Hình thức chuyếnđi tới Hà Nội của khách du lịch Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp học (Trang 46)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

+ Thời gian đi du lịch và độ dài chuyến đi

Người Pháp thường đi du lịch vào dịp nghỉ lễ và nghỉ hè.Trong những dịp nghỉ ngắn ngày, nếu đi Outbound, họ thường đi du lịch trong nội khối.

5 13 70 11 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Đi một mình Đi với bạn bè Đi theo đoàn Đi với gia đình Khác

11%

89%

Tự tổ chức

Các kỳ nghỉ dài ngày như Giáng sinh, nghỉ hè… họ thường dành để đi các nước ở các châu lục khác. Riêng đối với nhóm người già đã nghỉ hưu thì họ thường chọn thời điểm các điểm đến có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất.

Thời gian trung bình một chuyến đi ra nước ngoài của khách Pháp khoảng 3-5 ngày. Trong đó, nếu đi trong nội khối thường chỉ 2 ngày, thậm chí nước láng giềng gần, có điều kiện giao thông thuận tiện thì đi về trong ngày. Đối với các chuyến du lịch xa đến các nước Châu Mỹ, Đông Á… thì có thể kéo dài hai tuần hoặc hơn.

78% khách du lịch Pháp đến Hà Nội có thời gian lưu trú ≤ 2 ngày, trên 2 ngày trở lên chỉ khoảng 22%. Trung bình khách ở 2 ngày 1 đêm chiếm 61%. Tuy nhiên tỉ lệ này so với những năm trước có những thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây khách du lịch Pháp đến Hà Nội chỉ khoảng 1 ngày thì những năm gần đây lượng khách lưu trú ở Hà Nội có xu hướng tăng lên, mặc dù không nhiều. Thường diễn ra vào tháng 3,4 và tháng 10, 11. Đó là thời gian thời tiết mát mẻ của Hà Nội. Hầu hết các chương trình của du khách Pháp tới Việt Nam kéo dài từ 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng, đó là các chuyến đi xuyên Việt và nối tour sang hai nước láng giềng là Lào và Campuchia.Như vậy, nếu so sánh thời gian lưu trú của du khách Pháp tại Hà Nội so với hành trình ở Việt Nam là không đáng kể.

Biểu đồ 2.8: Phân nhóm khách Pháp theo thời gian lƣu trú tại Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

17% 61% 22% 1 ngày 2 ngày Trên 2 ngày

+ Mục đích chuyến đi

Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri thức cho bản thân. Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hóa của các dân tộc, phong tục, tập quán và con người. Bản thân du khách Pháp là những người yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật. Vì vậy, họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp của yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật và bảo tàng. Hà Nội là một trong những điểm đến khá thu hút du khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa văn hóa đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng.

Biểu đồ 2.9: Phân nhóm khách Pháp tới Hà Nội theo mục đích chuyến đi

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy lượng khách đến Hà Nội chủ yếu với mục đích tham quan du lịch thuần túy (95%), trong khi những mục đích khác chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ: Thăm thân (1%), nghiên cứu (1%) và những mục đích khác 3%. Điều này là một vấn đề cần được các nhà quản lý và các công ty kinh doanh du lịch lưu tâm để có thể phục vụ tốt hơn và đa dạng hơn vì ở Hà Nội các khu vui chơi giải trí còn rất ít, chưa đa dạng và hấp

Tham quan du lịch thuần tuý 95% Thăm thân 1% Nghiên cứu 1% Khác 3%

dẫn, chưa có sự đầu tư kết hợp với kế hoạch quảng cáo phù hợp cho các điểm vui chơi. Bên cạnh đó là thị trường khách đi công vụ kết hợp với du lịch đang có chiều hướng giảm rõ rệt, cần có sự nghiên cứu cụ thể về thị trường khách để có thể thu hút đối tượng khách này.

+ Ý định quay trở lại

Khách du lịch Pháp đến Hà Nội lần đầu chiếm 87%, từ 2 lần trở lên chiếm 13%. Và khi được hỏi về mong muốn quay trở lại thì có tới 67% trả lời “không”, 20% trả lời “có” và 13% còn đang phân vân.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu khách Pháp đến Hà Nội chia theo số lần

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Lần đầu 87% Lần 2 8% Lần 3 2% Trên 3 lần 3%

Biểu đồ 2.11: Ý định quay trở lại Hà Nội của Du khách Pháp

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

2.2. Thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch Pháp.

2.2.1. Các dịch vụ khách Pháp thường sử dụng khi đến Hà Nội, Việt Nam.+ Dịch vụ vận chuyển + Dịch vụ vận chuyển

Khách Pháp sang du lịch Hà Nội bằng đường hàng không. Do vậy, hàng không có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khách du lịch. Về mặt địa lý, Pháp ở châu lục cạnh châu Á nhưng khoảng cách đến Việt Nam khá lớn: Từ Paris đến Hà Nội là 9.195 km. Hàng tuần có 12 chuyến bay thẳng từ Pháp đến Hà Nội và ngược lại. Cụ thể, nếu bay thẳng từ Hà Nội - Paris có 2 hãng bay là Vietnam Airline (VNA: 2320#0700 VN107 - các ngày trong tuần) và Air France (HAN CDG 2320#0700@AF 177 - các ngày trong tuần trừ thứ 2 và thứ 5). Bay từ Paris - Hà Nội có 2 hãng bay là Vietnam Airline (CDG HAN 1400#0630 VN106 - các ngày trong tuần) và Air France (CDG HAN 1400#0630@AF 176 - các ngày trong tuần trừ thứ 3 và thứ 6).

Một trong số hoạt động ưa thích của khách Pháp khi đến Hà Nội Việt Nam là thuê xe đạp tự đi hoặc đi bằng xích lô khám phá các con phố trên phố cổ của thủ đô Hà Nội.

20% 67% 13% Có Không Phân vân

Khi được hỏi về chất lượng dịch vụ hàng không khi bay sang Hà nội khách du lịch Pháp đánh giá khá tốt. Tuy nhiên về dịch vụ vận chuyển đường bộ, theo đánh giá của du khách Pháp còn rất nhiều hạn chế.

Biểu đồ 2.12: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ hàng không của du khách Pháp

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Biểu đồ 2.13: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ đƣờng bộ của du khách Pháp

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

86% 13% 1% Tốt Trung bình Kém 33% 60% 7% Tốt Trung bình Kém

+ Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Lưu trú và ăn uống là nhu cầu cơ bản trước tiên của khách du lịch. Mỗi khách du lịch khác nhau có nhu cầu về lưu trú và ăn uống khác nhau. Tuy nhiên, khách Pháp cũng là nhóm khách thích đến lưu trú và ăn uống tại các khách sạn, nhà hàng do người Pháp đầu tư hoặc quản lý.

Theo kết quả điều tra, khách du lịch Pháp khi đến Việt Nam thường sử dụng các hạng khách sạn như sau:

Bảng 2.4: Loại hình cơ sở lƣu trú khách Pháp lựa chọn sử dụng Loại hình cơ sở lƣu

trú Tỷ lệ khách Pháp lựa chọn sử dụng Khách sạn 5 sao 18% Khách sạn 4 sao 17% Khách sạn 3 sao 41% Khách sạn 2 sao 12% Khách sạn 1 sao 3% Các loại khác 9% Nguồn: Tổng cục thống kê

Phần lớn khách chọn ở khách sạn 3 sao. Theo họ, khách sạn 3 sao ở Việt Nam có giá phòng tương đối hợp lý, có vị trí thuận tiện khu gần trung tâm và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Những khách lựa chọn ở khách sạn 5 sao và 4 sao thì đều rất hài lòng với mức dịch vụ mà họ yêu cầu và đây là những khách có khả năng chi trả cao. Những cơ sở lưu trú còn lại là khách sạn loại nhỏ ở khu du lịch xa thành thị như: nhà nghỉ, bungalow, homestay, nhà người thân…

Biểu đồ 2.14: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ lƣu trú tại Hà Nội của du khách Pháp.

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Biểu đồ 2.15: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ ăn uống tại Hà Nội của du khách Pháp

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

+ Dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm

Theo những ý kiến của khách Pháp đi du lịch đến Hà Nội thì dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm ở Hà Nội chưa thực sự phát triển. Thời gian lưu

79% 21% 0% Tốt Trung bình Kém 74% 25% 1% Tốt Trung bình Kém

trú của khách Pháp thường chỉ kéo dài dưới 3 ngày do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là các dịch vụ vui chơi giải trí như khu vui chơi, các công viên chuyên đề, quán bar, casino… để thu hút khách thì vẫn chưa có nhiều và chưa đa dạng cũng như chưa có quy mô quản lý cao, hiện đại. Điều này khiến du lịch Hà Nội bỏ lỡ khoản thu từ các dịch vụ này, đồng thời chưa đáp ứng được nhu cầu của khách.

Khi đi du lịch nước ngoài, người Pháp rất thích tìm hiểu những yếu tố văn hóa bản địa đặc sắc của đất nước đó 90% khách du lịch Pháp đến Hà Nội khi được hỏi đều trả lời đã tham gia xem các chương trình nghệ thuật dân tộc của Việt Nam như: múa rối nước, chèo, các trò chơi dân gian tại các lễ hội truyền thống... và các chương trình tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Theo họ, các chương trình này rất thú vị và thu hút được sự quan tâm của nhiều khách quốc tế chứ không riêng khách Pháp. Tuy nhiên, một số chương trình thì họ có thể hiểu ví dụ như múa rối nước có phụ đề bằng các thứ tiếng: tiếng Anh, Pháp… nhưng phần lớn các chương trình khác thì họ phải thông qua hướng dẫn viên mới hiểu được nội dung hoặc thể lệ trò chơi. Như vậy rất khó khăn để khách có thể hiểu được cái hay của các loại hình nghệ thuật này hoặc khó khăn để họ hiểu thể lệ và tham gia vào các trò chơi.

Ngoài những chương trình nghệ thuật văn hóa, người Pháp thích tới các quán bar, câu lạc bộ để thư giãn, thưởng thức sự thoải mái của kỳ nghỉ và giao tiếp với bạn bè. Có 72% khách thích chọn cho mình không khí vui nhộn và thoải mái ở các quán bar sau những ngày đi tham quan dài.

Một lượng khách không nhỏ có tầm tuổi từ 20 đến độ tuổi 50 tuổi rất thích đi tự khám phá thiên nhiên, con người, văn hóa cuộc sống bản địa. Họ thích tự tìm hiểu thông tin và tự đi du lịch tự do. Do vậy, họ thích tìm kiếm thông tin ở những đại lý du lịch có không gian rộng, cung cấp đủ các dịch vụ

như điện thoại, đặt vé hoặc có máy tính có kết nối mạng, dễ dàng cho họ truy cập mạng để tìm kiếm thông tin.

Đối với hoạt động mua sắm của khách Pháp, một vấn đề phần lớn khách đề cập đến khi được hỏi là các hàng hóa của Hà Nội hiện vẫn còn chưa chuyên nghiệp hóa, nhiều mặt hàng không ghi rõ xuất xứ nơi sản xuất. Trong khi đó, hàng hóa ở Hà Nội có xuất xứ từ Trung Quốc với chất lượng thấp, không có tên tuổi hoặc hàng nhái các thương hiệu lớn khá phổ biến. Điều này khiến cho khách khó phân biệt đâu là hàng Việt Nam và đâu là hàng Trung Quốc để có quyết định mua hàng, dẫn đến tâm lý e ngại và cuối cùng là hạn chế việc mua sắm. Nếu nói về những sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội thì rất hạn chế hầu như không có, trong khi đó Hà Nội có rất nhiều những giá trị vậy tại sao không đưa cái đó thành những đồ lưu niệm như là một biểu tượng cho du khách mang theo mỗi khi về nước.

Biểu đồ 2.16: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm tại Hà Nội của du khách Pháp

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

41% 57% 2% Tốt Trung bình Kém

+ Dịch vụ tham quan

Khi được hỏi về chất lượng dịch vụ tham quan của Hà Nội (Hướng dẫn viên, môi trường điểm đến…), đa số du khách Pháp đánh giá tốt.

Biểu đồ 2.17: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ tham quan tại Hà Nội của du khách Pháp

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

2.2.2. Các điểm đến yêu thích của khách Pháp khi đến Hà Nội, Việt Nam

Các loại hình du lịch được lựa chọn phụ thuộc vào tâm lý đi du lịch, tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của du khách. Với đặc điểm tính cách của mình, người Pháp thường lựa chọn tham gia vào các chương trình sau:

70% 30% 0% Tốt Trung bình Kém

Bảng 2.5: Tiêu chí tác động đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của khách du lịch Pháp và khách du lịch đến từ một số nƣớc châu Âu khác

TT Thị

trường

Tỷ lệ người trả lời theo các lý do ( %) Điểm du lịch hấp dẫn Phương tiện đi lại thuận tiện Giá trị đồng tiền Thủ tục hải quan và nhập cảnh đơn giản Điểm đến an toàn Khác 1 Pháp 53 9.6 10.9 3.0 38.1 19.2 2 Anh 62.4 11.5 24.3 7.7 36.1 18.5 3 Đức 52.3 12.4 15.8 6.7 39.3 20.8 4 Nga 60.8 7.5 10 2.5 34.2 16.7

Nguồn: Tổng cục Thống kê (Kết quả điều tra năm 2009)

Theo kết quả điều tra, trước và sau khi đến Hà Nội du khách Pháp thường ấn tượng bởi: Hà Nội có một bề dày lịch sử phong phú và ấn tượng (31%), cảnh quan đẹp (18%), văn hoá đặc trưng hấp dẫn (18%), kiến trúc độc đáo (13%), nghệ thuật ẩm thực (10%), Một trung tâm kinh tế - Thương mại (6%), ngoài ra Hà Nội còn có những ấn tượng khác như là: cuộc sống hàng ngày của người dân, con người thân thiện, chăm chỉ, năng động tràn trề sức trẻ, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ (handmade)…

Biểu đồ 2.18: Ấn tƣợng của du khách Pháp trƣớc và sau khi đến Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Khi đến với Hà Nội du khách rất thích được tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, con người, cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội. Bởi vậy, nên du khách thường thích tham quan các làng nghề nổi tiếng như làng Gốm Bát Tràng, nghề nón làng Chuông…(25%), Thăm di sản văn hoá Hoàng Thành Thăng Long (23%), Phố cổ và những công trình kiến trúc Pháp điển hình (23%), Lăng Bác + Văn Miếu - Quốc Tử Giám (13%), Các lễ hội truyền thống (4%), Di tích Cổ Loa (Tour Du lịch Kinh thành Việt nối Hoa Lư và Thăng Long) (4%), Làng khoa bảng Đông Ngạc (4%), Tham quan du lịch sinh thái ở khu vực Sóc Sơn (1%), Khu vực quanh Hồ Tây (4%).

Có bề dày lịch sử phong phú và ấn tượng 31% Cảnh quan đẹp 18% Văn hoá đặc trưng hấp dẫn 18% Kiến trúc độc đáo 13% Nghệ thuật ẩm thực 10% Một TTKT - Thương mại 6% Khác 4%

Biểu đồ 2.19: Điểm du lịch mà du khách Pháp thích đến ở Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

2.3. Đánh giá chung về sự hài lòng của du khách Pháp khi đến Hà Nội.

Theo thống kê đa số khách du lịch Pháp đến Hà Nội rất hài lòng (43%) và hài lòng (48%) tổng chiếm tới 91%. Đây là một tỉ lệ rất cao, chứng tỏ Hà Nội đã để lại rất nhiều ấn tượng đối với du khách Pháp. Tuy nhiên cũng còn một số tỉ lệ nhỏ còn chưa hài lòng với sản phẩm cũng như dịch vụ ở Hà Nội như số du khách đánh giá bình thường chiếm 8%, rất không hài lòng chiếm 1%. Đây là con số tuy nhỏ nhưng cũng không nên bỏ qua mà cần cải thiện tốt hơn để Hà Nội luôn đẹp và ấn tượng trong lòng mọi du khách khi nghé thăm. Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho khách không hài lòng theo kết quả điều tra đó là: vấn đề ô nhiễm (ô nhiễm không khí - rất nhiều bụi bẩn; ô nhiễm môi trường - rác thải bừa bãi, đường phố bẩn), an toàn giao thông (có quá nhiều xe ô tô trong thành phố, ít phương tiện công cộng, vỉa hè bị lấn chiếm, xe máy đi lại lộn xộn, lấn làn đường), tình trạng chặt chém, chèo kéo, lừa đảo khách du

25% 4% 23% 4% 4% 22% 4% 13% 1% Các làng nghề nổi tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp học (Trang 46)