phân tích tiềm năng thị trường “thẻ tín dụng” dành cho khách hàng cá nhân ở việt nam
Trang 1KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Phân tích tiềm năng thị trường
“Thẻ tín dụng” dành cho khách hàng cá nhân
ở Việt Nam
Tên cơ quan thực tập: NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(Eximbank) – CN.Quận 10 – PGD Ba Tháng Hai
Thời gian thực tập: Từ 10/09/2012 đến 22/12/2012
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Duy Tùng
Chị Nguyễn Thị Ý Nhi
Giảng viên hướng dẫn: ThS Tô Thị Tú Trang
Sinh viên thực hiện: ĐÀO MINH THI
Tháng 12/2012
Trang 2KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Phân tích tiềm năng thị trường
“Thẻ tín dụng” dành cho khách hàng cá nhân
ở Việt Nam
Tên cơ quan thực tập: NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(Eximbank) – CN.Quận 10 – PGD Ba Tháng Hai
Thời gian thực tập: Từ 10/09/2012 đến 22/12/2012
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Duy Tùng
Chị Nguyễn Thị Ý Nhi
Giảng viên hướng dẫn: ThS Tô Thị Tú Trang
Sinh viên thực hiện: ĐÀO MINH THI
Tháng 12/2012
Phần dành riêng Khoa
Ngày nộp báo cáo:
Người nhận (ký và ghi rõ họ tên):
Trang 3Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A i
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Ngày Tháng Năm
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trang 5
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A iii
LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng đang học năm cuối tại trường
Đại học Hoa Sen, để chuẩn bị những kiến thức cũng như bước đầu làm quen với môi
trường làm việc trong ngân hàng, tôi đã đăng ký đi thực tập tốt nghiệp theo yêu cầu
của trường và may mắn được tiếp nhận tại PGD Ba Tháng Hai – CN Quận 10
Eximbank
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Lý Hữu Đức, Trưởng phòng giao dịch Ba
Tháng Hai đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại ngân hàng trong thời
gian qua
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Duy Tùng, chị Nguyễn Thị Ý
Nhi cùng tất cả các anh chị trong ngân hàng đã hướng dẫn và tạo một môi trường
thân thiện, vui vẻ, giúp tôi học tập được nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như phần
nào hình dung ra được công việc tại ngân hàng, và hoàn thành được đợt thực tập một
cách tốt đẹp
Ngoài ra, trong suốt thời gian thực tập, tôi cũng đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của giảng viên hướng dẫn: ThS Tô Thị Tú Trang Tôi xin cảm ơn cô đã dành
nhiều thời gian để hướng dẫn, chỉ bảo tôi để tôi có thể hoàn thành nội dung báo cáo
một cách tốt hơn
Xin cám ơn trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi đi
thực tập tốt nghiệp trong học kỳ 12.1A này
Sinh viên thực hiện, Đào Minh Thi
Trang 6Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A iv
TRÍCH YẾU
Thẻ tín dụng từ lâu đã quen thuộc đối với nhiều người ở các nước trên thế giới Sản phẩm thẻ này không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng mà còn đem lại nguồn lợi không ít cho các ngân hàng Tuy vậy ở Việt Nam, dù không phải là sản phẩm xuất hiện mới đây nhưng thị trường này vẫn chưa phát triển được
Kết hợp với kỳ thực tập tại Eximbank lần này, tôi đã quyết định làm báo cáo
thực tập với đề tài “Phân tích tiềm năng thị trường thẻ tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ở Việt Nam” với mục đích tìm hiểu về thực trạng cung – cầu thẻ tín
dụng, cũng như những thuận lợi và khó khăn, để đề xuất ra được phương án nhằm phổ biến được loại thẻ này đến người dân Việt Nam trong tương lai
Trang 7Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A v
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ii
LỜI CẢM ƠN iii
TRÍCH YẾU iv
MỤC LỤC v
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH x
NHẬP ĐỀ 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP 2
1 Giới thiệu đơn vị thực tập 3
1.1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank 3
1.1.1 Lịch sử hình thành 3
1.1.2 Một số thành tựu đạt được những năm gần đây 3
1.2 Chi nhánh Quận 10 4
1.3 Phòng giao dịch Ba Tháng Hai 5
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 5
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 6
1.4 Tình hình hoạt động phát hành thẻ của Eximbank CN Quận 10 năm 2011 6
2 Các công việc thực tập 9
2.1 Thực tập tại Phòng Tín dụng 9
2.2 Thực tập tại Bộ phận Kế toán 9
Trang 8Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A vi
PHẦN II: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG “THẺ TÍN
DỤNG” DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 11
Chương 1: Lý thuyết cơ sở 12
1.1 Khái niệm chung về thẻ tín dụng 12
1.1.1.Thẻ thanh toán 12
1.1.1.1.Chức năng thanh toán của NHTM 12
1.1.1.2.Khái niệm thẻ thanh toán 13
1.1.2.Thẻ tín dụng 13
1.1.2.1.Khái niệm 13
1.1.2.2.Lịch sử hình thành 14
1.1.2.3.Phân loại 16
1.1.2.3.1 Theo phạm vi sử dụng thẻ 16
1.1.2.3.2 Theo đối tượng sử dụng 16
1.1.2.3.3 Theo hạn mức tín dụng 17
1.1.2.4.Tầm quan trọng của Thẻ tín dụng 17
1.1.2.4.1 Lợi ích đối với nền kinh tế - xã hội 17
1.1.2.4.2 Tiện ích đối với chủ thẻ 18
1.1.2.4.3 Lợi ích đối với nơi chấp nhận thẻ 19
1.1.2.4.4 Lợi ích đối với ngân hàng 19
1.2 Khái niệm cung – cầu thị trường thẻ tín dụng 20
1.2.1.Cầu thị trường thẻ tín dụng 20
1.2.2.Cung thị trường thẻ tín dụng 20
1.3 Bài học từ thị trường thẻ tín dụng Mỹ 20
Chương 2: Phân tích tiềm năng thị trường “Thẻ tín dụng” dành cho khách hàng cá nhân ở Việt Nam 23
2.1 Đặc điểm giao dịch của khách hàng cá nhân ở Việt Nam 23
2.1.1.Quen sử dụng tiền mặt 23
Trang 9Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A vii
2.1.2.Tâm lý của khách hàng 23
2.1.3.Thiếu thông tin, hiểu biết về sản phẩm 24
2.1.4.Mảng khách hàng cá nhân chưa được các NHTM quan tâm 24
2.2 Tiềm năng phát triển thị trường thẻ tín dụng Việt Nam 25
2.2.1.Cầu thị trường thẻ tín dụng 25
2.2.2.Cung thị trường thẻ tín dụng 29
2.2.2.1.Thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam 29
2.2.2.2.Cung thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam 33
2.2.3.Nhận xét về thị trường thẻ tín dụng Việt Nam 35
2.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản phẩm thẻ tín dụng ở Việt Nam 36
2.3.1.Thuận lợi 36
2.3.1.1.Số dân ở độ tuổi lao động tăng, lao động được đào tạo chuyên môn tăng 36 2.3.1.2.Ngân hàng có nhiều sản phẩm thẻ tín dụng, dành cho nhiều đối tượng 37 2.3.1.3.Hội nhập quốc tế: số lượng điểm chấp nhận thẻ sẽ tăng 38
2.3.1.4.Sự hỗ trợ của truyền thông 38
2.3.2.Khó khăn 38
2.3.2.1.Kinh tế Việt Nam còn đang khó khăn 38
2.3.2.2.Nghĩa vụ trả nợ của người sử dụng thẻ 39
2.3.2.3.Bảo mật thẻ 40
PHẦN III: ĐỀ XUẤT CHUNG CHO CÁC NGÂN HÀNG & ĐỀ XUẤT DÀNH CHO ĐƠN VỊ THỰC TẬP 42
1 Đề xuất chung cho các ngân hàng 43
1.1 Liên kết, hợp tác để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ ở Việt Nam 43
1.2 Chủ động tìm đến khách hàng 44
1.3 Nghiên cứu tăng cường bảo mật thẻ 44
Trang 10Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A viii
2 Đề xuất dành cho đơn vị thực tập 45
2.1 Tận dụng cơ hội mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ nối kết, liên kết để thu hút khách hàng 45
2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm thẻ với chính sách khuyến mãi khác nhau 452.3 Mức phí cạnh tranh 46
2.4 Tiếp thị đến các doanh nghiệp mở thẻ cho người lao động tại công ty 46
KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
Trang 11Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A ix
Trang 12Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A x
Bảng 3 – Thị phần thẻ nội địa Nguồn: Thống kê của Eximbank 30
Bảng 4 - Thị phần thẻ quốc tế Nguồn: Thống kê của Eximbank 31
Bảng 5 - Doanh số sử dụng thẻ 6 tháng 2010 - 6 tháng 2011 Nguồn: Thống
kê của Eximbank 32
Bảng 6 - Danh sách các ngân hàng có phát hành thẻ tín dụng quốc tế 33
Hình 1 - Sơ đồ tổ chức PGD Ba Tháng Hai Nguồn : Eximbank 5
Hình 2 - Tháp dân số Việt Nam 1989, 1999 và 2009 Nguồn: UNFPA, giáo trình Dân số học cơ bản - CĐ Y tế Hà Đông 36
Trang 13Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 1
NHẬP ĐỀ
Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán tiện lợi đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều nơi trên thế giới với tính năng “Tiêu dùng trước, trả tiền sau” Nhưng ở Việt Nam, thẻ tín dụng đã xuất hiện trong một thời gian không phải là ngắn nhưng vẫn chưa có được sự phổ biến như ở các nước khác
Hiện nay đa số các khách hàng giao dịch trong nước Việt Nam đều quen sử dụng tiền mặt, hoặc nếu có, thì sẽ sử dụng thẻ ghi nợ Do đó, thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng mà chưa nhiều người khai thác
Như vậy cung – cầu thị trường thẻ tín dụng Việt Nam đang như thế nào, và việc phát triển thẻ tín dụng có những thuận lợi và khó khăn gì, mà cho đến nay nó vẫn chưa phổ biến đối với người Việt Nam? Đây là nội dung của báo cáo thực tập đề tài
“Phân tích tiềm năng thị trường Thẻ tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ở Việt Nam” mà tôi sẽ thực hiện
Đợt thực tập và báo cáo lần này được tôi thực hiện với các mục tiêu sau:
1) Hoàn thành đợt thực tập tốt đẹp, không để lại ấn tượng xấu cho sinh viên trường Đại học Hoa Sen;
2) Tìm hiểu và phân tích được thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam;
3) Từ việc phân tích có thể kiến nghị được các giải pháp để thẻ tín dụng trở nên phổ biến hơn với khách hàng cá nhân Việt Nam
Báo cáo thực tập này được chia ra làm 03 phần:
Phần I là phần tôi sẽ giới thiệu đơn vị và tóm tắt các công việc, bài học có
được trong thời gian thực tập tại Eximbank
Phần II là phần phân tích tiềm năng thị trường thẻ tín dụng dành cho khách
hàng cá nhân ở Việt Nam Trong phần này tôi sẽ tập trung phân tích về cung – cầu thẻ tín dụng và những thuận lợi – khó khăn khi phát triển thị trường này
Phần III là phần đề xuất giải pháp chung cho các ngân hàng là kiến nghị với
đơn vị thực tập dựa vào các phân tích ở phần II
Vui lòng theo dõi tiếp những trang sau để biết rõ hơn về nội dung của báo cáo
Trang 14Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 2
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP
VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
Trang 15Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 3
1 Giới thiệu đơn vị thực tập
1.1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank
1.1.1 Lịch sử hình thành
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) Đến ngày 17/01/1990, ngân hàng đã chính thức
đi vào hoạt động
Ngày 06/04/1992, Thống đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-CP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND, tương đương với 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank Tính đến nay, vốn điều lệ của Eximbank đã đạt 10.560 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng Eximbank hiện đang là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP Việt Nam
Tính đến ngày 31/12/2010, Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, với Trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ: Tầng 8 – Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1), cùng với 183 chi nhánh, phòng giao dịch đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi,Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới
1.1.2 Một số thành tựu đạt đƣợc những năm gần đây
Năm 2009:
Tháng 03/2009, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng
Tháng 04/2009, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng "Thanh toán
quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng
Tháng 5/2009, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu
dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn
Trang 16Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 4
Năm 2010:
Tháng 02/2010, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng
Tháng 03/2010, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán
quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng
Tháng 4/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu
thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng
Tháng 5/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu
dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn
tín năm 2010
Tháng 7/2010, Eximbank đạt giải thưởng "Báo cáo thường Niên Xuất sắc
nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng
Năm 2011:
Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng
Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất
sắc” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao tặng danh hiệu này cho Eximbank
Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu
dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn
1.2 Chi nhánh Quận 10
Khi mới thành lập năm 2004, Eximbank Chi nhánh Quận 10 (CN Quận 10) chỉ
là chi nhánh cấp 2 với quy mô nhỏ trực thuộc Eximbank Chi nhánh Chợ Lớn có trụ sở tại 727 Ba Tháng Hai, Phường 6, Quận 10 theo các quyết định sau:
- 20/04/2004, NHNN-CN.TpHCM chấp nhận việc xin mở chi nhánh cấp 2 Quận
10 trực thuộc chi nhánh cấp 1 Chợ Lớn
- 26/04/2004, HĐQT Eximbank đã ra quyết định số 39/EIB/HĐQT-04 về việc thành lập chi nhánh cấp 2 Quận 10
Trang 17Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 5
11/08/2004, Eximbank CN Quận 10 chính thức đi vào hoạt động Chỉ với thời gian gần 2 năm hoạt động, với những thành tựu vượt bậc, Eximbank CN Quận 10 đã được HĐQT xem xét, ra quyết định nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc Hội sở vào ngày 01/03/2006 Đây là bước ngoặc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của chi nhánh
27/10/2008, Eximbank CN Quận 10 di dời trụ sở sang 392-394 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10 Từ đó đến nay, Eximbank CN Quận 10 đã không ngừng phát triển về lượng và chất Kết quả kinh doanh của năm sau luôn tăng mạnh hơn năm trước Bên cạnh đó, không trong vòng 3 năm sau khi được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc Hội sở, tính đến ngày 15/03/2009 Eximbank CN Quận 10 đã không ngừng
mở rộng quy mô với việc khai trương 4 Phòng giao dịch trực thuộc: PGD Vạn Hạnh ngày 21/06/2007, PGD Ba Tháng Hai ngày 27/10/2008, PGD Bàn Cờ 19/12/2008, PGD Lê Văn Sỹ ngày 25/03/2009
1.3 Phòng giao dịch Ba Tháng Hai
PGD Ba Tháng Hai chính thức hoạt động vào ngày 27/10/2008 theo các quyết định sau:
- Công văn số 1328/NHNN-HCM02 ngày 01/08/2008 của NHNN VN-CN
Tp.HCM về việc xác nhận Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – CN Quận 10 đăng ký mở PGD Ba Tháng Hai
- Quyết định số 228/2008/EIB/QĐ-HĐQT ngày 09/07/2008 của HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam về việc thành lập PGD Ba Tháng Hai trực thuộc CN Quận 10 tại địa chỉ số 530 Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 1 - Sơ đồ tổ chức PGD Ba Tháng Hai Nguồn : Eximbank
Trưởng phòng giao dịch
Phòng Kế toán Phòng Tín dụng Phòng Ngân quỹ
Phó Phòng giao dịch
Trang 18Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 6
PGD hoạt động dựa trên 3 phòng ban chính là: Phòng Kế toán, Phòng Tín dụng
và Phòng Ngân quỹ
- Phòng Kế toán: bên cạnh thực hiện các chức năng kế toán của PGD, phòng Kế toán đảm nhận luôn phần tiếp xúc và giao dịch với khách hàng để thực hiện các nghiệp vụ: mở sổ tiết kiệm và và phát hành thẻ
- Phòng Tín dụng: là nơi tiếp xúc với khách hàng và thực hiện các chức năng tín dụng: cho vay, cầm cố, bảo lãnh…
- Phòng Ngân quỹ: thực hiện các chức năng thu – chi tiền của PGD
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi và cung ứng một số sản phẩm dịch vụ theo sự ủy nhiệm của Giám đốc Chi nhánh, phù hợp theo quy định, quy chế của ngân hàng
- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và thực hiện một số nghiệp vụ cho vay theo sự ủy nhiệm của Giám đốc Chi nhánh, phù hợp theo quy định, quy chế của ngân hàng
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bảo vệ quỹ kho theo quy định của ngân hàng
- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh doanh và tiến độ thực hiện kế hoạch
- Tổ chức công tác quản lý hành chính đảm bảo mọi hoạt động cho đơn vị, đảm bảo
an toàn an ninh tài sản cho ngân hàng, tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị
- Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu
sự kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất của Phòng Nghiệp vụ chi nhánh và ngân hàng
1.4 Tình hình hoạt động phát hành thẻ của Eximbank CN Quận 10 năm 2011
Theo các thông tin mà Eximbank giới thiệu cho khách hàng trên website, thì khách hàng có thể đăng ký phát hành thẻ và dịch vụ mobile banking trực tuyến trên website, hoặc đến liên hệ tại các điểm giao dịch Eximbank
Trang 19Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 7
Đối tượng và điều kiện phát hành thẻ tín dụng như sau:
- Khách hàng không có tài sản đảm bảo: Khách hàng cá nhân là giáo viên, giảng viên, bác sĩ, cán bộ công nhân viên thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước có thu nhập tối thiểu 2 triệu đồng/tháng; Các đối tượng khác có thu nhập tối thiểu 3 triệu đồng/tháng
- Khách hàng có tài sản đảm bảo: Cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài có tài sản đảm bảo theo quy định của Eximbank Khách hàng sẽ thế chấp một sổ tiết kiệm cho Eximbank, và ngân hàng sẽ cấp hạn mức tối đa là 90% giá trị sổ tiết kiệm Hạn mức tối thiểu là 10 triệu, do đó khách hàng phải thế chấp sổ tiết kiệm ít nhất là 11 triệu
- Hộ khẩu thường trú (hoặc KT3);
- Đối với khách hàng có TSĐB: tiền ký quỹ hoặc tài sản đảm bảo (thẻ/sổ tiết kiệm, chứng chỉ gửi vàng, kỳ phiếu…) theo quy định của Eximbank;
- Đối với khách hàng không có TSĐB:
o Hợp đồng lao động hoặc Quyết định bổ nhiệm có giá trị tương đương (có công chứng trong vòng 02 tháng hoặc bản chính để đối chiếu);
o Sao kê tài khoản lương 03 tháng gần nhất qua ngân hàng
Tình hình phát hành thẻ tại hầu hết các PGD thuộc CN quận 10 Eximbank tăng trưởng tốt đối với thẻ ghi nợ, nhưng rất thấp đối với thẻ tín dụng Trong khi các PGD trực thuộc tư vấn cho khách hàng mở được trung bình hơn 100 thẻ mỗi tháng, thì số lượng thẻ tín dụng mở được cho khách hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay
Trang 20Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 8
Biểu đồ 1 - Tình hình phát hành thẻ tại các PGD thuộc CN Quận 10 Eximbank
Nguồn: Eximbank
Về tính chất, thẻ ghi nợ sử dụng số tiền có trong tài khoản của khách hàng, khi nào hết thì khách hàng không thể sử dụng hơn được nữa, còn thẻ tín dụng là khách hàng sử dụng nguồn tiền ứng trước từ ngân hàng Do đó, đối tượng và điều kiện để phát hành thẻ ghi nợ cũng dễ hơn so với thẻ tín dụng Để đảm bảo, khi phát hành thẻ tín dụng, Eximbank đều yêu cầu khách hàng thế chấp một sổ tiết kiệm để từ đó tính ra hạn mức sử dụng thẻ, chứ ít khi cho phát hành thẻ tín dụng dưới dạng tín chấp được Trong thời gian thực tập tại Eximbank, theo tôi nhận thấy, hầu hết các khách hàng khi chưa đủ điều kiện để có thể được vay tín chấp, đều từ chối không mở thẻ nữa, hoặc sẽ suy nghĩ lại sau, khi được tư vấn thế chấp một sổ tiết kiệm để được mở thẻ
Trang 21Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 9
hồ sơ cho vay các đối tượng khách hàng cá nhân/doanh nghiệp Khi thực tập tại đây, tôi thấy rằng các hồ sơ tín dụng ở đây phần lớn là phục vụ các khách hàng cá nhân, vay nhằm các mục đích như kinh doanh hộ gia đình, thanh toán tiền mua nhà, thanh toán tiền mua vật liệu mua/sửa chữa nhà; một số ít các hồ sơ khác là cho vay nhằm mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Ngoài ra tôi cũng đã có dịp được đi theo các anh chị cán bộ tín dụng của PGD
và CN Quận 10 đến nhà khách hàng để quan sát việc thẩm định tài sản đảm bảo, xem xét thu nhập và khả năng trả nợ vay của khách hàng Vì không tiếp tục theo dõi hồ sơ nên tôi không biết kết quả của việc xét duyệt như thế nào
2.2 Thực tập tại Bộ phận Kế toán
Sau thời gian thực tập tại Phòng Tín dụng, tôi đã chuyển sang Bộ phận Kế toán
để học thêm các công việc ở quầy giao dịch Trong thời gian thực tập ở bộ phận này, tôi đã được làm và học những điều sau:
- Làm các công việc văn phòng như: Sắp xếp phiếu hạch toán vào mỗi đầu ngày; Photo CMND của khách hàng/những giấy tờ khác theo hướng dẫn; Lưu trữ hồ sơ khách hàng vào bìa còng…;
- Quan sát chị hướng dẫn thực hiện các thao tác trên hệ thống của ngân hàng khi khách hàng rút tiền, chuyển tiền, tất toán sổ tiết kiệm; giải ngân; theo dõi số dư trên tài khoản của khách hàng; theo dõi và gọi điện nhắc lịch trả nợ đến khách hàng, gọi điện thoại tư vấn sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, gửi vàng mới khi có thông báo thay đổi từ cấp trên…
Sau thời gian được quan sát các chị làm việc, tôi đã phần nào hình dung ra được công việc của một Giao dịch viên Công việc này đòi hỏi phải có sự nhanh nhẹn
và linh hoạt để có thể thực hiện yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng; kỹ
Trang 22Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 10
tính và chịu được áp lực cao Quan trọng hơn, giao dịch với khách hàng là một công
việc được xem là “làm dâu trăm họ”, do đó cần phải có cách giao tiếp, ứng xử khéo
léo, đặc biệt là với các khách hàng khó tính Các khách hàng này hầu hết là những
người lớn tuổi sống ở khu vực lân cận, thường gửi tiết kiệm tại PGD ngân hàng Việc
giao tiếp để tạo sự thoải mái cho các khách hàng này là quan trọng nếu muốn xây
dựng được mối quan hệ lâu dài cũng như “giữ chân” được khoản tiền gửi của khách
hàng
Ngoài ra, tôi cũng được xem qua báo cáo hoạt động năm 2011 của Eximbank
CN Quận 10 Các hoạt động tại đây đều tốt và mang lại hiệu quả cao, vượt chỉ tiêu,
tuy nhiên duy chỉ có hoạt động phát hành thẻ thanh toán vẫn còn chưa đạt chỉ tiêu đề
ra
Tôi được biết gần đây cũng đã có một vài ngân hàng triển khai sản phẩm Thẻ
tín dụng nội địa và giới thiệu đến khách hàng, nhưng vẫn chưa được quan tâm cũng
như chưa triển khai được sản phẩm trên thị trường Vì đây là loại thẻ mà trong đó
khách hàng sẽ sử dụng nguồn tiền của ngân hàng trước, sau đó mới thanh toán lại cho
ngân hàng nên có những điều kiện nhất định dành cho khách hàng muốn đăng ký sử
dụng thẻ, mà hầu hết các khách hàng tại Việt Nam đều chưa thể đáp ứng được
Nhận thấy rằng thị trường này còn tiềm năng, tôi đã quyết định chọn đề tài
“Phân tích tiềm năng thị trường Thẻ tín dụng nội địa ở Việt Nam”
Trang 23Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 11
PHẦN II: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG “THẺ TÍN DỤNG”
DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Ở VIỆT NAM
Trang 24Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 12
Chương 1: Lý thuyết cơ sở
1.1 Khái niệm chung về thẻ tín dụng
1.1.1 Thẻ thanh toán
Một NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển như ngày nay thực hiện được 03 chức năng sau:
- Chức năng trung gian tín dụng;
- Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng (tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin, Banking, Mobile Banking…)
E-Trong đó chức năng thanh toán là một chức năng quan trọng Các khoản giao dịch giờ đây không nhất thiết phải thực hiện trực tiếp (người trả tiền phải gặp và giao tiền mặt tận tay cho người thụ hưởng), mà các NHTM sẽ đứng ra làm trung gian để thực hiện các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng bằng cách chuyển khoản, tức
là ghi Nợ vào tài khoản của người trả tiền và ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng Việc này tạo sự thuận tiện cho khách hàng, vừa giảm chi phí đi lại, thời gian, vừa đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán, vì họ có thể thanh toán được tiền cho nhau mà không phải đến tận nơi (dù là xa hay gần), không cần phải đem theo tiền mặt trong người…
Đối với nền kinh tế, chức năng thanh toán của NHTM đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, lưu chuyển vốn Phần lớn các giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng đều là các khoản tiền có giá trị lớn, phạm vi thanh toán không bó hẹp mà có thể là thanh toán nội địa trên toàn quốc, hay thậm chí là thanh toán quốc tế Việc này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong nước, mà còn thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển mạnh hơn Ngoài ra, việc thanh toán bằng chuyển khoản sẽ làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tạo điều kiện cho việc giảm bớt chi phí cho xã hội khi phải in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ
Trang 25Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 13
Thực hiện chức năng này, các NHTM có các nhiệm vụ sau:
- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thanh toán/được thanh toán;
- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng: như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các loại thẻ thanh toán…;
- Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng sao cho nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán mà trong đó người sở hữu thẻ này có thể sử dụng nó để rút tiền mặt tại các máy ATM, đồng thời có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại những nơi chấp nhận thẻ, thay cho việc sử dụng tiền mặt
Thẻ thanh toán được làm bằng nhựa cứng, có hình chữ nhật với kích thước tiêu chuẩn là 86mm x 54mm x 0.76mm Các thông tin trên thẻ bao gồm:
- Mặt trước: tên ngân hàng, tên thẻ, biểu tượng, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày bắt đầu và ngày hết hạn hiệu lực (nếu có)…
- Mặt sau: có một đường băng từ tính là bộ nhớ chứa toàn bộ các thông tin như số thẻ, tên chủ thẻ, thời gian hiệu lực, mức rút tiền tối đa, số dư…;
và một băng trắng trên đó có chữ ký của khách hàng Ngoài ra các loại thẻ hiện nay đều có in số hot-line của ngân hàng để khách hàng có thể liên lạc khi có xảy ra vấn đề (khi ATM bị lỗi, nuốt thẻ, bị mất thẻ…)
1.1.2 Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng (credit card) là một loại thẻ thanh toán cho phép người sở hữu nó
sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ… dựa trên cơ sở là lời hứa sẽ thanh toán sau của khách hàng (“Buy now, Pay later”) Ngân hàng phát hành thẻ sẽ mở một tài khoản tín dụng tuần hoàn (revolving account) và cấp một hạn mức tín dụng (credit limit) nhất định cho chủ thẻ dựa trên năng lực tài chính, số tiền ký quỹ hay tài sản đảm bảo của khách hàng Việc sử dụng thẻ có thể tóm tắt như sau:
- Khách hàng có quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại những nơi chấp nhận thẻ mà không phải sử dụng tiền mặt Nếu khách
hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải chịu phí rút tiền
Trang 26Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 14
mặt, ngoài ra số tiền mặt được rút sẽ bị tính lãi vay (gọi là phí tài chính) đối với giao dịch rút tiền mặt từ ngày hạch toán nợ đến ngày sao kê
trong kỳ đó theo phương pháp dư nợ giảm dần
- Khách hàng có quyền sử dụng số tiền trong hạn mức để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ… Nếu sử dụng vượt hạn mức cho phép, khách hàng
sẽ phải trả thêm phí sử dụng vượt hạn mức tín dụng
- Vào cuối kỳ tín dụng, ngân hàng sẽ gửi bản sao kê (credit card statement) đến khách hàng yêu cầu trả nợ Khách hàng có quyền chọn thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền đã chi tiêu, tuy nhiên phải đáp ứng được số tiền thanh toán tối thiểu (minimum payment) và trước hạn thanh toán (due date) Phần còn lại chưa thanh toán, khách hàng sẽ phải
chịu phí tài chính đối với giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ
- Nếu đến hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, hoặc thanh
toán không đủ số tiền tối thiểu, thì sẽ phải chịu phí thanh toán trễ hạn,
được tính dựa trên số tiền tối thiểu chưa thanh toán (tỉ lệ bao nhiêu còn tùy ngân hàng)
- Ngoài ra khách hàng còn phải chịu một số loại phí khác như phí phát hành, phí thường niên, phí thay đổi hạn mức, phí chuyển đổi ngoại tệ (đối với loại thẻ quốc tế)…
Tiền thân của Thẻ tín dụng hiện đại là các loại thẻ tín dụng mua hàng của những người bán khác nhau Các loại thẻ này là đều là dạng charge card, một loại thẻ tín dụng mà người sở hữu thẻ sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng vào cuối
kỳ sao kê Với mỗi mục đích khác nhau, khách hàng phải sử dụng một loại thẻ của một tổ chức khác
Thời kỳ phát triển sơ khai của thẻ tín dụng như sau:
Từ những năm 1920, ở Mỹ đã có phát hành những loại thẻ để bán xăng cho khách hàng Loại thẻ này được làm bằng giấy, rất dễ bị giả mạo
Năm 1928, loại charge plate ra đời, được gọi là Charga-Plates Đây là những bản khắc kẽm (plate trong tiếng Anh là biển, bản khắc; charge là tiền phải trả), có kích thước khoảng 2.5”x1.25” (khoảng 6.4cm x 3.2cm), mặt trước in nổi tên và địa chỉ của khách hàng, mặt sau làm bằng giấy trên đó có in tên của đơn vị phát hành thẻ và chữ
ký của khách hàng Mỗi người bán sẽ có một loại charge plate khác nhau Các charge
Trang 27Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 15
plate này thường được lưu giữ tại nơi lưu trữ của người bán Mỗi khi diễn ra giao dịch, bản khắc nổi của khách hàng sẽ được in lên giấy hạch toán Loại thẻ này thường được những trung tâm mua sắm lớn và một số công ty xăng dầu phát hành cho những khách hàng thường xuyên của mình
Vào năm 1934, hãng American Airline và Hiệp hội Hàng không (Air Transport Association) đã phát hành loại thẻ Air Travel Card cho phép người sở hữu được phép “Mua trước, trả tiền sau” và còn được giảm 15% cho mỗi lần mua vé máy bay Do có sự chấp nhận của Hiệp hội Hàng không, loại thẻ này được chấp nhận bởi
17 hãng hàng không lớn, là loại thẻ đầu tiên được chấp nhận trên toàn quốc, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng Họ không cần phải yêu cầu mở nhiều loại thẻ khác nhau mỗi khi đi hãng hàng không khác, ở một nơi khác nữa
Ý tưởng của việc cho phép khách hàng thanh toán chỉ bằng một thẻ duy nhất cho nhiều giao dịch khác nhau đã được phát triển thêm bởi Ralph Schneider và Frank McNamara Họ đã cho ra đời loại thẻ mang tên Diners Club, cho phép người sở hữu dùng nó để ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng nằm trong hay ven thành phố New York Tiếp theo sau đó là Carte Blanche và American Express Điều này đã giúp tạo nên một mạng lưới thẻ tín dụng rộng khắp Các thẻ này vẫn là loại charge card, trong đó người
sở hữu phải thanh toán toàn bộ số tiền vào mỗi cuối kỳ
Đến tháng 09/1958, sau rất nhiều thử nghiệm nhưng thất bại, cuối cùng Bank
of America cũng đã đưa ra BankAmericard, khi các chi nhánh nhận thấy rằng chủ yếu các thẻ tín dụng hiện thời chỉ được phát hành cho giới doanh nhân giàu có, trong khi khách hàng tiêu dùng cá nhân thường mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai BankAmericard đã trở thành loại thẻ tín dụng đầu tiên được chấp nhận rộng rãi Với số lượng thành viên ở nhiều nước khác trên khắp trên thế giới ngày càng tăng,
nó đã dần được phát triển lên thành hệ thống Visa Card Vào năm 2008, dựa theo The Nilson Report, Visa đã chiếm giữ 38.3% thị trường thẻ tín dụng 1 Hệ thống của Visa được mở rộng khắp nơi trên thế giới từ Bắc, Trung và Nam Mỹ, Đông, Trung và Tây
Âu, vùng Caribbean cho đến châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi và vùng Trung Đông
Năm 1961, JCB (Japan Credit Bureau) ra đời ở Tokyo, Nhật Bản Đến năm
1968, khi JCB mua lại Osaka Credit Bureau thì nó hoàn toàn thống trị thị trường thẻ
1 Nguồn: Wikipedia English Visa Inc Xem ngày 03/12/2012 tại http://en.wikipedia.org/wiki/Visa_card
Trang 28Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 16
tín dụng của Nhật Bản Ngày nay JCB đã phát hành thẻ ở 20 quốc gia, và thẻ của nó
đã được chấp nhận ở 190 đất nước trên khắp thế giới Đối tượng chủ yếu mà JCB nhắm tới là những khách hàng vùng Đông Á, những người thường có nhu cầu du lịch
ở châu Ấu, châu Á và Bắc Mỹ.2
Năm 1966, Hiệp hội Ngân hàng (Inter Bank Card – ICA) đã cho ra đời Master Charge để cạnh tranh với BankAmericard Hệ thống này sau đó đã được phát triển lên thành MasterCard ngày nay Trước khi IPO vào ngày 25/05/2006, trên thế giới đã có hơn 25,000 tổ chức tín dụng phát hành thẻ mang thương hiệu MasterCard
Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng cùng sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý tài khoản trở nên dễ dàng hơn, mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ ngày càng được mở rộng ra khắp thế giới đã tạo sự thuận tiện cho những người sử dụng thẻ Họ có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà mình sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới mà không cần phải đem theo tiền mặt, cũng như không bị giới hạn bởi số lượng tiền mang theo khi ra nước ngoài Sự tiện lợi này
đã làm cho việc thanh toán bằng thẻ tín dụng trở nên phổ biến đối với người dân
1.1.2.3.1 Theo phạm vi sử dụng thẻ
- Thẻ tín dụng quốc tế: là thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế Do mạng lưới của các tổ chức thẻ này rất rộng lớn, thẻ này có thể
sử dụng được ở rất nhiều nơi chấp nhận thẻ trên thế giới, và có thể giao dịch bằng nhiều ngoại tệ khác nhau và thanh toán lại cho ngân hàng bằng nội tệ
- Thẻ tín dụng nội địa: là thẻ tín dụng được phát hành bởi ngân hàng trong nước, chỉ được chấp nhận bởi các đơn vị chấp nhận thẻ trong nước Đồng tiền của thẻ tín dụng nội địa chỉ duy nhất là đồng nội tệ
1.1.2.3.2 Theo đối tƣợng sử dụng
- Thẻ cá nhân: là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và hội đủ điều kiện để ngân hàng phát hành thẻ Chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán cho các khoản chi tiêu phát sinh đối với thẻ của chính mình Chủ thẻ chính
Trang 29
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 17
có thể xin phát hành thêm thẻ phụ cho người khác sử dụng, nhưng chủ thẻ chính vẫn phải là người chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ cho cả thẻ chính và thẻ phụ
- Thẻ doanh nghiệp: là thẻ được phát hành cho các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán cho hoạt động kinh doanh của mình và hội đủ các điều kiện để ngân hàng phát hành thẻ Doanh nghiệp sẽ đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ, đồng thời ủy quyền cho người đứng tên sử dụng thẻ Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng bằng nguồn tiền của doanh nghiệp, người đứng tên sử dụng không có nghĩa vụ phải thanh toán
1.1.2.3.3 Theo hạn mức tín dụng
Thường các ngân hàng ở Việt Nam phân chia ra 02 loại thẻ vàng và thẻ chuẩn Tùy mỗi ngân hàng mà quy định về hạn mức này khác nhau, tuy nhiên theo như tôi tham khảo website một số các ngân hàng như Eximbank, ACB, Sacombank… thì quy định về hạn mức cho 02 loại thẻ này có điểm chung như sau:
- Thẻ vàng: trên 50 triệu VND (mức cao nhất là bao nhiêu thì tùy ngân hàng
mà khác nhau)
- Thẻ chuẩn: từ 10 triệu đến 50 triệu VND
1.1.2.4.1 Lợi ích đối với nền kinh tế - xã hội
Bản thân các giao dịch bằng thẻ nói chung có các lợi ích sau:
- Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông: Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng như các loại thẻ thanh toán khác góp phần làm giảm khối lượng và áp lực tiền mặt trong lưu thông, nhờ đó giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, cũng như hạn chế được nạn tiền giả
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán: Các giao dịch thẻ trong nước hay quốc tế đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến, với mọi thông tin được xử lý qua
hệ thống máy móc điện tử, do đó tốc độ thanh toán nhanh hơn các giao dịch sử dụng phương tiện thanh toán khác
- Giúp thực hiện chính sách vĩ mô nhà nước: việc sử dụng thẻ để thanh toán thông qua sự quản lý của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện để kiểm soát khối lượng tiền giao dịch thanh toán của dân cư và cả nền kinh tế, từ đó tính toán được lượng tiền
Trang 30Báo cáo Thực tập tốt nghiệp HK 12.1A 18
cần cung ứng, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong công tác quản lý nền kinh
Riêng thẻ tín dụng với tính năng “Tiêu dùng trước, trả tiền sau” còn có những lợi ích khác đối với nền kinh tế - xã hội như:
- Kích cầu: thẻ tín dụng cho phép người sử dụng thẻ mua một sản phẩm/dịch
vụ nào đó ngay cả khi người đó chưa có tiền để thanh toán, rồi sau đó mới trả tiền lại sau cho ngân hàng Việc này giúp kích thích tiêu dùng trong người dân, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: người sử dụng thẻ có quyền mua những món đồ mà họ thích, chứ không phải là món đồ mà họ có đủ khả năng thanh toán vào thời điểm mua Nếu giá của hàng hóa có cao hơn số tiền mà người sử dụng thẻ tín dụng có vào thời điểm mua hàng, họ vẫn có thể thanh toán bằng nguồn tiền ứng trước của ngân hàng, sau đó mới thanh toán lại sau
1.1.2.4.2 Tiện ích đối với chủ thẻ
Các khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng có được những tiện ích sau:
- Không cần phải mang theo tiền mặt bên người nhiều
- Không bị giới hạn bởi số tiền cần mang theo, có thể giải quyết những nhu cầu đột xuất nhờ nguồn tiền ứng trước của ngân hàng
- Tiện lợi: khách hàng có thể thanh toán ở nhiều nơi chấp nhận thẻ, rút tiền ở các máy ATM ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới, bằng nhiều loại ngoại tệ
- Tránh được rủi ro mất tiền: nếu mang theo tiền mặt bên người, bị mất tiền là không thể đòi lại được Còn nếu bị mất thẻ, khách hàng có nghĩa vụ báo với ngân hàng để giải quyết, và khách hàng sẽ không phải thanh toán cho các giao dịch phát sinh sau thời điểm ngân hàng nhận được tin báo Nhưng điều này chỉ được đảm bảo với điều kiện khách hàng phải thông báo ngay khi mất thẻ