Luận văn : Một số bất cập khi thực thi Luật Thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Trang 1Trong hơn một năm qua dư luận, báo chí đã tốn khá nhiều giấy bút xoay quanh Luật thuếthu nhập cá nhân sắp có hiệu lực vào ngày 01/01/2009 Đây là sắc luật gây nhiều tranh cãi nhấttừ trước tới nay Điều đó cho thấy sự phức tạp cũng như ít đồng thuận, từ không chỉ người dânmà cả trong giới công chức Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợichính đáng của người dân.
Phải nói một điều dân ta chưa quen lắm với việc phải trích lại một khoảng từ thu nhậpchính đáng do công sức, trí lực và sự bương chải vượt qua bao nhiêu khó khăn, kể cả việc đánhđổi những rủi ro liên quan đến sinh mạng cá nhân và gia đình từ công việc hàng ngày của mìnhđể nộp thuế.
Luật thuế thu nhập cá nhân đã được ấp ủ từ hơn 17 năm qua, được soạn thảo và lấy ý kiếnrộng rãi từ mọi người dân từ hơn ba năm qua, cho thấy công tác chuẩn bị rất kỹ lưỡng Tuynhiên, khi ban hành, Luật thuế này vẫn chưa thu hút sự đồng thuận của đại đa số người dân,ngay cả trong thành viên Quốc hội, có đến 115 đại biểu (chiếm 35,09%) không tán thành vớimức khởi điểm phải chịu thuế này và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc Đặc biệt trongbối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tại Việt Nam tháng 10/2009 tăng 23,15%so với cùng kỳ năm ngoái, thì để nhận được sự ủng hộ của người dân quả là điều không dễ.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm học viên cao học lớp Ngân hàng ngày 1 - khóa 17,
chọn đề tài: “Một số bất cập khi thực thi Luật Thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam” làm chủ
đề nghiên cứu của nhóm.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Diểm qua quá trình hình thành và xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam;- Xác định những vấn đề tồn tại, bất cập của Luật thuế thu nhập cá nhân;
- Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân.Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu:
Nhóm sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thuthập từ tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành tài chính, thuế.
Cấu trúc bài viết: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài viết gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết: Phần này nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản về thuế thunhập cá nhân;
Phần 2: Luật thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam: Phần này tập trung đánh giá quá trìnhhình thành, phân tích những mặt tích cực và hạn chế, bất cấp của Luật thuế này.
Trang 2Phần 3: Đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân: Phần này đưara các đánh giá và các quan điểm của nhóm tác giả đề xuất bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiệnLuật này
Những người tham gia bài viết này gồm:1 Nguyễn Quốc Cường
2 Vũ Trung Thái3 Trần Văn Thanh
Trang 3Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân
trong xã hội, trong khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm ).
Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế TNCNlà một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thựchiện công bằng xã hội.
Thuế TNCN trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân khôngkinh doanh Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của cáccá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễntrừ đặc biệt
Thuế TNCN là một loại thuế trực thu (đánh lên thu nhập) bao giờ cũng công bằng hơn thuếgián thu (đánh lên tiêu dùng) Lý do đơn giản là với sắc thuế này, người có thu nhập cao phảiđóng thuế với tỷ lệ cao hơn người có thu nhập thấp, chưa cần xét đến thu nhập đó sẽ dùng đểlàm gì.
- Thuế gián thu: là loại thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu qua giá mua hàng, giá
đã có thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu);những tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng đó là đối tượng nộp thuế; sau khi bán hàng, nhữngtổ chức, cá nhân SXKD đã thu tiền của người mua hàng trong đó có một khoản tiền thuế và họcó nghĩa vụ phải nộp lại cho Nhà nước Động viên thu nhập xã hội thông qua tiêu dùng của cáctổ chức và cá nhân, không căn cứ vào thu nhập và gia cảnh của người nộp thuế Như vậy, khôngphân biệt người giàu hay nghèo, nếu cùng mua một sản phẩm tiêu dùng thì đều chịu thuế nhưnhau.
- Thuế trực thu: là loại thuế thu trực tiếp một phần vào phần thu nhập của doanh nghiệp,
của cá nhân sản xuất kinh doanh, của những người hành nghề tự do Những doanh nghiệp,những cá nhân sản xuất kinh doanh, những người hành nghề tự do có thu nhập nếu không thuộcdiện miễn thuế thu nhập thì họ phải trực tiếp khai nộp thuế cho Nhà nước Thu trực tiếp vào thunhập của đối tượng nộp thuế, người nộp thuế vừa là người chịu thuế, gồm các loại thuế: thuếthu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập doanh nghiệp điều tiết thu nhậpcủa doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập của cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụcủa công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc "lợi ích", "công bằng" và"khả năng nộp thuế" Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởngnhững thành quả phát triển của đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, anninh trật tự đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội
Trang 4thông qua việc nộp thuế Nguyên tắc "công bằng" và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàncảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đềuđược điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế; người có thu nhập thấp chưa phải nộpthuế
(Nguồn: Tổng cục thuế)
2 Vai trò, mục tiêu của Luật thuế thu nhập cá nhân
Luật Thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế quan trọng nhằm tiến tới côngbằng xã hội khi nó đảm bảo cho mọi người bình đẳng về nghĩa vụ đối với đất nước và tạo điềukiện cho mọi người tự giác đóng thuế để tăng ngân sách nhà nước, củng cố an ninh - quốcphòng, tăng cường an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế
Luật thuế thu nhập cá nhân có những vai trò và mục tiêu sau:
- Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, góp phần hạn chếkhoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sứclao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng.
- Đảm bảo huy động nguồn lực để Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.- Tăng tỷ lệ đóng góp của thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách.
- Tái phân phối của cải vật chất; điều tiết thu nhập tạo sự cân bằng tương đối giữa ngườigiàu người nghèo
- Tạo sự công bằng giữa các công dân Đã là công dân và được hưởng dịch vụ công thìphải đóng thuế Thuế ở đây vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân Vì vậy có nhiềunước áp dụng mục tiêu này với mức thu nhập đầu tiên chịu thuế rất thấp so với thu nhập bìnhquân.
- Thực hiện công bằng về giữa người có thu nhập chính thức và người có thu nhậpkhông chính thức Việc thu được từ mảng thu nhập phi chính thức này vừa đạt được mục tiêutăng ngân sách, vừa đạt được sự công bằng cho những công dân có mức thu nhập chính thức -vốn là đối tượng chính của luật thuế thu nhập hiện tại
- Hạn chế những hoạt động mà Nhà nước không muốn phát triển, chẳng hạn như đầu cơvào thị trường bất động sản
- Thúc đẩy sự phát triển của một số hoạt động có đóng góp dài lâu cho sự tăng trưởng vềgiá trị kinh tế của quốc gia
(Lâm Minh Chánh - Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 08/11/2007 )
Trang 5Phần 2: LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 1 Sự hình thành của Luật thuế TNCN
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, hệ thống chính sách thuế đã được hình thành vàtừng bước hoàn thiện qua hai lần cải cách (năm 1990 và năm 1995) Thuế thu nhập cá nhân ởViệt Nam đã được áp dụng từ năm 1991 Tuy nhiên, trong suốt 17 năm, loại thuế này vẫn chỉchiếm tỷ lệ quanh quẩn 2% trong tổng thu ngân sách Trong khi, ở các nước tiên tiến, tỉ lệ thuếthu nhập cá nhân thường chiếm từ 30% đến 50% tổng thu ngân sách của chính phủ.
Cũng trong 17 năm qua, ngưỡng bắt đầu chịu thuế áp dụng cho người Việt Nam đã đượcđiều chỉnh 5 lần (chưa tính những lần Chính phủ đề xuất nhưng không được Quốc hội thôngqua), ngưỡng này tăng dần từ 500 ngàn đồng/tháng (áp dụng từ năm 1991) đến 5 triệuđồng/tháng (áp dụng từ năm 2004) Đồng thời, thuế suất tối đa áp dụng cho người Việt Namcũng giảm dần từ mức 80% xuống 72%, rồi 65%, rồi 40%, để còn lại mức 35% như trong Luậtthuế hiện tại áp dụng ngày 01/01/2009 (Bùi Văn- http://www.vietnamnet.vn/kinhte).
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam được hình thành và sửađổi qua các văn bản pháp quy sau:
- Nghị quyết số 32/NQ-UBTVQH9 ngày 10/3/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vềviệc bổ sung Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Nghị định số 23/CP ngày 23/3/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành nghị quyếtsố 32/NQ-UBTVQH9 ngày 10/3/1993 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc bổ sung pháplệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 29/TC-TCT ngày 01/4/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị quyếtcủa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về việc bổ sung Pháp lệnh thuếthu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Pháp lệnh không số ngày 19/5/1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi Thuế thunhập đối với người có thu nhập cao;
Trang 6- Nghị định số 05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnhthuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 27/TC-TCT ngày 30/3/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị địnhsố 05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đốivới người có thu nhập cao;
- Nghị định số 30/CP ngày 05/4/1997 của Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đốivới người có thu nhập cao;
- Thông tư số 39/TC-TCT ngày 26/6/1997 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị địnhsố 5/CP ngày 20/01/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đốivới người có thu nhập cao;
- Pháp lệnh không số ngày 06/02/1997 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi một số điềucủa Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Pháp lệnh số 14/1999/PL-UBTVQH10 ngày 30/6/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hộisửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 15/2000/TT-BTC ngày 23/02/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung vàsửa đổi một số điểm trong Thông tư số 39 TC/TCT ngày 26 tháng 6 năm 1997của BộTài chínhhướng dẫn thi hành Nghị định số 05/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 và Nghị định số 30/CP ngày5 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối vớingười có thu nhập cao;
- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày19/5/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10;
- Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều củapháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Nghị định số 147/2004/NĐ-CP, ngày 23/7/2004 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hànhPháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnhthuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một sốđiểm của Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính.
1.2 Những kết quả đạt được
Việc ban hành và sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống chính sáchthuế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.Việc áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong thời gian qua là phù
Trang 7hợp với tiến trình phát triển đất nước, nên đã phát huy tác dụng trong quản lý và thu ngân sách.Nguồn thu từ sắc thuế này được thể hiện qua biểu sau:
BẢNG TỔNG HỢP THU THUẾ TNCN QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Tỷ đồngSố TT Năm Tổng thu ngân sách Trđó: Thuế TNCN Chiếm tỳ lệ (%)
(Tổng hợp từ nguồn: World Bank và Cục thống kê)
Bảng số liệu cho thấy, kể từ khi pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cóhiệu lực đến nay, số tiền thu nộp ngân sách từ sắc thuế liên tục tăng và chiếm bình quân khoảnggần 2% tổng thu ngân sách hàng năm.
1.3 Một số hạn chế, bất cập
Trong những năm tới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2006– 2010), các thị trường tài chính, tiền tệ, vốn, lao động, bất động sản, khoa học công nghệ sẽ cósự phát triển mạnh mẽ hơn Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổchức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau:thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, từ dịch vụ và đầu tư tài chính… Bên cạnh đó, cùng vớitiến trình hội nhập kinh tế quốc tế số người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại Việt Nam và sốngười Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên Sự đa dạng và gia tăng thu nhập củacác cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dâncư ngày càng lớn.
Trước tình hình trên, chính sách thuế hiện hành đối với thu nhập của cá nhân đã bộc lộ mộtsố hạn chế: chưa thực sự đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế vì cùng là thu nhậpcủa cá nhân nhưng thu nhập từ kinh doanh không được trừ khởi điểm và nộp thuế theo mức28% trong khi thu nhập từ tiền công, tiền lương trên mức khởi điểm 5 triệu đồng/tháng mớiphải nộp thuế và áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần từ 10% đến 40%; còn áp dụng biểu thuếkhác nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài, người trong nước phải nộp thuế cao hơnngười nước ngoài Chính sách thuế hiện hành cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế: chưa có
Trang 8một chính sách thuế điều tiết thống nhất đối với thu nhập của cá nhân Việc duy trì các chínhsách thuế hiện hành đối với thu nhập của cá nhân sẽ hạn chế việc khuyến khích cá nhân tích cựclao động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng.
Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế quốctế, việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó hệ thống chính sách thuế nóichung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phânbổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữatăng trưởng với công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo.
(Nguồn: Tổng cục thuế)
2 Luật Thuế thu nhập cá nhân áp dụng ngày 01/01/2009
Thời gian qua ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớpdân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhậpcao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần) Như vậy, việc ápdụng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thốngchính sách thuế và thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đồngthời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân Thông qua đó, vừa thực hiệnđộng viên nguồn lực vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí
Với ý nghĩa đó, thuế thu nhập cá nhân đã được nhiều nước áp dụng từ rất sớm, ngay từ khinền kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư cũng chưa cao, đến nay, đã có trên 180 nướctrên thế giới áp dụng loại thuế này.
Việt Nam chưa có một luật thuế thu nhập cá nhân hoàn chỉnh, hiện nay thu nhập của cánhân được điều chỉnh bởi các luật và pháp lệnh thuế khác nhau, chưa phù hợp với thông lệ quốctế; còn áp dụng khởi điểm chịu thuế, biểu thuế khác nhau giữa người Việt Nam và người nướcngoài Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo ổn định nguồn lực cho ngân sáchnhà nước.
Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chitiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sựnghiệp giáo dục, y tế cũng ngày càng gia tăng Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếdẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước đượctăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước Thuế thu nhập cánhân cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nướctrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng số thu ngânsách tại các nước trong khối ASEAN, như: Thái Lan, Malaysia, Philippin khoảng 12-16%,các nước đang phát triển khoảng 13-14%, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp,
Trang 9Đức khoảng 30-40% tổng số thu ngân sách Tỷ lệ thuế thu nhập của cá nhân (bao gồm cảthuế TNCN, thu nhập DN, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất) tại Việt Nam hiện naykhoảng 4,1%.
(Nguồn: Tổng cục thuế)
Sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng với hàng trăm cuộc hội thảo và sau gần một năm côngbố rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ngày 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hộinước Cộng hoà XHCH Việt nam khoá XII đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân với tổngsố 79,11% số phiếu tán thành Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009.
2.1 Cơ sở pháp lý
- Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội khóa XII;- Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
- Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành mộtsố điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CPngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Luật này gồm 4 chương, 35 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, quy định như sau:
2.2 Nội dung của Luật thuế TNCN
2.2.1 Đối tượng nộp thuế
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tạiĐiều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhânkhông cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phátsinh trong lãnh thổ Việt Nam
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trúhoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện cư trú quy định trên.
2.2.2 Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng laođộng;
- Thu nhập từ đầu tư vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
Trang 10- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
- Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật;- Thu nhập từ bản quyền;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại;
- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinhdoanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinhdoanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
2.2.3 Thu nhập được miễn thuế
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể;ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở củacá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ vớicon đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ vớicon rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột vớinhau
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối,nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chếthông thường.
- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đểsản xuất
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.- Thu nhập từ kiều hối.
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làmviệc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
- Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.- Thu nhập từ học bổng.
- Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạnlao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của phápluật.
Trang 11- Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợinhuận
- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dướihình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2.2.4 Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnhhưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưngkhông vượt quá số thuế phải nộp.
2.2.5 Các khoản giảm trừ* Giảm trừ gia cảnh:
- Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối vớithu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú Giảmtrừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
- Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắcmỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
- Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:+ Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
+ Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồmcon thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặcchồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng laođộng; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ giacảnh
2.2.6.Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối vớithu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, baogồm:
+ Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
+ Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học
Trang 12- Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từthiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.
2.2.7 Biểu thuế luỹ tiến từng phần
- Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinhdoanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảohiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ nêu trên.
- Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Phần thu nhập tính thuế/năm(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất(%)
2.2.8 Biểu thuế toàn phần
- Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn,chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyềnthương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế.
- Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Trường hợp không xác định được thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất tính trên giá bán
200,1g) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu thuế theo từng phần
2.2.9 Về kê khai, thu nộp:
Trong 6 khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thì chỉ có 2 khoản thu nhập từ kinh doanh vàthu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là cá nhân tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, cơ