Tiểu luận chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt nam (FTU)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HONDA
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Thị Thu Thủy
STT 028 Nguyễn Thị Thu Hiền STT 100 Nguyễn Thị Ngọc Tú
STT 070 Đoàn Mạnh Nguyên STT 109 Lưu Thanh Xuân
STT 090 Trần Thế Thành
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HONDA
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Thị Thu Thủy
STT 028 Nguyễn Thị Thu Hiền STT 100 Nguyễn Thị Ngọc Tú
STT 070 Đoàn Mạnh Nguyên STT 109 Lưu Thanh Xuân
STT 090 Trần Thế Thành
HÀ NỘI – 10/2010
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1 Kinh doanh quốc tế 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế 3
1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế 3
1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN 4
2 Chiến lược kinh doanh quốc tế 4
2.1 Khái niệm 4
2.2 Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế 4
2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế 5
II THỰC TRẠNG CLKDQT CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM 8
1 Giới thiệu sơ lược về Honda 8
2 Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại VN 9
2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam 9
2.2 Phương thức thâm nhập và CL cấp Cty của Honda tại TT Việt Nam 11
2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam 12
2.4 Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động 13
3 Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN 14
3.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam 14
3.2 Môi trường nội bộ doanh nghiệp 14
3.3 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam 14
III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP HD HOÀN THIỆN CLKDQT TẠI VN 17
1 Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty của Honda tại Việt nam 17
2 Chiến lược cạnh tranh 18
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do thực hiện đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng Cácdoanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế cần phải nắm vững những kiến thức cơbản về kinh doanh quốc tế đặc biệt là các chiến lược kinh doanh quốc tế Một chiếnlược đúng đắn không những giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên các thịtrường quốc tế mà còn định hướng cho công ty vào các hoạt động, các lĩnh vực màcông ty kinh doanh có hiệu quả nhất
Là một công ty của Nhật Bản đã rất thành công tại thị trường Mỹ, Châu âutrước khí thâm nhập vào thị trường Việt Nam Honda đã từng bước chiếm lĩnh đượcthị phần tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị phần ô tô và xe gắn máy.Những kinh nghiệm, bài học về chiến lược kinh doanh của Honda trên các thịtrường quốc tế mà đặc biệt là tại thị trường Việt Nam rất đáng để chúng ta xem xét,đánh giá và học tập
Xuất phát từ những lý do trên nhóm G2-QTKD K6.2 quyết định chọn:
“Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam” làm đề tài
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh quốc tế của công tyHonda
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các sản phẩm ô tô cá nhân, xemáy của Honda tại thị trường Việt Nam
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh quốc tế
Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế mà Honda đã và đang áp dụngtại thị trường Việt Nam
Trang 5Đánh giá, nhận xét và đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược kinhdoanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau đây:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở lý thuyết về kinhdoanh quốc tế và chiến lược kinh doanh quốc tế
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sử dụng các dữ liệu thu thập từthực tế hoạt động của Honda tại thị trường Việt Nam
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc của đềtài như sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận và khuyến nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm G2 QTKD- K6.2 xin chân thành cám
ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Lê Thị Thu Thủy Xin cám ơn các họcviên lớp K6.2 QTKD trường Đại học ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ và cónhững lời khuyên bổ ích, giúp nhóm thực hiện tốt đề tài
Hà nội, ngày 28 tháng 10 năm 2010
Nhóm G2 QTKD- K6.2
Trang 61.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế
Gia tăng doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng bị hạn chế do số người quan tâm đến sản phẩm hay dịch
vụ của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng Các doanh nghiệp
có thể tăng tiềm năng doanh số bán hàng thông qua các thị trường tiêu thụ trênphạm vi quốc tế Lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán được sẽ tăng khi doanh
số bán hàng tăng Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã thu được hơn mộtnửa doanh số bán hàng từ thị trường tiêu thụ nước ngoài
Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài (bỏ - chưa phân tích từ xuất phát điểm lý thuyết, Được bổ sung bằng phần chữ màu xanh ở dưới)
Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như các
bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài có thể giảm chi phí làmcho doanh thu tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêuthụ Do đó sẽ cho phép doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm và làm tăng tínhkhác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
Các doanh nghiệp thường tìm cách tránh sự biến động bất thường của doanh
số bán và lợi nhuận qua việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường nước ngoài Nhiềudoanh nghiệp khác tận dụng thực tế để điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanhkhông giống nhau giữa các quốc gia khác nhau để giữ vững doanh số bán Trongkhi doanh số bán sẽ giảm đi ở một quốc gia đang bị suy thoái kinh tế thì sẽ lại tănglên ở một quốc gia khác đang trong thời kỳ phục hồi
Bằng cách cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thànhtrên các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp cũng có thể tránh được hoàn toàn ảnhhưởng của sự biến động giá cả thất thường và sự thiếu hụt ở bất kỳ quốc gia nào
Trang 7Bên cạnh đó, việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế không chỉ giúp
doanh nghiệp mở rộng được thị trường của mình, đa dạng hóa hoạt động kinhdoanh, đẩy nhanh thời gian hoàn vốn đầu tư mà còn thu được 2 lợi ích là hiệu ứngkinh nghiệm và tính kinh tế của địa điểm
Hiệu ứng kinh nghiệm là chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm sẽ giảm
đi khi sản lượng được tăng lên Lợi ích này là do kết quả của tận dụng được lợi íchkinh tế theo quy mô tức và tiết kiệm chi phí nhờ học được các kinh nghiệm
Tính kinh tế của địa điểm là xuất phát từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối được phát
triển bởi nhà kinh tế học David Ricardo khi ông chỉ ra rằng Quốc gia nào sản xuấthàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cáchtương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh vềnhững hàng hóa này
1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế
Các hình thức kinh doanh quốc tế bao gồm: Kinh doanh thương mại quốc tế,kinh doanh thông qua hợp đồng và kinh doanh đầu tư
Kinh doanh thương mại quốc tế
Bao gồm các hoạt động: Xuất- nhập khẩu, gia công quốc tế, tái xuất, chuyểnkhẩu, xuất khẩu tại chỗ
Kinh doanh thông qua hợp đồng
Là hình thức kinh doanh mà các chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanhthông qua hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng cấp phép, hợp đồng nhượng quyền thươngmại, hợp đồng quản lý, hợp đồng theo đơn đặt hàng, hợp đồng chìa khóa trao tay,hợp đồng phân chia sản phẩm
Kinh doanh đầu tư
Là hình thức kinh doanh mà các chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanhthông qua các hoạt động đầu tư, bao gồm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư trựctiếp
1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của doanhnghiệp bao gồm:
Trang 8Yếu tố chính phủ: Mở cửa thị trường, các hiệp định thương mại song phương
và đa phương, cắt giảm thuế
Yếu tố thị trường: Sự phát triển của các phương tiện vận tải và phương tiệnthông tin, qui mô cầu lớn hơn thị trường nội địa
Yếu tố chi phí: Khai thác lợi thế kinh tế theo qui mô, tiếp cận đến các nguồnyếu tố đầu vào rẻ
Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh nội địa, quốc tế
2 Chiến lược kinh doanh quốc tế
2.1 Khái niệm
Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kếhoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanhnghiệp
2.2 Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế
Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế là toàn bộ quá trình hoạch định, triểnkhai thực hiện và kiểm soát chiến lược KDQT của DN
Quy trình quản trị chiến lược gồm các bước sau:
- Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường nội bộ doanhnghiệp:
o Môi trường quốc gia, sở tại và toàn cầu
o Các lực lượng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
o Phân tích môi trường trong nước
o Phân tích nội bộ doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp
o Xác định mục tiêu chiến lược của DN, vị thế cạnh tranh,thị phần, pháttriển công nghệ…
o Lựa chọn các phương án chiến lược kinh doanh quốc tế
o Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu
o Xác định phương thức thâm nhập thị trường quốc tế
- Triển khai thực hiện chiến lược KDQT
- Kiểm tra, điều chỉnh thực hiện chiến lược KDQT cho phù hợp với điều kiệnthực tế
Trang 92.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế
2.3.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty
a Chiến lược quốc tế (International strategy)
Khi doanh nghiệp chỉ có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm thông thường với
áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương không cao thì chiến lượcquốc tế là lựa chọn được đánh giá là phù hợp nhất
Đặc điểm của chiến lược này là sản phẩm và chiến lược marketing được tạo
ra từ công ty mẹ Các kĩ năng đặc biệt và sản phẩm được chuyển ra nước ngoài
Ví dụ thành công điển hình của chiến lược quốc tế là trường hợp của McDonal’s
b Chiến lược đa nội địa (Multidomestic strategy)
Chiến lược đa nội địa hóa được đặt ra cho doanh nghiệp khi áp lực giảm chiphí thấp và áp lực thích nghi với địa phương cao Nội dung của chiến lược bao gồmcác hoạt động sau:
Thứ nhất là các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập, tập trung vào việc tănggiá trị sử dụng bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu củađịa phương, cho phép thay đổi sản phẩm để nhanh chóng đáp ứng những thay đổitrên thị trường
Thứ hai là các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền về cácđơn vị kinh doanh chiến lược ở cấp quốc gia, từ đó giúp nâng cao khả năng tậptrung và cạnh tranh trên từng khu vực thị trường
Tuy nhiên chiến lược đa nội hóa có một nhược điểm là không khai thác đượclợi thế kinh tế theo quy mô do các sản phẩm, dịch vụ ở từng địa phương mangnhững đặc trưng, phong cách phục vụ riêng, không thống nhất nhau
c Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
Chiến lược đa nội địa hóa được đặt ra cho doanh nghiệp khi áp lực giảm chiphí thấp và áp lực thích nghi với địa phương cao Nội dung của chiến lược bao gồmcác hoạt động sau:
Thứ nhất là các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập, tập trung vào việc tănggiá trị sử dụng bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu của
Trang 10địa phương, cho phép thay đổi sản phẩm để nhanh chóng đáp ứng những thay đổitrên thị trường.
Thứ hai là các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền về cácđơn vị kinh doanh chiến lược ở cấp quốc gia, từ đó giúp nâng cao khả năng tậptrung và cạnh tranh trên từng khu vực thị trường
Tuy nhiên chiến lược đa nội hóa có một nhược điểm là không khai thác đượclợi thế kinh tế theo quy mô do các sản phẩm, dịch vụ ở từng địa phương mangnhững đặc trưng, phong cách phục vụ riêng, không thống nhất nhau
d Chiến lược xuyên quốc gia (Transnation strategy)
Khi áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương đều cao, doanhnghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh thì chiến lược xuyên quốc gia
là lựa chọn ưu việt nhất
Để thực hiện được chiến lược xuyên quốc gia, doanh nghiệp cần tổ chức cáchoạt động như phát triển sản phẩm, sản xuất, nguyên liệu,… tập trung để đạt hiệuquả cao, tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, giúp giảm chi phí tối đa Mặtkhác, đối với các hoạt động như marketing, bán hàng, dịch vụ thì doanh nghiệp cầnđặt gần với khách hàng để đáp ứng được với nhu cầu địa phương, nâng cao tínhcạnh tranh
2.3.2 Chiến lược phát triển quốc tế:
a Chiến lược phát triển tập trung: Doanh nghiệp mở rộng trực tiếp các hoạtđộng kinh doanh hiện tại của mình, bằng cách:
- Thâm nhập thị trường: tập trung đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường
- Mở rộng thị trường: tìm cách thâm nhập vào các thị trường mới
- Phát triển sản phẩm mới và tiêu thụ chúng trên thị trường hiện tại
b Chiến lược hội nhập dọc
Doanh nghiệp sẽ tìm cách tự sản xuất các nguồn lực đầu vào hoặc tự đảm bảoviệc phân phối, tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường
c Chiến lược đa dạng hóa
Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau khi doanhnghiệp đã có ưu thế tại thị trường hiện tại
Trang 112.3.3 Chiến lược cạnh tranh quốc tế:
a Chiến lược chi phí thấp trên thị trường quốc tế: Thực hiện ở các quốc gia
có nhu cầu cao Doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhờ vào những lý do sau:
- Thị trường quốc tế chi phép tăng cầu và đạt được mức sản xuất tối đa
- Đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế có thể cho phép kéo dài chu kỳ sống củasản phẩm
Về phương diện sản xuất: Doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất ở qui mô hợp
lý nhất để tạo lợi thế về chi phí trên cơ sở khai thác yếu tố chi phí nhân công vànguyên liệu rẻ tại một số khu vực thị trường
b Chiến lược khác biệt hóa trên thị trường quốc tế
Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược khác biệt hóa dựa trên sự thay đổichuỗi giá trị, nhất là các hoạt động chính như marketing, bán hàng, dịch vụ
Sự thành công của chiến lược khác biệt hóa phụ thuộc nhiều vào sự khuyếchtrương, quảng cáo của doanh nghiệp
c Chiến lược trọng tâm trên thị trường quốc tế
Doanh nghiệp tập trung vào thị trường ngách trên thị trường quốc tế và phảitiến hành phân đoạn thị trường Tập trung các nguồn lực để phát huy tối đa năng lựccủa công ty trên đoạn thị trường lựa chọn
II THỰC TRẠNG CLKDQT CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM
1 Giới thiệu sơ lược về Honda
Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948 bởiSoichiro Honda, ban đầu chỉ là cơ sở sản xuất pít-tông Công ty đã gắn động cơ vào
xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền Sau chiến tranh, cơ sở sảnxuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy Soichiro Honda lập một công ty mới màtiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda" Công ty HondaHoa Kỳ được thành lập năm 1958 Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga.Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới Đến thập niên
1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưabao giờ để mất danh hiệu này
Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trườngNhật Bản là chủ yếu Honda thâm nhập thành công thị trường xe hơi Mỹ vào năm
Trang 121972 khi giới họ thiệu xe Civic, tiếp theo là dòng xe Accord Năm 1982, Honda lànhà sản xuất ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ Đếnnay, hãng đã có rất nhiều nhà máy đặt tại các bang của Mỹ Được thế giới biết đếnnhư một trong những hãng xe hơi hàng đầu, tiên phong trong công nghệ tiết kiệmnhiên liệu, an toàn nhưng không kém phần sang trọng, tiện nghi, với giá cả phảichăng, sản phẩm đa dạng Mạng lưới hoạt động của Honda hiện nay rộng khắp trênthế giới bao gồm nhiều thị trường khó tính: Nhật Bản, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu,Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, Trung Quốc, Châu Đại Dương.
Ở Việt Nam, Honda mới chỉ hình thành và phát triển được 15 năm (tính từnăm 1996-2010) Tháng 3/1996, Honda chính thức nhận được giấy phép đầu tư vàothị trường Việt Nam và chỉ 2 năm sau một nhà máy sản xuất chế tạo xe máy hiệnđại nhất trong khu vực Đông Nam Á được khánh thành tại trụ sở chính của công ty:Phúc Thắng- Phúc Yên- Vĩnh Phúc với vốn đầu tư ban đầu là hơn 290 triệu USD.Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty HondaMotor (Nhật Bản – 42%), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%), TổngCông ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%) Tính đến nay,Honda đã xây dựng 2 nhà máy với tổng công suất sản xuất là 1,5 triệu xe/năm, đưaHonda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tạikhu vực và trên toàn thế giới Các sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam hiện naykhá đa dạng bao gồm: xe Wave 110, Air Blade, Wave RS, Wave S, SH, Lead,Click, PCX sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, tiết kiệm năng lượng, thânthiện với môi trường Cùng với việc phát triển sản phẩm, Honda Việt Nam còn mởrộng mạng lưới với 437 các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm trêntoàn quốc (Head) Hệ thống Head là sự kết hợp của 4 dịch vụ: bán hàng - phụ tùng -dịch vụ - hướng dẫn lái xe an toàn với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuậtviên lành nghề
Không chỉ thành công trong lĩnh vực xe máy, mà sản phẩm ôtô mang nhãnhiệu Civic, CR-V của Honda cũng đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trườngViệt Nam Năm 2006, nhà máy sản xuất ôtô với công suất 10.000xe/năm cho ra đờimẫu xe đầu tiên Chỉ sau hơn 3 năm Honda Việt Nam là hãng sản xuất ô tô đứngthứ nhất về mức độ thỏa mãn khách hàng đối với dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau
Trang 13bán hàng tại thị trường Việt Nam (kết quả khảo sát đánh giá do J.D Power châu Á Thái Bình Dương tiến hành năm 2009).
-Bên cạnh đó, công ty Honda Việt Nam còn rất chú trọng tới các hoạt động xãhội như thành lập Trung tâm Lái xe an toàn nhằm góp phần phổ cập kiến thức và kỹnăng lái xe an toàn cho người dân Ngoài ra, Honda Việt Nam còn chú trọng tới cáchoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ giáo dục và từ thiện như “Tôi yêu Việt Nam”,
“Be U-nik”, “Be U with Honda”, “Ý tưởng trẻ thơ” đã đưa tên tuổi Honda gắn bóvới từng người dân Việt Nam trong suốt 15 năm qua Trong tương lai Honda ViệtNam phấn đấu trở thành “Công ty xã hội mong đợi”
2 Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại VN
2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam
a Môi trường vĩ mô
Quy mộ thị trường hấp dẫn, GDP đứng thứ 42 thế giới $258.1B (2009 est.)
* Yếu tố về văn hóa xã hội
- Dân số: 88,576,758 (July 2009 est.) đông dân thứ 13 thế giới
- Cơ cấu tuổi: trẻ (0-14 years: 26.1% (male 12,069,408/female11,033,738)/ 15-64 years: 68.3% (male 30,149,986/female 30,392,043)
- Tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam
* Yếu tố về địa lý
- Đường bờ biển dài, giao thông đường biển thuận lợi
- Cơ sở hạ tầng giao thông khang trang
* Yếu tố về công nghệ