và thời cơ Con đường cáchmạng đó đã được Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11/1939), lầnthứ 7 (tháng 11/1940) đề ra và đã được khẳng định trong Hội nghị Trungương Đảng lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn ái Quốc chủ trì, và đã đề ra nhiệm

vụ trước mắt của toàn Đảng là phải chuẩn bị để lãnh đạo cuộc "võ trang bạođộng giành lấy quyền tự do độc lập”, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộcđược đặt lên hàng đầu Người đã sáng kiến thành lập Việt Nam Độc lập Đồng

minh hội, gọi tắt là Việt Minh và dự liệu kế hoạch khởi nghĩa từng phần, tiến

tới Tổng khởi nghĩa Hơn hai tháng sau, ngày 1/8/1941 Người sáng lập tờ báo

Trang 17

Việt Nam Độc lập, làm cơ quan tuyên truyền của Việt Minh tỉnh Cao Bằng.

Tôn chỉ mục đích của báo được nói rõ trong số đầu: “Cốt làm cho nhân dân

ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật cho Việt Nam độc lập, tự do”.

Cũng như tờ Thanh niên, trong hơn ba mươi số đầu của báo Việt NamĐộc lập do Nguyễn ái Quốc trực tiếp phụ trách và viết bài, biên tập, vẽ tranhminh họa

Các bài viết trên báo Việt Nam Độc lập dù thể hiện ở dạng nào cũngnhằm mục đích kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc, ra sức củng cố xây dựnglực lượng vũ trang cho Mặt trận Việt Minh Báo chú trọng tuyên truyền giácngộ cách mạng cho quần chúng, tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, vạch trầnmọi âm mưu tàn bạo của chúng, khơi sâu lòng căm thù giặc của nhân dân, nêunhững tấm gương, bài học về tình đoàn kết, đồng lòng, đồng sức làm việc lớn.Báo còn hướng dẫn cách thức tổ chức, phương hướng hoạt động của các đoànthể trong Mặt trận Việt Minh, theo mục đích đường lối mà Đảng đã đề ra

II.1.2.2.2 Thời kỳ 1930-1936:

Sau hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản và thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam vào tháng 2/1930, các tờ báo của tổ chức Cộng sản và các đoànthể do các tổ chức đó chỉ đạo đều ngừng xuất bản để bảo đảm sự thống nhất

về tư tưởng, đường đối chính trị Thời kỳ tiếp theo, báo chí Cách mạng đặcbiệt phong phú cả về tên báo, do Trung ương và các cấp ủy Đảng, các chi bộ

Đảng đứng ra tổ chức Thoạt đầu, Trung ương Lâm thời cho ra tờ Tạp chí

Đỏ, số 1 ra ngày 5/8/1930 Sau đó 10 ngày, ngày 15/8/1930, Trung ương cho

ra đời báo Tranh đấu; đây là tờ báo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau hội nghị Trung ương lần thứ I (10/1930) thì Tạp chí Đỏ và Tranh đấu

ngừng xuất bản, thay vào đó là tờ Vô Sản và Tạp chí Cộng Sản, nhân danh

Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương

Trang 18

Tờ Vô sản và Tạp chí Cộng sản xuất bản được mấy số, cho đến sau Hộinghị Trung ương lần II (3/1931) ít ngày, đồng chí Trần Phú và các ủy viênTrung ương lần lượt sa lưới mật thám thì ngừng xuất bản Tháng 6/1931, Banchỉ huy ở ngoài nước của Đảng Cộng sản Đông Dương (Phân bộ Quốc tếCộng sản) thành lập thì tạp chí Bônsơvich, cơ quan lý thuyết của Ban chỉ huyđược xuất bản Từ số đầu, cho đến số 10 tạp chí ra đều đặn hàng tháng, sau đólại có các số cách nhau khá xa.

II.1.2.2.3 Thời kỳ 1936-1939:

Thời kỳ 1936-1939 là cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân các nướcchống phát xít liên minh với các thế lực phản động đẩy tới nguy cơ chiếntranh thế giới mới Báo chí Cách mạng ra sức tranh thủ điều kiện thuận lợimới về chính trị lần đầu tiên trong lịch sử, kể từ 6/1936, xuất bản công khai.Lợi dụng chế độ đã ban hành thì báo tiếng Pháp do người Pháp hay ngườiViệt chủ trương đều không phải xin phép, chỉ cần làm thủ tục đơn giản Đã có

tất cả 6 tờ báo tiếng Pháp ra đời: Le Travail Rassemblement!, L?Avant Garde, Le Peuple, En Avant!, Notre Voix Sau đó một số báo chí Việt Nam không xin phép cũng ra mắt, trong đó có báo chí Cách mạng: Lao Động, Dân Tiến, Dân Muốn, Đông Phương, Mới, Tiến Tới Đặc biệt tờ Dân Chúng, ra

mắt ngày 22/7/1938, cơ quan Trung ương của Đảng xuất bản ở Sài Gòn Ngày30/8/1939, chính quyền buộc phải thừa nhận báo của ta là hợp pháp Thực tếlịch sử đó cho chúng ta thấy đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng báo Dân Chúng

là tờ báo đi tiên phong, mở đường cho tự do báo chí thắng lợi

Những tờ báo cách mạng chỉ chiếm một phần tư tổng số báo trong thời

kỳ này nhưng giữ một vị trí rất quan trọng, chiếm lĩnh được cảm tình củađông đảo bạn đọc nhất Do chính sách của Mặt trận dân chủ của Đảng và caotrào cách mạng của quần chúng, báo chí cách mạng có ảnh hưởng tốt đến các

Trang 19

tờ báo khác, hình thành mặt trận báo chí dân chủ, phối hợp đấu tranh và giànhđược một số thắng lợi vang dội như triệu tập được Hội nghị báo giới ở Trung

kỳ và Bắc kỳ, thảo luận nhiều vấn đề bổ ích về chính trị và nghề nghiệp

Đời Nay, Đông Phương, Người Mới, Mới ra đời rồi sau đó đóng cửa vì ban

biên tập đã được chỉ thị của Đảng cho chuyển vào bí mật hoặc đã bị địch bắtgiam Sau đó toàn bộ báo chí Cách mạng lại chuyển vào thời kỳ xuất bản bímật, cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương và các tổ chức quần chúng củaĐảng Báo chí bí mật xuất bản trong thời kỳ 1939-1945 với một khí thế mới,

nó phản ánh rõ hướng đi đến toàn thắng, chứ không phải chỉ phản ánh đấutranh lâu dài giữa Cách mạng và phản Cách mạng, mà chưa nhìn rõ ngàythắng lợi, mà nó như một chân lý, một mục tiêu cuối cùng, tất yếu sẽ đạt đến

Tờ Cứu Quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, ra mắt quần chúng ngày 25/1/1942 ở Trung Kỳ cớ tờ Dân Tộc, Nam Kỳ có tờ Giải Phóng Nam phần Bắc Kỳ có tờ Độc Lập, Đặc biệt tờ Việt Nam Độc Lập do Bác Hồ sáng

lập, chỉ đạo biên tập, in, phát hành, là cơ quan của Tỉnh bộ Việt Minh Cao

Trang 20

Bằng số 1 ra ngày 1/8/1941 Sau Cách mạng Tháng Tám vẫn tiếp tục xuấtbản

Các báo 'hàng dọc' của các đoàn thể cứu quốc thì có tờ Chiến Đấu của Việt Nam Quân nhân Cứu Quốc Hội, sau đổi là Kèn Gọi Lính Tờ Lao Động của Việt Nam Công nhân Cứu quốc Hội Tờ Quân Giải Phóng của Việt Nam Giải Phóng Quân Tờ Tiền Phong của Hội Văn hóa Cứu quốc, tờ Việt Nam

của Việt Nam Cứu Quốc Hội

Ngày 28/2/1943, Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra số 1 và ngày 24/9/1943 ra

số 2 Số 3 đã xong bài vở, chưa kịp in để phát hành thì tổng khởi nghĩa

Kể từ khi tờ Dân Chúng ngừng xuất bản (1/1939), sau hơn 3 năm

chúng ta mới lại có báo làm cơ quan Trung ương của Đảng lấy tên là Cờ Giải Phóng, ra mắt số 1 ngày 10/10/1942 Cờ Giải Phóng do Tổng bí thư Trường

Chinh trực tiếp phụ trách biên tập

II.2.ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT CỦA CÁC GIAI ĐOẠN BÁO CHÍ VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 :

II.2.1 Thời kì những tờ báo đầu tiên( cuối thế kỉ XIX):

Bước đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của

thực dân Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng cáccông văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn

thuần nữa.Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và

lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam

Ngày đăng: 09/09/2016, 00:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w