1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH CỦA ÚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

23 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 129,06 KB

Nội dung

NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH CỦA ÚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH CỦA ÚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS Đào Thị Thu Giang,ThS Trần Đức Duy Tóm tắt Bài viếttập trung nghiên cứu các chính sách của Úc trong việc phát triển nguồn vốn cả ở trong nước và từ thu hút nguồn vốn nước ngoài cho khu vực kinh tế tư nhân. Thông qua các quy định pháp luật và tổ chức bộ máy chính quyền, chính phủ Úc đã tạo ra một thị trường tài chính phát triển nhanh mà vẫn ổn định. Một số chương trình, chính sách quan trọng của chính phủ Úc đã giúp hỗ trợ và huy độngnguồn vốn với mục tiêu dẫn dắt nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng phát triển theo đúng hướng chiến lược.Bài viết cũngđánh giá thực trạng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân Úc, trên cơ sở đó rút ra các bài học cho Việt Nam. Từ khóa:Chính sách hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh tế tư nhân Abstract This paper focuses on studying Australia’s policies in developing the domestic capital sources as well as mobilizing foreign invested capital for the nation’s private economic sector. By means of legal regulations and governmental bodies’ organization, Australian government has created a fast and stably growing financial market. Several important programs and policies of Australia have supported and mobilized necessary funds, aiming at guiding the development of the economy in general and the private sector in particular towards government’s strategic orientation. The paper also analyzes the situation of Australian private sector in accessing and utilizing capital, and then points out relevant lessons for Vietnam. Key words: Capital supporting policies, foreign invested capital, private economic sector Úc là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới,một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, lực lượng lao động có tay nghề cao và mức sống cao.Trong nền kinh tế hiện đại như nền kinh tế Úc, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng, là khu vực chính tạo ra thu nhập và việc làm cho nền kinh tế. Để tạo động lực cho sự phát triển cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng, huy động và sử dụng vốn hiệu quả luôn là vấn đề trọng yếu. Sự hỗ trợ và điều tiết từ phía chính phủ luôn đóng vai trò chủ đạođể định hướng tổng thể cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có vấn đề về vốn cho phát triển. Chính phủ Úc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc huy động mạnh mẽ các nguồn vốn cho phát triển kinh tế, cả vốn trong nước và từ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nguồn vốn này một cách có hiệu quả cao ở khu vực kinh tế tư nhân đã tạo lập và duy trì sự tăng trưởng và phát triển cho toàn bộ nền kinh tế Úc. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ và huy động nguồn vốn của chính phủ Úc, từ đó xem xét đưa ra một số bài học cho Việt Nam. 1. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ÚC HỖ TRỢ NGUỒN VỐN CHO KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Thị trường tài chính và các chính sách có liên quan * Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC) Nguồn lực đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó chính là nguồn vốn. Nguồn vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Nhắc đến nguồn vốn thì không thể không nhắc đến thị trường tài chính, chứng khoán, là nhắc đến các định chế tài chính và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính mà đơn vị quản lý điều hành làASIC-Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc. ASIC (Australian Securities and Investments Commission)là bộ phận độc lập của chính phủ Úc và hoạt động như một tổ chức điều phối doanh nghiệp ở Úc. Có thể thấy riêng việc để ủy ban chứng khoán hoạt động khá độc lập cho thấy chính phủ Úc đã rất coi trọng hoạt động tài chính, chứng khoán, chính phủ đã đánh giá cao vai trò của thị trường tài chính đến toàn bộ nền kinh tế.ASIC đóng vai trò củng cố và điều chỉnh luật doanh nghiệp và luật tài chính để bảo vệ người tiêu dùng, nhà đầu tư cũng như những bên cho vay. Được thành lập ngày 1/1/1991 với tên gọi ban đầu là ASC (Ủy ban Chứng khoán Úc) với mục tiêu là tập hợp các tổ chức điều phối doanh nghiệp trên toàn nước Úc. Đến nay, ASIC đã mở rộng hơn rất nhiều so với lúc mới thành lập cả về phạm vi lẫn trách nhiệm, đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Úc. Cụ thể, tổ chức này cùng với chính phủ đã đề ra luật về Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc đồng thời đóng góp vào việc xây dựng, điều chỉnh các điều khoản có liên quan đến thị trường tài chính như sau: Trong đạo luật công ty Corporation Act 2001 (Luật qui định về các tập đoàn kinh doanh và các hoạt động, dịch vụ tài chính) có chương thứ 7 quy định riêng về các dịch vụ tài chính và thị trường tài chính. Trong chương có những quy định về việc cấp phép hoạt động cũng như giới hạn của các thị trường tài chính, vai trò của chính phủ và ASIC trong việc quản lý chúng, quy định về các phương thức bù trừ và thanh toán, các chính sách đền bù, việc cấp phép các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, tính minh bạch của các dịch vụ tài chính, các sản phẩm tài chính và các điều khoản có liên quan khác. Đồng thời nó còn quy định rõ những sai phạm và những điều nghiêm cấm trong hoạt động tài chính. Nhờ đó mà đảm bảo hành lang pháp lý để thị trường tài chính hoạt động thông suốt, ổn định, tạo nên một nguồn cung an toàn về vốn cho các doanh nghiệp. Cùng với đó là Luật về ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc(Australian Securities and Investments Commission Act 2001) đề cập không chỉ đến cách thức tổ chức của ủy ban ASIC mà còn đề ra những quy định để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi tham gia vào hoạt động tài chính, đồng thời đề ra những chuẩn mực của báo cáo tài chính, chuẩn mực có liên quan đến hoạt động kiểm toán như quyền hạn, trách nhiệm của các công ty kiểm toán, chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các hoạt động có liên quan đến thị trường chứng khoán và hoạt động đầu tư khác Trong quá trình hoạt động đến nay, việc thực hiện và điều chỉnh những quy định pháp lý thường xuyên, các điều khoản trong luật luôn luôn được đảm bảo tính chất cập nhật so với tình hình thực tế của hoạt động chứng khoán, tài chính. Mỗi năm luật về ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc có thể được điều chỉnh hoặc bổ sung tới 7 hay 8 lần còn như luật về các tập đoàn kinh doanh (Corporation Act 2001) cũng được điều chỉnh hoặc bổ sung hàng năm khoảng 3 đến 5 lần. Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) đóng vai trò như một nhân tố cốt lõi, định hướng và quản lý thị trường chứng khoán và đầu tư nhằm đảm bảo cho nó hoạt động đúng đắn, thông suốt, liên tục phát triển đảm bảo thu hút được một nguồn vốn từ toàn bộ nền kinh tế cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển. * Ngân hàng dự trữ Úc Tuy không đem lại lượng vốn dồi dào như thị trường chứng khoán nhưng ngân hàng cũng là một nguồn huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Hoạt động của hệ thống ngân hàng được quy định trong các đạo luật là Luật ngân hàng (Banking Act1959) và Luật ngân hàng dự trữ (Reserve Bank Act 1959), theo đó thì Ngân hàng dự trữ Úc (Reserve Bank of Australia) giữ vai trò của ngân hàng trung ương, là trung tâm quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống.Các quy định cũng như các chính sách của Ngân hàng trung ương đều có tác động đến cả hệ thống ngân hàng do vậy có ảnh hưởng nhất định đến việc vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân. Do đó việc duy trì một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định cùng với các chính sách về tỷ giá, lãi suất hợp lý chính là đảm bảo cho một nguồn vốn ổn định cho nền kinh tế. Ngân hàng dự trữ Úc có nhiệm vụ dài hạn là đảm bảo cho việc bình ổn giá, hạn chế thất nghiệp, sự thịnh vượng của cả nền kinh tế cũng như của từng người dân Úc thông qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể về lạm phát, về hệ thống thanh toán hiệu quả và thông qua việc phát hành tiền giấy. Cơ cấu tổ chức, các điều lệ hoạt động và một số quy định khác về quyền hạn và trách nhiệm của ngân hàng dự trữ Úc được thể hiện chi tiết trong Luật ngân hàng dự trữ 1959 (Reserve Bank Act 1959). Vì hoạt động như một ngân hàng trung ương nên Ngân hàng dự trữ Úc phải đảm bảo các chính sách cả về hệ thống tiền tệ, tài chính lẫn hệ thống thanh toán cho nên Ngân hàng dự trữ chia làm 2 bộ phận chính là Ủy ban Ngân hàng dự trữ (Reserve Bank Board) đảm bảo cho hệ thống tiền tệ và ổn định tài chính và Ủy ban thanh toán (Payments System Board) chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến hệ thống thanh toán. Một số điểm chính trong các chính sách của Ngân hàng dự trữ có liên quan trực tiếp đến thị trường tài chính và hoạt động luân chuyển vốn như sau: Ø Thứ nhất là về chính sách tiền tệ: các chính sách tiền tệ là do Ủy ban Ngân hàng dự trữ quy định và thực hiện.Ngân hàng dự trữ sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu để kiềm chế lạm phát cụ thể là mức trung bình trong trung hạn từ 2% đến 3%theo đó ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản (ở Úc có tên gọi là Cash Rate) chính là lãi suất cho vay qua đêm của thị trường liên ngân hàng chứ không can thiệp trực tiếp vào lãi suất huy động và cho vay thông thường.Chính phủ Úc xác định kiểm soát lạm phát sẽ đảm bảo cho giá trị của đồng tiền nhờ đó khuyến khích kinh tế phát triển mạnh về dài hạn. Vì không có tác động trực tiếp nênlãi suất huy động và cho vay tự điều chỉnh theo thị trường. Ø Ngân hàng dự trữ Úc cũng xác định rõ ràng việc ổn định cả hệ thống tài chính của nền kinh tế là hết sức cần thiết nên đã đặt ra chức năng riêng là “Ổn định tài chính” (Financial Stability). Cụ thể, chức năng này chính là việc đảm bảo cho các trung gian tài chính, các thị trường tài chính dễ dàng luân chuyển dòng vốn giữa những người tiết kiệm và nhà đầu tư giúp đóng góp sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này, ngân hàng dự trữ đã phải phối hợp với ASIC, kho bạc Úc, và APRA - Cơ quan giám sát Cơ sở tài chính và Bảo hiểm Úc (Australian Prudential Regulation Authority) để hình thành CFR – Hội đồng điều tiết tài chính (Council Financial Regulators) để thực hiện việc phân loại, kiểm soát các định chế tài chính. Việc đăng ký và các quy định về quyền hạn và chức năng của các định chế tài chính được biểu hiện trong Luật Đăng ký và phân loại Cơ sở tài chính (Financial Sector Act 2001). Do đó, CFR sẽ đảm bảo việc vận hành toàn bộ hệ thống tài chính một cách ổn định và phòng tránh được những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ø Hệ thống thanh toán cũng được Ngân hàng dự trữ Úc chú trọng đầu tư. Chính phủ Úc xác định rằng một hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao là hết sức cần thiết cho hoạt động kinh doanh hằng ngày của nền kinh tế Úc. Được điều hành trực tiếp bởi Ủy ban thanh toán của Ngân hàng dự trữ nên hệ thống thanh toán đã phát triển rất phong phú và được quy định chặt chẽ dưới 1 loạt các đạo luật : Ngoài Luật Ngân hàng dự trữ đã nói ở trên thì còn các luật như Luật thanh toán và phát hành séc (Cheques Act 1986), Luật giao dịch điện tử (Electronic Transactions Act 1999), Luật Cải tổ dịch vụ tài chính (Financial Services Reform Act 2001), Luật Hệ thống và Mạng lưới thanh toán (Payment Systems and Netting Act 1998), Việc thanh toán nhờ vào những quy định chặt chẽ đảm bảo cho dòng tiền từ tài khoản của định chế này đến định chế khác diễn ra nhanh chóng, trôi chảy và do vậy cũng góp phần tạo nênsự ổn định của thị trường tài chính. Những chính sách lênthị trường tài chính, chứng khoán trên đều có điểm chung là đem tới một nguồn vốn ổn định cho toàn nền kinh tế, sự quản lý chặt chẽ lên thị trường tài chính và do đó phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính (thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro nhất) nhưng vẫn không trái với những quy luật kinh tế, không làm mất đi tính chất của một nền kinh tế thị trường mở. Những điều đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 1.2. Những chính sách khác của chính phủ Úc hỗ trợ vốn cho kinh tế tư nhân Ngoài những văn bản quy định trong các đạo luật, thì chính phủ Úc cũng khởi xướng và đầu tư xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ vốn cũng như các nguồn tài nguyên khác cho doanh nghiệp tư nhân. Vì nhu cầu được hỗ trợ kinh doanh là rất đa dạng và phong phú nên nhiều chương trình được đưa ra và những chương trình này cũng góp phần giúp chính phủ tập trung định hướng được sự phát triển của cả nền kinh tế. Mỗi chương trình sẽ hướng tới một hoặc một vài mục tiêu cụ thể nhưng nhìn chung đều là hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh, hoặc hỗ trợ những mặt hàng mới nhưng có ý nghĩa lâu dài trong tương lai. * Chương trình Commercialisation Australia Chương trình Commercialisation Australia là chương trình hỗ trợ đáng tin cậy và có tính cạnh tranh cao nhằm mục đích cấp vốn và các tài nguyên thông tin, tri thức khác cho việc thúc đẩy tiến trình xây dựng một hoạt động kinh doanh một sản phẩm tri thức. Chương trình đem đến cho các công ty, những cá nhân kinh doanh, các nhà nghiên cứu, những nhà phát minh, sáng chế để nhằm mục đích thương mại hóa những tài sản tri thức, những phát minh, sáng kiến mới. Chương trình có nhiều mức cấp vốn đa dạng cùng với một hệ thống thông tin các cơ hội để giúp đạt được thành công trong kinh doanh. Vì những sản phẩm về tri thức mới thường khó được chấp nhận trong thời gian đầu vì nó có tính mạo hiểm cao nên ít được đầu tư và do vậy cũng khó tiếp cận với thực tiễn. Như vậy chương trình có tính chất như một quỹ đầu tư mạo hiểm, chính phủ Úc thông qua chương trình này sẽ đem những sản phẩm nghiên cứu, những phát minh của những nhà nghiên cứu, những doanh nghiệp đổi mới thành sản phẩm kinh doanh thành công. Tùy theo nhu cầu được hỗ trợ mà chương trình chia làm 4 loại hỗ trợ: Ø Hỗ trợ kỹ năng và kiến thức (Skills and Knowledge support): hỗ trợ đến 50.000 AUD để trả cho dịch vụ và chuyên gia tư vấn. Việc hỗ trợ này giúp xây dựng các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thương mại hóa những sản phẩm tri thức. Ø Nhà điều hành có kinh nghiệm (Experienced Executives) : hỗ trợ đến 350.000 AUD trong 2 năm để giúp cho việc tuyển dụng một giám đốc điều hành hay một nhà điều hành khác. Ø Tài trợ cho minh chứng tồn tại (Proof of Concept grants): hỗ trợ từ 50.000 đến 250.000 AUD để thử kiểm chứng khả năngtồn tại của một sản phẩm mới, một quy trình hay dịch vụ trong thị trường Ø Tài trợ khởi nghiệp thương mại hóa (Early Stage Commercialisation grants): Hỗ trợ từ 50.000 đến 2000.000 AUD để đem một sản phẩm, một quy trình hay một dịch vụ ra thị trường. Ngoài ra bất cứ đơn vị nào khi đăng ký vào chương trình cũng được hỗ trợ các kỹ năng cũng như kinh nghiệm thông qua mạng lưới thông tin của các chuyên gia và những tình huống kinh doanh mà chương trình đã hỗ trợ trong quá khứ. Như vậy chương trình nhằm mục đích đưa lý luận khoa học vào thực tiễn, gắn thực tiễn với lý luận sẽ đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng đổi mới, phát triển một cách năng động, đặc biệt là có thể thích nghi với các khó khăn và vượt qua các cuộc khủng hoảng dễ dàng hơn. * Ủy ban thương mại Úc với việc thu hút vốn từ nước ngoài Chính phủ Úc mong muốn thu hút nhiều những dòng tiền đầu tư từ nước ngoài vào Úc. Ủy ban Thương mại Úc - Austrade (Australia Trade Commission) là tổ chức trung gian của chính phủ Úc và thực hiện việc cấp phép cũng như kiểm soát, thẩm định cho các hoạt động kinh doanh quốc tế. Austrade cũng cung cấp cho các công ty nước ngoài về những thông tin cần thiết đề xây dựng các cơ sở kinh doanh và phát triển hoạt động kinh doanh tại Úc. Ủy ban này còn giúp các nhà đầu tư quốc tế có thể kết nối tới đúng địa chỉ và thông tin liên lạc khác của những đơn vị phụ trách hoạt động kinh doanh, và biết đến cả những chương trình hỗ trợ của chính phủ. Austrade đại diện cho nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Úc, ủy ban này có tới hơn 100 văn phòng trên 55 quốc gia trên toàn thế giới và cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn toàn cởi mở đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện đầu tư vào Úc một cách nhanh chóng nhất. Ủy ban Thương mại Úc cũng tập trung điều hướng nguồn vốn từ nước ngoài vào một số lĩnh vực chủ yếu theo hướng phát triển chung của cả nền kinh tế: Du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, dịch vụ tài chính, khai khoáng, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và sản xuất nâng cao (sử dụng công nghệ kỹ thuật cải tiến vào sản xuất). Những ngành này đều là những ngành có tiềm năng và luôn đổi mới trong tương lai, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường cho nên sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài bền vững. * Chương trình AusIndustry Đây là chương trình rất lớn của chính phủ nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đang tồn tại và những doanh nghiệp mới thành lập có thể đổi mới thường xuyên để phát triển và thành công. AusIndustry là chương trình đặc biệt trực thuộc bộ Công nghiệp, Đổi mới, Khoa học, Nghiên cứu và Giáo dục đại học (Department of Industry, Innovation, Science, Research and Tertiary Education) nhằm thực hiện nhiều chương trình phạm vi rộng lớn hỗ trợ kinh doanh với bất cứ quy mô nào và thuộc mọi lĩnh vực. Chương trình hoạt động xuyên suốt qua mọi cấp chính phủ và tác động đến cả những vùng đất xa xôi nhất của nước Úc. Nhiệm vụ của chương trình chính là hỗ trợ các đơn vị kinh doanh tiếp cận và thích nghi với những điều kiện của nền kinh tế hiện tại và giữ vững khả năng cạnh tranh để phát triển trong tương lai. AusIndustry thực hiện nhiều chương trình nhỏ, hàng năm cấp khoảng 2 tỉ đô la Úc tiền vốn thông qua các chương trình này cho nền kinh tế, một số chương trình có thể kể đến như sau: Ø Chương trình hỗ trợ cho Công nghệ sạch: Chương trình bắt đầu từ tháng 07/2011 nhằm cung cấp sự hỗ trợ cho việc quá độ lên sử dụng những công nghệ sạch cho ngành công, thương nghiệp. Cụ thể chương trình hỗ trợ vốn khuyến khích các cơ sở kinh doanh kiềm chế lượng các bon thải ra mà đảm bảo cho sản phẩm vẫn không bị giảm sút đi tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Đồng thời cũng hỗ trợ vốn để cho việc nghiên cứu và phát triển tiếp tục các công nghệ sạch mới. Đây có thể được coi là chương trình cốt lõi và được đầu tư nhiều,chỉ tính riêng lượng vốn cấp cho các cơ sở kinh doanh để khuyến khích giảm chất thải và đầu tư vào công nghệ sạch đã là 1,2 tỉ AUD. Ø Chương trình hỗ trợ cho Đổi mới và Nghiên cứu phát triển: Đây cũng là chương trình chính của AusIndustry, chương trình này hướng đến việc miễn giảm thuế cho toàn bộ những doanh nghiệp có tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển hợp lý. Chương trình này hỗ trợ nhiều hơn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ: cụ thể là giảm thuế 45% và được hoàn lại thuế nếu nộp thừa với những doanh nghiệp có thu nhập dưới 20 triệu AUD một năm, và giảm thuế 40% và không hoàn số tiền thừa với những doanh nghiệp còn lại. Ø Một số chương trình hỗ trợ vốn khác mà AusIndustry sử dụng cũng đem lại định hướng đổi mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh như chương trình “Venture Capital”,“Manufacturing Industry”,“Small Business” đều nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ hay các doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuyển giao để phát triển sử dụng công nghệ mới đều vì mục đích tăng năng suất lao động và giảm chất thải ra môi trường. 2.THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐNCỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ÚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.1. Thực trạng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân Úc Hoạt động đầu tư kinh doanh ở Úc từ sau khủng hoảng đang có sự phát triển nhanh chóng. Mặc dù mức tăng trưởng của GDP không cao chỉ dao động quanh mức 3% nhưng tỉ lệ đầu tư cho hoạt động kinh doanh so với GDP lại tăng khá nhanh từ mức 14,5% vào năm 2010 lên tới 18,4% vào năm 2012 như trong Hình 1. Chúng ta có thể thấy sự hồi phục của nền kinh tế và do vậy nhu cầu về nguồn vốn cũng tăng trở lại với các doanh nghiệp tư nhân Úc. Hình 1: Đầu tư kinh doanh* tính tỉ lệ theo GDP danh nghĩa qua các năm *Không tính đến những tài sản mua lại, chuyển đổi giữa các đơn vị tư nhân; bỏ qua tư hữu hóa Nguồn: Tổng cục thống kê Úc, 2012 Trong giai đoạn khủng hoảng mức đầu tư giảm sút rõ rệt, từ năm 2008 đến năm 2010 mức đầu tư vào hoạt động kinh doanh chỉ còn dưới mức 15% so với GDP của cả nước. Rõ rành với chính sách cởi mở và bộ luật rõ ràng chi tiết tạo điều kiện và hành lang pháp lý rộng để các doanh nghiệp tái cơ cấu, tái đầu tư sau khủng hoảng nên đã có thể nâng mức đầu tư lên đến 18,5% so với tổng GDP vào năm 2012. Điều đó đảm bảo cho sự phục hồi nhanh chóng của cả nền kinh tế. * Tiếp cận nguồn vốn thông qua vay vốn ngân hàng Nhờ có nhiều chính sách hợp lý đảm bảo cho sự ổn định của thị trường tài chính là tiền đề cho việc tiếp cận nguồn vốn dễ dàng cho các doanh nghiệp tư nhân. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng dự trữ và của Tổng cục thống kê Úc thì mức độ tăng trưởng tín dụng cũng như nguồn cung về tiền nhìn chung đều đạt mức tăng ổn định từ năm 2010 đến nay. Đặc biệt như trong hình 3, [...]... nghiệm cho Việt Nam trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn * Thực trạng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tại Việt Nam Nguồn vốn cho nền kinh tế nước ta có thể chia làm hai nguồn cung cấp chính là nguồn vốn từ trong nước và nguồn vốn từ các hoạt động đầu tư nước ngoài Để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, nhà nước đã có nhiều chính sách cụ thể nhằm mục tiêu làm giảm lạm phát, ... bị cắt giảm một lượng vốn phát triển cơ sở hạ tầng Sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nên các nguồn tài trợ từ một số nước bắt đầu bị giảm sút, điều đó cũng tạo nên những khó khăn trong thời gian tới của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài * Một số gợi ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển nguồn vốn của Úc Kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn đang phát triển nên không thể áp... chung của các nhà đầu tư để đảm bảo sự an toàn cho số tiền đầu tư của họ cho nên nước Úc trở thành điểm thu hút dòng tiền từ khắp nơi trên thế giới Chúng ta có thể thấy những chính sách của Úc, việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, cũng như hướng phát triển hợp lý, tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế đã phát huy tác dụng trong việc thu hút nguồn vốn 2.2 Bài học kinh. .. còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sau 3 năm cũng tăng được 119% Nhìn chung khủng hoảng tài chính thế giới tuy gây hậu quả chính vào năm 2008 và 2009 nhưng kinh tế Việt Nam vào thời điểm này chưa bị ảnh hưởng sâu sắc Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn trong và ngoài nước và đồng thời việc sử dụng nguồn vốn đôi khi còn thiếu hiệu quả Một số khó khăn chính mà nước... 100,0 38,9 35,2 25,9 Nguồn: Tổng cục thống kê,Niên giám thống kê, 2011 Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư không có sự biến động lớn chỉ có sự chuyển dịch một phần nhỏ nguồn vốn từ kinh tế nhà nước sang các thành phần kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Lượng tiền vốn vào nền kinh tế về cơ bản vẫn tăng trưởng đều qua các năm, so với năm 2008 thì lượng tiền vào khu vực kinh tế tư nhân năm 2011 tăng... rất có lợi cho tư ng lai, đảm bảo đem đến phát triển bền vững Việc áp dụng một cách linh hoạt những chính sách của Úc trong nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ đem lại những tác động tích cực đến hoạt động sử dụng và tiếp cận nguồn vốn Tuy nhiên cần hiểu rõ bản chất cũng như mục đích của từng quy định, chính sách để có thể áp dụng một cách thích hợp với tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam và nhờ đó có... 3.686 Nguồn: Ủy ban giao dịch chứng khoán Úc, 2013 Nhìn chung, thị trường chứng khoán ở Úc phát triển đồng đều và đa dạng với nhiều loại sản phẩm tài chính khác nhau đảm bảo giảm thiểu rủi ro Thị trường tài chính phát triển ổn định là tiền đề cho sự phát triển cả nền kinh tế Ngoài ra, chỉ số niêm yết ASX200 của Úc cũng hồi phục nhanh sau khủng hoảng đến nayđã vượt qua mức 250 điểm so với mức 220 vào... góp phần tài trợ chính là Mỹ, Anh, Nhật Bản và Hà Lan Ngoài ra cũng trong danh sách 10 nước đứng đầu nguồn tài trợ có Singapore, Nhật Bản, Đức và Hà Lan có mức độ tăng trưởng đầu tư nhanh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây Bảng 2: Vốn đầu tư trực tiếp vào Úc theo quốc gia đầu tư chính (triệu AUD) Quốc gia Tổng lượng Vốn đầu tư trựcTỉ lệ vốn Tỉ lệ lượng vốn đầu tư tiếp nước ngoàiđầu tư vốn đầu tư (triệu... quy định, chính sách của một nước phát triển như Úc. Tuy nhiên, có một số điểm chúng ta có thể học tập và vận dụng một cách linh hoạt trong nền kinh tế Việt Nam Ø Thứ nhất về quản lý thị trường tài chính: cần tạo động lực thúc đẩy, tạo hành lang pháp lý cũng như những quy định cụ thể chi tiết về mặt pháp luật Từ đó vừa có thể quản lý tốt hơn vừa tạo sự an toàn cho các định chế tài chính phát triển trong... nay thì vẫn được giữ vững ở mức khá cao là 450 tỉ AUD Hình 5: Lượng trái phiếu phát hành ở Úc Chính bang phủ các Chính phủ Úc* Ngoài chính phủ** *Không tính đến trái phiếu mua bởi Chính phủ Úc ** Ngoại trừ việc tựchứng khoán hóabởicác định chế tài chính Nguồn: Ngân hàng dự trữ Úc và Ủy ban thống kê Úc, năm 2013 Tóm lại, nguồn vốn huy động được từ thị trường chứng khoán tuy không tăng mạnh nhưng vẫn được . NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH CỦA ÚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH CỦA ÚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT. một số bài học cho Việt Nam. 1. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ÚC HỖ TRỢ NGUỒN VỐN CHO KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Thị trường tài chính và các chính sách có liên quan * Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC) Nguồn. tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân Úc, trên cơ sở đó rút ra các bài học cho Việt Nam. Từ khóa :Chính sách hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh tế tư nhân Abstract This

Ngày đăng: 19/06/2015, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w