1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp học

141 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

Đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp” được chọn chính nhằm mục đích trên, với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động phát triển du l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 9

MỞ ĐẦU 10

1 Lý do chọn đề tài 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Những đóng góp chính của luận văn: 12

6 Kết cấu của luận văn 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 14

1.1 Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù 14

1.1.1 Khái niệm sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù. 14

1.1.2 Đặc điểm sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành. 17

1.1.3 Vị trí và vai trò của các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch. 18

1.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 19

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch. 19

1.2.2 Các yêu cầu và nguyên tắc chung đối với việc phát triển sản phẩm du lịch. 20

1.2.3 Phương thức phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 22

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù 23

1.3.1 Đối với sản phẩm du lịch nói chung 23

1.3.2 Đối với sản phẩm du lịch đặc thù 26

1.4 Quảng bá sản phẩm du lịch 27

Tiểu kết chương 1 28

Trang 4

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, THỊ HIẾU VÀ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH PHÁP 29

2.1 Đặc điểm của khách du lịch Outbound Pháp 29

2.1.1 Văn hóa và thói quen của người Pháp 29

2.1.2 Đặc điểm của khách du lịch Outbound Pháp 34

2.2 Thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch Pháp 48

2.2.1 Các dịch vụ khách Pháp thường sử dụng khi đến Hà Nội, Việt Nam. 48

2.2.2 Các điểm đến yêu thích của khách Pháp khi đến Hà Nội, Việt Nam 54

2.3 Đánh giá chung về sự hài lòng của du khách Pháp khi đến Hà Nội 57

Tiểu kết chương 2 59

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 60

3.1 Tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội 60

3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường. 60

3.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 61

3.1.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch của Hà Nội. 64

3.2 Thực trạng phân khúc thị trường khách du lịch Pháp 71

3.2.1 Nguồn khách Du lịch Pháp đến Hà Nội. 71

3.2.2 Hiện trạng thị trường khách du lịch Pháp đến Hà Nội. 73

3.2.3 Dự báo khách du lịch Pháp vào Hà Nội 76

3.3 Tình hình phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội phục vụ khách du lịch Pháp 77

3.3.1 Hiện trạng khai thác tài nguyên. 77

3.3.2 Hiện trạng phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch 78

3.3.3 Hiện trạng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch. 79

3.3.4 Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội cho khách du lịch Pháp. 89

3.3.5 Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội cho khách du lịch Pháp. 93

Trang 5

Tiểu kết chương 3 95

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA HÀ NỘI CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH PHÁP. 96

4.1 Định hướng xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội 96

4.1.1 Định hướng chiến lược thị trường khách du lịch Pháp. 96

4.1.2 Định vị thương hiệu hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch. 97

4.1.3 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch 97

4.1.4 Định hướng phát triển không gian và các loại hình du lịch chính 98

4.1.5 Định hướng phát triển các tuyến, điểm du lịch của Hà Nội. 98

4.1.6 Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch của Hà Nội. 99

4.2 Một số sản phẩm đề xuất 99

4.2.1 Du lịch tìm hiểu về nét văn hoá Pháp trong lòng Hà Nội. 99

4.2.2 Du lịch trải nghiệm ẩm thực dành cho du khách Pháp (Food tour). 101

4.2.3 Du lịch tìm hiểu văn hoá Việt thông qua các loại hình nghệ thuật truyền thống. 103 4.2.4 Sản phẩm Du lịch MICE chuyên nghiệp cho đối tượng khách trung niên, doanh nhân. 105

4.2.5 Du lịch kết hợp giao lưu giữa du khách với học sinh, sinh viên Việt Nam. 107

4.2.6 Hình thành khu giải trí gắn với làng quê Việt Nam, các làng nghề, phố nghề: để khách trải nghiệm cuộc sống, giao lưu với người dân địa phương cũng như các nghề truyền thống của người nông dân Việt Nam. 108

4.2.7 Hình thành khu nghỉ dưỡng khu vực ngoại thành, thành phố ven sông Hồng.109 4.3 Tổ chức khai thác và quảng bá sản phẩm 110

Tiểu kết chương 4 112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC 119

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch Pháp và khách du lịch từ một số thị trường khác ở châu Âu theo khoản chi ngoài chương trình du lịch (Đối với khách đi theo

chương trình du lịch): 39

Bảng 2.2: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch Pháp và khách du lịch từ một số thị trường khác ở châu Âu theo khoản chi (Đối với khách tự sắp xếp đi): 40

Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch Pháp và khách đến từ một số thị trường Châu Âu khác chia theo hình thức tổ chức 43

Bảng 2.4: Loại hình cơ sở lưu trú khách Pháp lựa chọn sử dụng 50

Bảng 2.5: Tiêu chí tác động đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của khách du lịch Pháp và khách du lịch đến từ một số nước châu Âu khác 55

Bảng 3.1: Số lượng khách Pháp đến Việt Nam và Hà Nội qua các năm từ 2009 - 2012 71 Bảng 3.2: Tỷ lệ khách Pháp trong tổng số khách quốc tế đến Hà Nội 74

Bảng 3.3: Dự báo khách Pháp vào Hà Nội theo tốc độ tăng trưởng từng giai đoạn 76

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu về khách du lịch năm 2013 của ngành Du lịch Hà Nội 76

Bảng 3.5: Thống kê cơ sở lưu trú trên địa bàn TP Hà Nội 80

Bảng 3.6: Bảng kết quả kinh doanh của từng khối khách sạn 82

Bảng 3.7: Số liệu kết quả khảo sát của tác giả qua phiếu điều tra du khách Pháp tại Hà Nội. 119

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách Pháp đến Hà Nội chia theo giới tính 38

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi khách Pháp đến Hà Nội 39

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu theo nghề nghiệp khách Pháp đến Hà Nội 40

Biểu đồ 2.4: Mức giá cả của Hà Nội theo đánh giá của du khách Pháp 45

Biểu đồ 2.5: Các kênh thông tin tiếp cận Hà Nội của khách Pháp 46

Biểu đồ 2.6: Đặc điểm chuyến đi tới Hà Nội của khách du lịch Pháp 48

Biểu đồ 2.7: Hình thức chuyến đi tới Hà Nội của khách du lịch Pháp 48

Biểu đồ 2.8: Phân nhóm khách Pháp theo thời gian lưu trú tại Hà Nội 49

Biểu đồ 2.9: Phân nhóm khách Pháp tới Hà Nội theo mục đích chuyến đi 50

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu khách Pháp đến Hà Nội chia theo số lần 51

Biểu đồ 2.11: Ý định quay trở lại Hà Nội của Du khách Pháp 52

Biểu đồ 2.12: Đánh giá chất lượng dịch vụ hàng không của du khách Pháp 53

Biểu đồ 2.13: Đánh giá chất lượng dịch vụ đường bộ của du khách Pháp 53

Biểu đồ 2.14: Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại Hà Nội của du khách Pháp. 55

Biểu đồ 2.15: Đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại Hà Nội của du khách Pháp 55

Biểu đồ 2.16: Đánh giá chất lượng dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm tại Hà Nội của du khách Pháp 57

Biểu đồ 2.17: Đánh giá chất lượng dịch vụ tham quan tại Hà Nội của du khách Pháp 58

Biểu đồ 2.18: Ấn tượng của du khách Pháp trước và sau khi đến Hà Nội 60

Biểu đồ 2.19: Điểm du lịch mà du khách Pháp thích đến ở Hà Nội 61

Biểu đồ 2.20: Mức độ hài lòng đối với sản phẩm, dịch vụ du lịch Hà Nội của du khách Pháp 62

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khách Pháp đến Hà Nội so với cả nước từ năm 2009 đến 2012 76

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ khách Pháp đến Hà Nội so với tổng lượng khách quốc tế từ năm 2009 đến 2012 79

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam trong con mắt người Pháp là đất nước có nền văn hóa, lịch sử lâu đời, nền chính trị ổn định, phong cảnh đẹp, con người thân thiện, giá cả dịch vụ hấp dẫn…Đây là lý do để nhiều năm qua Pháp luôn nằm trong danh sách 10 thị trường gửi khách quốc tế hàng đầu và đứng đầu ở khu vực Châu

Âu về gửi khách tới Việt Nam Tuy nhiên, du khách Pháp nổi tiếng với chi tiêu rất chặt chẽ, luôn đòi hòi dịch vụ phải đạt chất lượng cao Trong khi đó dịch vụ du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng lại còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch còn khá nghèo nàn và dường như chưa khai thác sâu được những giá trị về văn hóa, nên hầu như khách Pháp thường đến một lần mà không để lại nhiều ấn tượng, rồi ít khi trở lại Vì thế, dù có cơ hội để khai thác khách Pháp, nhưng các doanh nghiệp lữ hành rất vất vả để giữ chân khách Pháp lâu hơn

Là thủ đô của nước Việt Nam, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của cả nước, Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến chính là nơi hội tụ những

gì tiêu biểu nhất của cả nước Với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng đặc biệt là nguồn tài nguyên nhân văn độc đáo và hấp dẫn, có giá trị cao về du lịch, Hà Nội có đủ những điều kiện và khả năng vượt trội để phát triển du lịch Trong những năm qua, du lịch Hà Nội đã phát triển với tốc độ cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Tuy nhiên,sự phát triển trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên và vị thế vốn có của

Hà Nội Một phần vì chất lượng sản phẩm du lịch còn chưa cao, chưa đa dạng, chưa mang tính đặc thù, sức cạnh tranh còn hạn chế, do vậy, chưa thu hút được số lượng lớn khách du lịch quốc tế nói chúng vàkhách du lịch Pháp

Trang 9

nói riêng Do vậy, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội là việc làm cần thiết để cải thiện tình hình trên, đáp ứng nhu cầu phát

triển du lịch Hà Nội Đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà

Nội cho thị trường khách du lịch Pháp” được chọn chính nhằm mục đích

trên, với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:Dựa trên cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở

hạ tầng xã hội và cơ cở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nhân lực du lịch; đồng thời dựa trên việc đánh giá, phân tích đặc điểm, thị hiếu, nhu cầu của thị trường khách du lịch Pháp, tác giảđề xuất phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch Pháp

Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng hợp những vấn đề lý luận về sản phẩm du

lịch, liên hệ thực tế với sản phẩm du lịch thủ đô; nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch của Hà Nội, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của nó; đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trường khách du lịch Pháp từ đó định hướng xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp và đưa ra một số sản phẩm đề xuất

nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách Pháp

3 Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu sản phẩm du

lịch của Hà Nội và sức hấp dẫn của nó đối với khách du lịch Pháp; nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thị trường khách du lịch Pháp đến Hà Nội, từ đó

đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với sở thích, tâm lý và nhu cầu của khách du lịch Pháp

Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Khi nói đến sản phẩm du lịch thường

có hai cách hiểu đó là: sản phẩm du lịch của một điểm đến và sản phẩm du

Trang 10

lịch của hãng lữ hành Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sản phẩm du lịch của một điểm đến

Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm

vi Hà Nội cũ

Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu hiện trạng của

du lịch Hà Nội trong khoảng 5 năm trở lại đây trong việc thu hút khách du lịch Pháp

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra bảng hỏi đối với khách du lịch: Thông qua các bảng hỏi điều tra sử dụng các câu hỏi đóng có lựa chọn để đánh giá về sự mong đợi của du khách đối với sản phẩm du lịch và những câu hỏi mở để thu thập các ý kiến góp ý để phát triển sản phẩm du lịch của Hà Nội phục vụ khách du lịch Pháp Mô tả chi tiết về phương pháp (Phụ lục 1)

- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý, phân tích các kết quả điều tra thu được

- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và xin ý kiến, nhận định từ các nhà quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên trong các doanh nghiệp đang phục vụ du khách Pháp tại Hà Nội về thực trạng của sản phẩm du lịch và các giải pháp để góp phần cải thiện những tồn tại

5 Những đóng góp chính của luận văn:

- Tổng hợp cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù

và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

- Nghiên cứu tổng hợp đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch outbound Pháp

Trang 11

- Luận văn cũng đã tìm hiểu được đặc điểm, nhu cầu và mong muốn của du khách Pháp khi đến với Hà Nội Việt Nam thông qua phương pháp điều tra xã hội học

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp, Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh

hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội cho khách du lịch Pháp

- Đưa ra những định hướng xây dựng phát triển và đề xuất 1 số sản phẩm đặc thù của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài luận văn bao gồm 4 chương chính được phân chia như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch

Chương 2: Đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch Pháp

Chương 3: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch phục vụ du khách

Pháp tại Hà Nội

Chương 4: Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà

Nội cho thị trường khách du lịch Pháp

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính chất liên ngành, liên vùng

và xã hội hóa cao, do vậy khái niệm về sản phẩm du lịch khá trừu tượng và còn nhiều quan điểm chưa thống nhất Các khái niệm khác nhau một phần là

do quan điểm của các nhà nghiên cứu, phần khác là do góc độ tiếp cận

Trong từ điển thuật ngữ du hành và du lịch, S.Medlik[17, tr.8]đưa ra khái niệm:

“Sản phẩm du lịch, theo nghĩa hẹp, được hiểu là bất kỳ thứ gì du khách mua, theo nghĩa rộng hơn, đó là một kết hợp giữa những gì du khách làm và những cơ sở giải trí, tham quan, những phương tiện và dịch vụ mà du khách

sử dụng để làm cho nó thành hiện thực”

Theo Michael M.Coltman [4, tr.6] : “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” tính hữu hình của nó được thể hiện cụ thể như thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưu niệm còn tính vô hình của nó được thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác

Robert Christie Mill [16, tr.12] lại cho rằng sản phẩm du lịch có bốn chiều định vị: Điểm hấp dẫn du lịch; Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Vận chuyển du lịch; Lòng hiếu khách

Trang 13

Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005đưa ra khái niệm:

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Như vậy, theo khái niệm này thì sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là các hoạt động dịch vụ du lịch như: các dịch vụ

lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Tựu chung lại thì sản phẩm du lịch là gì? Để đưa ra khái niệm mang tính đồng nhất, tổng hợp thì trước hết ta cần làm rõ khái niệm sản phẩm du lịch đơn lẻ, sản phẩm du lịch của doanh nghiệp lữ hành và sản phẩm du lịch

du lịch (tourism service providers) Như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành chính là các chương trình du lịch được thực hiện (sản phẩm trọn gói)

Và khi du khách chỉ mua và sử dụng một trong các dịch vụ trọn gói thì được

Trang 14

Như vậy, có thể hiểu Sản phẩm du lịch của một điểm đến là sự hoà

trộn mang tính quy luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến, kết hợp với tập hợp các dịch vụ và những điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu

và đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về một điểm đến

1.1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù

Xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch Tuy nhiên, để một điểm đến có thương hiệu thì cần phải có những sản phẩm đặc thù Mỗi điểm đến cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ cho từng thị trường khách

Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng

du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” Tuy nhiên, trong đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010 của Tổng cục Du lịch năm 2011 đã chỉ ra rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa có sản phẩm du lịch đặc thù mà đối với du lịch, sự nổi bật và khác biệt là rất quan trọng Vậy sản phẩm du lịch đặc thù là gì?

Điều đầu tiên cần phải khẳng định sản phẩm du lịch đặc thù trước hết là sản phẩm du lịch của một điểm đến Theo Phạm Trung Lương[20, tr.1],“sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo, duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm

Trang 15

thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo”

Như vậy, khi xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù thì ngoài việc phát huy được các giá trị tài nguyên có tính đặc trưng cao nhất còn cần phải tính đến tính khả thi và thị trường của các sản phẩm này Bởi có những yếu tố độc đáo với thị trường này lại chưa độc đáo với thị trường khác, hoặc sản phẩm này đặc thù nhưng có sức hấp dẫn với thị trường này nhưng chỉ đặc thù chứ không hấp dẫn với thị trường khác Do vậy, luôn phải xác định thị trường trọng điểm từ đó mới xác định các sản phẩm đặc thù cụ thể

1.1.2 Đặc điểm sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành

1.1.2.1 Đặc điểm sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ Do vậy sản phẩm du lịch chủ yếu có các đặc điểm dưới đây:

+ Tính đặc trưng nổi bật (thương hiệu):Để tạo ra sự khác biệt với các

đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, sản phẩm du lịch bắt buộc phải có nét đặc trưng nổi bật để tạo ra thương hiệu Các đặc trưng nổi bật này có thể được khai thác từ các giá trị của tài nguyên du lịch hoặc từ chất lượng của các loại hình dịch vụ du lịch

+ Tính tổng hợp, tính liên kết cao: Tính tổng hợp, liên kết của sản

phẩm du lịch được quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch Bởi vậy, đòi hỏi sự liên kết, thống nhất giữa các doanh nghiệp làm du lịch và giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế xã hội khác trong việc phát triển sản phẩm du lịch

Trang 16

+ Tính không thể chuyển dịch:Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn

liền với yếu tố tài nguyên du lịch tại điểm đến và du khách chỉ có thể sử dụng sản phẩm du lịch khi đã đến trực tiếp điểm đến mà không thể dùng thử sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm hoặc trước khi đi du lịch Do vậy, việc xây dựng thương hiệu và công tác thông tin, tuyên truyền cho sản phẩm

du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc bán các sản phẩm du lịch

+ Tính thời vụ:Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính thời vụ rõ

ràng Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại

đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.Tính thời vụ trong du lịch

biểu hiện ở hai mặt đó là: Tính mùa vụ và tính thời điểm Tính mùa vụ được

biểu hiện ở những loại hình theo mùa vụ như: Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè);

nghỉ núi, trượt tuyết (vào mùa đông) Tính thời điểm thông thường liên quan

đến thời gian tổ chức các sự kiện du lịch hoặc các sự kiện có tác động đến du lịch Tính thời vụ có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp Do vậy, để khắc phục tính thời vụ trong kinh doanh du lịch cần tạo ra nhiều dịch vụ bổ sung hoặc những giá trị gia tăng khác

+ Tính không thể dự trữ:Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du

lịch có tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung Do sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể nêngiá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm.Tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề

+ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ:Phần lớn quá trình tạo ra

và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn Với đặc tính này, người mua không thể kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm du lịch

Trang 17

trước khi quyết định mua và tiêu thụ sản phẩm du lịch Họ chỉ có thể đánh giá chất lượng chính xác chỉ sau khi đã tiêu dùng sản phẩm Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch là phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp nhận những đánh giá của khách đối với sản phẩm du lịch Đấy là nhân tố quan trọng để việc kinh doanh du lịch thành công

+ Sản phẩm du lịch mang tính dịch vụ cao, tính hữu hình thấp:Sản

phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90%

về mặt giá trị), phần vật chất chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ Đặc tính này cũng quy định nên tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch

+ Tính dễ dao động:Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch

chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, dù chỉ thiếu một nhân tố cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình hình thành sản phẩm du lịch, tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch trở lên khó khăn hoặc sản phẩm bị thay đổi so với dự kiến ban đầu Một

số nhân tố tác động như chính sách của nhà nước, của doanh nghiệp hoặc các tác động của môi trường bên ngoài

1.1.2.2 Các yếu tố cấu thành

Theo khái niệm sản phẩm du lịch của điểm đến ta có thể tổng hợp các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch của một điểm đến thành 3 phần chính:

Trang 18

Sơ đồ cơ cấu sản phẩm du lịch

Trang 19

Phần cốt lõi của sản phẩm: Là tài nguyên du lịch của điểm đến, bao

gồm tất cả mọi hiện tượng, sự vật, sự kiện tự nhiên và xã hội tạo thành sức hút, lôi cuốn, hấp dẫn và có khả năng tạo ra được ấn tượng tốt đối với khách

du lịch và nó là yếu tố làm nảy sinh nhu cầu và cầu du lịch trên thị trường Đây chính là yếu tố hạt nhân (cốt lõi) cực kỳ quan trọng trong việc cấu thành sản phẩm du lịch của một điểm đến

Phần cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch: Đây chính là các điều kiện

ràng buộc để hình thành sản phẩm du lịch tại mọi điểm đến, đó là cơ sở hạ tầng du lịch, môi trường không gian cảnh quan, môi trường kinh tế - văn hóa

xã hội, và các yếu tố bổ trợ khác Các điều kiện này đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động du lịch trong điểm đến Các điều kiện này đòi hỏi phải có

sự liên kết hữu cơ với nhau, chúng tương trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của sản phẩm du lịch Một điều kiện ràng buộc nào đó bị yếu kém thì nó sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến, chính vì vậy cần phải quan tâm đầu tư một các toàn diện, phát triển

một cách đồng đều để đảm bảo các hoạt động du lịch được diễn ra một cách

có hiệu quả nhất, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho điểm đến, vừa làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách

Phần bổ sung của sản phẩm: Là phần các dịch vụ hàng hóa trong sản

phẩm du lịch Đối với sản phẩm du lịch thì yếu tố dịch vụ chiếm phần lớn trong tỷ trọng của sản phẩm du lịch, chính vì thế có thể nói sản phẩm du lịch

là một loại hình sản phẩm dịch vụ Đây chính là phần bổ sung cho sản phẩm cốt lõi, và là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định của du khách về chất lượng sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến Chất lượng sản phẩm du lịch phần lớn thường được đánh giá thông qua chất lượng dịch vụ du lịch tại mỗi điểm đến Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch luôn phải đặt các yếu tố dịch vụ du lịch lên hàng đầu

Trang 20

Dịch vụ du lịch chính là yếu tố tham gia hoàn thiện sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến Yếu tố dịch vụ du lịch có khả năng tăng giá trị của sản phẩm du lịch lên gấp nhiều lần so với giá trị thực của nó Trong thị trường

du lịch thì đây chính là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới khả năng cạnh tranh và

có tính quyết định tới việc quay trở lại tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách

1.1.3 Vị trí và vai trò của các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch

Các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch thuộc nhiều cấp ngành khác nhau Mỗi đối tượng có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình xây dựng sản phẩm và những mong muốn khác nhau về lợi ích đối với sản phẩm du lịch

+ Các nhà quản lý du lịch ở trung ương và địa phương

Giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển, sản phẩm du lịch chỉ là một yếu tố phi vật chất tồn tại dưới dạng một công trình nghiên cứu hay một dự án qui hoạch được xây dựng bởi ý tưởng của các nhà quản lý và hoạch định

Sản phẩm du lịch ở giai đoạn này có thể gọi là sản phẩm du lịch vĩ mô hay sản phẩm du lịch tổng thể - mang tính chiến lược, nó là công cụ để giúp các nhà quản lý kiểm soát được các hoạt động khai thác tài nguyên và các

hoạt động dịch vụ về loại hình, qui mô, hình thức, chất lượng, giá cả, độ an toàn, mức độ tác động đến tài nguyên môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững về nhiều mặt

+ Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương

Giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển sản phẩm du lịch là giai đoạn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hay dân cư địa phương trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác tài nguyên du lịch để xây dựng các loại hình dịch

vụ - tức là các sản phẩm du lịch đơn lẻ (sản phẩm du lịch vi mô)

Trang 21

Bên cạnh các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương vừa là bộ phận cấu thành của sản phẩm du lịch (dưới cách nhìn của du khách) vừa là đối tượng tham gia kinh doanh và sản xuất một số sản phẩm du lịch đơn lẻ như: các nhà nghỉ, khách sạn mini, các homestay và các mặt hàng lưu niệm Một số đối tượng khác như: nhà tư vấn thiết kế, đội ngũ nhân viên phục vụ, họ là những người trực tiếp đóng góp vào chất lượng sản phẩm du lịch

+ Khách du lịch:

Khách du lịch là người mua, người tiêu dùng sản phẩm du lịch nhưng chính họ cũng là một bộ phận cấu thành lên sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch chỉ được hoàn thành khi nó được chính khách du lịch sử dụng và sau khi

đã kết thúc chuyến đi.Sự thành công của sản phẩm du lịch phụ thuộc vào thái

độ, cách thức hoặc xu hướng tiêu dùng của khách du lịch Bởi vậy, việc nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng của khách du lịch khi phát triển sản phẩm du lịch là cần thiết

1.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch

Trên thực tế có thể có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về phát triển du lịch Luận văn thống nhất sử dụng khái niệm của Tổ chức Du

lịch Thế giới đưa ra năm 2011:“Phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình

mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế Các sản phẩm du lịch có thể bao gồm các điểm tham quan tự nhiên hoặc nhân tạo, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, rạp hát, các hoạt động, lễ hội và các sự kiện.”

Như vậy, khi chào mời bán một điểm đến để khích thích mong muốn đến của khách du lịch thì điểm đến đó phải phát triển sản phẩm một cách tổng

Trang 22

thể Phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng tương xứng, mở rộng và trình diễn được các cơ sở văn hóa của mình, Cần phải phát triển một hệ thống đầy đủ và đa dạng về khách sạn và các cơ sở lưu trú khác, nhà hàng và các dịch vụ, hệ thống vận chuyển nội địa, và các dịch vụ liên quan khác Phải huy động và phát triển được tất cả các loại hình nghệ thuật đương đại và các hoạt động văn

*Các yêu cầu và nguyên tắc đối với việc xây dựng, phát triển sản phẩm

du lịch tổng thể:

Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tổng thể là phát triển bền vững: thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai

Để đảm bảo được yêu cầu này phát triển sản phẩm phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phát triển hệ thống: Sản phẩm phải được phát triển một

cách hệ thống và đồng bộ, đúng với chức năng được qui định trong hệ thống Tránh sự phát triển manh mún, trùng lặp ảnh hưởng đến sức hấp dẫn tổng thể

và sự bền vững về cấu trúc

- Nguyên tắc kinh tế thị trường: thể hiện ở các khía cạnh sau:

Trang 23

+ Sản phẩm phải có nét đặc thù riêng biệt để tạo ra thượng hiệu và sức cạnh tranh lớn trong thị trường khu vực

+ Sản phẩm phải đáp ứng được toàn diện các nhu cầu đa dạng của thị trường mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận)

Sản phẩm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện KTXH đặc thù của địa phương và khả năng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao

- Nguyên tắc bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và

môi trường xã hội)

+ Sản phẩm phải góp phần bảo tồn và tôn vinh đượccác giá trị tài nguyên và môi trường của khu vực

+ Sản phẩm phải tạo điều kiện cho các ngành nghề địa phương cùng phát triển và cuốn hút được người dân tham gia vào quá trình đầu tư sản xuất

*Các yêu cầu và nguyên tắc đối với việc phát triển các loại hình dịch

vụ du lịch:

- Yêu cầu chung với tất cả các loại hình dịch vụ là thông qua các hoạt

động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch

- Các yêu cầu riêng đối với từng loại hình dịch vụ là:

+ Dịch vụ lữ hành: phải hoàn chỉnh và đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp

nhịp nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thỏa mãn hoàn toàn được các thị trường đa dạng của nó

+ Dịch vụ vận chuyển: cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất với tài

nguyên, không gây khói bụi và tiếng ồn và chất thải ra môi trường Qui mô và kiểu dáng hài hòa với cảnh quan

Trang 24

+ Dịch vụ lưu trú: Có số lượng và qui mô phát triển đáp ứng được nhu

cầu khách mà không vượt quá sức chứa môi trường Đảm bảo các yêu cầu sử dụng thuận lợi, tiện nghi, vệ sinh Qui hoạch thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹ của từng đối tượng thị trường khách

+ Dịch vụ vui chơi giải trí: ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi giải trí

gắn với việc khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trưng riêng biệt Vị trí, qui mô công trình phải hài hòa với cảnh quan và không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường

+ Dịch vụ ăn uống: Ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng thực

phẩm, các dịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với du khách về phong tục, tập quán và văn hóa ẩm thực của địa phương

+ Dịch vụ hàng hóa: Phù hợp với nhu cầu của khách về nội dung, chất

lượng, thẩm mỹ Hàng hóa lưu niệm phải mang đậm nét đặc trưng bản địa mà các địa phương khác không có

+ Cải tiến sản phẩm du lịch đã có

Dựa vào những sản phẩm du lịch đang khai thác, điểm đến cần nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch hiện có, bổ sung những giá trị gia tăng

Trang 25

về dịch vụ hoặc giảm chi phí ở một khâu nào đó trong sản phẩm du lịch, hoặc định vị lại thị trường cho sản phẩm du lịch đó sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu mà vẫn đảm bảo được tính đặc thù

+ Xây dựng sản phẩm du lịch mới tương đối

Nghĩa là xây dựng một vài những sản phẩm du lịch, dịch vụ mới trong

sản phẩm du lịch đang khai thác nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt hơn, hoàn thiện hơn phục vụ tốt nhu cầu, thị hiếu cảu khách hàng mục tiêu

+ Xây dựng sản phẩm du lịch mới hoàn toàn

Dựa vào tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), điểm đến du lịch cần khai thác những giá trị mới, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù mới hoàn toàn tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch mục tiêu

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù

1.3.1 Đối với sản phẩm du lịch nói chung

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên kết và tính xã hội hóa cao, bởi vậy khi phát triển một sản phẩm mới có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó

- Các yếu tố về kinh tế: Khi tính cầu du lịch, các nhà kinh tế du lịch

thường quan tâm tới hai yếu tố đó là thời gian nhàn rỗi và khả năng thanh toán Bởi vậy, kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới khả năng kích thích con người đi

du lịch Du lịch trên thế giới phát triển rất mạnh vào giai đoạn khi mà các nền công nghiệp của các nước châu Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ 2 Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong số những yếu tố quan trọng vì hoạt động

du lịch thường bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khác như thiên tai, bệnh

Trang 26

dịch, khủng bố như chiến tranh Iraq năm 2001, dịch Sar năm 2003 hoặc một

số dịch cúm gia cầm và cúm lợn trong những năm gần đây

- Các yếu tố thuộc về công nghệ: Các tiến bộ về công nghệ đóng vai trò

quan trọng trong sự tăng trưởng của hoạt động du lịch trên thế giới như việc

áp dụng động cơ phản lực trong ngành hàng không, sự phát triển của công nghệ điện tử đã hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến Các tiến bộ về công nghệ này đang làm thay đổi hoạt động du lịch trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thiết kế và phân phối sản phẩm trong nhiều năm tới Do vậy, nếu các điểm đến du lịch không áp dụng công nghệ thông tin trong mọi khía cạnh của phát triển du lịch, từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch thì điểm đến đó sẽ thất bại trước các đối thủ cạnh tranh

- Các yếu tố chính trị: Trong quá khứ, các rào cản chính trị qua việc

cấp visa đã hạn chế sự phát triển du lịch Tuy nhiên, kể từ khi nhận thức được

du lịch như một ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch Trong tương lai, xu hướng

đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở lên đơn giản và thuận tiện hơn Các hình thức hộ chiếu điện tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy như hiện nay

- Các yếu tố về nhân khẩu: Nhiều nước phát triển đang phải đối mặt với

việc già hóa dân số Xu hướng này đồng nghĩa với xu hướng thiếu hụt lực lượng lao động trẻ tại các nước này Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển dân

số từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển và xu hướng khách du lịch cao tuổi đi du lịch dài ngày sang các nước đang phát triển Đây sẽ là 2 xu hướng chủ yếu

Một xu hướng thuộc về nhân khẩu học khác là sự xói mòn của gia đình truyền thống phương tây như tỉ lệ ly hôn tăng, kết hôn muộn Ngoài ra, sự gia tăng của các hiện tượng như đồng tính, sống độc thân, những người nuôi

Trang 27

con đơn thân đang trở thành những phân khúc thị trường mà các nhà quản lý

và điều hành du lịch hướng đến

- Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa: Quá trình toàn cầu hóa được

thể hiện ở việc sức mạnh kinh tế quốc tế và các yếu tố kiểm soát ngày càng tăng lên cùng với sự suy giảm khả năng trong kiểm soát kinh tế của các quốc gia dẫn đến nền kinh tế của quốc gia đó bị ảnh hưởng và phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc gia khác cũng như bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia Yếu tố này đang tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch tại các nước đang phát triển Một số mô hình phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho thấy kinh nghiệm là muốn hạn chế sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phương hóa Điều này có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào và sử dụng các yếu tố tại chỗ nhưng sản phẩm và dịch vụ du lịch phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu Do đó, một khẩu hiệu có thể đúc kết được là: Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương

- Sự nhận thức về môi trường xã hội: Việc xây dựng nhận thức về bảo

vệ môi trường-xãhộicủa khách du lịch cũng như việctăngsự giám sátcủacộng đồng địa phươngtrong việc ra các quyếtđịnh phát triển điểm đếnlàyêu cầungàycàngtăngtrong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững Đây là

vấn đề đang được đặt ra và được quan tâm hơn trong việc phát triển và quản

lý các điểm đến du lịch, nhận thức và ý thức của khách du lịch và các khu vực

tư nhân tại các điểm đến du lịch cũng cần được nâng cao nhận thức của họ trong các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội của điểm đến

- Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc hiện đại,

bận rộn ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm du lịch Nhiều người mong muốn được đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn

Trang 28

toàn với môi trường sống và làm việc hiện tại, mong ước có một ngày không

cần phải sử dụng máy tính, không điện thoại và các thiết bị điện tử khác Tuy nhiên, thời gian đi du lịch ngày càng hạn hẹp, thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chương trình du lịch ngắn ngày đang trở lên phổ biến và nhiều

người lựa chọn việc đi nhiều lần trong năm

- Việc tìm kiếm các trải nghiệm thực tế:Một số học giả như John

Naisbitt and Patricia Aburdene (1990) từ hai thập kỷ trước đã có nhận định rằng việc chuyển đổi từ nền kinh tế dịch vụ sang nên kinh tế kinh nghiệm (experience economy) đã và đang có tác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mới tại các điểm đến Các khách du lịch ở thời hậu công nghiệp này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm các trải nghiệm thực tế và nhu cầu này sẽ được thể hiện trong các sản phẩm du lịch mới

- Marketing:Việc sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu thị

trường hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho ra đời một sản phẩm du lịch mới Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho ra các kết quả chính xác hơn về các nhu cầu và xu hướng trong du lịch của từng thị trường hoặc từng phân khúc thị trường cụ thể để các nhà quản lý

du lịch có thể xây dựng được các sản phẩm du lịch phù hợp

- Sự an toàn của điểm đến: Sự an toàn của điểm đến là một trong các

yếu tố quan trọng hàng đầu khi khách du lịch quyết định lựa chọn điểm đến

du lịch Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thường xảy

ra chiến tranh, bất ổn chính trị làm cho sức khỏe và an toàn của khách du lịch

bị đe dọa Trong thực tế hiện nay, một số điểm đến ở châu Phi, Trung Đông

và Nam Á đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố này mặc dù có tiềm năng du lịch lớn

1.3.2 Đối với sản phẩm du lịch đặc thù

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch nói chung, thì đối với sản phẩm du lịch đặc thù yếu tố về thị trường và tính

Trang 29

độc đáo, nguyên bản về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) của điểm đến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù Việc tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường khách mục tiêu và những giá trị về tài nguyên du lịch của điểm đến sẽ giúp điểm đến có những sản phẩm đặc thù phù hợp cho từng thị trường khách mục tiêu

1.4 Quảng bá sản phẩm du lịch

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thì việc quảng bá sản phẩm du lịch của điểm đến có vai trò và ý nghĩa to lớn Quảng bá không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa đặc sắc của điểm đến, mà nó còn giúp quảng bá giới thiệu hình ảnh, ý nghĩa của từng sản phẩm du lịch đến

du khách Qua đó, du khách có thể hiểu hơn về từng địa danh, từng vùng miền

và có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm du lịch phù hợp nhất

Quảng bá còn có ý nghĩa thúc đẩy việc tiêu dùng sản phẩm du lịch trong và ngoài nước Để xây dựng một sản phẩm du lịch có chất lượng cao đã khó, nhưng nếu chúng ta không biết giới thiệu các sản phẩm du lịch đó cho du khách thì nó mãi mãi là tiềm năng trong hoạt động du lịch

Quảng bá sao cho hiệu quả cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu và

là vấn đề cấp thiết hiện nay Những ấn phẩm, tập gấp, những sự kiện, hội chợ triển lãm phải toát lên những giá trị đặc sắc mà du khách sẽ mong đợi được

hưởng ở hệ thống các sản phẩm du lịch mà mình giới thiệu

Trang 30

Tiểu kết chương 1

Đã có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về sản phẩm du lịch

Ở đó, chúng ta chỉ biết đến sản phẩm du lịch như là loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình biểu hiện bằng sự kết hợp của nhiều loại dịch vụ và chúng

ta có thể nhận ra những điều hay và hiểu được nhiều khía cạnh cụ thể của nó Tuy nhiên, qua đó chúng ta nhận ra rằng phương pháp tiếp cận trong việc phát triển sản phẩm du lịch là một nhân tố vô cùng quan trọng, là nguyên nhân chính giúp cho ngành du lịch mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ có tài nguyên

du lịch hấp dẫn, hiểu rõ những đặc điểm đặc thù của sản phẩm du lịch, từng bước hoàn thiện các phương cách để làm tăng lượng khách đến vì thực sự chúng tác động thông qua cách giới thiệu sản phẩm, sử dụng các tiện nghi, giá cả… Để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương, mỗi vùng miền thì đòi hỏi ngành du lịch phải có sự liên kết chặt chẽ với các ngành khác

trong việc xây dựng, phát triển và tiêu thụ các sản phẩm đó

Để thu hút khách chúng ta cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến

mẫu mã, tổ chức nhiều loại hình dịch vụ để phục vụ du khách và tạo cơ hội để

du khách có thể sử dụng tối đa tài chính của họ.Đồng thời không vì cái lợi trước mắt, chạy theo việc khai thác tối đa những gì mà thiên nhiên ưu đãi mà cần phải dựa vào đó để tạo ra những đột phá một cách bền vững, khác biệt giữa các điểm đến trong khu vực cũng như giữa các quốc gia trên thế giới

Như vậy, việc tạo ra sản phẩm du lịch mang tính đặc thù có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh và phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền Sản phẩm du lịch như một bức tranh đầy màu sắc nhưng nó cần phải được kết nối hài hoà những gam màu và chính những gam màu đó là điểm nhấn làm nổi bật lên đặc trưng thương hiệu du lịch mà mỗi quốc gia đang hướng tới

Trang 31

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, THỊ HIẾU VÀ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH PHÁP 2.1 Đặc điểm của khách du lịch Outbound Pháp

2.1.1 Văn hóa và thói quen của người Pháp

Được coi là một trong những chiếc nôi của văn minh Châu Âu nói riêng và của thế giới nói chung, với lịch sử phát triển lâu đời, nước Pháp được nhân dân khắp thế giới biết đến là đất nước của văn minh và phồn thịnh, đất nước của những con người thanh lịch và tinh tế Nhắc đến Pháp, chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới ẩm thực, thời trang, hội họa ấn tượng,… Đây là quê hương của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà triết học và các văn nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như: Victor Hugo, Pablo Picasso… Hình ảnh nước Pháp không thể tách rời khỏi nền văn hóa Pháp, được thể hiện rõ nét ở bảo tàng Louvre hay trung tâm Georges Pompidou, các buổi biểu diễn ở nhà hát Opera-Bastille hay Comédie-Franỗaise Sự sôi động của nền nghệ thuật đôi lúc được gắn với chính sách văn hóa truyền thống độc đáo của Pháp với sự tác động thường xuyên của Nhà nước Người Pháp được biết đến là những người rất lịch sự, thông minh, khéo léo và họ cũng là những người ưa thích du lịch Nhưng người Pháp đi du lịch có đặc trưng khác so với người dân các quốc gia khác Đặc trưng này hình thành do nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố văn hóa.Họ luôn chú ý đến tính trang trọng và lễ nghi trong các cuộc gặp gỡ giao dịch và rất ít khi dùng tên thân mật Họ có thói quen bắt tay nhanh và nhẹ Họ

sử dụng các bữa ăn tối để đàm đạo về những vấn đề quan trọng và cân nhắc khá kỹ trước khi quyết định một vấn đề Người Pháp rất tự hào về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, thành tựu nghệ thuật của đất nước, bởi vậy họ

đề cao những hướng dẫn viên, những người biết nói tiếng Pháp tại điểm đến

du lịch Họ có yêu cầu khá cao về chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ, nhưng họ cũng không ngại trả tiền cho những dịch vụ có chất lựợng cao, bữa

Trang 32

chính thường là bữa ăn trưa Chủ đề ưa thích của họ là: món ăn, thể thao, văn hóa nghệ thuật Họ tránh các chủ đề về tiền bạc, giá cả, đời tư, chính trị…

Tính cách dân tộc:

Người Pháp có phong cách giao tiếp rất lịch sự, khôn ngoan, khéo léo

và văn minh Người Pháp luôn có biệt tài làm vừa lòng người khác Do vậy văn hóa Pháp được gọi là văn hóa ngoại giao Phong cách bông đùa, châm

biếm của người Pháp rất tế nhị Nguồn gốc của ngày 1 tháng 4 chính là từ nước Pháp cho nên họ không biết giận ai lâu và cũng khó ai giận được họ Với tính cách lãng mạn, người Pháp rất yêu hoa nhưng theo quan niệm của họ

về ý nghĩa các loài hoa, người Pháp rất thích hoa hồng, hoa ly, rất kỵ hoa cúc

và không thích hoa cẩm chướng

Người Pháp rất chú trọng tới nghi lễ và sự lịch sự, nhất là trong công nghiệp phục vụ Khi bước vào các quán ăn, khách sạn hoặc đến cuộc gặp business bạn nên chào mọi người bằng câu: Bonjour Madame/Monsieur (Chào bà/ông) và tạm biệt bằng: Au revoir Khi trả lời điện thoại, hãy dùng câu: Allo, khi bạn muốn xin lỗi: Pardon Trong buổi gặp đầu tiên bắt tay là phù hợp nhất Bạn bè thân thiết thường chào nhau bằng 1 nụ hôn trên mỗi má

Nếu bạn đang bỡ ngỡ không biết phải xưng hô và chào như thế nào, hãy để người ta làm bước đầu tiên Bạn không nên xưng ngôi thứ hai với người mới quen, trừ khi người ta cho phép hoặc họ ít tuổi hơn bạn

Mặc dù rất lịch sự nhưng trong quan hệ xã hội, người Pháp vẫn còn có sự phân biệt đẳng cấp, có phân biệt rõ ràng trong cách ứng xử với từng loại đối tượng khác nhau

Khi mối quan hệ chưa đến mức quá thân thiết thì không nên tặng hoa

và đồ trang sức cho phụ nữ vì nếu chưa thân thiết mà tặng hoa và đồ trang sức cho phụ nữ thì sẽ bị hiểu là có mưu đồ với họ

Trang 33

Người Pháp thường rất nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại Khi đàm đạo, người Pháp thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, trung bình trong một giờ đàm thoại, người Pháp có thể sử dụng tới 120 lần cử chỉ điệu

bộ Trong giao tiếp, khi người ta dùng ngón tay trỏ vào thái dương là ám chỉ

sự ngu ngốc

Ẩm thực: Người Pháp rất quan tâm đến vấn đề ẩm thực, đối với họ, ăn

uống là một nghệ thuật Vì vậy, khi nhắc đến nước Pháp, người ta không thể không nói đến nghệ thuật ẩm thực của người Pháp Món ăn Pháp ngon nổi tiếng không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới Người Pháp không chỉ yêu thích những món ăn của đất nước họ mà còn rất hứng thú với các món ăn của các dân tộc khác Khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ thường ăn trọn vẹn cả món để khám phá hương vị của nó Ăn hết thức ăn được ví là lời cảm

ơn chân thành nhất và cũng là lời khen ngợi tài năng của người đầu bếp, có nghĩa là sự tin trọng đối với người nấu

Người dân Pháp có phong cách ẩm thực thanh lịch Dường như họ không có khái niệm ăn nhanh, dù có bận rộn hay gấp rút đến mấy họ cũng muốn ngồi vào bàn dùng bữa một cách lịch sự, hầu như hiếm khi họ mua vội món gì ăn dọc đường đi Mỗi bữa ăn của người Pháp có thể kéo dài đến 3 hoặc 4 tiếng Họ cho rằng, như thế mới đủ để hiểu hết cái đặc sắc của món ăn Đặc biệt, người Pháp rất sành ăn và họ rất coi trọng vấn đề ẩm thực Điều này không chỉ thể hiện nơi các món ăn nổi tiếng của họ, mà còn bộc lộ rất rõ qua cách họ thưởng thức chúng Rượu là loại gia vị hầu như không thể thiếu trong các món ăn Pháp, có thể dùng để sơ chế hoặc làm cho hương vị thêm đậm đà, đặc biệt đối với các món ăn hải sản Như các nước châu Âu khác, trong các bữa tiệc của người Pháp thường có sự hiện diện của rượu vang Nhưng nét đặc biệt của ẩm thực Pháp là mỗi món ăn có một loại rượu vang riêng phù hợp chứ không dùng một loại rượu suốt bữa ăn Bên cạnh rượu vang, nước sốt

Trang 34

cũng là một thành phần đáng chú ý của phong cách ẩm thực Pháp Đó là một

sự hòa quyện đầy nghệ thuật tinh tế giữa các loại thảo mộc, lá thơm, khoai tây, cam, bưởi… thể hiện rõ nhất sự quan tâm ẩm thực của người dân Pháp là việc chọn nguyên vật liệu, họ ưu tiên việc sử dụng thực phẩm đúng mùa, như thế món ăn sẽ thơm ngon hơn và quan trọng là đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cao nhất Trong bữa ăn, người Pháp thường sử dụng dao, dĩa và hầu như không có các món dùng tay bốc Trong các bàn tiệc Pháp, điều đáng chú

ý nhất là cung cách bày biện sạch sẽ và sang trọng, mọi thứ được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ những chiếc đĩa đựng thức ăn, ly uống rượu đến từng chiếc dao, dĩa Tất cả những chi tiết đó đã khẳng định phần nào nét độc đáo

của ẩm thực Pháp, vốn mệnh danh là cái nôi của ẩm thực châu Âu

Rượu vang của Pháp dẫn đầu thế giới về chất lượng Các loại rượu nổi tiếng như vang trắng, vang đỏ… Khu vực gần cảng Bordeaux là nơi trồng loại nho “quý tộc” để sản xuất ra các loại vang đỏ nổi tiếng

Người Pháp có bữa ăn điểm tâm thường là ăn nhẹ, gồm: bánh mì hoặc

miếng bánh sừng trâu (croissant) cùng với ly cà phê sữa hoặc ly sô-cô-la Bữa

ăn chính trong ngày là bữa trưa khoảng thời gian từ giữa trưa đến 2h chiều Bữa tối thường được ăn rất muộn, có thể nhà hàng sẽ không phục vụ nếu bạn muốn ăn vào lúc 6h chiều Một bữa ăn đầy đủ gồm: một món uống, một món

khai vị, một món chính, rau trộn, pho mát, món tráng miệng, trái cây, cà phê

và món uống sau bữa ăn Rượu vang trắng cùng với rượu lý đen và rượu pha hạt anit là những món uống phổ biến nhất Người Pháp dùng pho mát nhiều hơn bất kỳ người dân của quốc gia nào trên thế giới Pho mát xuất hiện trên thế giới từ rất lâu đời, và nước Pháp là một trong những nơi đầu tiên chế biến

và sử dụng loại thực phẩm này Trung bình một người Pháp tiêu thụ một lượng pho mát khoảng hơn 20 kg trong một năm Hiện nay, có rất nhiều nước

Trang 35

trên thế giới sản xuất pho mát nhưng được ưa chuộng nhất và nổi tiếng thế giới vẫn là pho mát Pháp với hơn 400 loại

Nếu như những người theo Đạo hồi kiêng ăn thịt lợn, Ấn Độ giáo hay Hindu kiêng thịt bò, thì những người Phương Tây đặc biệt là người Pháp họ không bao giờ ăn thịt chó, mèo vì họ rất yêu chó mèo, đây chính là những con thú cưng được họ chăm sóc và coi như những người bạn Đây cũng là điểm cần chú ý khi giới thiệu ẩm thực với du khách phương Tây, đặc biệt khách du lịch Pháp

Kiến trúc: Bên cạnh yếu tố con người và các điều kiện tiếp cận thuận

lợi, Pháp còn nổi tiếng với các công trình kiến trúc kỳ vĩ: bảo tàng Louvre,

bảo tàng Orsay, nhà thờ Đức Bà Paris, lâu đài Azay-le-Rideau, lâu đài Angers, tháp Eiffel, lâu đài Luynes…

Thời trang: Người Pháp rất phong kiến trong lĩnh vực thời trang Họ

thích quần vải hoặc quần jeans màu nền nã, chiếc áo giản dị và đôi giầy kín chân, hơn chiếc áo rách kiểu moden, quần bò thụng và dép sandal Người Pháp không hay mặc quần sóc Những nếu đã mặc thì quần sóc không được ngắn lắm Đối với phụ nữ, bộ đồ phù hợp nhất là váy: dài, ngắn, bộ complêv.v Khi đi nhà thờ, bạn nên mặc bộ đồ nhã nhặn và lịch sự

Thể thao:Ở Pháp có hai môn thể thao được người dân quan tâm nhất là

bóng đá và đua xe đạp Đội bóng đá quốc gia Pháp và các đội bóng đá câu lạc

bộ của Pháp là những đội mạnh của bóng đá châu Âu và bóng đá thế giới Giải đua xe đạp lớn nhất thế giới và được các vận động viên cũng như người

hâm mộ môn thể thao này quan tâm nhất là giải Tour de France với chiều dài

vòng đua 3.500 km được tổ chức thường niên tại Pháp Ngoài ra, còn có các môn thể thao khác như trượt tuyết, đánh golf, bóng bầu dục…

Lễ hội:Pháp được mệnh danh là đất nước của lễ hội, người Pháp rất

thích tiệc tùng, liên hoan, dạ hội, hóa trang, diễu hành, nhảy múa, đóng kịch

Trang 36

Pháp có 10 ngày lễ quốc gia Thích ca nhạc, phim nhạc, kịch nghệ nên người Pháp đã bày ra nhiều sự kiện ăn mừng, lập ra nhiều giải thưởng để có thêm dịp ăn uống linh đình

2.1.2 Đặc điểm của khách du lịch Outbound Pháp

Theo kết quả điều tra về thị trường khách du lịch Pháp thực hiện tháng

3 và 4 năm 2013của tác giả, hiện trạng khách du lịch Pháp đến Hà Nội được thể hiện qua một số số liệu cụ thể như sau:

2.1.2.1 Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp

Pháp là một đất nước phát triển, hầu như không có sự phân biệt về giới tính trong việc làm cũng như các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi giải trí Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ khách du lịch là nữ (51%), nam (49%)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách Pháp đến Hà Nội chia theo giới tính

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Người Pháp đi du lịch outbound chủ yếu thuộc nhóm người có thu nhập

ở mức trung bình trở lên thuộc các nhóm doanh nhân, trí thức, nhân viên văn phòng và sinh viên trong độ tuổi từ 18 đến 55 Bên cạnh đó, một nhóm khách Pháp rất quan trọng là những người già đã nghỉ hưu, có độ tuổi trên 60 Tuy

49%

51%

Nam Nữ

Trang 37

nhiên, theo kết quả nghiên cứu của tác giả phần lớn khách Du lịch Pháp đến

Hà Nội có độ tuổi từ 50 trở lên chiếm 86% Đây là độ tuổi của hầu hết những người đã nghỉ hưu Trong khi độ tuổi 40 chiếm 9%, độ tuổi 20 chiếm 4% và

độ tuổi 20 trở xuống chỉ chiếm có 1% Điều này cho thấy Hà Nội chưa có sản phẩm thu hút khách du lịch ở độ tuổi thanh, thiếu niên như sản phẩm du lịch học đường Độ tuổi trung niên, những người đang làm công ăn lương cũng có

xu hướng giảm so với những năm trước, có thể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi khách Pháp đến Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Khách Pháp tới Hà Nội, Việt Nam thường gồm 2 thành phần: người Pháp gốc Việt (Việt kiều), người Pháp gốc Pháp và gốc dân tộc khác Khách Việt kiều thường là những người gốc Việt hiện đang sinh sống tại Pháp nhưng còn họ hàng, người thân, bạn bè ở Việt Nam nên hay về lại đất nước thăm người thân, mời bạn bè về đất nước mình chơi trong thời gian được nghỉ lễ ở Pháp hoặc dịp tết năm mới của Việt Nam

Độ tuổi 10 Độ tuổi 20 Độ tuổi 30 Độ tuổi 40 Độ tuổi 50 Độ tuổi 60 trở lên

Trang 38

Thành phần khách Pháp gốc Pháp và gốc dân tộc khác có sự phân chia thành hai nhóm khá rõ:

+ Nhóm thứ nhất là những người lớn tuổi đi theo đoàn thành từng cặp nam nữ (vợ chồng, bạn bè) khoảng từ 5 đến 10 cặp Nhóm này thường là những người làm các công việc như nghiên cứu, nhân viên văn phòng đã được nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu, ưa thích tìm hiểu văn hóa và nghỉ ngơi

+ Nhóm thứ hai là những người trẻ và trung niên, có độ tuổi từ 20 đến

độ tuổi 40, có sức khỏe và có kinh nghiệm đi du lịch Nhóm này là những người hay đi du lịch, ưa thích khám phá thiên nhiên và các nền văn minh khác nhau Nhiều người trong nhóm này biết đến và đi du lịch Hà Nội, Việt Nam thông qua lời giới thiệu của bạn bè

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu theo nghề nghiệp khách Pháp đến Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Số lượt khách Pháp đi du lịch đến Hà Nội chỉ chiếm khoảng 0,163% dân số Pháp và khoảng 0,268% tổng số lượt khách Pháp đi du lịch nước ngoài So với lượng khách Pháp tới các nước khác trên thế giới và trong khu vực thì lượng khách Pháp tới Hà Nội nói riêng và Việt Nam là rất thấp

Học sinh, sinh viên 0.5%

Nội trợ 0.5%

Làm việc thời vụ 0.5%

Nhân viên công ty 22%

Liên quan đến

Du lịch 0.5%

Liên quan đến Media 1%

Nghiên cứu 3%

Thất nghiệp 0%

Đã nghỉ hưu 58%

khác 14%

Trang 39

2.1.2.2 Đặc điểm tiêu dùng của du khách Pháp

+ Nhu cầu, sở thích của khách du lịch Outbound Pháp:

Người Pháp khi đi du lịch ra nước ngoài thường có hiểu biết khá rõ về đất nước và con người nơi đến du lịch Bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện

về thời gian, kinh phí… cho chuyến đi, họ thường tìm hiểu khá kỹ về nơi đến

du lịch Chính vì vậy, họ có sự chuẩn bị hàng tháng thậm chí là một năm trước khi chuyến đi bắt đầu

Khi đi du lịch bất kỳ đâu, họ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ của đất nước mình và đề cao những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có thể nói được tiếng Pháp một cách thông thạo

Người Pháp không có thói quen “Tip” giống như một số quốc gia khác

Đối với họ, khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên nào đó, người Pháp thường tặng một món quà nhỏ để bày tỏ cảm ơn Việc đưa tiền cho một người phục vụ cũng bị coi như là một hành động xúc phạm người đó Bởi tiền bạc là một trong những vấn đề tế nhị và riêng tư đối với họ

Người Pháp thường thích sử dụng các phương tiện vận chuyển cá nhân năng động như: ô tô, xe đạp trong các hoạt động trong khuôn khổ chuyến du lịch của mình để có thể dễ dàng tiếp cận được với cảnh vật và con người xung quanh

Khẩu vị: Khách Pháp thích uống cà phê, rượu vang, thích các món nướng, rán, các món nấu nhừ, ăn súp vào buổi tối, tráng miệng bằng các loại

Trang 40

của UNWTO và Cục Du lịch Pháp, chi tiêu trung bình của một khách Pháp khi đi du lịch ở nước ngoài năm 2010 là 1453 USD Nếu tính trung bình trên đầu người của tổng số dân, năm 2004 mỗi người dân Pháp chi 476USD cho

du lịch outbound và năm 2010 con số này đã tăng lên, đạt 625USD

Số lượt người Pháp đi du lịch hàng năm cao (chiếm 4,3% thị phần toàn thế giới trong năm 2010), lại thêm mức chi trả khá cao nên Pháp là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về chi tiêu cho du lịch outbound (sau Đức, Mỹ, Trung Quốc và Anh) Năm 2008, nước Pháp đã chi 41,1 tỷ USD cho du lịch outbound, năm 2009 là 38,4 tỷ USD, năm 2010 là 38,5 tỷ USD và năm 2011 là 41,7 tỷ USD

Pháp có thể coi là một trong những thiên đường du lịch châu Âu Khi đi

du lịch tại Pháp, du khách có thể nhận thấy rõ ràng phong cách chuyên nghiệp

và tận tình của nhân viên phục vụ tại đây Hơn nữa, những người Pháp rất thông minh và lịch sự Họ ưa thích kiểu cách và xem trọng hình thức Do vậy, khi đi du lịch, người Pháp luôn đòi hỏi phải được phục vụ tận tình, chu đáo

Họ thường chọn những khách sạn từ 3 đến 4 sao hoặc các kiểu nhà nghỉ giải trí để lưu trú Bởi chỉ có ở đây họ mới có cảm giác an toàn

Người Pháp coi trọng sự riêng tư của đời sống gia đình Họ thường hay chiêu đãi bạn bè ở các nhà hàng Chỉ đối với những người đặc biệt thân tình mới tổ chức chiêu đãi tại nhà Do vậy, họ cũng không thích ăn cùng với người

lạ vì cảm thấy khó tiếp xúc, không tự nhiên khi ăn và nói chuyện, mà thường thích phục vụ ăn uống tại phòng

Chi phí cho chuyến đi du lịch được tính toán một cách kỹ lưỡng và chi li: 50% ngân quỹ cho các dịch vụ vật chất và 50% còn lại cho mua sắm nhưng đòi hỏi cao ở chất lượng dịch vụ Có rất nhiều nhân viên phục vụ đánh giá rằng khách du lịch Pháp là những người thô lỗ và keo kiệt nhất trên thế giới Nhưng không phải vậy, đối với người Pháp, tiền bạc không quan trọng bằng chất lượng phục vụ Khi họ đã bỏ tiền cho một dịch vụ nào đó thì phải được phục vụ xứng đáng với những gì họ bỏ ra

Ngày đăng: 02/07/2022, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch Pháp vàkhách du lịch từ một số thị trường khác ở châu Âu theo khoản chi (Đối với khách tự sắp  xếp đi): - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 2.2 Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch Pháp vàkhách du lịch từ một số thị trường khác ở châu Âu theo khoản chi (Đối với khách tự sắp xếp đi): (Trang 42)
Truyền hình Tạp chí du lịch Hội chợ du lịch Khác - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
ruy ền hình Tạp chí du lịch Hội chợ du lịch Khác (Trang 44)
+ Hình thức tổ chức chuyếnđi và đặc điểm chuyếnđi - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Hình th ức tổ chức chuyếnđi và đặc điểm chuyếnđi (Trang 45)
Biểu đồ 2.7: Hình thức chuyếnđi tới Hà Nội của khách du lịch Pháp - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
i ểu đồ 2.7: Hình thức chuyếnđi tới Hà Nội của khách du lịch Pháp (Trang 46)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy lượng khách đến Hà Nội chủ  yếu  với  mục  đích  tham  quan  du  lịch  thuần  túy  (95%),  trong  khi  những  mục đích khác chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ: Thăm thân (1%), nghiên cứu (1%) và  những mục đích khác 3% - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
h ìn vào bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy lượng khách đến Hà Nội chủ yếu với mục đích tham quan du lịch thuần túy (95%), trong khi những mục đích khác chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ: Thăm thân (1%), nghiên cứu (1%) và những mục đích khác 3% (Trang 48)
Các loại hình du lịch được lựa chọn phụ thuộc vào tâm lý đi du lịch, tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của du khách - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
c loại hình du lịch được lựa chọn phụ thuộc vào tâm lý đi du lịch, tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của du khách (Trang 56)
Làng khoa bảng Đông Ngạc Lăng Bác + Văn Miếu Quốc Tử  Giám - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
ng khoa bảng Đông Ngạc Lăng Bác + Văn Miếu Quốc Tử Giám (Trang 59)
Nhìn chung, Qua việc phân tích điều tra bảng hỏi về mong muốn của du khách Pháp khi đến Hà Nội của tác giả có thể khái quát một số đặc điểm  của người Pháp khi đi du lịch nước ngoài như sau:  - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
h ìn chung, Qua việc phân tích điều tra bảng hỏi về mong muốn của du khách Pháp khi đến Hà Nội của tác giả có thể khái quát một số đặc điểm của người Pháp khi đi du lịch nước ngoài như sau: (Trang 60)
Bảng 3.1: Số lượng khách Pháp đến Việt Nam và Hà Nội qua các năm từ 2009 - 2012  - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 3.1 Số lượng khách Pháp đến Việt Nam và Hà Nội qua các năm từ 2009 - 2012 (Trang 73)
Bảng 3.2: Tỷ lệ khách Pháp trong tổng số khách quốc tế đến Hà Nội - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 3.2 Tỷ lệ khách Pháp trong tổng số khách quốc tế đến Hà Nội (Trang 76)
Nhìn vào bảng 2 và biểu đồ về tỷ lệ khách Pháp đến Hà Nội so với thị trường khách quốc tế từ năm 2009 đến năm 2012 ta thấy lượng khách Pháp  vào  Hà  Nội  có xu  hướng  tăng lên  nhưng  tốc độ tăng  bình  quân giảm  trong  những năm gần đây - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
h ìn vào bảng 2 và biểu đồ về tỷ lệ khách Pháp đến Hà Nội so với thị trường khách quốc tế từ năm 2009 đến năm 2012 ta thấy lượng khách Pháp vào Hà Nội có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng bình quân giảm trong những năm gần đây (Trang 77)
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu về khách du lịch năm 2013của ngành Du lịch Hà Nội - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu về khách du lịch năm 2013của ngành Du lịch Hà Nội (Trang 78)
Bảng 3.3: Dự báo khách Pháp vào Hà Nội theo tốc độ tăng trƣởng từng giai đoạn Giai  đoạn 2000-2002 2002-2004 2004-2006 2006-2008 2008-2010 2010-2012  2012- 2014  Tăng  trƣởng  TB  - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 3.3 Dự báo khách Pháp vào Hà Nội theo tốc độ tăng trƣởng từng giai đoạn Giai đoạn 2000-2002 2002-2004 2004-2006 2006-2008 2008-2010 2010-2012 2012- 2014 Tăng trƣởng TB (Trang 78)
Bảng 3.5: Thống kê cơ sở lƣu trú trên địa bàn TP Hà Nội - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 3.5 Thống kê cơ sở lƣu trú trên địa bàn TP Hà Nội (Trang 82)
3 sao 51.83% 761.000 VND 1.79 ngày/khách - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
3 sao 51.83% 761.000 VND 1.79 ngày/khách (Trang 84)
Bảng 3.6: Bảng kết quả kinh doanh của từng khối khách sạn - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 3.6 Bảng kết quả kinh doanh của từng khối khách sạn (Trang 84)
Loại hình Thị trường mục tiêu Thời gian thực hiện Du  lịch  trải  nghiệm  các  loại  - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
o ại hình Thị trường mục tiêu Thời gian thực hiện Du lịch trải nghiệm các loại (Trang 107)
7. Hình thức chuyếnđi - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
7. Hình thức chuyếnđi (Trang 122)
Internet Truyền hình Hội - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
nternet Truyền hình Hội (Trang 123)
Phụ lục 2: Bảng số liệu kết quả khảo sátcủa tác giả. - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
h ụ lục 2: Bảng số liệu kết quả khảo sátcủa tác giả (Trang 128)
Bảng 3.7: Số liệu kết quả khảo sátcủa tác giả qua phiếu điều tra du khách Pháp tại Hà Nội - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Bảng 3.7 Số liệu kết quả khảo sátcủa tác giả qua phiếu điều tra du khách Pháp tại Hà Nội (Trang 128)
6. Hình thức chuyếnđi - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
6. Hình thức chuyếnđi (Trang 129)
Hình thức chuyếnđi Tự tổ chức Hãng lữ hành tổ chức - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
Hình th ức chuyếnđi Tự tổ chức Hãng lữ hành tổ chức (Trang 129)
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về hợp tác Việt Nam - Pháp, Công trình kiến trúc Pháp và khách du lịch Pháp tại Hà Nội:  - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
h ụ lục 3: Một số hình ảnh về hợp tác Việt Nam - Pháp, Công trình kiến trúc Pháp và khách du lịch Pháp tại Hà Nội: (Trang 134)
Logo hình hoa sen, biểu tƣợng của Việt Nam, và màu cờ xanh, trắng, đỏ của Pháp. - (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp   học
ogo hình hoa sen, biểu tƣợng của Việt Nam, và màu cờ xanh, trắng, đỏ của Pháp (Trang 135)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w