Điểm du lịch mà du khách Pháp thích đếnở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp học (Trang 59)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

2.3. Đánh giá chung về sự hài lòng của du khách Pháp khi đến Hà Nội.

Theo thống kê đa số khách du lịch Pháp đến Hà Nội rất hài lòng (43%) và hài lòng (48%) tổng chiếm tới 91%. Đây là một tỉ lệ rất cao, chứng tỏ Hà Nội đã để lại rất nhiều ấn tượng đối với du khách Pháp. Tuy nhiên cũng còn một số tỉ lệ nhỏ còn chưa hài lòng với sản phẩm cũng như dịch vụ ở Hà Nội như số du khách đánh giá bình thường chiếm 8%, rất không hài lòng chiếm 1%. Đây là con số tuy nhỏ nhưng cũng không nên bỏ qua mà cần cải thiện tốt hơn để Hà Nội luôn đẹp và ấn tượng trong lòng mọi du khách khi nghé thăm. Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho khách không hài lòng theo kết quả điều tra đó là: vấn đề ô nhiễm (ô nhiễm không khí - rất nhiều bụi bẩn; ô nhiễm môi trường - rác thải bừa bãi, đường phố bẩn), an toàn giao thông (có quá nhiều xe ô tô trong thành phố, ít phương tiện công cộng, vỉa hè bị lấn chiếm, xe máy đi lại lộn xộn, lấn làn đường), tình trạng chặt chém, chèo kéo, lừa đảo khách du

25% 4% 23% 4% 4% 22% 4% 13% 1% Các làng nghề nổi tiếng Các lễ hội truyền thống Di sản văn hoá Hoàng Thành Thăng Long

Tour DL Kinh thành Việt nối Hoa Lư và Thăng Long Khu vực quanh Hồ Tây

Phố cổ và những công trình kiến trúc Pháp điển hình

Làng khoa bảng Đông Ngạc Lăng Bác + Văn Miếu Quốc Tử Giám

Du lịch sinh thái ở khu vực Sóc Sơn

lịch có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, thông tin về tiếng Pháp tại các điểm du lịch và các con phố còn hạn chế và khách vẫn khó để tiếp cận với nguồn thông tin du lịch chính xác bởi theo khách vẫn không có văn phòng về du lịch đúng nghĩa tại Hà Nội.

Biểu đồ 2.20: Mức độ hài lòng đối với sản phẩm, dịch vụ du lịch Hà Nội của du khách Pháp

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khách Pháp năm 2013 của tác giả

Nhìn chung, Qua việc phân tích điều tra bảng hỏi về mong muốn của du khách Pháp khi đến Hà Nội của tác giả có thể khái quát một số đặc điểm của người Pháp khi đi du lịch nước ngoài như sau:

 Tìm hiểu rất kĩ thông tin về điểm đến

 Chú ý đến phong cách, thái độ của người phục vụ

 Coi trọng giá trị đồng tiền bỏ ra

 Luôn chia đều ngân quỹ cho dịch vụ và mua sắm

 Không quá coi trọng việc lựa chọn các dịch vụ cao cấp nhưng khá

khắt khe về chất lượng vệ sinh, môi trường.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng lắm Rất không hài lòng Không biết

 Thích du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, di tích lịch sử.

 Yêu cầu chất lượng phục vụ cao, thích phục vụ ăn uống tại phòng.

 Không thích ngồi ăn cùng bàn với người không quen biết.

 Khách du lịch Pháp đến Hà Nội có thời gian lưu trú không dài, chủ yếu ở độ tuổi trên 50 và đa phần khách đi theo cặp nam - nữ và theo các tour du lịch trọn gói với mục đích chính là tham quan du lịch thuần túy. Phần lớn du khách Pháp có ấn tượng tốt với du lịch Hà Nội, tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn đang làm cho khách du lịch Pháp trở lên e ngại khi quyết định quay lại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tổng hợp một cách có hệ thống những đặc điểm của thị trường gửi khách Pháp nói chung. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về đặc điểm đất nước và con người Pháp; tâm lý, sở thích, thói quen tiêu dùng cũng như những phong tục tập quán của người Pháp, các yếu tố tác động đến việc người Pháp đi du lịch nước ngoài (Outbound) và lượng người Pháp đi du lịch nước ngoài hiện tại. Tìm hiểu, nghiên cứu về những đặc điểm cơ bản này của thị trường gửi khách sẽ là tiền đề cho việc phục vụ và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của du khách. Việc khảo sát số lượng khách Pháp, nguồnkhách, đặc điểm tâm lý và hành vi tiêu dùng, đánh giá của họ về du lịch Hà Nội được tiến hành qua nguồn thông tin điều tra xã hội học du khách Pháp của tác giả, nguồn thông tin từ các nhà quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên trong các doanh nghiệp đang phục vụ du khách Pháp tại Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra những định hướng về việc phát triển sản phẩm và đề xuất một số sản phẩm đặc thù của Hà Nội cho thị trường khách Pháp ở chương 4.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH PHỤC VỤ DU KHÁCH PHÁP TẠI HÀ NỘI.

3.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội.

Để có được những đánh giá xác đáng về hệ thống sản phẩm du lịch Hà Nội, trước hết cần điểm khái quát về nguồn tiềm năng du lịch của khu vực này. Luận văn sẽ giới thiệu những tiềm năng chủ yếu của du lịch Hà Nội như những điều kiện cốt yếu để phát triển du lịch. Các vấn đề về tài nguyên, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành… sẽ được điểm qua một cách vắn tắt, trước khi xem xét vấn đề sản phẩm du lịch Hà Nội.

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trƣờng. Địa hình

Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Các yếu tố về môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường xã hội của con người hoà quyện vào nhau tạo nên bức tranh “sơn thuỷ hữu tình”, một thủ đô nên thơ.

Sông ngòi

Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, thuộc 2 hệ thống sông chính: sông Hồng và sông Thái Bình, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Trung tâm Hà Nội là một trong những dải phù sa trên bãi sông Nhị với đặc trưng về địa lý, lịch sử đặc thù. Và chính yếu tố này đã tạo nên nhiều thắng cảnh tự nhiên thơ mộng của khu vực trung tâm Hà Nội như Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm...

Khí hậu

Khí hậu khu vực trung tâm Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp cận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm. Tuy nhiên, mùa xuân, mùa thu và mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.

Tài nguyên thực vật

Một trong nhiều lý do để du khách yêu mến các thành phố của Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội là những tán lá xanh mướt, những con đường rợp bóng cây. Mỗi mùa với những màu hoa đặc trưng độc đáo từ nhiều giống cây trên cả nước và thế giới được trồng từ thế kỷ XIX đến nay. Tổng cây xanh của Hà Nội lớn hơn nhiều so với các thủ đô tiên tiến như thành phố Kualalumpua của Malaysia, Singapore... Khu vực trung tâm Hà Nội có trên 30 vườn hoa, công viên, có tới 377 ha thảm cỏ, hàng chục nghìn hàng rào cây xanh với đường đi dạo, tượng đài, các bể phun nước làm tăng vẻ đẹp thủ đô.

Và còn rất nhiều thế mạnh nữa do tự nhiên đem lại mà Hà Nội đã và sẽ khai thác để xứng đáng là “Nơi đô thành bậc nhất của các bậc đế vương muôn đời” như Lý Công Uẩn đã tiên đoán. Và chính môi trường tự nhiên thuận lợi này đã biến Thăng Long - Hà Nội trở thành nơi hội tụ của nhiều tài nguyên du lịch - hạt nhân để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Với lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cao nhất trong cả nước. Đến nay Hà Nội có trên 1.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Mật độ di tích của Hà Nội thuộc loại cao nhất nước (23,3 di tích/100km2 trong khi trung bình trong cả nước là

2,2 di tích/100km2). Di tích kiến trúc cổ Hà Nội đa dạng và phong phú, có niên đại trải dài từ trước công nguyên cho đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Hiện nay, khu vực trung tâm Hà Nội có gần 2000 di tích lịch sử văn hoá cổ trong đó có 679 cái đình, 216 ngôi đền, 252 miếu, 775 chùa,… (Theo nguồn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội). Trong đó, một trong những di tích tiêu biểu nhất để phát triển du lịch là di sản văn hóa thế giới hoàng thành Thăng Long.

Bên cạnh đó, khi nói đến Hà Nội không thể không nhắc đến khu phố cổ và khu phố Pháp với những giá trị về lịch sử, kiến trúc cũng như quy hoạch đô thị. Nó cũng cần được nhìn nhận như một di sản văn hóa của Hà Nội cần được đầu tư để bảo tồn trên nhiều phương diện. Ngoài ra, Hà Nội còn có những tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú, ấn tượng và đặc sắc như: các lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống, các hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian.

Đối với các lễ hội dân gian, du khách sẽ thấy được những năm tháng hào hùng của lịch sử Việt Nam, được thưởng thức các trò chơi dân gian, chiêm ngưỡng các nghi lễ, được thả mình trong không gian nửa hư nửa thực, giải toả tâm linh, thoải mái tâm hồn, tìm hiểu hoặc nâng cao kiến thức về văn hoá cội nguồn... khi tham gia lễ hội. Lễ hội là tiềm năng lớn có sức hút ngày càng đông đối với du khách trong nước, người nước ngoài và Việt Kiều.

Hà Nội là nơi tập trung đông các làng nghề truyền thống: làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc, những làng trồng hoa nổi tiếng: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá... Mỗi làng nghề đều chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, là biểu tượng cho sự khéo léo, tinh thần sáng tạo, cần cù lao động của mỗi người dân Việt Nam. Các làng nghề cổ truyền ở Hà Nội được lưu giữ đến ngày nay

đã và đang tô thắm thêm bức tranh làng nghề truyền thống đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến.

Các hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian như: múa rối nước, hát ca trù, hát chèo, hát tuồng… Đối với các lễ hội dân gian, du khách sẽ thấy được những năm tháng hào hùng của lịch sử Việt Nam, được thưởng thức các trò chơi dân gian, chiêm ngưỡng các nghi lễ, được thả mình trong không gian nửa hư nửa thực, giải toả tâm linh, thoải mái tâm hồn, tìm hiểu hoặc nâng cao kiến thức về văn hoá cội nguồn... khi tham gia lễ hội. Lễ hội là tiềm năng lớn có sức hút ngày càng đông đối với du khách trong nước, người nước ngoài và Việt Kiều.

Hà Nội là nơi tập trung đông các làng nghề truyền thống: làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc, những làng trồng hoa nổi tiếng: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá.... Mỗi làng nghề đều chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, là biểu tượng cho sự khéo léo, tinh thần sáng tạo, cần cù lao động của mỗi người dân Việt Nam. Các làng nghề cổ truyền ở Hà Nội được lưu giữ đến ngày nay đã và đang tô thắm thêm bức tranh làng nghề truyền thống đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến.

Các hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian như: múa rối nước, hát ca trù, hát chèo, hát tuồng… Các hình thức này rất độc đáo và mang giá trị nghệ thuật dân gian cao nhưng chưa được quan tâm đúng mức vì thế mà chưa có khả năng phục vụ tốt cho hoạt động du lịch.

Ngoài ra, Hà Nội cũng là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn và an toàn. Điều này đã được các tạp chí du lịch hàng đầu thế giới bình chọn. Du khách có thể lang thang ở mọi ngõ ngách của Hà Nội hoặc ngồi rất bình dân ở một quán hàng nào đó mà không sợ bị trấn lột, cướp hay bị bắt cóc…Mặt khác, trong bối cảnh một số nước trên thế giới bị đe dọa bởi nạn khủng bố thì

Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn. Con người Hà Nội thì thanh lịch và mến khách, đây cũng chính là yếu tố làm nên nét hấp dẫn trong lòng mỗi du khách ghé qua.

Ngay cả nghệ thuật ẩm thực cũng là một nét rất độc đáo của Hà Nội với rất nhiều món ăn ngon, đa dạng với: Phở, Bún chả, Nem rán… và nếu như ăn trong một quán ăn bình dân ở thành phố Tokyo (Nhật Bản) du khách phải trả tới vài trăm Yen (Một bát mỳ có có giá khoảng 70.000 đồng Việt Nam) thì giá cả phục vụ các dịch vụ ở Hà Nội là tương đối rẻ, nhất là trong ăn uống, mua sắm, lưu trú tại khách sạn, thông tin liên lạc.

3.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch của Hà Nội. của Hà Nội.

3.1.3.1. Cơ sở hạ tầng.

So với các vùng trong cả nước, Hà Nội có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khá phát triển nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì còn ở trình độ thấp.

+ Hệ thống giao thông: Hà Nội là đầu mối giao thông lớn vào bậc nhất

ở nước ta, có mạng lưới giao thông toả đi các nơi, là trạm trung chuyển của nhiều tuyến đường. Hà Nội là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ, cách cảng Hải Phòng hơn 100km, cảng Cái Lân 180km, lại có một trong hai cảng hàng không quốc tế và nội địa lớn nhất nước. Vì vậy Hà Nội đã góp phần đắc lực vào việc giao lưu, vận chuyển hàng hoá, hành khách, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động du lịch trong nội vùng, liên vùng và liên quốc gia.

Đường bộ: Hà Nội có nhiều đường cao tốc như Hà Nội - Nội Bài, Láng - Hoà Lạc… các quốc lộ như quốc lộ 1A xuyên Bắc Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu… Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn

như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân-Cầu Giẽ, ngoài ra các tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Hải Phòng, Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên cũng đang trong quá trình xây dựng. Đồng thời Hà Nội cũng đang cho xây dựng tuyến tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, dự kiến đưa vào khai thác năm 2015.

Đường sắt: Hà Nội có năm tuyến đường sắt đi Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh. Đã đầu tư các toa chất lượng cao phục vụ khách: có điều hoà, tiện nghi lịch sự… và được các đơn vị du lịch khai thác, nhiều nhất là tuyến đi Lào Cai điển hình là tập đoàn Victoria, công ty Tư Linh…

Đường không: Hiện nay có 2 sân bay là sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Gia Lâm. Các tuyến bay trong nước và quốc tế được mở rộng, tạo thuận lợi thu hút khách quốc tế đến với thủ đô Hà Nội. Các phương tiện bay được trang bị mới, chất lượng dịch vụ được nâng cao rõ rệt. Hàng không quốc gia Việt Nam có đường bay thẳng tới hơn 20 điểm trên thế giới, hàng tuần có 131 chuyến lên xuống tại sân bay Nội Bài. Hiện tại, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Nhà ga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp học (Trang 59)