Tuy nhiên, ngành dịch vụ và đặc biệt là XKDV của Việt Nam chưa có được vai trò như vậy trong nền kinh tế và còn cho thấy nhiều yếu kém, năng lực cạnh tranh còn thấp mặc dù Việt Nam có nh
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tếđối ngoại
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH
VỤ CỦA MỸ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : VũĐình Thắng
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC BẢNG v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA MỸ 8
1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ 8
1.1.1 Khái niệm dịch vụ 8
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ 9
1.1.3 Các loại hình dịch vụ 12
1.2 Thương mại dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ 15
1.2.1 Thương mại dịch vụ 15
1.2.2 Xuất khẩu dịch vụ 17
1.2.2.1 Khái niệm 17
1.2.2.2 Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ 18
1.2.2.3 Một vài nét về xuất khẩu một số loại hình dịch vụ cơ bản 19
1.2.2.4 Vai trò của xuất khẩu dịch vụ 29
1.3 Một vài nét về nền kinh tế Mỹ và sự phát triển khu vực dịch vụ của Mỹ 31
1.3.1 Nền kinh tế Mỹ - một nền kinh tế dịch vụ 31
1.3.2 Sự phát triển khu vực dịch vụ của Mỹ 33
CHƯƠNG 2 : KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA MỸ 40
2.1 Tình hình chung về xuất khẩu dịch vụ của Mỹ trong những năm qua 40
Trang 32.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ 40
2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ 43
2.1.3 Thị trường xuất khẩu dịch vụ 45
2.1.4 Phương thức xuất khẩu dịch vụ 49
2.1.5 Chính sách xuất khẩu dịch vụ 50
2.2 Xuất khẩu một số ngành dịch vụ điển hình của Mỹ 52
2.2.1 Xuất khẩu dịch vụ du lịch 52
2.2.2 Xuất khẩu dịch vụ tài chính 58
2.2.3 Xuất khẩu dịch vụ vận tải 64
2.2.4 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục 70
2.2.5 Xuất khẩu dịch vụ viễn thông 73
2.3 Kinh nghiệm rút ra từ phát triển xuất khẩu dịch vụ của Mỹ 75
CHƯƠNG 3 : PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỸ 79
3.1 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam và các vấn đề đặt ra 79
3.1.1 Tình hình chung về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 79
3.1.2 Xuất khẩu một số loại hình dịch vụ của Việt Nam 82
3.1.3 Những vấn đề đặt ra trong xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 94
3.2 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ và khả năng vận dụng bài học kinh nghiệm của Mỹ cho phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 96
3.2.1 Những điểm tương đồng 96
3.2.2 Những nét khác biệt 97
3.2.3 Áp dụng bài học kinh nghiệm của Mỹ cho phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 98
3.3 Triển vọng phát triển xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam 100
Trang 43.4 Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong
giai đoạn 2012-2020 103
3.4.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ trong nền kinh tế 103
3.4.2 Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan tới dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ 104
3.4.3 Tham gia cụ thể, nhiều hơn nữa vào các thỏa thuận, hợp tác về thương mại dịch vụ 105
3.4.4 Cải tiến công tác thống kê, thu thập dữ liệu các ngành dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ 106
3.4.5 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về phát triển dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ ở các trường đại học, các viện nghiên cứu 107
3.4.6 Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ 107
3.4.7 Đẩy mạnh việc phát triển công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ 108
3.4.8 Tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực cho xuất khẩu dịch vụ 109
3.4.9 Triển khai các chương trình xúc tiến xuất khẩu dịch vụ 110
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
BEA Bureau of Economic Analysis Ủy ban phân tích kinh tế Mỹ
CTP Corporation for Travel Promotion Công ty xúc tiến du lịch
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATS General Agreement on Trade in
Services
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ITU International Telecommunication
NAICS The North American Industry
Classification System
Hệ thống phân loại ngành khu vực Bắc Mỹ
OT Office of Telecommunication Cơ quan Viễn thông (Mỹ)
TPP Trans-Pacific Partnership Diễn đàn hợp tác xuyên Thái
Bình Dương
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNWTO United Nations World Tourism
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt Tiếng Việt
Trang 6DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Tỷ trọng GDP của các ngành dịch vụ khu vực tư nhân trong nền kinh tế
Mỹ năm 2010 32
Hình 1.2 Tỷ lệ lao động phân theo ngành trong khu vực tư nhân của Mỹ giai đoạn 2001-2010 36
Hình 2.1 Thị phần XKDV của một số quốc gia trên thế giới năm 2010 40
Hình 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Mỹ giai đoạn 2001-2011 42
Hình 2.3 Tỷ trọng xuất khẩu một số ngành dịch vụ cơ bản của Mỹ năm 2010 44
Hình 2.4 Một số quốc gia xuất khẩu chính của Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ năm 2010 48
Hình 2.5 Thị trường XKDV du lịch của Mỹ năm 2010 56
Hình 2.6 Kim ngạch XKDV tài chính – ngân hàng của Mỹ 2001-2010 59
Hình 2.7 Thị trường XKDV tài chính của Mỹ năm 2010 60
Hình 2.8 Thị trường XKDV vận tải của Mỹ năm 2010 68
Hình 2.9 Kim ngạch XNK dịch vụ giáo dục của Mỹ giai đoạn 2001-2010 70
Hình 2.10 Kim ngạch XNK dịch vụ viễn thông của Mỹ giai đoạn 2001-2010 73
Hình 3.1 Thị trường XKDV du lịch của Việt Nam năm 2011 87
DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân bổ lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ của Mỹ giai đoạn 2001-2010 35
Bảng 1.2 Thu nhập các ngành dịch vụ, và so sánh với hàng hóa trong khu vực tư nhân của Mỹ giai đoạn 2001-2010 38
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKDV của Mỹ giai đoạn 2001-2011 42
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu một số ngành dịch vụ lớn của Mỹ 2001-2011 43
Bảng 2.3 Thị trường XKDV của Mỹ giai đoạn 2001-2010 47
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch của Mỹ giai đoạn 2001-2010 54 Bảng 2.5 Kim ngạch XNK dịch vụ vận tải của Mỹ giai đoạn 2001-2010 65
Trang 7Bảng 2.6 Doanh thu cước phí và dịch vụ cảng trong dịch vụ vận tải Mỹ giai đoạn
2001-2010 65
Bảng 2.7 Doanh thu cước phí và dịch vụ cảng của Mỹ tại một số khu vực trên thế
giới năm 2010 66
Bảng 3.1 Tình hình XNK một số ngành dịch vụ của Việt Nam từ năm 2005-2010 80
Bảng 3.2 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2001-2011 86
Bảng 3.3 XNK dịch vụ tài chính Việt Nam giai đoạn 2005-2010 88
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, dịch vụ đang ngày càng giữ một vai trò quan trọng,
ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội đặc biệt là kinh tế Sự lớn mạnh không
ngừng về quy mô, tốc độ của dịch vụ đã kéo theo nhu cầu và khả năng choXKDV
XKDV hiện nay đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia,
góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động của
các quốc gia này
Tuy nhiên, ngành dịch vụ và đặc biệt là XKDV của Việt Nam chưa có được vai
trò như vậy trong nền kinh tế và còn cho thấy nhiều yếu kém, năng lực cạnh tranh
còn thấp mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển như nhiều danh lam thắng
cảnh (phát triển dịch vụ du lịch), đường bờ biển dài (phát triển dịch vụ vận tải biển),
nguồn lao động trẻ cần cù, tiếp thu nhanh những cái mới (tuy phần nhiều chưa được
đào tạo tốt) Cơ cấu XKDV còn nhiều bất cập, với tỷ trọng các ngành có chất lượng
cao thấp như: tài chính (2,5%), bảo hiểm (0,9%) (năm 2010) Các chính sách về
XKDV ở Việt Nam còn thiếu và chưa có sự quan tâm đúng mức ở nhiều tầng lớp
trong xã hội.Do đó, tỷ trọng của XKDV của Việt Nam còn rất khiêm tốn,vào năm
2010 chỉ chiếm 9,4%trong tổngkim ngạch xuất khẩu của Việt Namvà chỉ khoảng
0,2% tổng kim ngạch XKDV của toàn thế giới(WTO, 2011)
CUNG CẤP TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO MIỄN PHÍ
- Nghiên cứu khoa học
Trang 9- Cung cấp số liệu doanh nghiệp : số liệu kế toán, hoạt động kinh doanh, nhân sự
marketing, xuất nhập khẩu
- Cung cấp số liệu viết luận văn, báo cáo tốt nghiệp,,, nhiều lĩnh vực
TƯ VẤN VIẾT LUẬN VĂN, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (TIẾNG ANH & TIẾNG VIỆT)
- Tư vấn lập đề cương luận án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp
- Tư vấn viết báo cáo, luận án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp trọn gói hoặc từng phần, có
xác nhận của cơ quan thực tập
- Chỉnh sửa luận văn, báo cáo tốt nghiệp theo yêu cầu
TƯ VẤN VIẾT ASSIGNMENT CÁC MÔN
1 Human Resource Management,
2 Strategic Management,
3 Operation Management,
4 Principles of Management/Corporate Finance/Economic,
5 Global Organizational Environment,
6 Global Business Strategy,
Trang 10Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ :
TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ NĂNG HỌC THUẬT
Ms Phương Thảo - 0932.636.887
Email: Hotrosinhvien_vn@yahoo.com
Trong khi đó, Mỹ - một nền kinh tế dịch vụ hàng đầu thế giới - luôn quan tâm,
chú trọng việc phát triển các ngành dịch vụ cũng như XKDV Khu vực dịch vụ hàng
năm đóng góp khoảng trên 70% trong tổng GDP của nền kinh tế có quy mô lớn nhất
thế giới này Do vậy, vị trí kinh tế mà Mỹ có được trên thế giới hiện nay có một
phần đóng góp quan trọng của khu vực dịch vụ, với một số lợi ích mang lại cho
nước Mỹ như tạo công ăn việc làm cho người dân nhiều hơn bất cứ ngành nào trong
nền kinh tế, thu nhập trung bình cao Thêm vào đó, trong hoạt động thương mại
dịch vụ với các nước khác, Mỹ thường xuyên đạt thặng dư, góp một phần quan
trọng làm giảm thâm hụt khá nhiều trong cán cân XNK nói chung của Mỹ (chủ yếu
do lĩnh vực XNK hàng hóa)
Như vậy, dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong một nền kinh tế, vàXKDV là
một hướng đi quan trọng giúp Việt Nam cải thiện và từng bước đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh
Trang 11của quốc gia trong khu vực và trên thế giới Để phát triển khu vực dịch vụ này,
chúng ta phải có những nghiên cứu, học hỏi từ nước khác nơi có ngành dịch vụ phát
triển Và đó cũng là lý do, đề tài này lựa chọn nghiên cứu những kinh nghiệm của
Mỹ trong xuất khẩu dịch vụ, từ đó vận dụng thích hợp vào tình hình của Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu
a) Tình hình nghiên cứu nước ngoài:
Trên thế giới, hiện có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề dịch vụ
và xuất khẩu dịch vụ như:“Trade in services: exports and foreign revenues” của Nhà
xuất bản DIANE Publishing (1986), “Basics of service exporting” của Trung tâm
thương mại quốc tế (UNTAD/WTO),“Successful Services Exporting: Programme
Implementation Guide for Trade Support Institutions (TSI’s)” của Ban thương mại
dịch vụ thuộc ITC (2006), và đa số đều tập trung vào nghiên cứu ở các nước phát
triển, phần nhiều trong số chúng cũng là Mỹ, nhưng chưa có nhiều những nghiên
cứu cụ thể cũng như các đánh giá chi tiết về tiềm năng, phương hướng phát triển
của hoạt động XKDV cho các nước đang phát triển như Việt Nam
b) Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở trong nước cũng có một số đề tài nghiên cứu về dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ
ở nhiều cấp như:Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ
của thành phố Hà Nội đến năm 2020” của tác giả Hoàng Văn Châu, Đại học Ngoại
Thương Hà Nội; Đề tài: “Nghiên cứu chuyên đề về chiến lược phát triển của một số
ngành dịch vụ Việt Nam: Viễn thông, Tài chính, Vận tải biển, Vận tải hàng không,
Du lịch và Ngân hàng” của Bộ kế hoạch và đầu tư, UNDP, Vụ Thương mai Dịch
vụ (2004); Đề tài cấp Bộ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ
Trang 12Việt Nam" do Uỷ ban quốc gia về hợp tác quốc tế thực hiện năm 2003; Đề tài cấp
Bộ “Giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và thực hiện hiệp định thương mại tư do ASEAN – Trung
Quốc” do PGS.TS Nguyễn Hữu Khải cùng nhóm nghiên cứu trường Đại học ngoại
thương thực hiện ;Đề tài: “Chính sách xuất khẩu dịch vụ trong điều kiện Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Hà Văn Hội, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội; Đề tài: “Các ngành dịch vụ Việt Nam: năng lực cạnh tranh và hội nhập
kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Hữu Khải & Vũ Thị Hiền (2007) ; Đề tài
khóa luận: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngân, Đại học Ngoại Thương (2010); Đề tài khóa
luận: “Đẩy mạnh xuất khẩu một số loại hình dịch vụ kinh nghiệm trên thế giới và
bài học kinh nghiệm cho Việt nam” của tác giả Nguyễn Thái Ngọc Anh, Đại học
Ngoại Thương (2009)
Ngoài ra, còn một số đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp khác, trong đó có khóa luận
của sinh viên các trường đại học kinh tế Nhưng nhìn chung đề tài: “Kinh nghiệm
phát triển xuất khẩu dịch vụ của Mỹ và bài học cho Việt Nam” của người viết
không trùng với các đề tài đã nghiên cứu trước đây
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ trong việc
phát triển XKDV, và căn cứ vào thực trạng XKDVcủa Việt Nam, khóa luận đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triểnXKDVcủa Việt Nam Để thực hiện mục tiêu này,
các nhiệm vụ cần phải thực hiện của đề tài là:
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 13 Làm rõ cơ sở lý luận chung về dịch vụ và XKDV từ đó thấy được vai trò, ý
nghĩa của XKDV
Nghiên cứu hoạt động XKDV của Mỹ và sau đó rút ra các bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
Phân tích tình hình, thực trạng XKDV của Việt Nam
Xác định các triển vọng phát triển, và kiến nghị giải pháp thúc đẩy hoạt động
XKDVcủa Việt Nam Trên cơ sở vận dụng các bài học kinh nghiệm rút ra từ
nghiên cứu XKDV của Mỹ
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động XKDV của Mỹ và Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm XKDV của Mỹ,
và đánh giá hoạt động XKDV ở Việt Nam
Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dich vụ ở Mỹ và
Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011 (sau khi Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định
thương mại song phương BTA vào năm 2001, và Mỹ có những bước phát triển
quan trọng trong giai đoạn này) và đề xuất các giải pháp phát triển cho XKDV của
Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020
Về mặt nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động XKDV
của Mỹ và Việt Nam trong một số ngành dịch vụ chủ yếu như: du lịch, vận tải, tài
chính - ngân hàng, giáo dục, viễn thông do đây là những ngành dịch vụ đóng góp
quan trọng vào hoạt động XKDV của Mỹ đồng thời cũng là các dịch vụ cơ sở, cần
thiết cho việc học tập các kinh nghiệm phát triển cho Việt Nam
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích – thống kê, phân tích so sánh,
phương pháp mô hình hóa – đồ thị để rút ra các luận cứ logic nhất, từ đó tổng hợp,
luận giải đối tượng nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài:
Nội dung chính của đề tài được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ và sự phát triển khu vực dịch vụ của Mỹ
Chương 2: Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu dịch vụ của Mỹ
Chương 3: Phát triển XKDV của Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của Mỹ
Để thực hiện đề tài này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy
cô, bạn bè, gia đình Người viết xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo
ThS Vũ Thị Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp tài liệu để người
viết hoàn thành bài khóa luận này Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu không
tránh khỏi những sai sót,người viết mong nhận được sự góp ý của thầy cô và mọi
người
Trang 15CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KHU
VỰC DỊCH VỤ CỦA MỸ 1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ
1.1.1 Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là một khái niệm khá quen thuộc đối với người dân của bất kỳ một
quốc gia nào Thuật ngữ kinh tế này được sử dụng thường xuyên trong đời sống con
người do vai trò ngày càng tăng của dịch vụ đối với nền kinh tế quốc dân Tuy
nhiên cho đến nay, khái niệm về dịch vụ vẫn chưa được thống nhất do có rất nhiều
các quan điểm khác nhau Có lẽ khái niệm đơn giản và dễ hiểu nhất là từ Từ điển
bách khoa Việt Nam: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”
Theo Giáo sư Philip Kotler, dịch vụ là “bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ
thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang
tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch
vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với sản phẩm vật chất.” (Nguyễn Trung Văn,
2008, tr.488)
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA), dịch vụ là “những hoạt
động mang tính vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, theo
đó dịch vụ không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình, nhưng trong mọi
trường hợp đều không diễn ra quyền sở hữu một vật nào cả.” (Nguyễn Trung Văn,
2008, tr.489)
Như vậy, cả hai định nghĩa trên đều cho thấy cáctính chất sau của dịch vụ:
Trang 16 Dịch vụ mang tính vô hình
Là một hoạt động trao đổi giữa người cung cấp và người tiếp nhận dịch vụ và
cuối cùng không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả
Dịch vụ không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình/ vật chất
Còn theo OECD (2000), định nghĩa về dịch vụ tập trung hơn vào giá trị gia tăng
mà dịch vụ mang lại, theo đó, dịch vụ là “một tập hợp nhiều hoạt động kinh tế
không trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất hàng hóa, khai mỏ hay nông
nghiệp Dịch vụ bao gồm việc cung cấp cho con người những giá trị tăng thêm bằng
sức lao động, lời khuyên, kỹ năng quản lý, giải trí, đào tạo, trung gian môi giới ”
Như vậy,dịch vụ được coi là một trong ba ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân,
bên cạnh nông nghiệp (bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp) và công nghiệp, và có
thể tạo ra cho con người giá trị dưới rất nhiều hình thức khác nhau
Tóm lại, dịch vụ được hiểu là hoạt động tạo ra những sản phẩm không tồn tại
dưới hình thái vật chất, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong sản xuất và
Trang 17Đây là tính chất đặc trưng nhất và được hầu hết mọi người thừa nhận Dịch vụ
không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, không thể nhìn thấy, không thể nắm giữ,
cũng như nếm, ngửi Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá dịch vụ thường rất khó khăn
Khách hàng chỉ có thể biết được chất lượng của một dịch vụ như thế nào sau khi đã
tiêu dùng dịch vụ đó Thực tế, để khách hàng thêm tin tưởng sử dụng dịch vụ của
mình, các nhà cung cấp thường cố gắng vật chất hóa dịch vụ bằng cách quảng cáo
về lợi ích của dịch vụ khi sử dụng nó, như khi giới thiệu dịch vụ du lịch đường thủy,
nhà cung cấp đã quảng cáo về hình ảnh chiếc tàu hiện đại, tiện nghi, sang trọng và
an toàn nhằm gửi đến khách hàng một tín hiệu đảm bảo cho chất lượng của dịch vụ
1.1.2.2 Tính không thể phân chia
Dịch vụ có tính không thể phân chia, hay nói cách khác, việc sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ diễn ra đồng thời Theo đó, thường thì người sản xuất và cung ứng
dịch vụ sẽ là một, và người sản xuất và tiêu dùng thường gặp nhau tại một điểm
Trong đa số trường hợp, việc sản xuất dịch vụ chỉ được hoàn thành nếu có sự hoàn
thành tiêu dùng của khách hàng Nếu chưa có khách hàng thì cũng không có hệ
thống tạo ra dịch vụ Với đặc điểm này, việc xuất khẩu và tiêu dùng dịch vụ ở thị
trường nước ngoài gặp một số khó khăn chủ yếu là do vị trí địa lý cách biệt Tuy
nhiên, hiện nay, với tiến bộ công nghệ, những rào cản đó đã giảm bớt đi rất nhiều
Phổ biến nhất là việc sử dụng máy rút tiền tự động ATM với nhiều tiện ích như
nhanh, linh hoạt, đã giúp cho việc giao dịch của khách hàng diễn ra thuận tiện mà
không cần phải có sự hiện diện của nhân viên ngân hàng
1.1.2.3 Tính không đồng nhất
Trang 18Đặc điểm này thể hiện ở chất lượng không đồng đều của dịch vụ, dịch vụ của
nhà cung cấp này thường không giống của nhà cung cấp kia và cũng khó có thể
giống dịch vụ được cung cấp bởi chính nhà cung cấp đó ở một thời gian khác, một
địa điểm khác,… Như vậy, nguyên nhân ở đây là do các nhà cung cấp có trình độ
chuyên môn, công nghệ, điều kiện môi trường, thời gian, địa điểm cung
cấp…không giống nhau, cũng như là do mỗi người tiêu dùng có những đánh giá,
cảm nhận khác nhau dựa trên kinh nghiệm và cảm xúc của họ Không giống như
hàng hóa, dịch vụ khó có thể được tiêu chuẩn hóa, mà phụ thuộc nhiều vào kế
hoạch, chiến lược phát triển và triển khai dịch vụ cũng như là thời gian, địa điểm
tiến hành cung cấp dịch vụ Ví dụ như, chất lượng giáo dục trong cùng một ngành
của các trường đại học khác nhau là khác nhau Mỗi trường đều có cơ sở vật chất
khác nhau, trình độ của giáo viên, sinh viên là khác nhau… Và ngay cả khi giáo
viên của một trường sang giảng dạy ở một trường khác, do sinh viên có trình độ
khác hay do chính tâm trạng của người giáo viên đó mà chất lượng bài giảng là
không giống nhau giữa hai lần giảng dạy
1.1.2.4 Tính không thể cất trữ
Do việc cung ứng diễn ra đồng thời với tiêu dùng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ là
không thể lưu trữ, bảo quản Do vậy, nhà sản xuất gặp phải một số những khó khăn
trong việc cân đối nguồn cung cho phù hợp nhu cầu của khách hàng trong từng thời
kỳ Đây cũng chính là lý do các nhà cung cấp dịch vụ chuyển từ cất trữ sản phẩm
dịch vụ (không thể) sang cất trữ năng lực cung cấp dịch vụ, điều này là hoàn toàn có
thể, bởi họ đã dự trữ một vật hữu hình thay vì một vật vô hình Ví dụ như, công ty
dịch vụ du lịch sẽ cất trữ một số xe để phòng cho thời điểm đông khách (những xe
này không cần thiết hay không nên sử dụng do nhu cầu là không đầy đủ, giống nhau
Trang 19ở các thời kỳ, việc dùng thêm xe vào thời điểm ít khách có thể làm tăng chi phí
không cần thiết trong khi doanh số không tăng là bao nhiêu.)
Như vậy dịch vụ có những đặc điểm rất khác biệt so với hàng hóa thông
thường, khái niệm về dịch vụ có thể được hiểu sâu hơn thông qua việc xem xét một
số ngành dịch vụ cơ bản trong nền kinh tế quốc dân
1.1.3 Các loại hình dịch vụ
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại dịch vụ, mỗi cách đều có những ưu điểm
riêng Trên thế giới có một số cách phân loại dịch vụ phổ biến như sau: (Hoàng Văn
Châu, 2011)
Theo tính chất của dịch vụ khi cung cấp:
Dịch vụ gắn với sản xuất, mang tính trung gian như dịch vụ vận tải hàng hóa,
thông tin liên lạc, dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính, dịch vụ kinh doanh
Dịch vụ gắn với tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng
như dịch vụ du lịch, y tế, giải trí, thể dục thể thao…
Theo mục đích cung cấp dịch vụ:
Dịch vụ có tính thương mại: những dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung
cấp khác nhau, trên cơ sở cạnh tranh nhằm mục đích thương mại, kinh doanh
Dịch vụ công: những dịch vụ được độc quyền cung cấp, có tính chất phục vụ
của Chính phủ, không nhằm mục đích kinh doanh thương mại
Theo phương thức thống kê:
Trang 20 Ủy ban Thống kê của Liên hiệp quốcphân loạidịch vụ theo 2 cách: (1) theo
ngành tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Industrial Classification – ISIC) –
dịch vụ được phân loại cùng với các ngành khác trong nền kinh tế, và (2) theo các
sản phẩm chủ yếu (Central Products Classification – CPC) – dịch vụ được coi là
một loại sản phẩm và được xếp cùng với các sản phẩm hữu hình khác
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phân loại dịch vụ theo Hiệp định
chung về Thương mại dịch vụ (GATS) Có thể nói đây là một cách phân loại khá
đầy đủ, cụ thể và đơn giản các loại hình dịch vụ trên thế giới, theo đó, dịch vụ được
chia thành 12 ngành, đó là:
Các dịch vụ kinh doanh
Dịch vụ bưu chính viễn thông
Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan
Các dịch vụ khác chưa được thống kê
Mỗi ngành trên lại được chia thành nhiều phân ngành, và tất cả có 155 phân
ngành
Trang 21 Ở Việt Nam, dịch vụ được phân loại dựa trên quy định trong Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 23/01/2007cùng với các ngành
khác trong nền kinh tếtheo năm cấp khác nhau, cấp lớn nhất được ký hiệu bằng chữ
cái, các cấp còn lại được ký hiệu bằng số
Dịch vụ ở Mỹ được phân loại theo Hệ thống phân loại ngành khu vực Bắc
Mỹ - NAICS (gồm 3 nước Mỹ, Canada và Mexico)
Theo Ủy ban điều tra dân số Mỹ (U.S Census Bureau - UCB), NAICS được
phát triển để thay thế hệ thống phân loại ngành theo chuẩn cũ (Standard Industrial
Classification system - SIC) Theo bảng phân loại NAICS năm 2007, dịch vụ được
chia thành:
Các đại ngành (Supersectors):
Dịch vụ thương mại, vận tải và tiện ích (gồm dịch vụ bán buôn; bán lẻ; vận
tải và kho bãi; dịch vụ tiện ích)
Dịch vụ thông tin
Dịch vụ tài chính (gồm dịch vụ tài chính và bảo hiểm ; dịch vụ bất động sản
và cho thuê tài chính)
Dịch vụ chuyên môn và nghề nghiệp (gồm dịch vụ Khoa học, kỹ thuật và
chuyên môn; dịch vụ quản lý công ty và doanh nghiệp
Dịch vụ giáo dục và y tế (gồm dịch vụ giáo dục; dịch vụ y tế và giúp đỡ xã
hội)
Dịch vụ ăn uống và nghỉ dưỡng (gồm dịch vụ nghệ thuật, giải trí; dịch vụ ăn
ở)
Các dịch vụ khác (trừ quản lý công)
Trang 22Như vậy, các cách phân loại trên có khá nhiều điểm khác biệt Vì vậy, rất khó
để có một cách phân loại chung cho cả Việt Nam và Mỹ Trong khóa luận này,
người viết chủ yếu dựa vào cách phân loại theo GATS/WTO trong việc phân tích
hoạt động xuất khẩu một số loại hình dịch vụ chính như: du lịch, vận tải, viễn
thông, tài chính ngân hàng, giáo dục của Việt Nam và Mỹ; và cách phân loại dịch
vụ theo NAICS của Mỹ trong khi nghiên cứu về các ngành dịch vụ trong nền kinh
tế Mỹ Cách tiếp cận với từng loại hình dịch vụ sẽ được trình bày cụ thể ở phần
1.2.2.3 và ở đầu các phần phân tích của từng dịch vụ của Mỹ và Việt Nam ở chương
2 và chương 3 của khóa luận này
Từ các khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ, người viết muốn truyền tải
những thông tin cơ bản nhất về dịch vụ, điều đó sẽ làm nền tảng cho các tìm hiểu
tiếp theo về thương mại dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ, dưới đây sẽ là một số vấn đề
cơ bản về các hoạt động này
1.2 Thương mại dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ
1.2.1 Thương mại dịch vụ
Dựa vào định nghĩa thương mại hàng hóa, GS.TS Hoàng Văn Châu (2011,
tr.12) đã định nghĩa thương mại dịch vụ là “hành vi mua bán, cung cấp, trao đổi
dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức vì mục đích thương mại, trên cơ sở cạnh tranh.”
Theo đó, giáo sư cũng đã nhấn mạnh về mục đích thương mại của hoạt động này do
một dịch vụ có thể được cung cấp nhằm mục đích từ thiện hay cung cấp bởi Chính
phủ, hoặc các dịch vụ công cộng trên cơ sở độc quyền.”
Trang 23Khái niệm về thương mại dịch vụ cũng được đề cập trong Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ (GATS) của WTO, đây là tập hợp các quy định điều chỉnh
thương mại dịch vụ trên thế giới
Theo hiệp định GATS, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp
dịch vụ theo bốn phương thức:
Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới: là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ
nước thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào khác Theo phương
thức này, người cung cấp dịch vụ không cần phải đến nước nhập khẩu mà dịch vụ
vẫn có thể được xuất khẩu.Ví dụ như việc cung cấp dịch vụ giáo dục từ xa, tư vấn
qua điện thoại, email…
Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: dịch vụ được tiêu dùng trên lãnh
thổ của một thành viên bởi người tiêu dùng của bất kỳ thành viên nào khác Hình
thức này còn gọi là XKDV tại chỗ Theo đó, người sử dụng dịch vụ sẽ sang nước
khác để tiêu dùng dịch vụ được cung cấp tại nước đó Ví dụ như, sinh viên của một
nước đến học tại một nước khác, hay du khách đi du lịch sang nước khác và tiêu
dùng các dịch vụ nhà hàng, khách sạn ở đó
Phương thức 3: Hiện diện thương mại: dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung
cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ
của bất kỳ thành viên nào khác Nói cách khác, đây là việc nhà cung cấp dịch vụ
đầu tư ra nước ngoài bằng cách lập chi nhánh, hay góp vốn liên doanh… và cung
cấp dịch vụ tại nước đó
Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân: dịch vụ được cung cấp bởi người
cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ
của bất kỳ thành viên nào khác Có thể hiểu đây là việc người dân của một nước
Trang 24sang nước ngoài và cung cấp dịch vụ ở đó Đây là phương thức được áp dụng cho các
nhà cung ứng dịch vụ độc lập, như: các nghệ sỹ, chuyên gia, nhà tư vấn, luật sư…
Như vậy, ngoại trừ phương thức thứ nhất, cả ba phương thức cung cấp dịch vụ
còn lại đều đòi hỏi phải có sự tương tác trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu
dùng dịch vụ, và vì vậy, hoặc người tiêu dùng hoặc người sản xuất sẽ phải sang lãnh
thổ của người kia, điều này dẫn đến việc tăng chi tiêu hay đầu tư ở nước ngoài
nhưng dịch vụ sẽ được cung cấp một cách tốt nhất, và thích hợp với khá nhiều
phương thức cung cấp dịch vụ hiện nay
1.2.2 Xuất khẩu dịch vụ
1.2.2.1 Khái niệm
Xuất khẩu dịch vụ là một hoạt động quan trọng trong thương mại dịch vụ và
như vậy, hoạt động này có thể được hiểu là việc người cung ứng dịch vụ gồm thể
nhân và pháp nhân cung cấp dịch vụ theo bốn phương thức quy định trong Hiệp
định chung về thương mại dịch vụ (GATS/WTO), đó là: Cung cấp qua biên giới;
Tiêu dùng ngoài lãnh thổ; Hiện diện thương mại; và Hiện diện của thể nhân
Ngoài ra, Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hiệp Quốc và Bảng cán
cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đã khá thống nhất về khái niệm
XKDV, theo đó, XKDV là “việc người cư trú cung cấp cho người phi cư trú vì mục
đích thương mại”.Khái niệm cư trú, phi cư trú chủ yếu dựa trên lợi ích kinh tế của
chủ thể Một người được coi là người cư trú của một quốc gia nếu người đó có lợi
ích kinh tế khi giao dịch với quy mô lớn trong khoảng thời gian từ một năm trở lên
ở quốc gia đó Còn người phi cư trú là những người không phải người cư trú của
quốc gia đó (Lê Anh Thư, 2009)
Trang 25Bài khóa luận này chủ yếu dựa trên quan điểm của Liên hiệp quốc và IMF về
XKDV, theo đó, IMF không đồng ý với hình thức XKDV theo phương thức 3, hiện
diện thương mại Song do nền kinh tế thế giới đang phát triển ngày càng sâu rộng,
người viết nhận thấy việc nghiên cứu phương thức thứ 3 này là cần thiết và quyết
định bao gồm cả phương thức này trong bài nghiên cứu của mình
1.2.2.2 Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ
Từ những khái niệm về thương mại dịch vụ và XKDV, ta có thể thấy một số
điểm khác biệt của XKDV so với xuất khẩu hàng hóa như:
XKDV đôi khi không phải là ý muốn chủ quan của người xuất khẩu Tức là,
người xuất khẩu có thể không có ý định xuất khẩu sản phẩm dịch vụ của mình
nhưng thực tế dịch vụ đó đã được xuất khẩu, ví dụ như khi một người nước ngoài
đến Việt Nam, ở trọ tại một khách sạn thì khách sạn đó đương nhiên trở thành nhà
XKDV mà thực tế có thể đãkhông chủ định từ trước Trong trường hợp này, người
tiêu dùng dịch vụ mới chính là người chủ động yêu cầu cung cấp dịch vụ
XKDV không đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư quá nhiều, các công ty vừa và
nhỏ hay cá nhân cũng đều có thể XKDV Điển hình là XKDV tại chỗ, với nguồn
vốn đã được đầu tư vào cơ sở vật chất ngay trong nước, có thể đồng thời cung cấp
dịch vụ cho cả người tiêu dùng trong và ngoài nước
Hoạt động XKDV có đạt được thành công hay không phụ thuộc rất nhiều
vào uy tín của công ty trên thị trường Xuất khẩu hàng hóa cũng phụ thuộc vào uy
tín nhưng chất lượng hàng hóa cũng là một yếu tố khá quan trọng trong việc có xuất
khẩu được hay không Đối với dịch vụ, do đặc tính của nó là vô hình, khó lượng
hóa, tiêu chuẩn hóa thì vấn đề chất lượng dịch vụ chỉ được cảm nhận khi tiêu dùng
Trang 26dịch vụ đó Chất lượng của dịch vụ là tốt hay xấu sẽ được lan truyền trong xã hội và
tạo nên tiếng tăm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó Như vậy, uy tín là một yếu
tố quyết định đối với kết quả của hoạt động XKDV
XKDV còn gặp phải nhiều khó khăn từ những rào cản kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội… So với xuất khẩu hàng hóa, XKDVtrên thế giới cũng như ở Việt Nam
còn khá non trẻ, chưa đạt được những thỏa thuận, tiến bộ trong việc xóa bỏ những
rào cản này Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển XKDV đặc biệt từ
các nước đang phát triển sang các nước phát triển, nơi mà các dịch vụ và văn hóa
đều rất hiện đại, tiên tiến,người ta sẽ thườngkhông chú ý đến các nhà XKDV từ các
nước đang phát triển
1.2.2.3 Một vài nét về xuất khẩu một số loại hình dịch vụ cơ bản
a)Xuất khẩu dịch vụ du lịch
Du lịch là một khái niệm, một hoạt động khá phổ biến trong xã hội hiện nay, do
đặc điểm cơ bản của hầu hết con người là thích tìm tòi khám phá những điều mới
mẻ Theo Tổ chứcDu lịch thế giới, du lịch là: “hành động của con người di chuyển
đến hoặc ở địa điểm ngoài nơi thường trú trong thời gian không hơn một năm liên
tục nhằm mục đích vui chơi, giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên
quan đến việc thực hiện các hoạt động được trả công tại nơi đi đến” Như vậy, bản
chất của du lịch là sự di chuyển khỏi nơi thường trú đến nơi khác không phải nơi
làm việc mà không nhằm mục đích sinh lợi (UNWTO, 2005)
Dịch vụ du lịchlà một bộ phận của sản phẩm du lịch (“sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch” - Luật du lịch Việt Nam 2005) giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh
Trang 27du lịch, cũng như trong tổng thể các ngành dịch vụ của một nước Luật du lịch Việt
Nam (2005) đã có những quy định khá chi tiết về dịch vụ du lịch và các vấn đề liên
quan, theo đó, dịch vụ du lịchđược đinh nghĩa là “việc cung cấp các dịch vụ về lữ
hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những
dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.”
Phân loại dịch vụ du lịch: theo bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO,
Xuất khẩu dịch vụ du lịch:XKDV du lịch trên thế giới hiện nay hầu hết dược
thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ thứ hai (theo GATS/WTO) – tiêu
dùng ngoài lãnh thổ Do đặc thù của ngành này là chủ yếu khai thác lợi ích kinh tế
từ các tài nguyên du lịch trong nước, những tài nguyên này hầu như là không thể
mang ra nước ngoài Hơn nữa, các thể nhân, pháp nhân ra nước ngoài chủ yếu là để
quảng bá, thu hút khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch của họ, và doanh thu chính
của hoạt động XKDV chủ yếu có được khi khách du lịch đến nước của thể nhân,
pháp nhân đó và tiêu dùng dịch vụ tại đó
Lợi ích của XKDV du lịch: Cũng giống như XKDV nói chung, XKDV du lịch
có hiệu quả kinh tế cao hơn so với xuất khẩu hàng hóa do dịch vụ có tính vô hình,
nên tiết kiệm được các chi phí đóng gói, vận chuyển,…Hơn nữa dịch vụ du lịch
cũng ít đòi hỏi về công nghệ phức tạp như các ngành dịch vụ khác, mà chủ yếu khai
Trang 28thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của đất nước Chính vì vậy, XKDV du lịch
nên được đầu tư phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát
triển với khả năng kinh tế còn hạn chế, giá trị văn hóa và thắng cảnh mới lạ độc đáo
chưa được thế giới biết đến
XKDV du lịch cũng như việc phát triển, mở rộng dịch vụ du lịch còn có vai trò
rất lớn trong việc phát triển đất nước ở nhiều mặt, giúptạo ra nhiều việc làm góp
phần rất lớn vào việc giảm thất nghiệp tại các nước đang phát triển Hơn nữa,
XKDV du lịch phát triển cũng tạo ra một cầu nối văn hóa giữa các dân tộc trên thế
giới, giúp giữ gìn, phát huy, cải tiến các giá trị văn hóa; thu hẹp khoảng cách giữa
các quốc gia
Như vậy, XKDV du lịch giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động XKDV cũng
như trong nền kinh tế, văn hóa của đất nước
b) Xuất khẩu dịch vụ vận tải – logistics
Dịch vụ vận tải:theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến (2011), vận tải được định
nghĩa như sau:
Theo nghĩa rộng: vận tải được hiểu là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển
vị trí của con người và vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó
Theo nghĩa hẹp: (dưới góc độ kinh tế) vận tải là sự thay đổi vị trí của hành
khách và hàng hóa nhằm đạt được những mục đích nhất định, đồng thời thỏa mãn
hai tính chất: (1) là hoạt động sản xuất vật chất của xã hội, nghĩa là tạo ra sản phẩm
xã hội và có thu nhập quốc dân; (2) là hoạt động kinh tế riêng biệt, nghĩa là một bộ
phận kinh tế cấu thành nền kinh tế quốc dân
Trang 29Theo điều 233, Luật Thương mại Việt Nam (2005), dịch vụ logistics cũng đã
được định nghĩa khá rõ ràng, theo đó, “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại,theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù
lao”
Như vậy, dịch vụ logistics là một chuỗi các hoạt động trong đó có thu mua, vận
tải, giao nhận, kho bãi, phân phối sản phẩm, quản lý hàng tồn kho… để tạo ra hiệu
quả tối ưu cho sản xuất kinh doanh
XKDV vận tải – logistics cũng giống như XKDV du lịch có ý nghĩa rất lớn tới
sự phát triển kinh tế của một quốc gia, do các ngành khác trong nền kinh tế thế giới
hầu hết đều phụ thuộc rất nhiều vào ngành vận tải Và cũng vì vậy, tiềm năng phát
triển ngành này là rất lớn
Tuy nhiên có một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng XKDV vận tải, đó là
chi phí Khác với ngành du lịch, dịch vụ vận tải đòi hỏi tiềm lực tài chính rất lớn để
đầu tư vào phương tiện vận chuyển, nhất là những phương tiện đó phải hiện đại, bền
chắc để có thể vận chuyển người, hàng hóa đi một quãng đường dài giữa các nước
Vì vậy, XKDV vận tải phần lớn là từ các nước phát triển, chứ chưa có được những
tiến bộ đáng kể ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
Phương thức XKDV vận tải – logistics: Hiện nay trên thế giới, XKDV vận tải –
logisticsphát triển nhất theo hai phương thức cung cấp qua biến giới và tiêu dùng
ngoài lãnh thổ,còn phương thức 4 – hiện diện thể nhân, thì hầu như chưa có nhiều.Ở
Trang 30những nước có ngành vận tải – logistics còn non trẻ, dịch vụ này chủ yếu được cung
cấp theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ,bên cạnh đó, phương thức cung cấp
qua biên giới cũng đang ngày càng được quan tâm đến
Trang 31c) Xuất khẩu dịch vụ tài chính – ngân hàng
Hệ thống tài chính được coi như “bộ não” của một nền kinh tế, đáp ứng hầu hết
các nhu cầu, với nhiều chức năng như: là cầu nối quan trọng trong các giao dịch,
huy động vốn từ người có nguồn tiền nhàn rỗi, rồi phân bổ cho các đối tượng thiếu
vốn, chuyển nhượng rủi ro…Vì vậy, dịch vụ tài chính là một ngành dịch vụ rất quan
trọng, liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế
Dịch vụ tài chính được Tổ chức Thương mại thế giới – WTO định nghĩa là: “bất
cứ một dịch vụ nào có tính chất tài chính được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ
tài chính Dịch vụ tài chính gồm có tất cả các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên
quan tới bảo hiểm, tất cả các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (trừ bảo
hiểm)”
Phân loại: Như vậy, theo WTO, dịch vụ tài chính bao gồm hai hoạt động chính
là dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan (trong đó có bảo hiểm trực tiếp (direct
insurance), tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm như môi giới, đại lý…) và dịch vụ
ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (gồm cho vay, nhận ký quỹ, đặt cọc,
chuyển tiền, bảo lãnh, cho thuê tài chính…) Các hoạt động này đều rất quan trọng
trong nền kinh tế, giúp đảm bảo, cung cấp vốn cho nhiều ngành khác nên rất cần
được chú trọng phát triển Tuy nhiên, chúng đều đòi hỏi một khoản vốn đầu tư lớn
cũng như trình độ quản lý cao cấp nên chủ yếu mới phát triển ở các quốc gia phát
triển
XKDV tài chính trên thế giới được thực hiện ngày càng nhiều trong cả bốn
phương thức cung cấp dịch vụ Đối với các quốc gia có ngành tài chính phát triển,
doanh thu từ XKDV theo cả bốn phương thức đều đáng kể, đặc biệt là phương thức
Trang 323 – hiện diện thương mại, khi mà các quốc gia này có nhiều công ty đa quốc gia
hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có khả năng cung cấp trực tiếp dịch
vụ cho người tiêu dùng nước ngoài, giúp thu được lợi nhuận tối ưu nhất Các quốc
gia có ngành tài chính ngân hàng còn kém phát triển thường chỉ có được phần lớn
doanh thu XKDV từ phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ do không đòi hỏi nhiều
về tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm
Lợi ích của XKDV tài chính: XKDV tài chính hiện nay có rất nhiều lợi ích như
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, ngoài ra nước nhập khẩu dịch vụ này còn có một
số lợi ích như: được chuyển giao công nghệ và phát triển kỹ năng cho nguồn nhân
lực trong nước do khi XKDV phải phát triển cơ sở hạ tầng, thuê nhân công tại nước
nhập khẩu dịch vụ, điều này còn dẫn đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ,
chuyển giao công nghệ cho nhân viên Vì vậy, nước nhập khẩu dịch vụ đặc biệt là
các nước đang phát triển như Việt Nam với hệ thống tài chính còn non trẻ cũng sẽ
có được cơ hội phát triển ngành tài chính của nước mình
d) Xuất khẩu dịch vụ giáo dục
Giáo dục đã tồn tại trong các nền văn hóa từ rất lâu đời, với mục đích truyền lại
những kinh nghiệm, bài học đã được tích lũy qua nhiều năm trước đó để thế hệ sau
có thể phát huy, cải tiến thêm từ phần vốn liếng cơ bản đó
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, giáo dục là: “quá trình đào tạo con người
một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham
gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh
hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người Giáo dục là một hiện tượng
xã hội đặc trưng của xã hội loài người, nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở
Trang 33thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi
giai đoạn phát triển của xã hội Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất
mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã
hội phát triển về mọi mặt.”
Tóm lại, giáo dục là một chức năng sinh hoạt không thể thiếu trong xã hội, giúp
truyền đạt cho con người kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho họ tham gia đời sống hay
lao động sản xuất sau này
Phân loại dịch vụ giáo dục: Trước đây, giáo dục từng được coi là sự nghiệp
công ích, là phúc lợi xã hội, và không có tính thương mại Nhưng, ngày nay, nhiều
tổ chức trên thế giới đã coi giáo dục là một ngành dịch vụ hoàn chỉnh,vừa có tính thị
trường, vừa có tính phi thị trường, được xếp ngang hàng với 11 ngành dịch vụ khác
như trong bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO Cũng theo bảng phân loại
này, dịch vụ giáo dục được phân thành các phân ngành nhỏ hơn như: dịch vụ giáo
dục cơ sở; dịch vụ giáo dục trung học; dịch vụ giáo dục nâng cao; dịch vụ giáo dục
người lớn; và các dịch vụ giáo dục khác
XKDV giáo dục hiện còn khá mới mẻ ở các nước đang phát triển như Việt Nam,
trong đó cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đội ngũ giáo viên hầu hết chưa được đào tạo
bài bản là những nguyên nhân chính dẫn đến dịch vụ giáo dục ở Việt Nam chưa
phát triển chứ chưa nói đến XKDV này ra nước ngoài Trong các phân ngành của
dịch vụ giáo dục kể trên, có lẽ dịch vụ giáo dục đại học là có tiềm năng xuất khẩu
hơn cả (cũng là phân ngành dịch vụ giáo dục được chủ yếu phân tích trong bài khóa
luận này), một phần là do nó có liên quan trực tiếp đến công việc của sinh viên khi
ra trường, hơn nữa, sinh viên học đại học có lứa tuổi thích hợp nhất để có thể học
Trang 34tập tại nước ngoài (đây là tiêu thụ theo phương thức XKDV tại chỗ - phương thức
XKDV phổ biến nhất trong XKDV giáo dục)
Như vậy, phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất trên
thế giới hiện nay là tiêu dùng ngoài lãnh thổ Phương thức hiện diện thương mại
cũng đang được quan tâm rất nhiều Đối với phương thức cung cấp qua biên giới
như hình thức đào tạo từ xa … hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng với sự phát triển
của internet và CNTT, hình thức này đang dần được chú ý nhiều hơn Phương thức
hiện diên thể nhân cũng có rất nhiều tiềm năng phát triển, nhưng lại có khá nhiều
rào cản trong việc di chuyển thể nhân (visa, cấp phép…)
Một số lợi ích của XKDV giáo dục: XKDV giáo dục chiếm một phần quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, ngoài lợi ích kinh tế
mang lại, hoạt động này còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền tri thức nhân
loại, giúp giao lưu văn hóa, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy,
phát triển trước đó
Ngoài ra, XKDV giáo dục còn có những tác động đến cán cân thương mại của
quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, nơi chủ yếu nhập khẩu các
dịch vụ giáo dục
XKDV giáo dục còn giúp cho người học ở cả trong và ngoài nước có thêm lựa
chọn để học tập, vừa phù hợp về năng lực và khả năng tài chính vừa chọn được
ngành mà mình yêu thích
e) Xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Trang 35Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam, viễn thông là “việc liên lạc
bằng các tuyến truyền tín hiệu qua cáp liên lạc hoặc bằng sóng điện từ giữa các
điểm cách xa nhau”
Ngành viễn thông có vai trò rất quan trọng trên thế giới ngày nay, với vai trò kết
nối mọi người giúp hoạt động trao đổi liên lạc diễn ra nhanh và thuận tiện hơn.Cùng
theo xu thế chung của thế giới, ngành dịch vụ này trong những năm gần đây đã có
những thay đổi rõ rệt điển hình là việc chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh, theo
đó, người tiêu dùng cũng có được nhiều lợi ích hơn
Phân loại: Trong bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ viễn
thông gồm có dịch vụ điện thoại tiếng, dịch vụ telex, điện báo, fax, thư điện tử, thu
thập thông tin và cơ sở dữ liệu trên mạng… trong đó, các dịch vụ di động ngày càng
được ưa chuộng hơn, lấn át các dịch vụ cố định do tính linh hoạt và thuận tiện của
nó
Phương thức XKDV viễn thông: XKDV viễn thông thường được áp dụng
phương thức cung cấp dịch vụ thứ nhất – cung ứng dịch vụ qua biên giới Ngoài ra,
phương thức 3 – hiện diện thương mại cũng ngày càng được sử dụng nhiều do xu
hướng đầu tư ra nước ngoài trong những năm gần đây với chính sách khuyến khích
đầu tư có rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều nước
Ngành viễn thông có một đặc điểm là các nước có dịch vụ này phát triển thường
lại ở vị trí nước nhập khẩu dịch vụ Nguyên nhân là do khi dịch vụ viễn thông phát
triển sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ viễn thông quốc tế nhiều
hơn như vậy chi phí sử dụng dịch vụ này cũng sẽ tăng lên.Điều này đôi khi cũng
Trang 36gây ra một số hiểu nhầm về ngành dịch vụ viễn thông của một nước khi nhìn vào
kim ngạch XNK dịch vụ này của nước đó
1.2.2.4 Vai trò của xuất khẩu dịch vụ
Giúp phát triển kinh tế
Tỷ trọng của dịch vụ trong nền kinh tế hiện nay là khá cao, khoảng 60-70% ở
các nước phát triển và 30-50% tại các nước đang phát triển, XKDV trên thế giới
cũng giúp nhiều nước trên thế giới giảm thâm hụt hay thậm chí góp phần quan trọng
làm thặng dư thêm trong cán cân XNK quốc gia Vì vậy, sự phát triển của dịch vụ
nói chung và XKDV nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nền
kinh tế
Hơn nữa, việc thúc đẩy XKDV phát triển sẽ tạo một động lực rất lớn cho sự
phát triển kinh tế của một quốc gia Một nước đang phát triển muốn theo kịp các
cường quốc về kinh tế trên thế giới cần phải rút ngắn chênh lệch về kinh tế trong
các lĩnh vực giữa hai nước, khi ngành dịch vụ tại các quốc gia phát triển đang được
chú trọng hơn bao giờ hết mà trong các nước đang phát triển còn rất yếu kém, thiếu
sự quan tâm phát triển thì ngành dịch vụ trong những nước này sẽ càng bị tụt hậu so
với thế giới
Góp phần hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển
Khi dịch vụ phát triển cả về số lượng và chất lượng, XKDV theo đó cũng phát
triển Khi XKDV đã phát triển đủ mạnh, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành
kinh tế khác phát triển, do các ngành dịch vụ mà điển hình là các ngành như vận tải,
du lịch, tài chính – ngân hàng…có những liên hệ rất mật thiết đến các ngành kinh tế
Trang 37khác ở nhiều mặt Hơn nữa, giống như xuất khẩu hàng hóa, XKDV góp phần tạo
nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu(nguyên liệu đầu vào, máy
móc kỹ thuật…), tiếp tục chu kỳ sản xuất của nhiều ngành kinh tế
Tạo công ăn việc làm
Với tỷ trọng ngày càng lớn của dịch vụ và XKDV trong GDP, số lượng việc
làm được tạo ra bởi khu vực dịch vụ là nhiểu nhất ở hầu hết các nước Ở các nước
đang phát triển, tỷ trọng này còn ít nhưng không thể phủ nhận là nếu tập trung phát
triển mạnh các ngành dịch vụ để xuất khẩu, chắc chắn sẽ giải quyết được việc làm
cho rất nhiều người dân
Ngoài ra, XKDV phát triển sẽ giúp thúc đẩy phân công lao động, tăng tỷ trọng
của dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Việc thay đổi trong phân công lao động khi
thương mại dịch vụ phát triển sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho cả
lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việc thúc đẩyXKDVphát triển vừa làm tăng nguồn thu về ngoại tệ vừagiúp thu
hút đầu tư nước ngoài Khi doanh thu từ hoạt động XKDV tăng, nguồn vốn FDI sẽ
nhanh chóng được đổ vào để tham gia cung cấp dịch vụ, tận dụng cơ hội
Thêm vào đó, dịch vụ đang hiện diện ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh
tế quốc tế, cũng như hoạt động của các công ty đa quốc gia Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào các ngành dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là dịch
vụ tài chính và dịch vụ kinh doanh, do sự kích thích bởi áp lực cạnh tranh của thị
Trang 38trường trong nước khiến các công ty đa quốc gia phải tìm kiếm các thị trường mới
để phát huy lợi thế cạnh tranh của họ
1.3 Một vài nét về nền kinh tế Mỹ và sự phát triển khu vực dịch vụ của Mỹ
1.3.1 Nền kinh tế Mỹ - một nền kinh tế dịch vụ
Nói đến Mỹ, mọi người đều nghĩ ngay đến một nền kinh tế phát triển vào bậc
nhất trên thế giới Trong hai thế kỷ qua, nền kinh tế Mỹ đã thay đổi không ngừng
nhưng vẫn duy trì một số đặc điểm như: là một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, luôn
có những phát minh, sáng tạo, thị trường ngày càng tự do hơn…
Nền kinh tế Mỹ được hỗ trợ đắc lực từ nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ
với bờ biển trải dài, đất đai phì nhiêu, khoáng sản phong phú… Nguồn tài nguyên
đó đã giúp Mỹ phát triển nông nghiệp rất tốt, làm tiền đề cho các ngành kinh tế khác
phát triển, ngay cả hiện nay, khi nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong GDP
song sản lượng lương thực, thực phẩm Mỹ tạo ra hàng năm có thể so sánh với bất
cứ một quốc gia nào Ngoài ra, với nguồn tài nguyên quý báu đó, Mỹ đã rất biết
cách giữ gìn và cải tạođể ngày nay phát triển ngành dịch vụ du lịch thành một trong
những ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP Mỹ và trong thu nhập từ dịch vụ
du lịch trên toàn thế giới hàng năm
Ở Mỹ đã diễn ra hai cuộc chuyển đổi kinh tế, cuộc chuyển đổi thế kỷ 19, từ
kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và một cuộc chuyển đổi ở thế kỷ 20 từ nền
kinh tế công nghiệp sang dịch vụ và CNTT Sự chuyển đổi này đang diễn ra một
cách nhanh chóng trong thập niên đầu của thế kỷ 21 Hiện nay, vai trò của khu vực
dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ là không thể phủ nhận, khu vực này chiếm khoảng 2/3
Trang 39tỷ trọng nền kinh tế Mỹ, hàng năm đóng góp khoảng 70% GDP và ngày càng chiếm
tỷ lệ cao hơn (Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, 2011)
Để thấy được sự đa dạng và tầm quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ,
chúng ta xem xét biểu đồ sau:
Hình 1.1 Tỷ trọng GDP của các ngành dịch vụ khu vực tư nhân trong nền kinh tế
Mỹ năm 2010
Nguồn: BEA (2012A)
Từ biều đồ trên, ta có thể thấy, vào năm 2010, sản lượng dịch vụ của khu vực tư
nhân chiếm đến 66% GDP, trong đó đứng đầu là hai ngành dịch vụ: các dịch vụ
Tài chính và Bảo hiểm9%
Y tế và hỗ trợ xã hội8%
Bán lẻ6%
Bán buôn5%
Thông tin4%
Các dịch
vụ ăn ở3%
Vận tải và
kho bãi3%
Trang 40nghề nghiệp và chuyên môn, dịch vụ bất động sản và cho thuê tài chính, đều chiếm
khoảng 12% GDP Một số ngành dịch vụ khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao như Tài
chính và bảo hiểm, Chăm sóc y tế và hỗ trợ xã hội, Bán lẻ, Bán buôn, Thông tin
(bao gồm cả phát thanh truyền hình và viễn thông, xuất bản, phim ảnh, bản ghi âm,
và xử lý dữ liệu)
Ngoài quy mô to lớn, mặt quan trọng nhất của sự tăng lên của khu vực dịch vụ
ở Mỹ là sự tích hợp vào hầu như mọi khía cạnh của nền kinh tế Mỹ hiện đại Bất cứ
nơi nào có tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ sẽ xuất hiện và
chiếm một phần quan trọng Dịch vụ ở Mỹ luôn là nguồn quan trọng cho lao động
tìm kiếm việc làm, là thành phần quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, giúp kinh tế Mỹ phát triển như hiện nay
Hơn nữa, sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của ngành CNTT ở Mỹ cũng
giống như một nguồn sức mạnh thay đổi toàn diện nền kinh tế Hiện nay, trong
những năm đầu của thời đại thông tin, ngành CNTT trở thành một nguồn nhiên liệu
không thể thiếu cho sự vận hành của nền kinh tế dịch vụ đồ sộ như của Mỹ, góp
phần nâng cao vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ
Trên đây là những nét chung về nền kinh tế dịch vụ của Mỹ, để hiểu rõ hơn về
khu vực dịch vụ của Mỹ, chúng ta xem xét tiếp phần sau
1.3.2 Sự phát triển khu vực dịch vụ của Mỹ
Quy mô và tốc độ tăng trưởng: khu vực dịch vụ tư nhân của Mỹ trong giai đoạn
2001-2010 hầu hết có tốc độ tăng trưởng khá đều đặn (khoảng 4-6%) chỉ có năm
2009 do ảnh hưởng chung của khủng hoảng, khu vực dịch vụ đã suy giảm một chút,