Giáo trình Đa dạng sinh học trang bị cho sinh viên những kiến thức chính xác, khoa học, thông tin cập nhật về các khái niệm, định nghĩa của đa dạng sinh học. Giáo trình gồm có 5 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 sau đây gồm có 3 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1 khái quát chung về đa dạng sinh học, chương 2 giá trị của đa dạng sinh học, chương 3 những tác động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Trang 2MUC LUC 61 NÓI ĐẦU Chương 1 KHÁI 0UÁT CHUNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1⁄4 Noi dung TAA Da dang sinh MOC 1.1.2 Các loại đã dạng sinh học 1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Nghiên cứu da dang về thành phân loài 1.2.2 Nghiên cửu đa dang hệ sinh thai 1.2.3 Nghiên cứu da dang dĩ truyền
1.2.4 Các phương pháp giáo đục bảo tồn đa dang sinh học CÂU HỎI, BÀI TẬP Chương 2 GIA TRI CUA DA DANG SINH HOC 241 Gia tr trực tiếp
2.1.1 Gia tr su dung cho ddl song 2.1.2 Giá tị sử dụng cho thương mại
2.2 Giá tịgián tiếp
2.2.1 Gia trị sử dụng không do tiêu thụ 2.2.2 Khả năng sản xuất của hệ sinh th
Trang 34 GIAO TRINH DA DẠNG SINH HỌC
2.2.7 Nghỉ ngơi va du lịch sinh thái 2.2.8 Giá tị giáo dục và khoa hoc 2.2.9 Quan trắc cho môi trưởng 2.3 Giá tị lựa chọn cho tưởng lái 2.3.1 Giá tị lựa chọn
2.3.2 Giá tị van minh cla su tn tl CÂU HỒI, BÀI TẬP
Chương 3
NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC
31 Sự tuyệt chủng của sinh vật 3.1.1 Tuyệt chúng là một quá tình tự nhiê 3.1.2 Tuyệt chủng đo con người gây ra
3.1.3 Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction) 3⁄2 Nơi cử trú bị phá hủy va ô nhiễm
3.2.1 Sự phá hủy những nơi cư trú
3.2.2 Nạn 6 nhiém mai trường và biến đổi khí hậu toàn cầu 50 3:8 - Sự khai thác quá mức 3⁄4 Sự du nhập các loài ngoại 3⁄8 - Sự lây lan của dịch bệnh 3.6 Các nguy cơ khác 3.6.1 Sv gia tang dan s6, di dan 3.6.2 Sự nghèo đói
3.6.3 Mâu thuần trong các ch CÂU HÔI, BÀI TẬP lính sách Chương 4
BAO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
4.1 Khái niệm về bảo tồn đa dang sinh học (ĐDSH)
4.2 Bảo tốn nguồn gen, thành phần loài và các hệ sinh thái
4.2.1 Bảo tồn nguồn gen
Trang 4Mụclục 5
4:3 Bảo lớn bằng pháp ché 4.3.1 Cac bộ luật quốc gia 48.2 Các thoả thuận quốc tế 4.4 Khu bảo tồn
4.4.1 Phân hạng khu bảo tồn 4.4.2 Cac khu bảo tồn hiện c
4.4.3 Tính hiệu quả của các khu bảo ton 4.4.4 Những tồn tại của các khu bảo tồn
4.4.5 Thiết kế các khU bảo tồn
4.5 Thực hiện công ude Ramsar va nguyén ly phát triển bền vững 4.5.1 Céng uéc Ramsar 4.5.2 Phát triển bổn vững CAU HOI, BAI TAP Chương 5 ,
‘DA DANG SINH HOC VA BAO TON DA DANG SINH HỌC Ở VIỆT NAM
5.1 Đa dạng các cảnh quan và hệ sinh thai 5.1.1 Ba dang sinh học trong hộ sinh thai ring 5.1.2 Đa dang sinh học về động vật đất 5.1.3 Đa dạng sinh học ở đất ngập nước
5.1.4 Đa đạng sinh học ở vùng duyên hải và vùng biển Việt Nam
5.1.5 Ba dang sinh hoc trong nông nghiệp i
5.2 Phân vùng địa lý sinh học va ving phân bố tự nhiên của Vật Nam ụ 5.3 Sự suy thoái về đa dang sinh học của Việt Nam và nguyên nhân suy thoái 100 5.3.1 Sự suy thoái về đa dang sinh học của Việt Nam
5.3.2 Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam - 5.3.3 Cac yéu t6 ảnh hưởng trực tiếp đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam 103 5.3.4 Cáo yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam .112 5.4 Bảo vệ da dang sinh học ở Việt Nam và thực hiện Công tớc Ramsar
5.4.1, Hoan thiện chỉnh sách pháp luật và thể chế trong bảo tồn
và phát triển bền vững đa dạng sinh hoc
5.4.2 Chú trọng vấn đề ngân sách và tài chính cho bảo tồn
Trang 5
6 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
5.4.3 Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp bảo tồn đa dang sinh học 5.4.4 Công tác nghiên cứu và dao tao cán bộ đa dạng sinh hoc
5.4.5 Mở rộng hoạt động truyền thông và năng cao nhân thức về đa dang sinh học 126 5.4.6 Tầng cưởng hội nhập quốc tế trong bảo tồn đa dang sinh học n
CÂU HỎI, BÀI TẬP HE 4 ¡158
TÀI LIỆU THAM KHẢO, — lăn h6 jöãns¿sos 8U
Trang 6LOI NOI DAU
Ba dang sinh hoc la mét van dé cap bach hién nay, déng thời có một
vai trò đặc biệt quan trong trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường Bảo tổn đa dạng sinh học không phải là vấn để của một quốc gia,
một địa phương, một lãnh thổ hay một cá nhân mà là một vấn để chung,
của toàn nhân loại Vì vậy, cung cấp kiến thức đa dạng sinh học cho sinh
viên là nhiệm vụ rất cẩn thiết Nhận thức được điểu này, chúng tôi đã
biên soạn cuổn “Giáo trình đa dạng sinh học”
Giáo trình trang bị cho sinh viên các kiến thức chính xác, khoa học, thông tin cập nhật về:
Các khái niệm, định nghĩa về đa dạng sinh học: Các khái niệm co ban
(da dang sinh hoc, đa dang di truyền, loài và hệ sinh thái, ); Đa đạng của
các khu sinh học điển hình (khu sinh học trên cạn, khu sinh học biển, khu
sinh học nước ngọt, ); Những giá trị mà đa đạng sinh học đem lại (giá trị
cho sản xuất, tiêu thụ, văn hóa, du lịch, giải trí, Mục đích, yêu cẩu và
phương pháp của việc nghiên cứu đa dạng sinh học C¿ dé da dang
sinh học ở các thành phố lớn nói chung và Hà Nội nói r
ng
Sự suy thoái cũng như các tồn thất về đa dạng sinh học hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới: Các khải niệm vế sự tuyệt chủng (tuyệt chủng, tự nhiên, cục bộ, toàn cầu, do con người gây ra, tuyệt chủng hàng loạt ); Các nguyên nhân gây nên sự tuyệt chủng của các loài (do mất nơi cư trú, nơi cư trú bị chia cắt và cách ly, do ô nhiễm, khai thác quá mức, bệnh dịch, ), Sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay (do mat nơi sống, khai thác quá mức, ô nhiễm, chiến tranh, )
Các vấn để vé bảo tổn đa dạng sinh học: Tính cấp thiết của vấn để: ồn (thông qua những giá trị mà đa dạng sinh học đem lại như giá
Trang 78 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
bảo tổn đa dạng sinh học (bảo tổn loài, quẩn xã, quẩn thể và hệ sinh thái); Luật pháp của Việt Nam liên quan đến vấn để bảo tổn và kế hoạch hành
động bảo tổn đa dạng sinh học ở Việt Nam; Các hình thúc bảo tổn đang được áp dụng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam (bảo tổn nguyên vị và chuyển vj), thiết kế và quản lý các khu bảo tổn, bảo tổn bên ngoài các khu báo tổn, giáo dục ý thúc của người dân địa phương, mà cụ thể là học sinh thành phố Hà Nội trong vấn dé bảo tổn
Giáo trình giúp sinh viên các ngành sinh học có thể tích hợp trong giảng dạy sinh học, môi trường, công nghệ, các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo Trên cơ sở kiến thức của môn học, sinh viên có những biện pháp góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước nhà để vừa phát triển được kinh tế- văn hoá - xã hội vừa duy trì được nguồn tài
nguyên sinh vật vô giá mà thiên nhiên đem lại cho thành phố Hà Nội Trong quá trình biên soạn cuốn sách, chúng tôi có sử dụng một hình ảnh minh họa từ Internet và các nguồn khác Do điểu kiện khách quan nên chúng tôi không xin phép được hết các tác giả Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự lượng thứ và xin gửi lời cảm ơn tồi các tác giả
Mặc dù đã hết sức cí chắn cuốn sách không tránh
Trang 8Chuong 1
KHAI QUAT CHUNG VE DA DẠNG SINH HỌC
MỤC ĐÍCH, YÊU CẤU:
Học xong chương này, người học phải:
~ Sáng tỏ các khái niệm, định nghĩa về đa dạng sinh học nói chung, các mức độ đa dạng sinh học nói riêng Minh họa bằng những ví dụ cụ thể trên thực tế ở địa phương
~ Phân tích đặc trưng từng mức độ đa dạng sinh học, nhận định các mức độ đa dang sinh học trong thực tế ở địa phương
~ Tìm hiểu những phương pháp nghiên cứu về đa dạng sinh học ở từng múc độ đa dạng loài, đa dạng di truyền, đa dạng sinh thái
- Bước đấu vận dụng các phương pháp phù hợp để nhận biết thực trạng đa dạng sinh học tại địa phương
1.1.NỘI DUNG
1.1.1.Đa dạng sinh học
Công ước về đa dạng sinh học đã định nghĩa “Đa dạng sinh học là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các hệ sinh thái ở đất liền, ở biển, và ở các hệ sinh thái khác ở nước ta, và một tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phẩn hợp thành; Đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phẩn của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phẩn sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiểm năng sử dụng cho loài người” Còn định nghĩa của Quỹ quốc tế về Báo tổn thiên nhiên và đa dạng sinh học lại đưa ra như : “Đa dạng sinh học là sự phổn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và
Trang 910 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
Nồi một cách ngắn gọn, đa dạng sinh học là mức độ phong phú của toàn bộ tài nguyên thiên nhiên được tạo nên do tất cả các dạng sống, các sinh vật có trên Trái Đất Do vậy, đa dang sinh học phải được tính đến theo ba mức độ Đa dạng sinh học ở cấp loài, được gọi là Đa dạng loài, bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái Đât, từ vi khuẩn đến các loài thực vật, động vật và các loài nấm Ở một mức độ tính tế hơn, đa dạng sinh học bao gm ca sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quan thé của loài sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể, được gọi là Đa dạng di truyền hay Đa dạng gen Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tổn tại, được gọi là Da dang sinh thái Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Đa dạng sinh học còn bao gồm cả Đa dang van héa, là sự thể hiện của con người, một thành viên của thế giới sinh vật, và đồng thời là một nhân tố quan trọng của các hệ sinh thái
“Tóm lại, Đa dạng sinh học là toàn bộ sự sống trên Tr
tất cả các loài thực vật, động vật từ bé đến lớn, các loài nấm, các loài vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà các loài sinh vật là thành phẩn quan trọng nhất Tất cả các mức độ cúa đa dạng sinh học là rất cẩn thiết cho sự tiếp tục tổn tại của các loài và các quẩn xã tư nhiên, và tất cả những điểu này cũng đều rất quan trọng đối với con ngư
dạng sinh học là cơ sở của sự sống còn và phát triển của loài người
Trang 10Chương 1 Khái quát chung vé da dang sinh hoc "
Sơ lược lịch sử oề da dạng sinh hoc
Những bằng chứng mình họa được cung cấp từ các hóa thạch và phân tử, một vai sự kiện lớn về sự sống trên Trải Đất, cùng với niên đại
của chúng được tái hiện: Bảng 1.1 Lịch sử sự sống trên Trái Đất Thai gian
Kynguyén | Thoi ky (trigunim) (ác sự kiện lớn
Tién Cambrian [Precambrian | 4600 | Khdithiy sus, ict chi da bao dau tin
Tétcé ácgànhlớn suất ign đượcghìnhận từ hỏa thạc,
Fale, | Cambrian 550 {bao gém dng vit ong sng ddutién
Ordovician 500 (á có hàm đấu tiên
Silurian 440— |&pảm chim dt in bi thc vata chan Kp Saceen ‘aq |9 dang hacia cuong (eleos), it én eng
thé va côn trùng
Rung dugc ba phd bai thc vt c mạch suất hiện bồ sắt và sưu thế của lưỡng thể
5 tuyết dhùng của nhiều lồi Khơng xương sống ở biển, Grboniferous | 360
et 290 | sudthign bd sit ing thi vi con tring nay nay
Nguồn gốc và sự da dang chi yu labo sat, xuấtiện thú,
Mesoic Triassic 250 a BỨC ae in ye
Jurassic 210 Bò sắt thống trị và cấy hạt trắn chiếm ưu thé, xuất hiện chim,
Xuất hiện thựcvặthạtkn,sựthống tị của bồ sắt và nhiều Cretaceous 140 |nhôm động vậtkhông xương sốngbị tuyết dhủng tà lết
thúc một gai đoạn
Đa dạng hóa của thủ, chim, Gn trừng hút phấn và hat
Cenozoic Tertiary 6 Tertiary mudn/tién Quaternary - thai ky dinh cao của đa dang sinh hoc
Quaternary 1.8 | uat hién lost ngudi
(Neudin: www IUCN org)
Qua bảng trên cho thấy rằng có vẻ như tất cả các sinh vật đều có
chung một nguổn g; nhiên, đa đạng sinh học đã được lăng lên từ giai đoạn giữa, ưóc tính khoảng 3/5 - 4,0 tỷ năm trước (Trái Đất có tuổi
khoảng 4/5 - 5,0 tỷ năm, vì vậy sự sống đã xuất hiện khắp nơi hầu hết
chúng đều tồn tại), đầu tiên sự gia tăng này diễn ra rất chậm
Trang 11
2 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
bắt đầu đánh dấu sự đa dạng cho đến khoảng 600 triệu năm trước, vào lúc đó khoảng 80% sự sống trước đó đã bị biến mất Các sinh vật vào thời kỳ này chỉ dài khoảng vài milimét Đến Kỷ Palaeozoic (cổ sinh) và trên đá của thời kỳ Cambrian (550 triệu năm trước), các nhà khoa học đã tìm thấy sự xuất hiện ngẫu nhiên của các động; vật đa bào (metazoan) có kích thước khá lớn Các nhà khoa học đã tước tính rằng nếu sự bùng nổ đa dang sinh học vào thời kỳ Cambrian được tiếp tục bằng một tý lệ hằng số cho đến nay thì đại dương có thể xuất hiện 1060 họ metazoan, thay vì 103 như hiện nay (Sepkoski, 1997) Trên thực tế; tất cả các nhóm động vật lớn ngày nay đều được ghi nhận ở hóa thạch trong thdi ky Cambrian (Kevin J Gaston, 2004) Gould, 1989 đã đưa ra giả thuyết rằng sự đa dạng của các tổ chúc đạt cao nhất vào thời gian bùng nổ đa đạng sinh học của giai doan Cambrian Sự chiếm cứ đất liền của động vật, thực vật (M0 triệu năm trước), tiếp theo là sự đa dạng hóa của chúng, ngay sau các sinh vật đa bào trong biển Vì vậy, sự sống của động vật đến từ chỗ một ít loài hoàn thiện thành nhiều cẩu trúc cơ thể khác nhau trong thời kỳ Cambrian, đến ngày nay chúng ta nhìn thấy nhiều loài nhưng ít cấu trúc cơ thể hơn
Khoảng 100 triệu năm trước đã có sự tăng lên và phát triển ổn định của da dạng sinh học, chúng đã đạt đến cục điểm vào cuối thời kỳ Tertiary (Dé Tam) va dau Quaternary (Dé Ti), vào thời kỳ này có nhiều loài và bậc phân loại động vật thực vật cao hơn (cả dưới biển và trên cạn) so với
trước đó (Signor, 1990)
1.1.2 (ácloại đa dạng sinh học
Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện như sau Bảng 1.2 Các mức độ đa dạng sinh học
‘Da dang loai Da dạng di truyền ‘Da dang sinh thai Gi (Kingdom) (Quin thé (Population) Sinh đối (Biome)
Ngành (Piyla) Œ thế individual) Ving sinh thai (Boregion)
Lap (Class) Nhiém sac thé (Chromosome), (ảnh quan (Landscape)
Bộ (Order) Gene He sinh thai (Ecosystem)
Ho (Family) Nucleotide Noid (Habitat)
Gling (Genera) “Tésinh thal Niche)
Lodi Species)
Trang 12Chương 1 Khải quát chung về đa dạng nh học 13 1.1.2.1 Dadang ditruyén
Đa dạng di truyền bao gồm các thành phẩn các mã di truyền cấu
trúc nên cơ thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và sự sai
khác về đi truyển giữa các cả thể trong một quẩn thể và giữa các quẩn thể với nhau
Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính
sinh sản của các cá thể trong quan thé Một quần thể là một nhóm các thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ Một loài có thể một hay vài quan thé khác nhau Một quan thể có thể chỉ gồm một số ít cá
thể hay có thể có hàng triệu cá thể
Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền
Sự đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là đơn vị di truyền cùng với những nhiễm sắc thể được đặc trưng bởi
những protein đặc biệt Các dạng khác nhau của gen được gọi la allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biển, là những sự thay đổi xảy ra trong ADN, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể Sự khác biệt của các alen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các
cá thể một cách khác nhau
Sự sai khác di truyền tăng lên khí con cái nhận được đẩy đủ tổ hợp
gen và nhiễm sắc thể của bố mẹ trong quá trình tái tổ hợp gen xảy ra
trong quá trình sinh sản hữu tính Gen được trao đổi giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và tổ hợp mới được tạo thành khi nhiễm
sắc thể từ bố mẹ kết hợp để tạo nên một tổ hợp thống nhất cho con cái
"Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thế được coi là quỹ gen
(gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gen và alen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền (genotype) Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc điểm vẽ hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết trường nhất định quả của biểu hiện lểu gen trong một mí
Sai khác di truyền cho phép các cá
Trang 13l4 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
1.1.3.2 Đa dạng loài
Da dang loài bao gồm tất cả loài trên Trái Đất Mỗi loài thường được xác định theo một trong hai cách Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình thai, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài) Thêm vào đó, sự khác biệt về ADN cũng được sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm hình thái bên ngoài gẩn như giống hệt nhau (loài đồng hình), như các loài vi khuẩn Thứ hai là một loài có thể được phân bit
sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể
như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh
của các nhóm khác (định nghĩa về sinh học của loài)
Định nghĩa về hình thái của loài thường được các nhà sinh học hay các nhà phân loại học sử dụng để định loại, đặt tên khoa học cho những mẫu vật là những loài mới Định nghĩa về sinh học của loài là định nghĩa thường được các nhà sinh học di truyền sử dụng do đây là cơ sở trong mổi liên hệ về gen hơn là các đặc điểm về cấu tạo hình thái khác Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa sinh học của loài là khó sử dụng bởi vì nó đòi hỏi những kiến thúc về các cá thể thực sự có khả năng trong việc giao phối với nhau, những thông tin như vậy thường không phải lúc nào
cũng có sẵn Do vậy, trong thực tế các nhà sinh học thực hành thường mơ tả các lồi này bằng các đặc điểm hình thái cho đến khi loài đó được các nhà phân loại đặt tên Latinh
Trang 14Chương 1 Khải quát chung về đa dạng nh học 15
Bang 1.3 Tổng số các loài đã được mồ tả
Nhóm Số laài mô tà Nguồn
Vikhuẩn và tảo lam 4760 Nấm 46338 Tio 26.900 Rew 17480 WOE Hatin 980 tual Hatkin 258.000 tual Động vặt nguyên sinh 35,000 Bot bign (Thin 6) 5000 Ruộtkhôang 9.000 Giun rên và giún dep 24.000 Giáp xác 40000 Gn tring 950.000 a (ác nhóm Chân khớp và các nhóm 130000 Động vàthông xương sống khác Thân mềm 70.000 Dagal 6.100 G 28100 lưỡng 5578 Bồ sát 8.134 Chim 9.932 Thú 489 2659.384 Kiến thức của chúng ta vể số lượng loài là chưa chính xác đo nhiều
loài khó thấy hoặc còn chưa được phân loại học chú ý Ví dụ như ve bét,
giun tròn và nấm sống trong đất và các lồi cơn trùng sống trong rừng
nhiệt đới có kích thước rất nhỏ và khó nghiên cứu Các loài này có thể lên tới hàng trăm ngàn thậm chí triệu loài Các loài vi khuẩn cũng được biết rất ít Chỉ có khoảng 4000 loài vi khuẩn được các nhà vi sinh vật biết đến
đo những khó khăn trong việc nuôi cấy và định loại Việc lấy mẫu khó
khăn đã cản trở chúng ta nghiên cứu tìm hiểu về số lượng các loài trong, đại dương, Đại dương có lẽ là nơi có tính đa dạng lớn nhất Một ngành động vật mới, ngành Loricefera lần đầu tiên được phát hiện vào năm
Trang 1516 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
Các quần xã sinh vật mới sẽ còn được khám phá và thường các quấn xã này nằm trong các vùng hẻo lánh nơi mà con người khó tới gần được Các kỹ thuật thăm dò chuyên biệt, đặc biệt ở các vùng biển sâu và các vùng trời các rừng nhiệt đới đã khám phá ra các cấu trúc quần xã khác thường
Các quần xã động vật khác nhau, đặc biệt là côn trùng, thích ứng cuộc sống dưới tán lá tầng cao của rừng rậm nhiệt đới, hiếm khí chúng thích
nghỉ được với điểu kị ig ở trên mặt đất Một vùng rùng mua miển
núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào đã được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây Tại day ho da phat hiện được một số loài thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Munliacus truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus rooseveltorum)
Trên phạm vi toàn thế giới còn cẩn rất nhiều nỗ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đẩy đủ các loài Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài, và như vậy, đi
trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên
1.1.2.3 9a dạng hệ sinh thái
Da dang vé hé sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau, Sự đa dạng này được phản ánh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quẩn xã sinh vật và các quá trình sinh thải trong sinh quyển Chẳng hạn như sự phân bổ của các loài sinh vật theo không gian khác nhau, nghĩa là đặc trưng cho từng sinh cảnh khác nhau Rừng nhiệt đới thường xanh đã phân thành nhiều tầng và các thuỷ vực cũng phân thành các tấng nước khác nhau về thuỷ lý, thuỷ hoá để sử dụng tối ưu năng lượng của hệ sinh: thái và tao cho tính đa đạng sinh học càng cao
Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến cẩu trúc và đặc điểm của quẩn xã sinh vật, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý của hệ sinh thái Vi dụ, trong một hệ sinh thái trên cạn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ và tinh chat
Trang 16
Chương 1 Khái quát chung vé da dang sinh hoc 17 Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định, tạo thành tổ sinh thái của loài đó Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cẩn, kiếu hệ thống thu phan va cơ chế phát tán
của hạt, Tổ sinh thái của một loài động vật có thể bao gổm kiểu nơi sinh
sống của loài, biên độ nhiệt độ mà loài đó có thể sống được, các loại thức ăn và lượng nước mà chúng cần, Bất cứ thành phẩn nào của tổ sinh thái đếu là nguồn tài nguyên có giới hạn và do đó có ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể
Các hệ sinh thái trong sinh quyển tổn tại ở hai môi trường có sự khác biệt vể các đặc tính lý hoá và sinh học Đó là môi trường trên cạn và môi trường dưới nước Các hệ sinh thai trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, chiếm sinh khối lớn và gắn liển với khí hậu địa phương, do đó tên của quần xã cảnh quan vùng địa lý gọi là khu sinh học (biome), thường là tên của quần hệ thực vật ở đấy Khu sinh học là một hệ sinh thái lớn, đặc trưng bởi kiểu khí hậu đặc thù, bao gổm các loài đông vật sống trong quẩn hệ thực vật, thích ứng tốt với môi trường tự nhiên Nhìn chung trên lục địa đã hình thành các biome chính như sau:
1.1.2.3.1 Khu sinh học trên can
8) Đài nguyên hay đồng rêu (Tundra)
Đồng rêu bao quanh Bắc cực và vành đai phẩn Bắc của
lục địa Âu Á, Bắc Mỹ, chiếm khoảng 20% diện tích Trái Đất Đây là một vùng nhiều đẩm lấy giá lạnh, băng tuyết với nhiều dun rêu rải rác Mùa đông dài khắc nghiệt, mùa hè
ngắn Số loài thực vật rất ít, chủ
yếu là rêu, địa y và cỏ bông lau,
phong lùn và liễu miển cực
(Nguén dink & Internet) Hình 1.2 Đồng rêu điển hình
Trang 1718 GIAO TRINH DA DẠNG SINH HỌC
b) Rừng mưa nhiệt đới (Tropical raim forests)
Xuất hiện ở vùng gần xích đạo Khí hậu luôn ấm (từ 20 đến 25'C) lượng mưa dồi dao (ít nhất 1900 mm/năm) Rừng mưa là một biome có độ giàu có nhất, cả về độ da dạng và lổng
sinh khối Rừng mưa nhiệt đới có
cấu trúc phúc tạp, với nhiều cấp độ của đời sống Hơn một nửa các dạng sống trên cạn xuất hiện trong biome này Trong khi nhiều động vật sống
trên mặt đất, thì hẩu hết các động vật
rừng mưa nhiệt đới có đời sống trên các cây gỗ Các động vật đỏ trái qua toàn bộ đời sống của chúng trên tắn rừng Các loại côn trùng ở các rừng, mưa nhiệt đói rất phong phú và phẩn lớn trong số chúng là chưa được xác
định Mối là đặc trưng cho sự phân (Ngưu ính ở InlerteÐ
hủy của chu trình dinh dưỡng của gỗ Hình 1.3 Rừng mưa nhiệt đới điển hình
Chim có xu hướng màu sỉ sáng, thường tạo cho chúng tìm kiếm thức lu ngoại lai Bò sát và lưỡng thê xuất hiện nhiều Khi hẩu (Lemurs), Cụ li (sloths), và khi (monkeys) ăn các loài trái cây trong rừng mưa nhiệt đói Nhóm loài ăn thịt lớn nhất là nhóm mèo Sự xâm chiếm và phá nơi ở đang là nguy cơ cho các loài động vật, thực vật ở đây Một vài rừng, nhiệt đới ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Phi, Trung và Nam Mỹ có tính mùa và các cây ở đó rụng lá vào mùa khô
ăn như các loài
©) Ritng ơn đồi (temperate forests)
Sinh cảnh rừng ôn đới xuất hiện ở miển đông của Bắc Mỹ, Đông A, và nhiều nước châu Âu Lượng mưa nhiều từ 750-1500 mm, Sự phát triển theo mùa được xác định rõ ràng giữa 140 đến 300 ngày Các loài thực vật ưu thế bao gồm sổi, thích và những
cây gỗ lớn lá rụng khác Cây gỗ của
Trang 18
Chương 1 Khái quát chung vé da dang sinh hoc 19 rừng lả rụng cỏ tan lá rộng, trong đó chúng rụng đi vào mùa thu và mọc trở lại vào mùa xuân Mật độ tán lá cho phép sự phát triển tốt cho các
tổng cây bụi ở bên dưới, một tầng cây thảo, và
phủ bởi rêu và đương xi u đó thường được bao
Sự sắp xếp bên dưới này đã cung cấp nhiều nơi ở cho nhiều loại côn trùng và chim Các rừng lá rụng ngoài ra còn chứa nhiều thành phẩn của ho gam nhấm, trong đó chúng cấp thức ăn cho linh miều, chó sói, và cáo (foxes) Ngoài ra vùng này là nơi ở của nai và gấu đen Mùa Đông ở đây không lạnh như ở rừng phương bắc, vì vậy mà nhiều loài bò sát và lưỡng thê có khả năng sống sót
đ) Đông có (Grasslands) Các đồng cỏ xuất hiện trong vùng nhiệt đói và ôn đới với lượng mưa thấp hay mùa khô kéo dài Các đồng cỏ xuất hiện ở Mỹ,
châu Phi, châu Á, và Úc
Đất ở vùng này rất dày và
phì nhiều, vì vậy rất phù
hợp cho nông nghiệp Các
đồng cỏ hồn tồn khơng, (Nguồn ảnh ở Internet)
có cây gỗ, và có thể cung Hình 1.5 Đồng cỏ điển hình
cấp lượng cỏ lớn cho các
loài động vật ăn cỏ Các đồng cỏ tự nhiên đã từng bao phủ hơn 40% bể
mặt Trái Đất
Hầu hết các đồng cỏ ngày nay được sử dụng cho phát triển mùa
màng, đặc biệt lứa mì và ngô Các loài cỏ là thực vật chiếm ưu thế, trong,
khi đó động vật ăn cỏ và các loài đào hang là động vật chiếm ưu thế: Các đồng cỏ ôn đới bao gồm các thảo nguyên ở Nga, các đồng hoang ở
Nam Mỹ và các đồng cỏ (prairies) ở Bắc Mỹ Đời sống của động vật bao
gồm chuột, chó đồng, thỏ và các động vật khác sử dụng nhóm này làm
Trang 1920 GIAO TRINH DA DẠNG SINH HỌC
Các đồng cỏ chứa một lượng cỏ lớn cho trâu bò và loài linh dương sừng dài, nhưng với những hoạt động của con người, một lượng lớn đồng cỏ đã bị suy thoái Vùng cây bụi thấp (savanna) là một dang déng đói nhưng có một vài cây gỗ Savanna chứa nhiều loài động vật ăn cỏ nhất (linh dương sừng dài, ngựa vẫn, linh dương đầu bo và một số các lồi khác) Mơi trường ở đây cung cấp một quần thể lớn các loài ăn thịt như sư tử, bao ghepa (cheetahs), linh cẩu, và báo (leopards) Các thực vật nhỏ hơn không bị tiêu thụ bởi các loài ăn có, chúng bị tấn công bởi mồi và các loài phân hủy khác
co ca nl
¢) Cây bụi (Shrubland, Chaparral)
Sinh cảnh cây bụi được ưu thế bởi các cây bụi nhưng lá nhỏ có màu xanh
thường có màng dày, biểu bì có sáp, và thân đưới đất day, vi vay có thể chống chịu vào mùa hè khô và hay cháy Một số loài cây lá tiêu giảm và phát triển thành gai Các vùng cây bụi xuất hiện một
phẩn ở Nam Mỹ, phía tây Úc,
mién trung Chile, và xung quanh biển Địa Trung Hải Cây bụi dày đặc ở California, ở đó mùa hè nóng và rất khô, được gọi là chaparral (Ngun ảnh ở Internet) Hình 1.6 Cây bụi điển hình
Loại cây bụi ở Địa Trung Hải thiếu một tầng đưới và có lớp mùn rác ở bể mặt đất do vậy cũng rất đễ cháy Hạt của nhiều loài có đòi hỏi sức nóng và hoạt động tạo sẹo do lửa để kích thích sự nảy mẩm Khu hệ động vật rất khác nhau giữa các vùng trong biome này và thường có tính đặc hữu,
Sa mae (Deserts)
Sinh cảnh cây bụi dược ưu thế! ¿ bụi nhưng lắ nhỏ cỏ màu xanh đậm thường có màng dày, biểu bì có sắp và thân dưới đất dày vì
Trang 20Chương 1 Khải quát chung về đa dạng nh học 2
tiêu giảm và phát triển thành gai Các vùng cây bụi xuất hiện một phần ở Nam Mỹ, phía Tây Úc, miền trung Chile và xung quanh biển Địa Trung
Hải Cây bụi dày đặc ở California, ở đó mùa hè nóng và rất khô, được gọi a chaparral (Ngudn: Botanical society of America) Hình 1.7 Sa mạc điển hình
sa mạc được đặc trưng bởi điều kiện khô và biên độ nhiệt lớn Không khí khô dẫn đến biên độ nhiệt độ rộng vào ban ngày Hoang mạc khác nhau nhiều phụ thuộc vào lượng mưa, khoảng dưới 250 mm/năm Một số hoang mạc khô đến nỗi không có một loài thực vật nào có thể sống được Ví đụ: sa mạc Naomid ở châu Phi, sa mạc Atacama-Sechura ở Chỉ-lê và Pê-ru
Các loài cây trong sinh cảnh này đã phát sinh một loạt các thích nghỉ lấy nước và chống chịu với điểu kiện nhiệt độ khắc nghiệt Như cây có rễ sâu để hút nước, lá biến thành gai nhọn, Số loài động vật ít, động vật có xương sống cỡ lớn như lạc đà một bướu, linh dương, bảo, sư tử, Các loài găm nhấm trong đất (chuột túi và chuột đàn) rất phong phú Hầu hết các loài chìm là chim chạy Trong số các loài sâu bọ cánh cứng, họ Tenebrinidae chiếm tru thế và là những loài đặc trưng của sa mạc Sự thích ứng của động vật với
Trang 21
GIAO TRINH DA DẠNG SINH HỌC
8) Rirng ld kim (Taiga, Boreal Forest)
Rừng lá kim phân bổ rộng ở hầu hết các vùng phía bắc của Bắc Âu và
Bắc Mỹ Ngoài ra, rừng này còn có vành đai xuất hiện ở một vài nơi khác,
ở đó có các tên gọi khác nhau: khi nó ở gần các đỉnh núi gọi là rừng lá kim ở nủi; và rừng mưa ôn đới dọc theo bờ biển Thái Bình Dương cho đến Nam California Lượng mưa thấp khoảng 100 đến 400 mm/ năm và có mùa sinh trưởng
ngắn Mùa đông lạnh và ngắn,
trong khi đó mùa hè có xu INguôn ảnh 6 Internet)
hướng ẩm Hình 1.8 Rừng lá kim điển hình
nh gỗ này có lá và vỏ bảo vệ dày, cũng Rừng lá kim đặc trưng bởi các loài cây thắng như Vân sam, l
sam, Thiết sam và Thông Các loài e;
như lá có dạng kim có thể chịu đựng trọng lượng của tuyết tích tụ lại Các khu rừng lá kim hạn chế với các loài cây tầng thấp, và bể mặt đất được
bao phủ bởi một lớp rêu và địa y Thông, Tùng-bách, cây Dương đỏ, cây Phong va cây Phi lao là những loài cây phổ biến; chó sói, gẩu Mỹ và tuần
lộc là các loài động vật phổ biến Tính ưu thế của một số loài được thể
hiện rõ ràng, nhưng tính đa dạng thấp khi so sánh với các khu sinh quyển
ôn đới và nhiệt đới
1.1.2.3.2, (ác khu sinh học dưới nước
Môi trường nước Ít k c
sinh vật thuỷ sinh bơi lội trong nước nhờ vào lực đẩy của nước và không nghiệt hơn so với môi trường trên cạn
phải đối phó với tình trạng khô hạn Các chất đinh dưỡng hoà tan chỉ
phối sự phân bố của các sinh vật Các khu sinh học ở nước được chia thành khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển
a) Khu sinh hoc bién: Khu sinh học biển chứa nhiều muối hoà tan hơn
Trang 22Chương 1 Khải quát chung về đa dạng nh học 23
sống đầy được chia thành vùng ven bờ và vùng sâu Quần xã sống trong tầng nước được chia thành quẩn xã sống trôi nổi và quần xã tự bơi Tầng, nước từ 200 mét trở lên có ánh sáng xâm nhập vào được gọi là tầng giàu dinh dưỡng
b) Khu sinh học nước ngọt
Khu sinh học nước ngọt được chia thành 2 vùng là khu sinh học
nước chảy và khu sinh học nước đứng Nước trong các thuỷ vực nước ngọt lớn thường có sự phân tầng nhiệt độ Ở một số hổ lớn vùng ôn đới thường có hiện tượng chu chuyển nước theo mùa, nhờ đó các chất đỉnh dưỡng được đưa từ tầng sâu lên tầng mặt, giúp cho sự phát triển của các
sinh vật nổi trong hổ
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CUU
1.2.1 Nghiên cứu đa dạng về thành phấn loài
Nghiên cứu đa dạng vể thành phẩn loài là một trong những nghiên cứu cơ bản nhất khi nghiên cứu đa dạng sinh học Để nghiên cứu đa dạng về thành phẩn loài thường áp dụng các phương pháp sau: Phương pháp nhận biết; Phương pháp thu mẫu và phân loại; Phương pháp thống kê; Phương pháp tổng hợp
Trong đỏ phương pháp xác định địa điểm và tuyến thu mẫu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự da dạng về thành phần loài Để thu mẫu một cách đẩy đủ và đại điện cho một khu nghiên cứu, chúng ta không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cực kỳ cẩn thiết Tuyến đường phải di xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu Có thế chọn nhiều tuyển theo các hướng khác nhau, nghĩa Tà các tuyển đó cắt ngang các vùng đại điện cho khu nghiên cúu Trên các tuyển đó, chúng ta lại chọn những điểm mấu chối, tức là những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu kỹ hoặc đặt các ô tiêu chuẩn vừa phục vụ cho nghiên cứu về đa dạng loài vừa nghiên cứu vé da dang sinh thái
1.2.2 Nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái
Trang 23
24 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
nên những quẩn xã thực vật Đó là tấm gương phản ảnh diểu kiện môi trường của nơi sống đó Sự đa dạng về hệ sinh thái phản ảnh sự đa dạng của cả một phúc
trường Đánh giá sự đa dạng về hệ sinh thái trên hai mặt chính là các quan xã sinh vật và các dạng sống Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu về sự đa dạng thành phần loài, nghiên cứu đa đạng hệ sinh thái còn áp dụng các phương pháp thực địa, phương pháp xây dựng bản đổ ảnh vệ tình,
ệ tổng hợp của các mỗi tương quan giữa sinh vật và môi
Phương pháp xây dựng bản đồ ảnh vé tinh: Đây là phương pháp để đánh giá sự đa dạng về môi trường sống trên cơ sở hình thái và ngoại mạo Các đơn vị và hệ thống phân loại theo UNESCO (1973) Trên cơ sở bản đổ sơ bộ đó sẽ phải tiến hành kiểm tra thực địa để chính xác hóa các ranh giới
, lệ
bộ, tiến hành kiểm tra các điểm khóa để định dạng chính xác ranh giới các
quan xã sinh vật Mặt khác tiến hành nghiên cứu chỉ tiết tại các quần xã
sinh vật chính bằng cách lập các ô tiêu chuẩn trên những khu điển hình Mỗi một ô tùy theo kiểu quẩn xã, thông thường đối với quần xã rừng
hiện nay thường lấy kích thước 40x50 mét, 50x50 mét hoặc 60x40 mét,
đổi với quần xã đồng cỏ thường lấy kích thước ô 10x10 mét ô tiêu chuẩn: Sau khi có bản đổ sơ Phương pháp nghiên cứu thực đ
Phương pháp xâu đựng bản đồ nuẩn xã Tên cơ sở mô tả các ô tiêu chuẩn, chúng ta sử dụng các bản đổ chuyên ngành khác như khí hậu, đất đai, địa hình và địa mạo để điều chỉnh ranh giới các kiểu quần xã sinh vật
1.2.3 Nghiên cứu đa dạng di truyền
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của sinh vat Mỗi hệ sinh thái là đo các loài trong mỗi tương quan với các nhân tố sinh thai của nơi sống đó tạo nên Nó được thể hiện trên từng cá thế loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ảnh môi trường sống nơi đó
Trang 24Chương 1 Khải quát chung về đa dạng nh học 25
~ Phân tích thể nhiễm sắc: chọn tế bào có bộ nhiễm sắc đẩy đủ và có cấu trúc rõ nhất, tiến hành chụp ảnh, vẽ hình và sắp xếp theo cặp
~ Phân tích Izo-enzim: bằng phương pháp điện di, theo đó nguyên tắc của phương pháp này là xem xét sự có mặt của các alen trên các nhiễm sắc thể, túc là xem xét các nhân tố di truyển thông qua các sản phẩm của nó là protein Đây là phương pháp đánh giá nhanh vì một lúc có thể phân tích nhiều mẫu, thích hợp với việc phân loại
1.2.4 (ác phương pháp giáo dục bảo tồn da dang sinh học
Phương pháp giáo dục là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình giáo dục Khi đã xác định được mục đích, nội dung giáo dục thì phương pháp giáo dục đóng vai trò quyết định chất lượng trong quá trình giáo dục
1.2.4.1 Phương pháp dạy học
Ở Việt Nam, trong chương trình phổ thông, nội dung đa dạng sinh học chưa phải là một bộ môn riêng mà được tích hợp trong các mơn học
Ngồi ra nội dung về bảo tổn đa dạng sinh học cũng được giảng dạy trong các khóa đào tạo, các buổi tập huấn cho cộng đồng dân cư nói
chung Có nhiều cách để phân loại các phương pháp dạy học bảo tổn đa dạng sinh học nhưng ở đây người ta chia ra làm 4 nhóm chính:
~ Nhóm sử dụng thông tin~ ngôn ngữ;
~ Nhóm sử dụng phương tiện trực quan;
~ Nhóm các phương pháp thực hành;
~ Nhóm các phương pháp kiểm tra đánh giá
+ Nhóm sử dụng thông tin ngôn ni
chữ viết để truyền đạt, tiếp nhận, chế biển và lưu trữ thông tin Gồm các là nhóm sử dụng lời nói và phương pháp cụ thể sau:
Trang 2526 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
+ Phương pháp đôi thoại, tranh luận nà thảo l
Đối thoại được thực hiện bằng hệ thống các câu hỏi và câu trả lời Hệ thống câu hỏi cẩn được sắp xếp theo thứ tự từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp để dẫn dắt người học đến mục tiêu nắm vững kiến thức
Tranh luận được thực hiện bằng cách nêu v: thể để chứng minh, phản bác và tìm ra lý lẽ cụ th dung chính xác
Thảo luận được thực hiện bằng cách người giảng và người nghe cùng xem xét, phân tích một vấn để, tìm ra tiếng nói chung
để và dùng trí tuệ tập
Íp nhận, tìm ra nội
+ Phương pháp dùng sách va tài liệu có liên quan:
Đây là hình thức truyền thông tin một chiểu đến người nhận thông
qua việc phát tài liệu, sách vở, tờ rơi nhằm tác động đến quan điểm của
họ và kêu gọi ho chấp nhận thực hiện một hành vi nào đó
+ Nhóm sử dụng phương phấp trực quan
+ Phương pháp mình họa: Đây là phương pháp sử dụng phương tiện
trục quan như vật thật, mô hình, sơ đổ, biểu đổ trong tranh ảnh, băng hình,
băng âm để minh họa vể một hành động, một nội dung cẩn giáo duc
+ Phương pháp biểu diễn thí nghiệm: Là phương pháp mà giáo viên
biểu diễn thí nghiệm trên lớp hoặc khu bảo tàng để người học theo đối
diễn biến các hiện tượng khoa học Phương pháp này giúp cho người học
nắm vững nội dung học tập và hình thành cho họ ý thức tìm tòi các hiện
tượng thiên nhiên, lòng yêu khoa học và thế giới quan khoa học
+ Phuong phép quan sát: Là phương pháp hướng dẫn cho người học
độc lập quan sát trong thiên nhiên
+ Nhóm các phương pháp thực hành
+ Phương pháp luyện tập: Phương pháp này tổ chúc cho học sinh vận
dụng kiến thức đã học để làm bài tập Người dạy cần phải chuẩn bị hệ thống bài tập với nội dung và các loại hình đa dạng và phải có phương
hướng giải quyết các tình huống xảy ra
+ Phương pháp biểu diễn các lrò chơi: Là phương pháp khôi phục sự
Trang 26Chương 1 Khải quát chung về đa dạng nh học 27
các loại hình nghệ thuật để lồng ghép các nội dung giáo dục gây húng thú và kích thích người học tích cực tham gia các hoạt động học
+ Nhóm các phương pháp kiểim tra, đánh giá
+ Phương pháp kiểm tra: Day là phương pháp thường xuyên trong quá trình học tập của người được giáo dục Kiểm tra là một biện pháp thu thông tin ngược, thông tin này giúp cho người giảng đạy cũng như người học điểu chỉnh quá trình học đi đúng mục tiêu
+ Phương pháp đánh giá: Đây là phương pháp xác định giá trị khách quan của kết quả học tập bằng cách so sánh nó với một chuẩn và gắn cho nó một điểm hoặc một lời nhận xét
1.2.4.2 Phương pháp giáo dục
Ở đây để cập đến các phương pháp giáo dục theo nghĩa hẹp Các nhóm phương pháp giáo dục được chia làm 3 nhóm: ~ Nhóm các phương pháp thuyết phục; ~ Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động; ~ Nhóm các phương pháp kích thích hành vi + Nhóm các phương pháp thuyết phục
+ Phương pháp khuyên giải: gặp gỡ trực tiếp đổi tượng giáo dục để khuyên răn, giải thích những điều cẩn làm đúng theo chuẩn mực xã hội + Phương pháp thảo luận: là phương pháp tác động khéo léo của nhà giáo dục đến đổi tượng giáo dục bằng con đường tổ chúc đổi thoại, tranh luận
+ Phương pháp nêu gương: sự gương mẫu của những người xung
quanh, của nhà giáo dục sẽ giúp cho người được giáo dục noi theo, + Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động
+ Phương pháp luyện tập: Là phương pháp đưa con người vào các hoạt động có mục đích, có kế hoạch trong một thời gian tương đối dài nhằm tạo cho họ thỏi quen hành vĩ
+Phương pháp đưa con người nào cuộc sống xã hội: Là phương pháp gắn cuộc sống của đổi tượng giáo duc vào cuộc sống Ví dụ: đưa học sinh
Trang 2728 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
+ Nhóm các phương pháp kích thích hank vi
+ Phương pháp khen Hurởng: Là phương pháp sự hài lòng và sự đánh gid tích cực của nhà giáo dục đối với hành vi tốt của cá nhân hay tập thể Khen thưởng giúp người học có hứng thú học tập hơn
+ Phương pháp trách phạt: Là phương pháp biểu lộ sự không đồng tình, sự lên án của nhà giáo dục hay của tập thể, công đồng đối với hành vi sai trai của cá nhân nhằm mục đích gây cho họ sự hối hận về việc đã làm mà sửa chữa những hành vi sai trắi
+ Phương pháp thi đua: Là phương pháp khích lệ giáo dục cả tập thé, tạo nên sự cố gắng của từng thành viên để giành được thắng lợi trong hoạt động chung
(ÂU HỎI, BÀI TẬP
1 Trình bày và phân tích khái niệm đa đạng sinh học
2 Phân tích các cấp độ đa dạng sinh học Liên hệ thực tế địa phương
3 Phương pháp nghiên cứu đa dạng về thành phẩn loài, đa dạng sinh thái, đa dạng di truyền
4 Bài tp thục hành: Sử dụng biện pháp phù họp để nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học thực tế tại địa phương
Trang 28Chuong 2
GIA TRI CUA DA DANG SINH HOC
mucpich, YÊU CẤU:
Học xong chương này, người học phải
~ Phân tích các giá trị trực tiếp,
mang lại cho tự nhiên và đời sống giá trị gián tiếp mà đa dạng sinh học ~ Nhận thức về giá trị lựa chọn trong tương lai mà đa dạng sinh học mang lại cho tự nhiên và đời sống
- Nhận biết các giá trị mà đa dạng sinh học mang lại cho địa phương
NOI DUNG
Đa dạng sinh học là nguồn vô tận về vẻ dep, về niềm cảm hứng của sáng tạo, về kiến thức phong phú của nhân loại Nó là nguồn gốc của sự thịnh vượng, cung cấp cho chúng ta toàn bộ thức ăn, phẩn lớn các nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ, cung cấp nguyên liệu di truyền cẩn thiết cho nông nghiệp, được học, công nghệ Chúng ta có thể phân chia giá trị của đa dạng sinh học thành hai loại: những giá trị trực tiếp và những giá trị gián tiếp
2.1.GIÁTRỊ TRỰCTIẾP
2.1.1 Giá trị sử dụng cho đời sống
Giá trị sử dụng của đa dạng sinh học cho đời sống được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và những loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng theo yêu cẩu của gia đình, những người dân sinh sống gần thiên nhiên, nhất là các dân tộc ít người ở các vùng núi rừng Các sản phẩm đó không có bán trên thị trường trong nước và quốc tế và cũng không đóng góp vào giá trị GDP của quốc gia, nhưng lại có giá trị thực tiễn hết sức to lớn, vì nó đã và đang
Trang 29
30 GIAO TRINH DA DẠNG SINH HỌC
Những nghiên cứu về các xã hội truyền thống tại các nước đang phát triển cho thấy cộng đồng dân cư bản địa khai thác, sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh nơi cư trú của họ, như củi đốt, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, được phẩm và các nguyên vật liệu xây dựng cho sinh
hoạt hàng ngày của mình Vào khoảng 80% dân số trên thế giới vẫn dựa
vào những được phẩm mang tính truyền thống lấy từ các loài động, thực vật để sử dụng cho những sơ cứu ban đầu khi họ nhiễm bệnh Trên 5.000 loài động, thực vật được dùng cho mục đích chữa bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam và khoảng 2.000 loài được dùng tại vùng hạ lưu sông Amazon
Người ta điểu tra và cho thấy rằng 57% của hơn 150 phương thuốc điều
trị có nguồn gốc từ đa dạng sinh học Sự thích nghỉ của con vật cung cấp cho con người nhận biết khả năng chữa bệnh Ví dụ: gấu trong thời gian ngủ đông dài không bị hao tổn về khối lượng xương và người ta đã sử dụng nó trong việc chữa bệnh còi xương có giả trị khoảng 10 tỷ USD
trong việc chăm sóc sức khoẻ hàng năm
{Nguôn ảnh ở Internet) Hình 2.1 Người dân lấy củi để sử dụng hàng ngày
Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn này có thể kiếm được bằng việc săn bắt các loài động vật hoang dã để lấy thịt Tại nhiều nơi ở châu Phi, những động vật bị săn bắn lấy thịt là nguồn chủ yếu cung cấp protein của dân bản địa: tại Botswana, khoảng 40%, tại Zaia, 75% Trên toàn thế giới có khoảng 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài tự nhiên, bị đánh bắt mỗi năm Phẩn lớn số cá đánh bắt này được sử đụng ngay tại địa phương,
Trang 30Chương 2 Gi tricia da dang sinh hoe 31
2.1.2 Giá trị sử dụng cho thương mại
Giá trị sử dụng cho thương mại là giá bán các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài nước Sản phẩm có thể là nguyên liệu ch cho hàng loạt các sản phẩm khác, Vi dụ: vỏ cây Rhamnus purshiana ở phía Tây Hoa Kỳ là thành phần chính của
in mua vỏ cây là 1 triệu đôla còn tiển thu được do
bán thuốc là 75 triệu déla Hoặc hàng năm tiền thu mua quế ở Việt Nam trớc tính là 1 triệu đôla, còn bán các loại thuốc từ vỏ quế là 2,5 trigu dla Số lượng sản phẩm được thu lượm từ thiên nhiên được trao đổi trên thị trường rất lớn và nhiều loại khác nhau như củi, gỗ xây dựng, cá, trai, sò và các thuỷ hải sản khác, các cây thuốc, hoa quả, thịt, da thú rừng, mật ong, các loại phẩm màu thiên nhiên, các hương liệu, nhựa và dầu
Trang 31
32 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
Việc sử dụng về mặt kinh tế của các loài tiếp tục vẫn là khai thác Khoảng 1,3 đến 1,4 triệu mét khôi gỗ hàng năm được khai thác bởi các xí nghiệp quốc doanh Tuy nhiên một số lượng lớn hơn do các xí nghiệp địa phương khai thắc (tỉnh, huyện) và đổi với khu vực này không có con số chính xác Các lâm sản khác cũng được khai thác cho mục đích kinh tế bao gồm song mây, tre nứa và cùi Chỉ có 6% nhu cầu nhiên liệu đốt của dat nước là than trong khi than hoạt tính và củi chiếm 75% Ước tỉnh khoảng 30 triệu bó củi được khai thác từ rừng mỗi năm và 100.000 tấn tre làm giấy: Sản lượng lý thuyết là 22-23 triệu tấn nhiên liệu có thể khai thác từ rừng thiên nhiên (RWEDP - Nghiên cứu tổng quan và nhiên liệu gỗ củi), nhưng, gỗ củi không được khai thác đổng đều ở mỗi diện tích rừng mà thường bị dân địa phương khai thác quá độ, dẫn đến rừng bị thu hẹp và xuống cấp Rất nhiều ngành như sản xuất gạch cũng phụ thuộc phẩn lớn vào gỗ củi
Sản lượng các loại đặc sản rừng như nhựa thông, vỏ quế, quả hồi, song mây, cánh kiến đỏ, trúc, trấu, sở, dầu rái, chai cục và các loại dược liệu cũng góp phần làm phong phú thêm các mặt hàng lâm sản của Việt Nam, Lượng hoa hồi xuất khẩu từ 750 tấn năm 1995 tăng lên khoảng, 8.500 tấn năm 1997, trong khi đó lượng quế xuất khẩu năm 1997 khoảng 3.400 tấn, giảm một nửa so với năm 1995 (Niên giám thống kê năm 1999), Song do chua được chú ý đầu tư phát triển, chỉ khai thác lợi dụng tài nguyên sẵn có, chạy theo nhu cẩu thị trường, ít chú ý đến việc bảo vệ làm cho nguồn tài nguyên này đang ngày càng giảm sút về sản lượng, thu hẹp về diện tích Một lâm sản quan trọng khác ngoài gỗ cũng được khai thác từ rừng là mật ong, các loài hoang đã (đặc biệt là rắn, tắc kè và rùa) để ăn, làm thuốc và khai thác 2300 loài cây hữu ích, bao gồm quả, vỏ cây, ¿ cành và nhựa cũng dùng để làm thuốc, thức ăn, xây dựng ngành dét và chống thấm nước Một khổi lượng ngày càng tăng các sản phẩm này hiện nay dang được đồi hàng và trao đổi mậu dịch với các nước láng giếng đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan
Trang 32
Chương 2 Gi tricia da dang sinh hoe 33 Đối với nghể cá: đường bờ biển trải rông và các cửa sông mang lại sự phong phú về nguồn cá cho Việt Nam Sản phẩm ngư nghiệp, trong đó chiếm 60-70% là cả đánh bắt, cung cấp một nửa lượng đạm động vật cho quốc gia
Khai thác tảo, chủ yếu là Sargassum, Gracilaria, Porphyra, Hypnea, Enteromorpha và Ulva phong phú nhất ở miền Trung Việt Nam như các tình Khánh Hoà, Ninh Thuận và Quảng Ngãi, nơi sản lượng lên tới 10.000 đến 15.000 tấn khô một năm Ngoài ra các loài được sử dựng làm thức ăn và cho các ngành công nghiệp, một vài nhóm như IEnteroporpha được sử
dụng làm thuốc va Ulva lam phan bon,
Ngoài ra, đa dạng sinh học đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, và rất cẩn thiết cho việc báo đảm an toàn lương thục Đa dạng sinh học là cơ sở của nền nông nghiệp ở Việt Nam Vùng trung du phía Bắc, vùng núi Tây Nam của Việt Nam đặc biệt đa dạng về các giống, loài bản địa và các loài họ hàng hoang đã của chúng trong tự nhiên, liên quan tới các giống cây trồng quan trọng như lúa, khoai so, chè, vải, nhãn, các giống bưởi, cam, chanh và đậu Hiện nay số loài cây trồng, nhất là các cây lương thực ngày càng được chọn lọc và chỉ một số cây có năng suất cao hay có
phẩm chất tốt mới được trổng một cách rộng rãi Sự phụ thuộc vào một
số cây lương thực là rất nguy hiểm vì rằng nếu đơn canh thì dịch bệnh có thế phá huỷ nhanh chóng mùa màng mỗi khi xảy ra Tất cả các cây lương thực chính trên thế giới kế cả ngô, lúa, lúa mỳ, khoai, đậu,
nguồn gen mới lấy từ các cây hoang đã để giữ được múc sản lượng ổn định hay cao hơn và an tồn, khơng bị dịch bệnh phá hoại Công việc đó
ăn thiết để tạo nên những chúng cây có khả năng thích nghỉ với
những điểu kiện khó khăn như chống được hạn hán, thích nghỉ với dat đã bị mặn hoá, hay khí hậu toàn cẩu đang tăng lên v.v Những giống cây trồng truyền thổng ở miền núi Việt Nam và các cây hoang đã là kho gen dự trữ rất quan trọng cho việc chọn giổng các cây nông nghiệp sau này
đều cẩn đến
Trang 33
34 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
diện tích rộng hàng triệu ha và không thể kiểm soát nổi Ở quê hương gốc loài xương rồng này bị loài sâu bướm Cactoblastis ăn hại Người ta tiến hành nhập loại bướm này vào Australia và nhân thả chúng vào khu vực có cây xương rồng phát triển Kết quả kiểm soát được nạn dịch phát triển lan tràn của cây xương rồng
(Nguôn ảnh ở Internet) Hình 2.3 Cây xương rồng gai (Opuntia sp) và sâu bướm Cactoblastis
2.2 GIÁ TRỊ GIÁN TIẾP
Các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng xảy ra của hệ sinh thái là những món lợi không đo đếm được hay nhiều khi là vô giá Do những lợi ích này khơng phải hàng hố hay dịch vụ nên thường không được tỉnh đến các giá trị GDP của quốc gia Nếu các hệ sinh thái tự nhiên không còn khả năng đảm đương chức năng của mình thì phải tìm kiếm các giải pháp thay thế nhưng thường đắt hơn nhiều
2.2.1 Gia tr sit dung khéng do tiêu thụ
Trang 34Chương 2 Gi tricia da dang sinh hoe 35
các động vật có vú và các côn trùng khác thụ phan cho 70% cay trong chủ yếu trên thế giới và 90% thực vật có hoa Hiện nay, một số lợi nhuận do đa dạng sinh học mang lại thường không được tính trong các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hay trong các tính toán GDP
2.2.2 Kha năng sản xuất của hệ sinh thái
Vai trò của hệ sinh thái mà hàng đẩu là các thực vật chứa
điệp lục có giá trị như những sinh vật sản xuất sơ cấp, là nguồn sống của các sinh vật khác
trong xích thức ăn Thông qua
quá trình quang hợp, cây xanh chuyển CO, từ khí thành oxi cho hô hấp của người, động và thực
vật Phù du thực vật trong các
đại dương là nguồn thức ăn cơ
sở cho chuối thức ăn trong biển và
giúp cho sự điểu chỉnh cho chu (Nguôn ảnh ở Internet)
trình khí quyển toàn cầu Hình 2.4, Chủ trình khí trên Trái Đất Sự đa dạng của các vi sinh vật, vĩ khuẩn cố định đạm (Rhizobium) cố định nitơ khí quyển cho thực vật sử dụng, làm tăng năng suất của cây trồng, Khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên cạn phục vụ cho nhu cẩu cuộc sống của con người
Một số vấn để khác là các nhà khoa học hiện nay xem sự mất mát các loài trong quần xã sinh vật ảnh hưởng đến các quá trình trong hệ sinh thái, sự tổng hợp phát triển của thục vật và khả năng hấp thụ khí cacbonic trong không khí của thực vật như thế nào Nhưng vấn để ở đây là nghiên cứu xem hệ sinh thái bị phá vỡ khi bao nhiêu loài trong hệ sinh thái bị mất đi
2.2.3 Bảo vệ tài nguyên đất và nước
Các quần xã sinh vật đồng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng
Trang 3536 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
cũng như việc duy trì chất lượng nước Tắn lá cây và những lớp lá ngăn sức cản của các giọt nước mưa, làm giảm tác động của mưa lên đất; rễ cây và các sinh vật đất làm thơng thống khí trong đất, làm tăng khả năng hấp thụ, giữ nước của đất giảm bót khả năng xây ra lũ lụt khí có mưa lớn và chúng cũng làm cho dòng chảy chậm lại đến hàng ngày, hàng tuẩn sau khí mưa
2.2.4 Điều hoà khí hậu
Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điểu hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cá khí hậu toàn cẩu Sự phát triển của cây cối gắn liền với chu kì tuần
hoàn của oxi và cacbonic Việc
mất đi thảm thực vật đẫn đến
suy giảm khả năng hấp thụ khí cacbonic và hậu quả làm lượng,
khí này ngày càng tăng lên, gay
ra hiện tương nóng lên của khí
hậu toàn cẩu, Thực vật cũng
là nguồn cung cấp khí oxi cẩn :
thiết cho cuộc sống của các lồi (Ngn ảnh ở Internet) động vật và cá con người Hình 2.5 Điểu hòa khí hậu trên Trái Đất
2.2.5, Phân giải các chất thải
Các quần xã sinh học có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng đo hoạt động của con người Các loài nấm và vi khuẩn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phân giải này Khi những hệ sinh thái có chức năng tương tự bị tổn thương hay bị suy thoái thì cẩn phải được thay thế bằng một hệ thống nhân tạo để kiểm soát õ nhiễm với giá tiền đất hơn nhiều lấn
Ví dụ như Viện Hải dương học Nha Trang vừa nuôi trồng thành công rong nho (tên khoa học là Caulerpa lentilifera), còn gọi là nho biển, có thể dùng như một loại rau cao cấp Ikg nho biển hiện có giá 20.000 đồng nhưng nếu xuất khẩu, giá có thể cả chục USD/kg, Hơn thế nữa, trồng rong nho có thể làm sạch môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu
Trang 36Chương 2 Gi tricia da dang sinh hoe 37
(Nguén dnl 6 Internet) Hình 2.6 Rong nho Caulerpa lentilifera
2.2.6 Những mối quan hệ giữa các loài
Nhiều loài có giá trị bị con người khai thác nhưng để tổn tại những loài này phụ thuộc rất nhiều vào những loài hoang đã khác Nếu những loài hoang dã mất đi thì các loài có giá trị kinh tế cũng mất di Ví dụ một loài thú và các loài cá bị con người khai thắc có đời sống phụ thuộc vào các lồi cơn trùng và các loài cây hoang dã Nếu như lồi cơn trùng và thực vật này suy giảm thi quan thể của những loài thú và cá theo nhu cẩu con người cũng mất đi
2.2.7 Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái
Mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc hướng thụ và không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, câu cá Giá trị quy đổi ra tiển của những hoạt động này đôi khi được người ta gọi là giá trị dễ chịu Ví dụ, 84% trong số những người dân Canada tham gia những hoạt động nghỉ ngời, an dưỡng có liên quan đến thiên nhiên và đã chi phí cho một khoản tiền B00 triệu đồla/năm Tại Nhật, hàng năm có khoảng 50 triệu người lớn và trẻ em tham gia vào các hoạt động an dưỡng, nghỉ ngơi mà không thiệt hại đến thiên nhiên với chỉ phí khoảng 4 tỷ đồla
Trang 37
38 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
thái tham quan các đất nước và trả tiển để có thể chiêm ngưỡng sự đa dang sinh hoc hay đến đây chỉ để nhìn thấy một vài loài đặc hữu Vào năm 1970, người ta ước tính mỗi con sư tử ở Vườn Quốc gia Amboseli
của Keuya có thể mang lại 27.000 đôla mỗi năm từ khách tham quan du
lịch Du lịch sinh thái là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo tổn sự đa dạng sinh học, nhất là chúng được tổ chức và quản lý chặt chẽ với chương trình quản lý và bảo tổn thiên nhiên Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thương Ví dụ như du khách có thể vô tình hái những, bông hoa dại, làm hư hại những dải san hô, gây tiếng ổn náo động tại
những khu sinh sản của chỉm 2.3.8 Giá trị giáo dục và khoa học
Nhiều tài liệu được biên soạn, nhiều chương trình truyển hình và phim ảnh được xây dựng về chủ để bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí Thêm vào đó, những tài liệu về lịch sử, địa lý tự nhiên
cũng được đưa vào giáo dục giảng đạy cho các trường trung học Những
chương trình đảo tạo tương tự có thể đưa đến tiêu thụ hàng tỉ đôla Các
hoạt động khoa học này mang lại lợi nhuận kinh tế cho các địa phương nơi tiến hành nghiên cứu và ngoài ra, còn góp phần nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và vốn sống cho con người
2.2.9 Quan trắc cho môi trường
Những loài đặc biệt nhạy cảm với chất độc có thể trở thành hệ
thống chỉ thị rất sớm cho việc quan trắc hiện tượng mơi trường Một
số lồi được dùng chơ việc thay thế một số dụng cụ quan trắc đắt tiển, Một trong những loi
đá và hấp thu các chất ô nhiễm trong nước mưa và trong không khí,
‘Thanh phẩn cấu trúc của quan xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học
về mức độ ô nhiễm không khí Sự phân bỡ cũng như sự phát triển đột
Trang 38Chương 2 Gi tricia da dang sinh hoe 39
(Ngudn dink & Internet) Hình 2.7, Dùng địa y làm sinh vat chi thi
2.3 GIATRI LUA CHON CHO TƯƠNG LAI
2.3.1 Gia tr lựa chọn
Giá trị lựa chọn của một loài là tiểm năng cung cấp lợi ich kinh tế cho xã hội loài người trong tương lai Do những nhủ cấu của xã hội luôn thay đổi nên phải có một biện pháp nào đó để bảo đám an toàn Một trong những giải pháp đó là phải dựa vào những loài động vật và thực vật trước đây chưa được khai thác Ví dụ việc phát hiện ra hoá chất chữa bệnh ung thu trong cây thuỷ tùng vùng Thái Bình Dương, một loài cây bản địa của các vùng cổ Bắc Mỹ, một trong những kết quả gần đây nhất của việc tìm kiểm là phát hiện ra một loài cây tương tự là cây Gingo biloba, mọc hoang, đại tại một số vùng hẻo lánh của Trung Quốc Trong vòng 20 năm qua, ngành công nghiệp trồng và chế biến cây thuốc này đã thu lại lợi nhuận gẩn 500 triệu đôla/mỗi năm Hay gần đây nhất ở Việt Nam, một số lâm
cao 800 triệu đổng/khối tặc săn tìm cây sưa bán với gid
Phần lớn các loài chỉ có rất ít hoặc không có những giá trị kinh tế
trực tiếp Trong mọi trường hợp, dù chỉ một loài bị tuyệt chủng trước khi
chúng được phát hiện thì cũng là sự mất mát rất lớn cho nến kinh tế toàn
đa dạng của các loài trên thế giới có thể được
cai nhìn là cẨm nang để ơiữ Trái Đất vân hành cha hữm: hiển
Trang 39
40 GIAO TRINH ĐA ĐẠNG SINH HỌC
2.3.2 Gia tri van minh của sự tồn tại
Nhiều người trên thế giới đã biết tôn trọng cuộc sống hoang đã và tìm cách bảo vệ chúng Con người có nhu cẩu được tham quan nơi sống của một số loài đặc hữu, quý hiếm và được nhìn thấy chúng trong thiên nhiên hoang đã bằng chính mắt mình Những loài đặc hữu, quý hiếm và những loài thú lớn như Gấu trúc, Sư tử, Voi, Sếu đấu đỏ và rất nhiều loài chim khac lai càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của con người, Người ta đã coi trọng việc bảo tổn các loài động vật quý hiếm và đóng góp nhiều công sức, tiển của để bảo vệ chúng,
CÂU HÔI, BÀI TẬP
1 Phân tích các giá trị trục tiếp của đa dạng sinh học đổi với tự nhiên và đòi sống con người Liên hệ thực tiễn
2 Phân tích các giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học đối với tự nhiên và đời sống con người Liên hệ thực tiễn
3 Phân tích các giá trị lựa chọn của đa dạng sinh học đối với tự nhiên
đời sống con người Liên hệ thực tiễn
Trang 40Chuong 3
NHỮNG TÁC ĐỘNG ANH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC
MỤCĐÍCH, YÊU CẤU:
Học xong chương này, người học phải:
~ Phân tích được các tác động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học;
~ Nhận thúc được thực trạng da dang sinh học tại địa phương đã và dang, bị tác động như thế nào, từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo tổn đa dang sinh học cho địa phương
3.1, SUTUYET CHUNG CUA SIN VAT
Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc cảnh cụ thể, Một loài bị coi là tuyệt chúng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới vào từng bị
Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự
sm sốt, chăm sóc, ni dưỡng của con người, thì loài này được coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang đã (extinct in the wild) Trong hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chúng trên phạm vi toàn cẩu (globally extincÐ, Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu như: chúng không còn sống sót tại nơi chủng đã từng sinh sống, nhưng người
ta vẫn còn tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên nhiên Một số
nha sinh hoc sir dung cum tte
thai hoc (ecologically extinct), diéu do cé nghia la số lượng cá thể loài còn lại ít đến nỗi tác dụng của nó không có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quan xa
bị tuyệt chủng” về phương diện sinh