Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng.doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanhnghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, đó làmột tiền đề cần thiết
Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhucầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng
và bức xúc hơn vì một mặt, các doanh nghiệp phải đối mặttrực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp trong nước, các bạn hàng nướcngoài nên đòi hỏi phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằmmang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình Mặt khác, để
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệpđều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sựcạnh tranh cả trên thị trường vốn cũng ngày càng trở nênquyết liệt
Trang 2Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đã đặt
ra trên đây và xuất phát từ những thôi thúc của bản thâncho việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đã chọn đềtài :
"
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với hyvọng có thể góp phần nhỏ bé vào việc thảo luận và rút ramột số kiến nghị, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn trong Công ty Giấy Bãi Bằng
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm:
Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong cơ chế thị trường
Chương 2 : Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng
vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng
Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng
Trang 3
Đề tài này được hoàn thành với sự hướng dẫn tậntình của TS Phạm Quang Vinh và các Thầy Cô giáo trongkhoa cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của cán bộ côngnhân viên Công ty Giấy Bãi Bằng đặc biệt là phòng tài vụ.Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp, vớithời gian hạn hẹp và nhiều mặt còn hạn chế nên những vấn
đề nghiên cứu ở đây không tránh khỏi những thiếu sót Rấtmong nhận được sự góp ý, nhận xét của Thầy Cô giáo vàbạn bè cùng quan tâm đến đề tài trên
Trang 4CHƯƠNG 1 VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1 VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinhdoanh nào cũng cần phải có vốn Trong nền kinh tế, vốn làđiều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanhnghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Vớitầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu cần phải bắt đầu
từ việc làm rõ khái niệm cơ bản vốn là gì và vai trò của vốnđối với doanh nghiệp thể hiện như thế nào
1.1.1 Khái niệm :
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn đượcquan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào cácquá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp
Trang 5Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu
tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia củavốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêngbiệt, chia cắt mà trong toàn bộ mọi quá trình sản xuất liêntục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp
Như vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt độngsản suất kinh doanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản
lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn,đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh Vì vậy cácdoanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốncũng như những đặc trưng của vốn Điều đó có ý nghĩa rấtlớn đối với các doanh nghiệp vì chỉ khi nào các doanhnghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị của đồng vốnthì doanh nghiệp mới có thể sử dụng nó một cách có hiệuquả được
Các đặc trưng cơ bản của vốn :
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhấtđịnh Có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tàisản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp
Trang 6- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêukinh doanh.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượngnhât định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sảnxuất kinh doanh
- Vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này rất có ýnghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả sử dụng củađồng vốn
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định,không thể có đồng vốn vô chủ và không có ai quản lý
- Vốn được quan niệm như một hàng hóa và là mộthàng hoá đặc biệt có thể mua bán quyền sử dụng vốn trênthị trường vốn, thị trường tài chính
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sảnhữu hình ( bằng phát minh sáng chế, các bí quyết côngnghệ, vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất …)
1.1.2 Phân loại vốn:
Trang 7Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sửdụng vốn một cách có hiệu quả các doanh nghiệp đều tiếnhành phân loại vốn Tuỳ vào mục đích và loại hình củatừng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốntheo các tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
1.1.2.1.1 vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, cácnhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kếtthanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoảnnợ
* Vốn pháp định:
Vốn pháp định là số vốn tối tiểu phải có để thànhlập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngànhnghề Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này dongân sách nhà nước cấp
* Vốn tự bổ sung:
Trang 8Thực chất nguồn vốn này là số lợi nhuận chưaphân phối ( lợi nhuận lưu giữ ) và các khoản trích hàngnăm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tưphát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi …)
* Vốn chủ sở hữu khác:
Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánhgiá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngânsách cấp kinh phí, do các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phíquản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản
1.1.2.1.2 Vốn huy động của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nềnkinh tế thị trường, vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọngnhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn Đểđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dướihình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu
và các hình thức khác
* Vốn vay
Trang 9Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tíndụng, các cá nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêmnguồn vốn.
- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rấtquan trọng đối với các doanh nghiệp Nguồn vốn này đápứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dàihạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợpđồng tín dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp,
- Vốn vay trên thị trường chứng khoán Tại nhữngnền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốntrên thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốncho doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể phát hành tráiphiếu, đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụngvào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuấtkinh doanh Việc phát hành trái phiếu cho phép doanhnghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội
để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
* Vốn liên doanh liên kết
Trang 10Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp tácvới các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh Đây là một hình thức huyđộng vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liêndoanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệthiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng cóthể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanhquy định góp vốn bằng máy móc thiết bị
* Vốn tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từngười cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanhnghiệp tạm thời chiếm dụng Tín dụng thương mại luôn gắnvới một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan
hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanhtoán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệpđược hưởng Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạttrong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan
hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Tuy nhiên các
Trang 11khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưngnếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học nó có thểđáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuêtheo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê làngười sở hữu tài sản
Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủyếu là thuê vận hành và thuê tài chính:
* Thuê vận hành:
Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt động ) là mộthình thức thuê ngắn hạn tài sản Hình thức thuê này có đặctrưng chủ yếu sau:
Trang 12- Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thờigian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợpđồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn.
- Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận,người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sảnnhư chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, … cùng với mọirủi ro về hao mòn vô hình của tài sản
Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với nhữnghoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuêthuận lợi là không cần phải phản ánh tài sản loại này vào sổsách kế toán
* Thuê tài chính:
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụngtrung hạn và dài hạn theo hợp đồng Theo phương thức này,người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà mà ngườicần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tàisản từ người cho thuê Thuê tài chính có hai đặc trưng sau:
Trang 13- Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếmphần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộcác khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí muatài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
- Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bênthuê, các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm,thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài sản do bênthuê phải chịu cũng tương tự như tài sản Công ty
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hìnhthành, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợphù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh,quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũngnhư chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanhnghiệp Bên cạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở các doanhnghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân chuyển củavốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau củatài sản và hiệu quả quay vòng vốn Vốn cần được xem xétdưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả
1.1.2.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
Trang 141.1.2.2.1 Vốn cố định.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận độngcủa vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vậtchất của nó là tài sản cố định Vì vậy, việc nghiên cứu vềnguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu vềtài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trịlớn, thời gian sử dụng dài Khi tham gia vào quá trình sản
Trang 15xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trịcủa nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh.Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gianhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chấtban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Theo chế độ quy định hiện hành những tư liệu laođộng nào đảm bảo đủ hai điều kiện sau đây sẽ được gọi làtài sản cố định:
+ giá trị >= 5.000.000 đồng
+ thời gian sử dụng >=1 năm
Để tăng cường công tác quản lý tài sản cố địnhcũng như vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng củachúng cần thiết phải phân loại tài sản cố định
* Căn cứ vào tính chất tham gia của tài sản cố địnhtrong doanh nghiệp thì tài sản cố định được phân loạithành:
Trang 16+ Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh Loại nàybao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vôhình:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu laođộng chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụthể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,các vật kiến trúc …Những tài sản cố định này có thể làtừng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thốnggồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiệnmột hay một số chức năng nhất định trong quá trình sảnxuất kinh doanh
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không
có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đãđược đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanhnghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua bằng sáng chế,phát minh hay nhãn hiệu thương mại …
+ Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, anninh quốc phòng
Trang 17+ Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cấtgiữ hộ Nhà nước
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấyđược vị trí và tầm quan trọng của tài sản cố định dùng vàomục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và có phươnghướng đầu tư vào tài sản hợp lý
Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định củadoanh nghiệp được chia thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang sử dụng
- Tài sản cố định chưa cần dùng
- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng cóhiệu quả các tài sản của doanh nghiệp như thế nào, từ đó cóbiện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng
* Vốn cố định của doanh nghiệp
Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồmviệc xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc và quản lý, lắp đặtcác hệ thống máy móc thiết bị chế tạo sản phẩm, mua sắm
Trang 18các phương tiện vận tải … Khi các công việc được hoànthành và bàn giao thì doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiếnhành sản xuất được Như vậy vốn đầu tư ban đầu đó đãchuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp
Vậy, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phậncủa vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định; đặc điểm của
nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳsản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cốđịnh hết thời hạn sử dụng Vốn cố định của doanh nghiệpđóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh Việcđầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả vànăng suất rất cao trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệpcạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong thị trường
1.1.2.2.2 Vốn lưu động
* Tài sản lưu động:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tàisản cố định, doanh nghiệp luôn có một khối lượng tài sảnnhất định nằm rải rác trong các khâu của quá trình sản xuất
Trang 19như dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối,tiêu thụ sản phẩm, đây chính là tài sản lưu động của doanhnghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giátrị của tài sản lưu động thường chiếm 50% -70% tổng giátrị tài sản.
Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và là các đối tượng laođộng Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sảnxuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Bộ phậnchủ yếu của đối tượng lao đông sẽ thông qua quá trình sảnxuất tạo thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ haophí mất mát đi trong quá trình sản xuất Đối tượng lao độngchỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất do đó toàn bộ giá trịcủa chúng được dịch chuyển một lần vào sản phẩm và đượcthực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hoá
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp đượcchia thành hai thành phần: một bộ phận là những vật tư dựtrữ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, một bộphận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản
Trang 20phẩm dở dang, bán thành phẩm …) cùng với các công cụ,dụng cụ, phụ tùng thay thế được dự trữ hoặc sử dụng,chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuấtcủa doanh nghiệp.
Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất,doanh nghiệp cũng có một số tài sản lưu động khác nằmtrong khâu lưu thông, thanh toán đó là các vật tư phục vụquá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoảnphải thu … Do vậy, trước khi bước vào sản xuấtkinh doanh các doanh nghiệp cần có một lượng vốn thíchđáng để đầu tư vào những tài sản ấy, số tiền ứng trước vềtài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của vốn
Trang 21Vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứngtrước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sảnxuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liêntục.
Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động
có vai trò rất quan trọng Một doanh nghiệp được đánh giá
là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi với một khối lượngvốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên cácgiai đoạn luân chuyển vốn để số vốn lưu động đó chuyểnbiến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác, đáp ứngđược các nhu cầu phát sinh Muốn quản lý tốt vốn lưu độngcác doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộphận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra đượccác biện pháp quản lý phù hợp với từng loại
Căn cứ vào vai trò từng loại vốn lưu động trong quátrình sản xuất kinh doanh vốn lưu động bao gồm:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộphận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế
dự trữ và chuẩn bị sản xuất
Trang 22- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốntrực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như : sản phẩm dởdang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là bộ phậntrực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như thành phẩm,vốn tiền mặt
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm :
- Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn lưu động cóhình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiênvật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ nhưtiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trongthanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn
1.1.3 Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất
kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định,
nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của cácdoanh nghiêp
Trang 23Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thànhlập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó phải có mộtlượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằnglượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quyđịnh cho từng loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp
lý của doanh nghiệp mới được xác lập Ngược lại, việcthành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được Trườnghợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanhnghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanhnghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giảithể, sát nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một trongnhững cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cáchpháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật
Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh,vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và pháttriển của từng doanh nghiệp Vốn không những đảm bảokhả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ
để phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho
Trang 24hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liêntục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lựcsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thếcủa doanh nghiệp trên thương trường Điều này càng thểhiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnhtranh ngày càng ngay gắt, các doanh nghiệp phải khôngngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá côngnghệ … Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏidoanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộngphạm vi hoạt động của doanh nghiệp Để có thể tiến hànhtái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốncủa doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanhphải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộngthị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trênthương trường
Trang 25Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậythì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệuquả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN:
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuấtkinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước
đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giácđộ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm viquản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệuquả kinh tế Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kếtquả cao nhất với chi phí hợp lý nhất Do vậy các nguồn lựckinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác độngrất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầumang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu
Trang 26quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụngvốn nói riêng
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lýnguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêucuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản củavốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệthống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinhlời, tốc độ luân chuyển vốn … Nó phản ánh quan hệ giữađầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thôngqua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kếtquả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiên nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phívốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do đó, nângcao hiệu quả sử dụng vốn là điêù kiện quan trọng để doanhnghiệp phát triển vững mạnh Nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
Trang 27- Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt đểnghĩa là không để vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, khôngsinh lời
- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ nghĩa làkhông để vốn bị sử dụng sai mục đích, không để vốn bị thấtthoát do buông lỏng quản lý
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên phântích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng cóbiện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những
ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn
Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phântích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phươngpháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ:
+ Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảocác điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và
Trang 28đơn vị tính …) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc
so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặckhông gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kếhoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệtđối, số tương đối hoặc số bình quân, nội dung so sánh baogồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện
kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanhnghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạtđộng kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong thời giantới
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy
rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệutrung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánhgiá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu,được hay chưa được
Trang 29- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng củatừng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang củanhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và sốtuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toánliên tiếp.
+ Phương pháp phân tích tỷ lệ:
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ
lệ của đại lượng tài chính Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệyêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức đểnhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các
tỷ lệ tham chiếu
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tàichính được phân thành các nhóm tỷ lệ về khả năng thanhtoán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ vềnăng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năngsinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánhriêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗitrường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người
Trang 30phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau Đểphục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà ta sẽtrình bày cụ thể trong phần sau.
1.2.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpmột cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêutổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn,doanh lợi vốn chủ sở hữu Trong đó:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu
tổng tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộvốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Lợi nhuận
Trang 31Doanh lợi vốn =
Tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánhgiá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư Chỉ tiêu nàycòn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồngvốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Doanh lợi vốn Lợi nhuận
chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ
sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanhnghiệp Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tưcho các loại tài sản khác như tài sản cố định, tài sản lưuđộng Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới đolường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú
Trang 32trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thànhnguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưuđộng.
1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thìcần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua cácchỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần
tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bìnhquân tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu thuần Suất hao phí tài Nguyên giá bình quânTSCĐ
sản cố định =
Doanh thu thuần
Trang 33Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thuthuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cốđịnh Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Sức sinh lợi của Lợi nhuận thuần tài sản cố định =
Nguyên giá bình quânTSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bìnhquân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần Chỉtiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định là
có hiệu quả
Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn
cố định, doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần
vốn cố định =
Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định cóthể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Trang 34Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận vốn cố định =
Vốn cố định bình quântrong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bìnhquân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nó phảnánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này cànglớn càng tốt
Trang 35
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
vốn lưu động =
Doanh thuthuần
Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh thuthuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càngnhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, sốvốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại
- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động:
Sức sinh lợi của Lợi nhuận vốn lưu động =
Trang 36Vốn lưu động bình quântrong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động thamgia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng vì trong quá trình sản xuất kinh doanh , vốn lưu độngkhông ngừng qua các hình thái khác nhau Do đó, nếu đẩynhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giảiquyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn Để xác định tốc độ luân chuyển củavốn lưu động người ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của Doanh thu thuần vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quântrong kỳ
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốnlưu động, nó cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng
Trang 37trong kỳ Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Thời gian của một Thời gian của kỳphân tích
vòng luân chuyển =
Số vòng quay vốn lưuđộng trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưuđộng quay được một vòng, thời gian của một vòng luânchuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu độngcàng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quayvòng hiệu quả hơn
Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều dạngtài sản lưu động khác nhau như tiền mặt, nguyên vật liệu ,các khoản phải thu, … nên khi đánh giá hiệu quả sử dụngvốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể trongcông tác quản lý sử dụng vốn lưu động Sau đây là một số
Trang 38chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chất lượng của công tác quản
lý ngân quỹ và các khoản phải thu:
Tỷ suất thanh toán Tổng số tài sản lưuđộng
Tỷ suất thanh toán Tổng số vốn bằng tiền tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn Thực tế cho thấy, tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hìnhthanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thìdoanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ
Trang 39và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ
vì không đủ tiền thanh toán Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quácao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiềnquá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụngvốn
Số vòng quay các Tổng doanh thu bánchịu
khoản phải thu =
Bình quân các khoảnphải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoảnphải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ Nếu các khoảnphải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển cáckhoản phải thu sẽ nâng cao và Công ty ít bị chiếm dụngvốn Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thunếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khốilượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt
Trang 40chẽ ( chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong mộtthời gian ngắn ).
Thời gian một vòng quay Thời gian kỳphân tích
các khoản phải thu =
Số vòng quay cáckhoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phảithu cần một thời gian bao nhiêu Nếu số ngày này mà lớnhơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việcthu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại Số ngàyquy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì códấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch vềthời gian Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình phân tíchngười ta còn sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khácnhư: tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu