1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội

71 527 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 753,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của m

Trang 1

Lời nói đầu

Trong một vài năm gần đây hoạt động đấu thầu xây lắp đối với các dự

án có vốn đầu tư nước ngoài, các công trình trọng điểm của Nhà nước tronglĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng với quy mô lớn trởnên sôi động hơn bao giờ hết

Cùng với quá trình đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang từngbước tiếp cận dần với các hình thức kinh nghiệm mới, với thực tiễn về kỹthuật kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấuthầu

Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ chỉtiến hành một vài năm trở lại đây và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt Cùng vớiđiều này, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tớithích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới Vì thế, hoạt động đấuthầu tại các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khókhăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp chưa cao, ảnh hưởng trựctiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuấtkinh doanh của đơn vị

Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp Công tyxây dựng 319 - Bộ quốc phòng cũng không tránh khỏi những khó khăn vướngmắc như trên Qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng 319 kết hợp vớinhững kiến thức đã học trên ghế nhà trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và

nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty xây dựng 319” với mong muốn góp phần giải

quyết những khó khăn, vướng mắc trên Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu

và kết luận, chuyên đề này được chia thành 3 chương chính sau:

Chương I: Đặc điểm và vai trò của đấu thầu xây dựng trong nền kinh tế

thị trường.

Chương II: Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty

xây dựng 319 Chương III: Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả công

tác đấu thầu tại Công ty xây dựng 319

Trang 2

Vì trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề này khó có thể tránh đượcnhững thiếu sót em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy côgiáo cũng như các cán bộ Công ty xây dựng 319 để đề tài được hoàn thiện tốthơn.

Qua bài viết này cho phép em gửi lời cảm ơn tới các cô chú trongphòng KTKH - Công ty xây dựng 319 Bộ quốc phòng, và thầy giáo TS VũMinh Trai - Khoa QTKDCN & XDCB - Trường ĐHKTQD đã tận tình hướngdẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành chuyên đềthực tập

Hà Nội, tháng 8 năm 2001

Sinh viên

Đỗ Anh Tuấn

Trang 3

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

1 Khái niệm cơ bản.

1.1 Khái niệm đấu thầu nói chung.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu củabên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu

 "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diệnhợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện côngviệc đấu thầu

 "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấuthầu Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cánhân Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trongđấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn;

là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư Nhà thầu trong nước lànhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

1.2 Khái niệm về đấu thầu xây dựng.

a Khái niệm:

Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng được cácyêu cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, củabên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng

b Nội dung:

Ở loại hình này chủ đầu tư cũng thực hiện theo trình tự thuê tư vấn vàlập các thủ tục đấu thầu sau đó mở thầu để chọn ra một nhà thầu tối ưu nhấttheo mục tiêu của chủ đầu tư, để thực hiện công việc là: xây lắp, lắp đặt bổsung sửa chữa các hạng mục công trình của dự án Loại hình đấu thầu xây lắpnày là loại hình rất phổ biến hiện nay, nó có thể tiến hành từ các hạng mụccông trình lớn

1.3 Ý nghĩa của công tác đấu thầu

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà,ngày càng có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư

Trang 4

nước ngoài Các công trình đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến

độ và giá cả Vì vậy, câu hỏi đặt ra với các chủ đầu tư là làm thế nào để lựa

chọn được các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trình của dự án ?

Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳngđịnh, đấu thầu là phương pháp có hiệu quả cao nhất thực hiện mục tiêu này,đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư Đấu thầu được xem như mộtphương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độcquyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu

2 Vai trò của đấu thầu trong xây dựng.

2.1 Đối với các nhà thầu.

- Đối với nhà thầu xây dựng, thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lạicông ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầutrên thương trường, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm được nhiều kinhnghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹthuật vững tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăng cường

- Hoạt động đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc công khai và bìnhđẳng, nhờ đó các nhà thầu sẽ có điều kiện để phát huy đến mức cao nhất cơhội tìm kiếm công trình và khả năng của mình để trúng thầu

2.2 Đối với chủ đầu tư.

- Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu cókhả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt racủa công trình Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiếtkiệm vốn đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độcông trình

- Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủđộng, quản lý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quátrình thực hiện dự án đầu tư do toàn bộ quá trình tổ chức đấu thầu và thựchiện kết quả đấu thầu được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật vàsau khi chủ đầu tư đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ về mọi mặt

- Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiệncông tác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về cácmặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng caotrình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên

Trang 5

2.3 Đối với Nhà nước.

- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước

về đầu tư và xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế vàloại trừ được các tình trạng như: thất thoát lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là vốnngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản

- Đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xâydựng cơ bản, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong ngànhcũng như trong nền kinh tế quốc dân

3 Điều kiện mời thầu và dự thầu của doanh nghiệp xây dựng.

3.1 Điều kiện mời thầu.

Để việc tổ chức đấu thầu được hợp lệ thì trước khi đấu thầu bên mời thầuphải có đầy đủ các điều kiện sau:

- Phải có văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người cóthẩm quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền

- Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt

- Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp trên phê duyệt.Riêng ở trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việcchuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án thì điều kiện tổchức đấu thầu là phải có văn bản chấp thuận của người hoặc cấp có thẩmquyền và hồ sơ mời thầu được phê duyệt

- Có một điều kiện chung đó là bên mời thầu không được tham gia với tưcách là nhà thầu do mình tổ chức

3.2 Điều kiện dự thầu.

Đối với các nhà thầu khi tham gia dự thầu họ phải đáp ứng được các điềukiện sau đây:

- Có giấy phép kinh doanh Đối với các gói thầu mua sắm các thiết bịphức tạp, đặc biệt được quy định trong hồ sơ mời thầu thì ngoài giấy phépđăng ký kinh doanh họ còn có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhàxuất bản

- Có đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đáp ứng từng yêu cầucủa từng gói thầu

- Phải có hồ sơ dự thầu hợp lệ và chủ động tham gia một đơn dự thầutrong một gói thầu, dù ở đơn phương hay liên doanh dự thầu Trường hợp

Trang 6

Tổng công ty đứng lên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phéptham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong một gói thầu.

3.3 Điều kiện đấu thầu quốc tế và ưu đãi nhà thầu.

- Về điều kiện đấu thầu quốc tế đối với các dự án:

+ Đối với các gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khảnăng đáp ứng nhu cầu gói thầu

+ Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tếhoặc của nước ngoài có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế

- Đối với nhà thầu quốc tế

+ Nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hoặcphải liên doanh với nhà thầu Việt Nam, hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụViệt nam, nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi công việc,khối lượng và đơn giá tương ứng

+ Nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải thực hiện các cam kết về tỷ lệ %khối lượng công việc cùng với đơn giá tương ứng dành cho phía Việt Nam làliên doanh hoặc thầu phụ như đã nêu trong sơ đồ dự thầu Trong khi thươngthảo hoàn thiện hợp đồng, nếu nhà thầu nước ngoài trúng thầu không thựchiện các cam kết trong hồ sơ dự thầu thì kết quả thầ u sẽ bị huỷ bỏ

+ Các nhà thầu tham gia đấu thầu tại Việt Nam phải cam kết mua sắm và

sử dụng các thiết bị vật tư phù hợp về chất lượng và giá cả, dùng sản xuất, giacông hoặc hiện có tại Việt Nam

+ Trong hai hồ sự dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánh giá ngangnhau thì hồ sơ nào có khối lượng công việc dành cho phía Việt Nam (là liêndoanh hoặc thầu phụ) cao hơn sẽ được chấp nhận

+ Nhà thầu trong nước tham gia dự đấu thầu (đơn phương hoặc liêndoanh) sẽ được xét ưu tiên khi được đánh giá tương đương với nhà thầu nướcngoài

+ Trong trường hợp hai hồ sơ được đánh giá ngang nhau sẽ ưu tiên hồ sơ

có tỷ lệ sự dụng nhân công cao hơn

+ Nhà thầu trong nước sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định phápluật

Trang 7

II NỘI DUNG, TRÌNH TỰ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG.

1 Nội dung, trình tự tổ chức đấu thầu xây dựng.

Việc tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)

Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giátrị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinhnghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu Sơ tuyển nhà thầuđược thực hiện theo các bước sau:

a Lập hồ sơ sơ tuyển, bao gồm:

+ Thư mời sơ tuyển

+ Chỉ dẫn sơ tuyển

+ Tiêu chuẩn đánh giá

+ Phụ lục kèm theo

b Thông báo mời sơ tuyển:

c Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển

d Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

e Trình duyệt kết quả sơ tuyển

f Thông báo kết quả sơ tuyển

Bước 2 : Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu bao gồm:

a Thư mời thầu

b Mẫu đơn dự thầu

c Chỉ dẫn đối với nhà thầu

d Các điều kiện ưu đãi (nếu có)

e Các loại thuế theo quy định của pháp luật

f Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật

g Tiến độ thi công

h Tiêu chuẩn đánh giá ( bao gồm cả phương pháp và cách thức quyđổi về cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá )

i Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng

j Mẫu bảo lãnh dự thầu

k Mẫu thoả thuận hợp đồng

l Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Trang 8

Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu

Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hìnhthức đấu thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tưvấn đã có danh sách ngắn được chọn Thông báo mời thầu áp dụng trongtrường hợp đấu thầu rộng rãi

Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm :

a Tên và địa chỉ bên mời thầu

b Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác

c Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu

d Các điều kiện tham gia dự thầu

e Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu

Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

a Nhận hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp trực tiếp hoặcgửi qua đường bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mờithầu Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu bổ sung nào, kể cảthư giảm giá sau thời điểm đóng thầu Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểmđóng thầu được xem là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theonguyên trạng

b Quản lý hồ sơ dự thầu

Việc quản lý hồ sơ dự thầu được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ

2 Trình tự mở thầu

a Thông báo thành phần tham dự

b Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu

Trang 9

c Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu

d Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại thông tin chủ yếu(Tên nhà thầu, số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu, giá trị thầu trong

đó giảm giá, bảo lãnh dự thầu ( nếu có) và những vấn đề khác)

đ Thông qua biên bản mở thầu

e Đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diên của các cơ quanquản lý có liên quan ( nếu có mặt) ký xác nhận vào biên bản mở thầu

f Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu ký xác nhận vào bản chính hồ sơ

dự thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu Bản chính hồ sơ dự thầuđược bảo quản theo chế độ bảo mật và việc đánh giá được tiến hành theo bảnchụp

Bước 6: Đánh giá xếp hạng nhà thầu

A Việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thực hiện theo trình tự sau

1 Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêucầu, bao gồm:

a a Kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu

b b Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu

c Làm rõ hồ sơ dự thầu

2 Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp đánhgiá gồm hai bước sau :

Bước1 Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Việc đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn được dựa trêncác yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêuchuẩn đánh giá chi tiết được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyềnphê duyệt trước thời điểm mở thầu Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu từ70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn

Bước 2 Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá

Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sáchngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt

Trang 10

Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánhgiá bao gồm các nội dung sau:

- Sửa lỗi

Sửa lỗi là việc sửa chữa những sai sót bao gồm lỗi số học, lỗi đánhmáy, lỗi nhầm đơn vị Nếu có sai lệch giữa đơn giá và tổng giá do việc nhânđơn giá với số lượng thì đơn giá dự thầu sẽ là cơ sở pháp lý

- Hiệu chỉnh các sai lệch

Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá10% (tính theo giátrị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xácđịnh giá đánh giá) so với giá dự thầu sẽ bị loại không xem xét tiếp

- Chuyển đổi giá trị dự thầu sang một đồng tiền chung

Đồng tiền dự thầu do bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu theonguyên tắc một đồng tiền cho một khối lượng chào hàng

- Đưa về một mặt hàng để xác định giá đánh giá

- Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu

B Xếp hạng nhà thầu

Xếp hạng hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo giá đánh giá Nhàthầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúngthầu

Bước 7:Trình duyệt kết quả đấu thầu

1 Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu

Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lênngười có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét xin phê duyệt

2 Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu

a Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu

Trong thành phần này cần nêu được các nội dung sau:

- Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu

- Quá trình tổ chức đấu thầu

- Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu

Trang 11

- Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu.

b Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm bảnchụp các tài liệu sau đây:

- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia tư vấn

- Quyết định đầu tư hoặc văn bản pháp lý tương đương, điều ước quốc

tế và tài trợ (nếu có)

- Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu baogồm:

- Kế hoạnh đấu thầu của dự án

- Danh sách các nhà thầu tham gia hạn chế

- Danh sách ngắn tư vấn tham gia dự thầu

- Hồ sơ mời sơ tuyển, đánh giá sơ tuyển và kết quả sơ tuyển nhà thầu

- Hồ sơ mời thầu

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

- Quyết định thành lập tổ chuyên gia tư vấn

- Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc bên mời thầu yêucầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có)

- Dự thảo hợp đồng (nếu có)

- Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu

- Ý kiến sơ bộ về kết quả đấu thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếucó)

- Các tài liệu có liên quan khác

Bước 8: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp

Trang 12

Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầubên mời thầu phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết

b Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu

Trước khi ký hợp đồng chính thức, bên mời thầu cần cập nhật nhữngthay đổi về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin thay đổi làm ảnhhưởng tới khả năng thực hiện hợp đồng cũng như năng lực tài chính suygiảm, nguy cơ phá sản, bên mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩmquyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định

c Yêu cầu đối với thông báo trúng thầu

Bên mời thầu phải gửi thư thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhàthầu kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thươngthảo hoàn thiện hợp đồng Đồng thời bên mời thầu cũng phải thông báo chonhà thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợpđồng, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng

2 Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng

a Khi nhận được thông báo trúng thầu nhà thầu phải gửi cho bên mờithầu thư chấp thuận thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

b Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảohoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức

Thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung cần giảiquyết các vấn để còn tồn tại chưa hoàn chỉnh được hợp đồng với các nhà thầutrúng thầu, đặc biệt là duyệt áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu của

hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt giá trúng thầucần duyệt Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việcnghiên cứu các sáng kiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất

c Bên mời thầu nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúngthầu trước khi ký hợp đồng Trường hợp nhà thầu đã ký hợp đồng và nộpbảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng không thực hiện hợp đồng thì bên mờithầu có quyền không hoàn trả lại bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhà thầu

d Bên mời thầu chỉ hoàn trả lại bảo lãnh dự thầu (nếu có)

Khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu.Đối với các nhà thầu không trúng thầu, nhưng không vi phạm quy chế đấuthầu kể cả khi không có kết quả đấu thầu, bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự

Trang 13

thầu cho nhà thầu trong thời gian không qúa 30 ngày kể từ ngày công bố kếtquả đấu thầu

2 Nội dung, trình tự dự thầu xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng.

Cùng với quá trình đấu thầu do chủ đầu tư tổ chức thì các nhà thầu(các đơn vị xây lắp) cũng phải tiến hành các công việc cần thiết khi tham giađấu thầu Trình tự dự thầu xây lắp các doanh nghiệp xây dựng được tiến hànhtheo các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu

Đây được coi là bước đầu tiên của quy trình dự thầu trong các doanhnghiệp xây dựng bởi lẽ nó chính là bước để người bán (các doanh nghiệp xâydựng) tiếp cận được với người mua (chủ dự án) từ đó mới dẫn đến quan hệgiao dịch, mua bán thông qua phương thức đấu thầu Các nhà đầu tư (các đơn

vị xây lắp) có thể tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu dựa trên cácluồng thông tin chủ yếu sau:

- Thông báo mời thầu của bên mời thầu trên các phương tiện thông tinđại chúng

- Thư mời thầu do bên mời thầu gửi tới

- Thông qua giới thiệu của đối tác trung gian: Đối tác trung gian ở đây

có thể là cá nhân hoặc tổ chức thậm chí là cán bộ công nhân viên của nhàthầu

Tóm lại, thông qua các luồng tin kể trên nhà thầu sẽ nắm bắt đượcnhững thông tin cần thiết ban đầu về công trình cần đấu thầu, lấy đó làm cơ

sở phân tích để đưa ra quyết định có hay không dự thầu Việc làm này sẽgiúp cho nhà thầu tránh được việc phải bỏ ra những chi phí tiếp theo màkhông đem lại cơ hội tranh thầu thực tế

Bước 2: Tham gia sơ tuyển (nếu có)

Trong trường hợp công trình cần đấu thầu được bên mời thầu tiến hành

sơ tuyển thì nhà thầu phải nộp cho bên mời thầu một bộ hồ sơ dự sơ tuyển

Nếu hồ sơ dự sơ tuyển đạt yêu cầu của bên mời thầu sẽ được tiếp tụctham gia dự thầu ở bước tiếp theo

Nhiệm vụ đặt ra với nhà thầu ở bước này là vượt qua giai đoạn sơtuyển đồng thời nắm bắt được các đối thủ cùng vượt qua vòng sơ tuyển và

Trang 14

tiến hành tìm kiếm thông tin về họ làm căn cứ để đưa ra được chiến lượctranh thầu thích hợp trong bước tiếp theo

Bước 3: Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu

Sau khi nhận được 1 bộ hồ sơ mời thầu do bên mời thầu cung cấp.Công việc đầu tiên của nhà thầu là tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu.Đây là công việc rất quan trọng vì nó là xuất phát điểm để nhà thầu lập hồ sơ

dự thầu và xác định xem khả năng của mình có thể đáp ứng được các yêu cầucủa bên mời thầu hay không

Tiếp theo, nhà thầu tuỳ thuộc trách nhiệm và rủi ro của chính mình,được khuyến cáo đến thăm và xem xét hiện trường, các khu vực xung quanh

để có tất cả các thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và ký kếthợp đồng thi công công trình Nhà thầu phải chịu các chi phí cho việc đếnthăm hiện trường Trong bước này, nhà thầu nên cử những cán bộ có trình độ

và kinh nghiệm về cả mặt kỹ thuật cũng như kinh tế đi khảo sát hiện trường.Điều này sẽ giúp cho nhà thầu nắm được thực địa làm cơ sở xây dựng giảipháp kỹ thuật thi công hợp lý cũng như nắm được tình hình thị trường nơi đặtthi công, đặc biệt là thị trường các yếu tố đầu vào cần cung cấp cho thi côngcông trình để có cơ sở thực tế cho việc lập giá dự thầu

Sau khi nắm chắc các thông tin về các phương diện, nhà thầu mới tiếnhành công việc quan trọng nhất của quá trình dự thầu và quyết định khả năngthắng thầu đó là lập hồ sơ dự thầu

Nội dung của hồ sơ dự thầu xây lắp bao gồm:

1 Các nội dung về hành chính, pháp lý

a Đơn dự thầu hợp lệ (Phải có chữ ký của người có thẩm quyền)

b Bản sao giấy đăng ký kinh doanh

c Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cảphần phụ (nếu có)

d Văn bản thoả thuận liên doanh (trường hợp liên doanh dự thầu)

đ Bảo lãnh dự thầu

2 Các nội dung về kỹ thuật

a Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu

b Tiến bộ thực hiện hợp đồng

c Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng

Trang 15

d Các biện pháp đảm bảo chất lượng

3 Các nội dung về thương mại, tài chính

a Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết

b Điều kiện tài chính(nếu có)

c Điều kiện thanh toán

Bước 4: Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia dự thầu

Việc nộp hồ sơ dự thầu sẽ diễn ra theo đúng thời gian và địa điểm đãquy định trong hồ sơ mời thầu Các nhà thầu phải niêm phong bản gốc và tất

cả các bản sao của hồ sơ dự thầu vào phong bì bên trong và một phong bì bênngoài, ghi rõ ràng các phong bì bên trong là "bản gốc" và "bản sao"

Cùng với việc nộp hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải nộp cho bên mời thầumột số tiền bảo lãnh thống nhất để đảm bảo bí mật về mức giá dự thầu chocác nhà thầu do bên mời thầu quy định

Bước 5: Ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu)

Sau khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, nhà thầutrúng thầu phải gửi cho bên mời thầu thông báo chấp nhận đàm phán hợpđồng Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận thông báo trúng thầu Sau đótheo lịch biểu đã thống nhất, hai bên tiến hành thương thảo hoàn thiện và kýhợp đồng Nhà thầu trúng thầu cũng sẽ phải nộp cho bên mời thầu khoản bảolãnh thực hiện hợp đồng không quá 10% giá trị hợp đồng tuỳ theo loại hình

và quy mô của hợp đồng và được nhận lại bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thựchiện hợp đồng có hiệu lực cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảolãnh hoặc bảo trì

III MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thắng thầu của một tổ chức xây dựng.

1 1 Năng lực của tổ chức xây dựng.

a Năng lực về máy móc thiết bị thi công

Thiết bị thi công là yếu tố rất quan trọng đối với việc thi công các côngtrình xây dựng Chi phí máy thi công thường chiếm từ 15%-20% giá thànhxây dựng công trình Thiết bị thi công không những có ảnh hưởng đến chiếnlược đấu thầu về mặt giá thành xây dựng mà còn ảnh hưởng đến năng lực uy

Trang 16

tín của nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến kỹ thuật, công nghệ, phương án thicông

Năng lực và máy móc thiết bị thi công sẽ được các nhà thầu giới thiệutrong hồ sơ dự thầu, nó chứng minh cho bên mời thầu biết được khả nănghuy động nguồn lực về máy móc thiết bị thi công đảm bảo thi công côngtrình đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư Khi đánh giá bên mời thầu sẽ tập trungvào những nội dung sau:

- Nguồn lực về máy móc thiết bị thi công của tổ chức xây dựng thể hiệnthông qua tổng giá trị các tài sản là máy móc thiết bị và xe máy thi công hiện

có của tổ chức xây dựng đó về số lượng chủng loại của máy móc thiết bị Nếunguồn lực này không bảo đảm tổ chức xây dựng phải đi thuê phục vụ cho thicông sẽ ảnh hưởng đến khả năng tranh thầu

- Trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất, tức là máy móc thiết bịcông nghệ của tổ chức xây dựng sử dụng có hiện đại so với trình độ côngnghệ hiện tại trong ngành xây dựng hay không Trình độ hiện đại của côngnghệ được thể hiện qua các thông số kỹ thuật về đặc tính sử dụng, công suất

và phương pháp sản xuất của công nghệ hoặc có thể đánh giá thông qua thông

số về năm sản xuất, nước sản xuất và giá trị còn lại của máy móc thiết bị

- Mức độ hợp lý của thiết bị xe máy và công nghệ hiện có, tức là tínhđồng bộ trong sử dụng máy móc thi công và công nghệ, sự phù hợp trong điềukiện sử dụng đặc thù về địa lý, khí hậu, điạ chất, nguyên vật liệu sự phù hợpgiữa giá cả và chất lượng của sản phẩm do công nghệ sản xuất ra

b Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực

Trước hết ảnh hưởng của nguồn nhân lực trong tổ chức xây dựng tớikhả năng thắng thầu của tổ chức xây dựng thể hiện một cách trực tiếp thôngqua việc bố trí nhân lực tại hiện trường, năng lực và kinh nghiệm của cán bộchủ chốt dự kiến cho việc quản lý và thực hiện hợp đồng cũng như chất lượng

và sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề của đội ngũ công nhân thi công côngtrình sẽ quyết định đến chất lượng và tiến độ thi công công trình Đó là lý dotại sao bên mời thầu cũng rất chú ý tới chỉ tiêu này khi xét thầu

Bên cạnh đó đối với một doanh nghiệp xây dựng, năng lực và sự nhanhnhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo doanh

Trang 17

nghiệp theo đuổi quyết định phần lớn khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xâylắp nói riêng, chất lượng công tác dự thầu nói chung

Ngoài ra nếu chính sách quản lý nguồn nhân lực của công ty tạo đượcđộng lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc cũng cho phép doanhnghiệp rút ngắn tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình

Nhìn chung khi đề cập tới nhân tố này và tác động của nó tới việc thắngthầu của tổ chức xây dựng có thể nói tới nhiều khía cạnh khác nhau nhưngphải thấy rõ vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt của nguồn lực con ngườicũng như chính sách quản lý nguồn nhân lực đối với việc giành thắng lợi củadoanh nghiệp Bởi vì suy cho cùng trong nguồn nhân lực, phải nói đến vai tròquan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý

c Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thi công các công trình xâydựng tương tự

Nhân tố này có tác động không nhỏ tới kết quả đánh giá chung của bênmời thầu đối với nhà thầu Đối với những công trình có quy mô lớn yêu cầu

kỹ thuật phức tạp thì đây là nhân tố khá quan trọng và sẽ chiếm một tỷ lệ khácao trong tổng điểm đánh giá nhà thầu của bên mời thầu

d Năng lực về tài chính

Một đặc trưng của ngành xây lắp là cần một khối lượng vốn rất lớn vàvốn bị đọng rất lâu ở các công trình, hay nói cách khác vòng quay của vốn rấtchậm Đặc điểm này dẫn đến thực tế là các công ty xây dựng phải có nguồnvốn đủ lớn để trang trải chi phí thi công trong thời gian dài trước khi côngtrình hoàn thành bàn giao cho bên chủ công trình Do vậy, năng lực tài chínhcũng là một yếu tố quyết định lợi thế của nhà thầu khi tham gia tranh thầu.Năng lực tài chính được bên mời thầu xem xét ở các khía cạnh sau:

- Doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế

- Vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây

Trong vốn lưu động, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn củadoanh nghiệp là chỉ tiêu hết sức quan trọng, bởi vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầutrong bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ứng vốn chủ yếu là vốn vay Vì vậy, khảnăng vay vốn dễ hay khó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Đồng thời việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợpđồng là một nội dung quan trọng mà doanh nghiệp phải trình bày để chủ đầu

tư xem xét đánh giá

Bên cạnh năng lực tài chính thì tài chính lành mạnh cũng ảnh hưởng tớikhả năng thắng thầu của nhà thầu Tình hình tài chính lành mạnh biểu hiệnqua kết quả sản xuất kinh doanh cũng như sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu

Trang 18

tài chính của doanh nghiệp Một hệ số nợ cao (hệ số nợ/vốn chủ sở hữu) sẽảnh hưởng xấu tới khả năng huy động huy động vốn cho việc thi công

1 2 Khả năng cạnh tranh của tổ chức xây dựng.

Như vậy, giá dự thầu là tiêu chuẩn quan trọng quyết định khả năngthắng thầu của nhà thầu Để có được giá dự thầu hợp lý vừa được chủ đầu tưchấp nhận vừa phải đảm bảo bù đắp chi phí và đạt được mức lãi dự kiến củadoanh nghiệp xây dựng thì trong quá trình xây dựng giá dự thầu cần chú ý:

- Nhà thầu phải thu thập được đầy đủ tài liệu thông tin chi tiết rõ ràng

về quy mô, yêu cầu của gói thầu trong hồ sơ mời thầu Xây dựng được đơngiá dự thầu phù hợp với quy định của nhà nước và sát với thực tế khảo sáttrên thị trường

- Để có giá dự thầu thấp, nhà thầu phải tính toán so sánh kỹ lợi nhuậnthu được với chi phí bỏ ra Điều này tuỳ thuộc vào trình độ kinh nghiệm củacán bộ trong nhà thầu và đặc biệt là cán bộ chỉ đạo thi công Họ phải biết ứngphó một cách linh hoạt, có thể lấy lợi nhuận ở khu vực này bù đắp cho khuvực khác, ở hợp đồng này cho hợp đồng khác, có thể tính thấp hoặc khôngtính phụ phí

b Tiến độ thi công công trình

Như đã biết thời gian để hoàn thành một công trình xây dựng là tươngđối dài (từ 1 đến 5 năm ) nên vấn đề quản lý đầu tư rất phức tạp Thêm vào

đó việc đầu tư xây dựng một công trình không phải phục vụ cho tiêu dùng cánhân, tiêu dùng cuối cùng mà lại nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứngnhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh Do đó vấn đề đảm bảo tiến độ thi côngcông trình được chủ đầu tư đánh giá rất cao

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về tiến độ thi công công trình củachủ đầu tư được đánh giá ở hai nội dung:

Trang 19

- Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu

- Sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phần việc củacông trình có liên quan

Như vậy nếu nhà thầu nào đưa ra được biện pháp thi công hợp lý, rútngắn được thời gian thi công công trình thì khả năng trúng thầu sẽ cao hơn(với các điều kiện tương ứng khác)

c Khả năng về kỹ thuật chất lượng

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn về khả năng đápứng các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng do nhà thầu đưa ra được bên mờithầu coi là một trong các tiêu chuẩn để xem xét đánh giá Tiêu chuẩn để đánhgiá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật chất lượng bao gồm:

Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng vật tư,thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật

Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thicông: Sơ đồ tổng tiến độ, sơ đồ tổ chức hiện trường bố trí nhân sự, các giảipháp kỹ thuật

Các biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiệnnhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu, qua các bản vẽ minh hoạ, phần thuyết minhbiện pháp Nếu nhà thầu nào phát huy được mọi nguồn lực vốn có của mìnhnhằm đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng và đưa ra được đềxuất và giải pháp kỹ thuật hợp lý chắc chắn sẽ giành được ưu thế cạnh tranhkhi dự thầu

d Khả năng giao tiếp, quảng cáo của tổ chức xây dựng

Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng, cuộc cạnh tranh giữacác doanh nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắthơn ở các lĩnh vực khác Vì vậy, thông qua giao tiếp, quảng cáo doanhnghiệp xây dựng có thể tuyên truyền về hình ảnh và uy tín của công ty chủyếu thông qua các thành tích mà công ty đã đạt được ( Các công trình màcông ty đã thực hiện cùng các chứng chỉ chất lượng, huy chương vàng chấtlượng cao) và năng lực của công ty (trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý, máymóc thiết bị thi công) để chiếm được lòng tin của chủ đầu tư

Trang 20

1.3 Những nhân tố bên ngoài tổ chức.

a Tình hình đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của tổ chức xây dựng tham gia dự thầu là các nhàthầu khác có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng tham gia những công trìnhcần đấu thầu với tổ chức xây dựng của mình

Nếu tiềm lực của đối thủ cạnh tranh là tương đối lớn về năng lực tàichính, năng lực máy móc thiết bị thi công, uy tín nhà thầu trên thị trường thì khả năng trúng thầu với nhà thầu sẽ giảm

Muốn giành thắng lợi trong cuộc tranh thầu nhà thầu phải tạo được ưuthế so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì mức ưu thế đã tạo ra bằng cáchkhông ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành công trình đồng thời cầnphải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình và cố gắng giữ gìn để đối thủkhông tìm hiểu được gì về mình

b Sự ủng hộ của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chứcxây dựng đang xét

Sự ủng hộ của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xâydựng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhà thầu

Sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà thầu có thể được tạo dựng bằng uytín của nhà thầu về chất lượng các công trình đã thi công, có thể bằng mốiquan hệ qua lại giữa nhà thầu với chủ đầu tư trong, trước và sau khi đấu thầu

Các cơ quan liên quan khác bao gồm các bộ, ban ngành, người có thẩmquyền quyết định đầu tư Nếu tạo được mối quan hệ tốt và tạo được sự ủng

hộ từ bộ phận này nhà thầu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như thông tin vềcông trình thi công cần đấu thầu, định hướng về đầu tư xây dựng trong tươnglai và các thông tin liên quan khác để nhà thầu có phương án quyết định thamgia dự thầu ngay với các công trình có điều kiện thi công trên mặt bằngtương tự hoặc công trình công ty đã có kinh nghiệm thi công

c Điều kiện thị trường

- Thị trường lao động: Hiện nay ở nước ta thị trường về cung lao động

là tương đối lớn, giá nhân công rẻ Với các công trình xây dựng việc sử dụngnhân công theo các hợp đồng ngắn hạn, nhân công ngay tại địa điểm thi công

sẽ giúp giảm giá thành công trình tăng khả năng cạnh tranh về giá dự thầu

Trang 21

- Thị trường các nhà thầu xây dựng: Rõ ràng thị trường xây dựng vớinhiều các nhà thầu trong nước và quốc tế cùng tham gia tranh thầu các côngtrình cần đấu thầu sẽ làm giảm sút khả năng trúng thầu đối với các nhà thầuyếu kém về năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật

2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu với các doanh nghiệp xây lắp.

2 1 Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng

năm.

Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình màdoanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm (kể cảgói thầu của hạng mục công trình)

Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu qua các năm cho

ta biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của các doanh nghiệp Thôngqua đó để đánh giá hiệu quả công tác dự thầu trong năm

2 2 Chỉ tiêu xác suất trúng thầu.

Chỉ tiêu này được xác định theo hai mặt biểu hiện là:

- Xác suất trúng thầu theo số công trình = Tổng số công trình trúng thầu

Tổng số công trình đã dự thầu

- Xác xuất trúng thầu theo giá trị = Tổng giá trị trúng thầu

Tổng giá trị các công trình đã dự thầuCác chỉ tiêu này cũng được đánh giá theo từng năm Trên thực tế haichỉ tiêu này thường không bằng nhau do giá trị đấu thầu các công trình khácnhau Việc đánh giá được căn cứ vào từng kết quả cụ thể

2 3 Chỉ tiêu thị phần và uy tín của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường xây dựng

Chỉ tiêu thị phần cũng được đo bằng hai mặt biểu hiện đó là phần thịtrường tuyệt đối và phần thị trường tương đối

Trang 22

- Phần thị trường tuyệt đối

=

Giá trị SLXL do DN thực hiệnTổng giá trị SLXL thực hiện của toànngành

- Phần thị trường tương đối của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở

so sánh phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệtđối của một hoặc một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

- Đối với chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp đây là chỉ tiêu định tính mangtính chất bao trùm Nó có liên quan tới tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tốkhác như: hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức

Trang 23

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI

Nhiệm vụ ban đầu của Sư đoàn là huấn luyện quân dự nhiệm và tổchức thi công các công trình quân sự như hầm, hào, bến cảng và các côngtrình quân sự khác

Năm 1980, theo quyết định số 579/QĐ-QP ngày 27/9/1980 của Bộtrưởng Bộ quốc phòng, Sư đoàn chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế, lấy tên làCông ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng và trực tiếp xây dựng 26 hạng mụcthuộc cụm công trình Nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhiều công trình kháctrong năm kế hoạch 1980 - 1985

Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên công trường Phả Lại, Sưđoàn chuyển địa điểm về đóng quân tại Thị trấn Gia Lâm - Hà Nội và xâydựng trụ sở chính ở đó cho đến nay

Thực hiện Nghị định của Đảng uỷ quân sự trung ương về việc sắp xếplại các doanh nghiệp trong Quân đội, đồng thời để nâng cao năng lực sảnxuất kinh doanh và tạo sự mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường, Công tyxây dựng 319 được thành lập lại theo Quyết định 564/QĐ-QP ngày 22 tháng

4 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng trên cơ sở sáp nhập 5 doanhnghiệp cùng ngành nghề, hoặc khác nghề nhưng phục vụ trực tiếp cho mụctiêu sản xuất kinh doanh chính của Công ty

Hiện nay trụ sở chính của Công ty là thị trấn Gia Lâm - Hà Nội

- Tên Công ty: Công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng - là tên truyềnthống được giữ cho đến hôm nay

- Giám đốc: Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lượng

Trang 24

- Điện thoại: 04.8272533 - 04.8274210 - 069.554025

- Fax: 04.8731458

- Số và địa chỉ tài khoản của Công ty:

+ Tài khoản 7301.0011B Ngân hàng đầu tư và phát triển Gia Lâm

- Khảo sát thiết kế các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi

- Lắp đặt thiết bị dây truyền sản xuất

- Kinh doanh bất động sản

- Dò tìm, xử lý bom mìn - vật nổ, vật cản quân sự

- Sản xuất kinh doanh xi măng, sản xuất kinh doanh gạch ngói; sảnxuất, khai tác kinh doanh các loại vật liệu sử dụng

- Sản xuất kinh doanh nước giải khát có cồn và không có cồn

Trong những năm qua, Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triểnvững vàng về mọi mặt, thường xuyên xây dựng kiện toàn tổ chức, nâng caonăng lực chỉ huy, điều hành, quản lý, đổi mới trang thiết bị áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa nànhoạt động đến hầu hết các tỉnh trong cả nước Vì vậy đã thi công hàng trămcông trình với nhiều quy mô, nhiều ngành nghề, ở nhiều địa điểm, có yêu cầuphức tạp nhưng đảm bảo yêu cầu, kiến trúc, thẩm mỹ, chất lượng, tiến độ

Ngày nay, Công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thịtrường và đầy đủ năng lực để thi công mọi công trình theo yêu cầu của chủđầu tư

2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất.

2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Mô hình tổ chức toàn Công ty là mô hình thống nhất, theo tổ chức củadoanh nghiệp Nhà nước hạng I kết hợp kinh tế, quốc phòng

Tổ chức gọn nhẹ, tinh giảm, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh và chuyển nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu

Trang 25

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý của Công ty như sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng 319

* Ban giám đốc Công ty: gồm có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc

- Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu tráchnhiệm trước Bộ quốc phòng, pháp luật về việc thực hiện kế hoạch được giao

và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phó giám đốc chính trị - Bí thư Đảng uỷ: phụ trách công tác chính trị,

tư tưởng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty; các phong trào, đoàn thểtrong toàn Công ty

- Phó giám đốc kinh tế: giúp giám đốc công ty trong công tác kinh tế kếhoạch, định mức đơn giá dự toán và tiền lương, công tác hạch toán kinh tế,công tác tiếp thị đấu thầu, thu hồi vốn

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Trang 26

- Phó giám đốc cơ giới vật tư: Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạchtheo dõi, quản lý vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ xây dựng

- Phó giám đốc kỹ thuật chất lượng giúp giám đốc công ty về các mặtgiải pháp kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ an toàn các công trình cho công ty thicông

* Các phòng ban:

a Phòng kế hoạch: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc trong các khâuxây dựng và chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác giao tiếp,công tác tiếp thị và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty

Nhiệm vụ cụ thể của các công tác như sau :

- Công tác tiếp thị:

+ Theo dõi các nguồn thông tin trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng

ở Việt Nam, các nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu

tư xây dựng nói chung và chính sách về xây dựng nói riêng để xác định, địnhhướng cho công tác tiếp thị của công ty

+ Xem xét cân đối khả năng về lực lượng, trình độ để phân giao cáccông trình cho các doanh nghiệp thành viên dự thầu

+ Xác định các thị trường xây dựng, các công trình khả thi nguồn vốn,chủ đầu tư thời gian tiến hành xây dựng, các đối tác cạnh tranh, quy mô vàtính chất công trình, khả năng tham gia của công ty và các tài liệu khác đểphân tích đánh giá và phân loại công trình, trình giám đốc về phương án thamgia dự thầu

+ Chuẩn bị các mẫu hồ sơ của công ty liên quan đến công tác đấu thầu(giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, các năng lực của công ty, quan hệbảo lãnh tín dụng ) để công ty dự thầu hoặc cung cấp cho các doanh nghiệpkhi được công ty uỷ quyền dự thầu

Trang 27

công tác chỉ đạo điều hành sản xuất, công tác điều động nhân lực, thiết bị máymóc các phương án thi công đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra

cơ quan Nhà nước, áp dụng vào giá công trình đảm bảo hạch toán kinh doanh

- Công tác hợp đồng kinh tế:

Dự thảo các hợp đồng kinh tế cho giám đốc ký kết thi công các côngtrình được Nhà nước giao thầu, các hợp đồng từ công trình đấu thầu với cácchủ đầu tư

Các hợp đồng kinh tế liên doanh, liên kết để dự thầu công trình, các hợpđồng kinh tế trong các liên doanh khi công ty là B phụ

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:

+ Quản lý về đầu tư máy móc thi công dựa trên nhiệm vụ, sản xuất cânđối và tổng hợp nhu cầu máy móc thiết bị cần trang bị

+ Quản lý đầu tư các công trình xây dựng

+ Quản lý sau đầu tư: Phối hợp với các đơn vị vận hành để đánh giá, kếtluận hiệu quả của việc đầu tư

b Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn là một bộ phận chức năng giúp việccho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng - an toàn, tiến độ thicông các công trình, các hoạt động khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệtrong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Với công tác chất lượng:

- Tiếp nhận quản lý hồ sơ kỹ thuật công trình bao gồm: Hồ sơ thiết kế,

hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao công trình

Trang 28

- Cùng với các đơn vị tính toán bóc tách khối lượng, lập biện pháp vàtiến độ thi công, tính toán nhu cầu vật tư, thiết bị, nhân lực cho từng côngtrình trước khi thi công Cùng với phòng kinh tế kế hoạch tính toán dự toán thicông

- Cùng với phòng kinh tế kế hoạch và các đơn vị liên quan tính toán lập

hồ sơ dự thầu các công trình

c Phòng tài chính kế toán

Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty cũng như cho các xí nghiệp và các đội sảnxuất trực thuộc, lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định mức vốn lưu độngphù hợp, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, huyđộng nguồn vốn sẵn có vào sản xuất kinh doanh

tư, thiết bị Quản lý và theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảodưỡng máy móc thiết bị của công ty

* Các xí nghiệp, chi nhánh

* Các đội thi công, các phân xưởng

Như vậy sự hợp tác chuyên môn hoá giữa các phòng ban trong công tyđược tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết tương hỗ lẫnnhau Công việc của bộ phận này được sự giúp đỡ và hợp tác của các bộ phậnkhác

2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí theo sơ đồ dưới các xínghiệp là các đội thi công, các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ dưới sự quản

lý của cơ quan công ty Cụ thể như sau:

Trang 29

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất

Bên dưới sự quản lý của các xí nghiệp là các đội công trình trực tiếptham gia thi công xây dựng các công trình

* Các đội thi công, các phân xưởng:

Bao gồm: - 1 xưởng khảo sát thiết kế

- 64 đội thi công xây lắp công trình

- 1 bộ phận xử lý nền móng

- 2 đội thi công cơ giới

- 1 đội sử dụng vật liệu nổ: khai thác, phá đá

- 2 bộ phận rà phá bom mìn, phá vỡ vật cản

- 2 phân xưởng sản xuất đồ mộc, cơ khí

- 2 phân xưởng sản xuất gạch gói

- 2 phân xưởng sản xuất xi măng

- 1 phân xưởng sản xuất nước giải khát

CƠ QUAN CÔNG TY

Trang 30

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC DỰ THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY.

1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

Theo giấy phép hành nghề kinh doanh số "93/BXD-CSKD" ngày04/04/1997 do Bộ xây dựng cấp, Công ty xây dựng 319 có năng lực ngànhnghề như sau:

- Xây dựng công trình công nghiệp, Dân dụng tới quy mô lớn; nhóm A

- Xây dựng công trình thủy lợi: Đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tướitiêu

- Xây dựng công trình giao thông: Đường bộ tới cấp 1, sân bay, bếncảng

- Lắp đặt thiết bị cơ - điện - nước công trình, kết cấu và cấu kiện phitiêu chuẩn, đường dây và trạm biến áp điện

- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đắp nền, đào đắp công trình

- Thi công các loại mỏng; khoan phun vữa xi măng - Hoá chất

- Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn các công trình hồ

- Sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng

- Kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng

Ngoài ra còn: Giấy phép khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn - vật nổ số1768/BQP ngày 23/06/1999 do Bộ Quốc phòng cấp, Quyết định cho phép sửdụng vật liệu nổ công nghiệp do Tổng cục CNQP và kinh tế cấp

Như vậy Công ty xây dựng 319 có ngành nghề kinh doanh rộng tạo rakhả năng nhận thầu thi công và thực hiện khá đa dạng về chủng loại côngtrình và chủng loại công việc xây dựng

Cùng với điều đó đối tượng phục vụ của công ty cũng đa dạng và thuộcnhiều khu vực khác nhau nên trong quá trình tìm kiếm thông tin và tạo lậpquan hệ cần nắm bắt được đặc điểm khác biệt và có biện pháp tiếp thị phù hợpvới từng đối tượng phục vụ Thêm vào đó với năng lực ngành nghề đa dạngtạo ra lợi thế về khả năng thắng thầu của công ty trong việc thực hiện các loạihợp đồng trọn gói và hợp đồng chìa khoá trao tay

Trang 31

2 Đặc điểm về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu:

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là bộ phận của tài sản cốđịnh có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiềuchu trình sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất bị hao mòn dần dần vàchuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất-kinh doanh, hình thái vật chất banđầu được giữ nguyên cho đến lúc hư hỏng

Do đặc điểm ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù,chu kỳ sản xuất thường kéo dài, khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải sửdụng nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau Vì vậy, để tham gia thi công xâylắp công ty phải có nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn tươngxứng với yêu cầu của công việc

Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị (bảng 1) công ty hoàn toàn cókhả năng tự chủ cao trong sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ramột cách liên tục, độc lập đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi côngcủa bên mời thầu

Tuy nhiên, với năng lực máy móc hiện có như trên chỉ giúp công tygiành được ưu thế khi tham gia tranh thầu những công trình có giá trị vừa vànhỏ ở thị trường trong nước Còn đối với những công trình có giá trị lớn khi

có sự tham gia tranh thầu của các nhà thầu nước ngoài cũng như khi tham giatranh thầu các gói thầu ở thị trường nước ngoài thì năng lực máy móc thiết bịcủa công ty lại thiếu đồng bộ, công nghệ lạc hậu so với đối thủ

Thêm vào đó do cơ chế quản lý chưa hợp lý, nôn nóng khi xét duyệt dự

án đầu tư lớn như dây truyền thi công đường bộ nhất là trong giai đoạn đầu tưtrạm trộn Lu Đầm thể hiện việc nghiên cứu không thấu đáo thị trường, chủngloại thiết bị và thời điểm đầu tư kết hợp với việc vận hành, quản lý máy mócthiết bị chuyên dùng, thiếu kinh nghiệm Qua 3 năm triển khai dự án đầu tưmáy móc thiết bị thi công đường giá trị lớn (trên 45 tỷ) nhưng hiệu quả rấtthấp, nhất là trạm trộn và máy rải, lu lốp chiếm gần 18 tỷ giá trị đầu tư nhưngqua 3 năm mới tham gia làm ra sản phẩm trộn rải bê tông atphan chưa đến 6vạn tấn - tức cả dây chuyền trộn-rải-lu đầm mới khấu hao chưa được 50 triệu.Gánh nặng lãi vay ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hạch toán sản xuất kinhdoanh

Về nguyên vật liệu phục sản xuất

Trang 32

Đây là yếu tố đầu vào chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60%-70%tổng giá trị công trình Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc rất lớnvào chất lượng của nguyên vật liệu

Bảng 1: Thiết bị của Doanh nghiệp

SX

Số Lượng (Cái)

Công suất Thông số KT

chính

5 Máy đào bánh xích CAT - 330B Mĩ 1 222 CV 1 5 M3

6 Máy đào bánh xích EO - 4224 L Xô 4 108 CV 1 M3

7 Máy đào bánh lốp ROBEX - 220W - 2 HQ 2 139 CV 0 85 M3

1 Máy ủi T170M; T130; DT75 L Xô 12 75-170

3 Máy san tự hành KOMMATSU GD 611A

Trang 33

TT Loại và mã hiệu Nước

SX

Số Lượng (Cái)

Công suất Thông số KT

14 Máy tuốt thép CMK 357 L Xô 2

17 Máy dải nhựa đường BITILLI - BB 670 Ytaly 2 119 CV 500 Tấn/ca

18 Máy dải BT átphan MITSIMOTO Nhật 1 85 CV 250 Tấn/ca

VI Các trạm và thiết bị khác 47

2 Dây chuyền đúc cống ly tâm VNam 2 50KW D1000-2000

3 Trạm nghiền sàng CM8; CMD 186 L Xô 3 15-33 m3/h

4 Trạm nghiền sàng Nordberg P Lan 1 150T/h 100 m3/h

5 Giáo chồng các loại D54 - D76 VNam 12 bộ

6 Giáo xây 200 m2 các loại D42 VNam 13 bộ

8 Bộ đầm dùi + đầm bàn các loại L Xô 2

Trang 34

TT Loại và mã hiệu Nước

SX

Số Lượng (Cái)

Công suất Thông số KT

15 Dây chuyền sản xuất xi măng đồng bộ TQ 01

16 Dây chuyền sản xuất gạch (lò Tuynel) Việt Nam 01

Như vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cùng vớimột hệ thống cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượngcông trình giảm chi phí sản xuất

Đối với Công ty xây dựng 319, tận dụng khai thác được các nguyênvật liệu cho thi công các công trình là phương trâm của công ty Khai thácnguyên vật liệu theo phương châm này vừa tránh được chi phí vận chuyểnbốc rỡ vừa đảm bảo được nhu cầu kịp thời cho thi công Từ đó góp phầngiảm giá dự thầu xây lắp Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập

và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình

để có được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chấtlượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí, thu mua với giá phù hợp, đồng thời tíchcực tìm kiếm những đối tác cung ứng mới

3 Đặc điểm về lao động

Lao động trong xây lắp là nhân tố quyết định nhất trong quá trình sảnxuất với các ngành khác, lao động trong xây lắp không ổn định, thay đổi theothời vụ hoạt động trên địa bàn rộng khắp

Bảng 2 Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp

4 Kỹ sư mỏ, khoan nổ, trắc đạc 8 5 3 Quy mô lớn cấp I

5 Kỹ sư động lực+ Cơ khí, máy 13 7 6 Quy mô lớn cấp I

7 Kỹ sư điện + Cấp thoát nước 8 3 5 Quy mô lớn cấp I

8 Cử nhân kinh tế + TCKT 33 10 14 9 Quy mô lớn cấp I

Trang 35

Trong công tác đấu thầu lao động là một trong các tiêu chuẩn để nhàthầu xét thầu nó có ảnh hưởng đến việc thắng thầu hay không của tổ chức xâydựng Như vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu tổ chức xây dựngphải có một đội ngũ công nhân thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn,trình độ tay nghề cao, phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trongviệc quản lý và thực hiện hợp đồng

Hiện nay, Công ty xây dựng 319 có 1.227 cán bộ công nhân viên.Trong đó, số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 15,32% số cán bộ cótrình độ trung cấp chiếm 6,9%, lực lượng công nhân sản xuất chiếm 76,28%,không có công nhân có tay nghề bậc 1 và bậc 2 Với cơ cấu lao động như vậy

có thể thấy công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao,

có sự chuyên môn hoá theo ngành nghề (Bảng 3) Tạo ra ưu thế cạnh tranh khitham gia đấu thầu

Bảng 3: Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp

STT Công nhân theo nghề Số

1 Đào, xúc, ủi, san, cạp, gạt, lu 93 27 28 25 13

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng 319 - Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng 319 (Trang 25)
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất - Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức sản xuất (Trang 29)
Bảng 1: Thiết bị của Doanh nghiệp - Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội
Bảng 1 Thiết bị của Doanh nghiệp (Trang 32)
Bảng 2. Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp - Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội
Bảng 2. Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp (Trang 34)
Bảng 3: Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp - Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội
Bảng 3 Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp (Trang 35)
Bảng 6: Các công trình đã trúng thầu của công ty - Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội
Bảng 6 Các công trình đã trúng thầu của công ty (Trang 38)
Bảng 8: Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu - Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác Quản trị ngân sách tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội
Bảng 8 Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w