Các chỉ tiêu về khách du lịch năm 2013của ngành Du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp học (Trang 78)

Tại Hội thảo “Marketing và quản trị du lịch đối với Việt Nam” ngày 22-6-2011 do Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý (CFVG) và L’Espace đồng tổ chức tại Hà Nội, Giáo sư marketing Frédéric Jallat - Đại học ESCP Europe (Pháp) nhận định, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển hàng đầu thế giới về lượng khách du lịch và ngày càng có sức thu hút. Năm 2010, Việt Nam đón hơn 5 triệu khách du lịch nước ngoài, tăng hơn 15% so với năm 2009 - tốc độ tăng trưởng đứng thứ tư thế giới về lượng khách du lịch. Tuy nhiên lượng khách du lịch Pháp những năm gần đây có xu hướng tăng chậm.

Bảng 3.3: Dự báo khách Pháp vào Hà Nội theo tốc độ tăng trƣởng từng giai đoạn Giai đoạn 2000- 2002 2002- 2004 2004- 2006 2006- 2008 2008- 2010 2010- 2012 2012- 2014 Tăng trƣởng TB 41,16% - 30,03% 26,3% 49,63% -8,73% 2% 5%

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Hà Nội

Bảng 3.4. Các chỉ tiêu về khách du lịch năm 2013 của ngành Du lịch Hà Nội Nội

Nguồn:Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Hà Nội

Chỉ tiêu ĐVT TH 2012 KH 2013 KH 2013 TH 2012 (%) Khách Du lịch đến HN Lượt khách 14.400.000 15.500.000 107,64 Trong đó: - Khách Quốc tế - Khách nội địa lượt khách 2.100.000 12.300.000 2.250.000 13.250.000 107,14 107,72

Liên tục trong giai đoạn 2000 - 2012 khách Pháp đến Hà Nội luôn có chiều hướng biến đổi lượng khách tăng giảm bấp bênh, càng ở những giai đoạn những năm gần đây thì lượng khách Pháp có tăng lên nhưng so với các năm trước là không đáng kể. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Hy vọng trong thời gian tới ngành du lịch Hà Nội sẽ có những bước chuyển mới để thu hút lượng khách du lịch Pháp vào Hà Nội ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó thì chính quyền và sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Hà Nội phải quan tâm đầu tư hơn nữa về việc đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của du lịch hiện đại. Đặc biệt là cần chú trọng đầu tư xây dựng sản phẩm đặc thù của Hà Nội.

3.3. Tình hình phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội phụcvụ khách du lịch Pháp. Pháp.

3.3.1. Hiện trạng khai thác tài nguyên.

Hà Nội luôn tự hào là thủ đô ngàn năm văn hiến, với tiềm năng về nguồn tài nguyên du lịch to lớn. Tuy nhiên, việc khai thác những tài nguyên đó trở thành sản phẩm du lịch phục khách du lịch, đặc biệt là du khách Pháp xem như vẫn còn ở dạng tiềm năng. Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Huế và Đà Nẵng là trung tâm du lịch từng vùng. Hà Nội là “cửa ngõ” ở khu vực phía Bắc do thuận lợi về đường không, đường bộ. Dễ nhận thấy là trong khi các trung tâm du lịch khác khá phát triển; thì du lịch Hà Nội hầu như vẫn dậm chân tại chỗ. Nhìn vào các chương trình du lịch dành cho du khách Pháp ở Hà Nội, thì hầu như khi đến với Hà Nội du khách chỉ được tham quan một vài điểm du lịch tiêu biểu của Hà Nội như: Lăng Bác, Chùa Một Cột, Bảo Tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng dân tộc học, phố cổ Hà Nội, Hồ Gươm - Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc tử Giám, chùa Trấn Quốc, làng gốm Bát Tràng. Trong khi đó Hà Nội luôn tự hào có hơn 5.000 điểm di tích lịch sử. Trong số những di tích lịch sử đó thực sự có bao nhiêu di tích phục vụ cho hoạt động du lịch đúng nghĩa?

Ngoài những di tích lịch sử văn hóa, Hà Nội còn có rất nhiều công trình độc đáo về kiến trúc, văn hóa… của Hà Nội cũng như dân tộc Việt. Ngoài ra, du khách Pháp tới Hà Nội muốn ăn gì, vui chơi giải trí gì ở Hà Nội thực sự cũng chưa được đáp ứng một cách chuyên nghiệp. Như vậy, Hà Nội chỉ giàu tài nguyên chứ chưa thực sự giàu sản phẩm du lịch, những hàng hóa có thể bán được cho du khách?

Ngay chính những sản phẩm du lịch được khai thác để phục vụ khách du lịch cũng chưa thật sự chuyên nghiệp và chưa thực sự là sản phẩm đặc thù cho điểm đến và cho du khách. Các chương trình du lịch thiết kế được áp dụng cho mọi thị trường khách không riêng gì du khách Pháp. Trong khi đó, mỗi du khách đều có những văn hóa, những cầu riêng về sản phẩm du lịch của điểm đến.

Như vậy, Sản phẩm du lịch của Hà Nội thời gian qua chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn chứ chưa được đầu tư đúng mức. Hà Nội hội tụ đầy đủ điều kiện phát triển du lịch, nếu được tận dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển du lịch sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện nay.

3.3.2. Hiện trạng phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch

Việc khai thác hệ thống tuyến điểm và không gian du lịch so với nhu cầu phát triển của du khách và so với hệ thống giá trị của các tài nguyên du lịch còn khá hạn chế.

- Trước hết là tiềm năng du lịch Hà Nội khai thác chưa hiệu quả, chưa hết.

- Các chương trình du lịch còn trùng lắp, lãng phí tài nguyên (tài nguyên có nhiều và rất đặc sắc nhưng chỉ bố trí các chương trình nửa ngày đến một ngày là xong hết).

- Tài nguyên chưa được bảo vệ tốt (lấn chiếm, phá phách, chất lượng bảo tồn di tích cũng chưa đảm bảo…)

- Môi trường du lịch chưa tốt (ô nhiễm nước, không khí, rác thải…) - Chất lượng các dịch vụ chưa tốt

- Chưa có tuyến đường riêng đến các điểm du lịch, chưa có hệ thống chỉ dẫn đường và bản đồ du lịch chuyên biệt.

- Việc quảng bá du lịch còn kém.

Để khắc phục những vấn đề tồn tại ở trên, cần có sự liên kết giữa Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Hà Nội với các ngành có liên quan. Cần có các chính sách, biện pháp cụ thể trong việc khai thác tiềm năng, bảo tồn và gìn giữ các di tích lịch sử, phải có nhiều nỗ lực trong việc thu hút đầu tư cho du lịch. Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đem sản phẩm du lịch Hà Nội đến gần với khách du lịch trong và ngoài nước.

3.3.3. Hiện trạng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch.+ Dịch vụ lưu trú + Dịch vụ lưu trú

Do nhu cầu khách du lịch đến Hà Nội ngày càng tăng nên ngành du lịch Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, xây dựng các cơ sở lưu trú trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Tính đến tháng 12/2012, Hà Nội có 251 khách sạn và 3 căn hộ du lịch. Các cơ sở lưu trú này bao gồm hệ thống khách sạn có sao và không sao, hệ thống nhà nghỉ, nhà khách, thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn nước ngoài, của nhà nước và của tư nhân. Trong tương lai gần số lượng cơ sở sẽ tăng lên đáng kể.

Bảng 3.5: Thống kê cơ sở lƣu trú trên địa bàn TP Hà Nội Hạng Khách sạn Căn hộ du lịch Số lượng Số phòng Số lượng Số phòng Cao cấp   3 700 Đạt chuẩn   0 0 5 sao 11 3.736   4 sao 10 1.655   3 sao 28 1.877   2 sao 115 3.654   1 sao 73 1.079   TCTT 12 141   Tổng số 251 12.184 3 700

Nguồn:Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Hà Nội

Không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện của đất nước, Hà Nội còn là nơi tổ chức các sự kiện quốc tế: hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, hội nghị APEC, hội nghị ASEM, Seagame... Trong hội nhập và toàn cầu hóa Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới, vì vậy mà Hà Nội đang dần trở thành trung tâm hội nghị, hội thảo không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế. Điều này tạo điều kiện cho Hà Nội đón khách du lịch ngày càng đông.

Tuy nhiên, cơ sở lưu trú của Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của khách, đặc biệt là khách công vụ, khách có khả năng chi trả cao. Các khách sạn cao cấp có qui mô lớn còn thiếu, số khách sạn 5 sao và 4 sao chỉ chiếm 4,4% và 4% tổng số cơ sở lưu trú. Khách Pháp thường có nhu cầu lớn về khách sạn khoảng 3 sao, tuy nhiên số lượng khách sạn loại này chỉ chiếm 11,2% tổng số cơ sở lưu trú.

Từ năm 1999 đến nay, Hà Nội luôn có từ 2 - 3 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và 2 - 3 doanh nghiệp lữ hành đạt Topten Việt Nam. Chất lượng phục vụ trong khách sạn, đặc biệt là các khách sạn 4 - 5 sao rất tốt. Tiêu biểu như khách sạn Sofitel Metropole Ha Noi Hotel, HaNoi Daewoo Hotel, Intercontinental HaNoi WestLake, Grand Plaza Hanoi Hotel... Tuy nhiên, tổng kết thực tiễn trên lĩnh vực kinh doanh khách sạn của các doanh nghiệp có thể rút ra những nhận xét sau:

Những khách sạn có qui mô lớn, có trình độ phục vụ cao đã thu hút được nhiều đoàn khách du lịch đi theo chương trình trọn gói và nhiều nhà doanh thương các nước. Loại khách sạn này thường khó khăn trong việc thuê phòng nếu đi lẻ.

Những khách sạn tuy có quy mô không lớn nhưng có chất lượng phòng ở và các dịch vụ được phục vụ tốt cũng kinh doanh có hiệu quả, có công suất sử dụng buồng thông thường từ 85 - 90%.

Các khách sạn có quy mô nhỏ hoặc chất lượng phục vụ thấp, công suất sử dụng buồng không cao. Loại khách sạn này chỉ đón được những khách đi lẻ, khách có khả năng thanh toán trung bình.

Giá thuê buồng khách sạn ở Hà Nội là cao so với một số nước trong khu vực. Đối với các khách sạn nhỏ của tư nhân, giá phòng còn lên xuống phụ thuộc vào mùa du lịch, phụ thuộc vào từng đối tượng khách.

Nhìn chung, cùng với tăng trưởng không ngừng của khách du lịch, du lịch Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú. Kết quả vài năm trở lại đây có rất nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng và nhiều dự án khác đang dần hoàn thiện nâng lên đến hàng nghìn phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cho du lịch Hà Nội.

Kết quả hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú thực hiện đến tháng 12/2012:

Công suất phòng trung bình toán khối năm 2012 ước đạt 55.44%, giảm 2.54% so với năm 2011. Giá phòng trung bình của khối khách sạn 3 - 5 sao giảm nhẹ từ 4,1% đến 9%, trong khi đó khối khách sạn 1 - 2 sao giá phòng lại có xu hướng tăng trung bình 11%, cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Bảng kết quả kinh doanh của từng khối khách sạn

Nguồn:Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Hà Nội

Khối khách sạn Công suất sử dụng phòng trung bình Giá phòng trung bình Ngày lƣu trú bình quân Thị trƣờng khách chủ yếu 5 sao 58.29% 2.207.000 VND 1.84 ngày/khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Singapore 4 sao 52.19% 1.269.000 VND 1.76 ngày/khách Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Úc, Đài Loan.

3 sao 51.83% 761.000 VND 1.79 ngày/khách

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Hàn Quốc.

2 sao 56.24% 560.000 VND 1.71 ngày/khách

Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật, Nga

1 sao 58.65% 450.000 VND 1.75 ngày/khách

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Châu Âu, Việt Nam...

+ Dịch vụ ăn uống, ẩm thực

Các tiện nghi ăn uống phong phú như các nhà hàng ăn Âu, Á, café - shop, bar và các cơ sở dịch vụ khác được xây dựng riêng, các tiện nghi dịch vụ ăn uống, phục vụ đám cưới, hội nghị trong khách sạn phát triển nhanh, phong phú và đa dạng. Các đối tượng khách du lịch đến từ các quốc gia trên thế giới, các địa phương trong cả nước đều được phục vụ với nhiều loại sản phẩm ẩm thực dân tộc và quốc tế.

Do Pháp là một đất nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và phong phú. Người Pháp rất sành ăn và xem trọng chuyện ăn uống, ngoài thời gian làm việc, phần lớn thời gian còn lại người Pháp dành cho… ăn uống. Bởi vậy khi đến với Hà Nội, du khách Pháp thường chọn những nhà hàng ăn Âu. Tại các nhà hàng này có cả các chuyên gia đầu bếp là người Việt Nam và người nước ngoài. Rất nhiều nhà hàng với những đầu bếp nổi tiếng với đa dạng các món ăn từ Âu đến Á. Bên cạnh đó người Pháp ưa học hỏi và thích khám phá nên khi đến với Hà Nội cũng thích thưởng thức những món ăn truyền thống của người Hà Nội cũng như dân tộc Việt Nam: chả cá Lã Vọng, phở,…

Nhìn chung về các cơ sở ăn phục vụ khách du lịch Pháp tại Hà Nội hiện nay khá phong phú và đa dạng đáp ứng được phần nào nhu cầu của du khách Pháp. Tuy nhiên, hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu qui hoạch, vị trí phân tán, tự phát, qui mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Trong thời gian gần đây thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm một số điểm dịch vụ ăn uống, phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội, tuy vậy kết quả chưa được như mong đợi.

+ Dịch vụ vận chuyển

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có gần 100 doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch với những phương tiện chủ yếu gồm: ô tô (trên 1000 đầu xe), tàu hoả chất lượng cao, tàu thuỷ, các phương tiện thô sơ như: xích lô, xe điện, thuyền,... Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, lữ hành còn gặp nhiều khó khăn như: không có các điểm dừng, đỗ xe tại rất nhiều các khách sạn trong Thành phố (kể cả các khách sạn 3, 4 đến 5 sao); xe của các công ty du lịch không được lưu thông vào giờ cao điểm...

Tính đến năm 2012, Hà Nội đã có hơn 30 công ty taxi với gần 5.000 đầu xe thường xuyên hoạt động, có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Tuy nhiên, phần lớn du khách cho rằng giá taxi của Hà Nội vẫn còn cao so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực và tình trạng lừa du khách vào các khách sạn không có trong hợp đồng du lịch của các tài xế taxi và tình trạng “chặt chém”, lừa đảo cung đường... vẫn còn khá phổ biến.

Trong khu vực trung tâm của Hà Nội khá phổ biến các phương tiện vận chuyển khác cho du khách như xích lô, xe điện, xe ôm, xe đạp... Đây là những phương tiện khá thuận lợi cho việc di chuyển và thăm quan thành phố. Tuy nhiên, cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa hệ thống các phương tiện này.

Việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy (tàu du lịch trên sông Hồng) được triển khai nối các điểm du lịch của Hà Nội và địa phương trong vùng dọc theo sông Hồng. Đường sắt ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khách du lịch, nhưng các phương tiện và tiện nghi đường sắt còn kém so với tiêu chuẩn quốc tế. Khách du lịch đến Hà Nội và các địa phương trong cả nước bằng các chuyến tàu chở khách, trong đó tuyến Hà Nội - Lào Cai có ba toa tàu chuyên dụng của hãng Victoria là đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cao cấp, tuy nhiên hiện nay các toa chất lượng đặc biệt này

vẫn chỉ được nối vào chuyến tàu thường, chưa có một chuyến riêng biệt để giảm thời gian đi tàu. Mặt khác giá vé của các toa này tương đối đắt.

Vận chuyển bằng đường không ngày càng được cải thiện và đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Trên thực tế nhiều khách quốc tế muốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội cho thị trường khách du lịch pháp học (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)