1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nhận thức Tổng công ty may Nhà Bè - CTCP

30 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 765,68 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập nhận thức Tổng công ty may Nhà Bè - CTCP

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC

Tên cơ quan thực tập : Tổng công ty may Nhà Bè-CTCP

Giảng viên hướng dẫn : Cô Lê Thị Bích Thảo

Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Bích Thủy

Trang 2

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC

Tên cơ quan thực tập : Tổng công ty may Nhà Bè-CTCP

Giảng viên hướng dẫn : Cô Lê Thị Bích Thảo

Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Bích Thủy

Phần dành riêng cho Khoa

Ngày nộp báo cáo:

Người nhận báo cáo:(ký và ghi rõ họ tên)

Tháng 3 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 5

TRÍCH YẾU

Trường Đại học Hoa Sen luôn tạo cho sinh viên một môi trường học tập năng động, cũng như tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách có hiệu quả Do vậy, sau hơn 2 năm học trường luôn mở kỳ “Thực tập nhận thức” để sinh viên có thể áp dụng những kiến thức nền tảng về chuyên ngành đã được học và các kỹ năng mềm đã được trao dồi trong quá trình học tập ở môi trường giảng đường Hoa Sen vào thực tiễn Qua 2 tháng thực tập tại Tổng công ty may Nhà Bè- CTCP, tôi có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thực

tế, vận dụng những kiến thức đã học và rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân Dù công việc tôi được giao không nhiều và chủ yếu chỉ là những công việc văn phòng, nhưng tôi có cơ hội quan sát cách làm việc của các anh chị, điều đó giúp tôi hiểu rõ hơn về nghề nghiệp tương lai của mình

Trang 6

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 2

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 3

TRÍCH YẾU 4

MỤC LỤC 5

LỜI CÁM ƠN 7

DẪN NHẬP 8

I GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP 9

1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 9

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9

1.2 Ngành nghề kinh doanh .10

- Hoạt động chính của Tổng Công ty là 10

2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty 12

2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 12

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 12

3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may nhà bè 16

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 16

4 Vận dụng chế độ kế toán tại công ty 18

5 Kế toán tạm ứng 20

II VỊ TRÍ THỰC TẬP 23

1 Công việc hành chính 23

1.1 Photo hóa đơn GTGT đầu vào 23

1.2 Gửi thư 24

1.3 Lưu trữ chứng từ 24

1.4 Mang các sổ sách, chứng từ năm cũ vào kho cất .24

Trang 7

1.6 Scan tài liệu 25

2 Công việc chuyên môn 25

2.1 Nhập số liệu nhập-xuất kho CC-DC, phụ tùng, bao bì 25

2.2 Đối chiếu, kiểm tra lại số liệu nhập kho thành phẩm 25

III NHẬN XÉT BẢN THÂN 27

1 Thuận lợi 27

2 Khó khăn 27

3 Nhận xét 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 8

LỜI CÁM ƠN

Hoàn thành tốt được đợt thực tập này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:

• Trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho tôi làm quen với môi trường làm việc trong doanh nghiệp

• Cô Lê Thị Bích Thảo- giảng viên hướng dẫn

• Các anh chị trong phòng Tài chính kế toán đã hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt 2 tháng qua

Trang 9

DẪN NHẬP

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về chất lượng lao động cũng ngày càng cao Do vậy, nguồn nhân lực bên cạnh nắm vững lý thuyết còn cần phải vận dụng linh hoạt chúng vào thực tiễn Đợt “Thực tập nhận thức” này thực sự là một cơ hội cho sinh viên: có được những định hướng đúng đắn cho ngành nghề tương lai, tạo cho sinh viên sự tư tin khi bước vào môi trường doanh nghiệp Mục tiêu tôi đặt ra trong đợt thực tập này:

• Tìm hiểu và hội nhập môi trường làm việc

• Vận dụng và củng cố lại những kiến thức đã học, trao dồi thêm những kiến thức mới

• Biết cách ứng xử trong các mối quan hệ tại doanh nghiệp

Trang 10

I GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP

1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty: Tổng công ty may Nhà Bè-Công ty cổ phần

- Tên tiếng Anh: Nha Be Garment Corporation-Joint Stock Company

- Tên viết tắt: NBC

- Biều tượng (LOGO):

- Tên giao dịch: Tổng công ty may Nhà Bè

- Trụ sở: Số 4 Bến Nghé-Phường Tân Thuận Đông-Quận Thành phố Hồ Chí Minh

NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn hoạt động từ trước năm 1975

Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này thành Xí nghiệp may khu chế xuất Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí nghiệp khoảng 200 người

Trang 11

Đầu những năm 90 là giai đoạn ngành dệt may phát triển mạnh theo định hướng trở thành một chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất khẩu Trước yêu cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm vụ chiến lược của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Công ty may Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp may Nhà Bè

Tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè

Cũng trong giai đoạn này Công ty triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu

về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân Mục tiêu là hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơmi cao cấp có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU Đến nay May Nhà Bè được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston

Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát triển thị trường trong nước Công ty sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, tách một số chức năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềm năng

Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP May Nhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới

Thị trường trong nước trở thành một trọng tâm hoạt động với những kế hoạch quy

mô NBC đổi mới ngay từ khâu khảo sát thị trường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước

1.2 Ngành nghề kinh doanh

- Hoạt động chính của Tổng Công ty là

(i) Gia công sản phẩm: Tổng Công ty May Nhà Bè - Công ty cổ phần là Tổng Công ty thành viên của Tập Đòan Dệt May Việt Nam Vì vậy, hoạt động sản xuất

Trang 12

kinh doanh theo phương thức gia công sản phẩm và tự kinh doanh là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập của Tổng Công ty Gia công các loại quần áo may sẵn như quần tây, áo vest, jacket, váy và một số sản phẩm may mặc khác để xuất khẩu sang nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới như: Mỹ, Nhật,

Canada, EU, ASEAN

(ii) Sản xuất kinh doanh xuất khẩu: Tổng Công ty May Nhà Bè - Công ty cổ phần trực tiếp nhập khẩu nguyên phụ liệu và sản xuất thành phẩm may mặc xuất khẩu sang các quốc gia khác Nguồn thu nhập từ hoạt động này chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty

(iii) Sản xuất kinh doanh nội địa: Bên cạnh việc gia công, sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu, Tổng Công ty May Nhà Bè - Công ty cổ phần đã thành lập Trung tâm cung ứng tiếp thị và trung tâm thiết kế thời trang sản xuất sản phẩm theo mẫu thiết

kế để tiêu thụ trong nước

Trang 13

2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty

2.1 Sơ đồ tổ chức công ty

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

đông có chức năng và nhiệm vụ như: thông qua định hướng phát triển công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

Trang 14

bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát; các chức năng và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

quản trị, GĐ hoặc TGĐ trong việc quản lý và đều hành công ty; kiểm tra tính hợp

lý, pháp nhân, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

như: quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; giám sát, chỉ đạo GĐ hoặc TGĐ và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác

quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty

tác quản lý như: tham gia vào các quyết định của TGĐ, thay TGĐ điều hành công

ty khi vắng mặt và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình

các nghiệp vụ lao động chuyên môn nhằm giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định tình huống đúng đắn cũng như góp ý kiến để lãnh đạo tìm ra những giải pháp thực hiện tốt; lập kế hoạch hỗ trợ Phó TGĐ đào tạo chuyên sâu cho các giám đốc xí nghiệp

 Chức năng:

công ty

Trang 15

 Tổ chức sử dụng vốn dựa vào kế hoạch hàng năm xây dựng trên cơ sở giá trị sản lượng kế hoạch để cân đối phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh

đúng quy đinh của nhà nước

cho giám đốc, quản lí các loại tài sản vật tư, tiền vốn lao động, tình hình chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho công việc điều hành kinh doanh

 Kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản vật tư, tài sản, tiền vốn, chi phí, kết quả kinh doanh, kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót trong công ty

để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

vốn

 Ghi chép, tính toán, phân tích số bán ra, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

 Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản

mục đích cung cấp thông tin cho người quản lí để họ đưa ra những phương

án có lợi nhất cho công ty

lí và chỉ đạo thực hiện lĩnh vực công tác : Tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, kỉ luật, pháp chế, quản lí con dấu, lưu hồ sơ, quán lí tài sản và chi tiêu tài chính

Trang 16

- Bộ phận kĩ thuật : Xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty Kiểm tra chất lượng sản phẩm Phụ trách về nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, lãnh đạo các phân xưởng sửa chữa cơ điện để phục vụ sản xuất liên tục

sản xuất kinh doanh cho công ty Soạn thảo các chiến lược, phương án kinh doanh, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi

nghiệp vụ kinh tế thương mại trong và ngoài nước, lập các hợp đồng xuất nhập khẩu, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lí cung ứng vật tư ; đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất

Trang 17

3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may nhà bè

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Trang 18

 Phó phòng kế toán : là người trợ lí cho kế toán trưởng, có trách nhiệm phụ trách một số công tác kế toán nhất đinh, tổ chức lưu trữ các tài liệu kế toán Đồng thời giúp đỡ cho các nhân viên kế toán về mặt hạch toán

 Kế toán tiền mặt : kiểm tra chứng từ gốc làm căn cứ lập phiếu thu chi tiền mặt Ghi chép phản ánh các khoản thu chi về tiền mặt

chép phản ánh tình hình gửi vào, rút ra các khoản tiền bằng VND và ngoại

tệ Lập bảng kê chi tiết cho định kỳ hàng tháng về các khoản thu chi và các khoản chi phí của công ty qua ngân hàng

nợ công ty và ngược lại Căn cứ vào hợp đồng theo dõi thời hạn thanh toán, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ và trả nợ cho khách hàng Phát hiện kịp thời những khoản nợ quá hạn và báo cáo cho kế toàn trưởng để kịp thời có biện pháp thúc đẩy họ sớm thanh toán Theo dõi các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước theo qui định

 Thủ quỹ : căn cứ vào phiếu thu chi của kế toàn tiền mặt mà thực hiện thu chi

và quản lí chặt chẽ tiền mặt

phân bổ cho từng đối tượng ; đánh giá lại TSCĐ, tiến hành kiểm tra và cuối

kỳ báo cáo giá trị của TSCĐ nhằm giúp cho công ty nắm rõ tình hình tài sản

 Kế toán kho : theo dõi, kiểm tra tình hình nhập-xuất-tồn về nguyên phụ liệu, bao bì, công cụ, dụng cụ, thành phẩm và phế liệu Lưu trữ chứng từ, định khoản các nghiệp vụ có liên quan và lập báo cáo

 Kế toán giá thành: hạch toán chi phi sản xuất, từ đó tính giá thành thành phẩm giúp công ty xác định được giá vốn hàng bán ra

Trang 19

 Kế toán thuế: theo dõi thuế đầu vào, đầu ra hàng tháng, căn cứ vào kết quả kinh doanh và trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước

 Kế toán các đơn vị nội bộ: theo dõi các khoản phải thu, phải trả cho các đơn

vị, xí nghiệp trực thuộc và nhà ăn…

động kinh tế phát sinh Lập bảng báo cáo kế toán, bảng giải trình số liệu về tình hình sử dụng vốn, thực hiện sản xuất kinh doanh trong kỳ Lập báo cáo cho cơ quan quản lí cấp trên

4 Vận dụng chế độ kế toán tại công ty

 Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty

Hiện nay công ty sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Ngoài ra để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra một cách chính xác các tài khoản công ty còn mở thêm các tài sản chi tiết

Ví dụ: TK 1121 được phân theo từng Ngân hàng:

hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT

 Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước:

khoản đối lập, tiếp nhận và xử lý

Trang 20

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kí chứng từ kế toán hoặc giám đốc

kí duyệt

khoản và ghi sổ kế toán mà mình quản lí

 Hình thức kế toán tại công ty:

Để đảm bảo cho việc theo dõi hoạt động của công ty được thuận lợi nên công ty

áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

Sơ đồ hình thức kế toán

Trang 21

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký-Sổ cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm báo chính xác, trung thực thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết sau khi đã kiểm tra đối chiếu nếu khớp, đúng số liệu thì in ra giấy,đóng thành quyển và được sử dụng làm báo cáo tài chính

5 Kế toán tạm ứng

Bộ phận có nhu cầu tạm ứng sẽ phải làm phiếu tạm ứng gửi lên Ban Tổng Giám Đốc ký duyệt Phiếu tạm ứng nếu bị từ chối sẽ được gửi lại bộ phận gửi tờ trình Nếu phiếu tạm ứng được Ban Tổng Giám Đốc ký duyệt sẽ được gửi đến phòng kế toán Người tiếp nhận và sử lý đơn là Kế toán thanh toán Sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ thì Kế toán thanh toán sẽ photo tờ trình đã kiểm duyệt và lưu lại liên photo, còn liên gốc sẽ được chuyển cho

kế toán tiền mặt và phải theo dõi tình hình thanh toán tạm ứng Nếu chúng từ

không hợp lệ sẽ được trả lại cho bộ phận xin tạm ứng Khi nhận phiếu tạm ứng từ

kế toán thanh toán, kế toán tiền mặt sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ

Ngày đăng: 24/02/2014, 18:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Tóm tắt q trình hình thành và phát triển - Báo cáo thực tập nhận thức Tổng công ty may Nhà Bè - CTCP
1. Tóm tắt q trình hình thành và phát triển (Trang 10)
 Hình thức kế tốn tại cơng ty: - Báo cáo thực tập nhận thức Tổng công ty may Nhà Bè - CTCP
Hình th ức kế tốn tại cơng ty: (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w