1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011

76 618 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 677,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 1 MỤC LỤC Hình 2.1. đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo 14 Hình 2.1. đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo 11 76 2 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, với tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm trên 70% [15]. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, sản xuất nông nghiệp luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nông nghiệp của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, năng suất và sản lượng cây trồng vẫn còn thấp do người dân thiếu kiến thức về KHKT. Kể từ khi Nghị Quyết X của Bộ chính trị ngày 05/ 04/ 1988 ra đời, nông nghiệp của Việt nam đã có những bước tăng trưởng khá mạnh, người dân có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cùng với việc áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cho thấy người nông dân của nước ta còn nhiều điểm hạn chế: thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng xử lý những rủi ro trong quá trình sản xuất. Vì vậy việc chuyển giao KT đến cho người dân là rất cần thiết. Thấy được những vấn đề đó ngày 02/03/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 13CP về CTKN, bắt đầu hình thành hệ thống Khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương. Sau khi thực hiện đường lối đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu rõ nét[2]. Riêng về sản xuất lương thực: diện tích, năng suất, sản lượng tăng đều qua các năm. Từ năm 1988 trở về trước Việt Nam là một nước thiếu lương thực trầm trọng, hàng năm phải nhận viện trợ hoặc nhập khẩu gạo thì đến năm 2011 nước ta đã xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo [15]. Trước những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước ngày 08 tháng 01 năm 2010 Nghị định số 02/2010/NĐ - CP của Chính phủ về khuyến nông được ban hành. Trải qua 19 năm hoạt động, hệ thống khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương đã được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Khuyến nông - khuyến ngư đã tích cực chuyển giao những tiến bộ KHKT, đào tạo, tập 3 huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đưa người nông dân tiếp cận với những chủ trương chính sách, thông tin thị trường. Khuyến nông - khuyến ngư đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng bền vững tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho người nông dân [2]. Những năm qua mạng lưới khuyến nông đã được nhân rộng ở khắp các tỉnh trên cả nước. Cùng với đó các hoạt động đào, tạo tập huấn Kỹ thuật cho người dân cũng đã được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông hiện nay đã thực sự có hiệu quả hay không? những khóa tập huấn đó đã góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân hay chưa? Các chương trình đó đã tác động đến người dân như thế nào? đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo, tập huấnmột nội dung quan trọng để xem liệu một chương trình đào tạo có thành công hay không? nó có thể giúp xác định mục tiêu đào tạo chính xác hơn, đảm bảo các phương pháp đào tạo đáp ứng được yêu cầu của các học viên và giảm được chi phí đào tạo thì các chương trình đào tao, tập huấn khuyến nông cần phải được nghiên cứu và đánh giá. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 ", với mục đích có cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cũng như các kết quả đạt được sau mỗi một khóa đào tạo, tập huấn cho nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn trong giai đoạn mới. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được kết quả hoạt động khuyến nông trong công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân tại huyện, từ đó đề xuất 4 một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn trong giai đoạn mới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên. - Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên trên các khía cạnh: khả năng tiếp thu và mức độ áp dụng của người dân, nội dung và phương pháp tập huấn, tác động của tập huấn đến người nông dân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn trong giai đoạn mới. 1.4. Giả thiết nghiên cứu - Công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên đã có sự đổi mới và có tác động tích cực đến người nông dân. 1.5. Ý nghĩa của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học trên lớp. - Giúp sinh viên có phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, tiếp thu thực tế để thấy rõ được những việc mà một cán bộ khuyến nông phải làm. - Bổ sung thêm kiến thức về công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho sinh viên. - Bổ sung thêm tài liệu cho khoa, trường, cán bộ tập huấn và các cơ quan trong ngành. 1.5.2. Ý nghĩa thực tế Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho cán bộ khuyến nông, cơ quan trong ngành có thêm căn cứ để lựa chọn phương pháp đào tạo, tập huấn phù hợp nhất làm nâng cao hiệu quả các chương trình góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Việc học của người lớn 2.1.1.1. Khái niệm Sự học tập của người lớn là quá trình người dạy tạo cơ hội cho người học lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng và nhận thức. Malcolm Knowles (1972-1978) quan niệm rằng sự học tập của người lớn được xác định dựa trên sự thừa nhận người lớn tuổi muốn học, họ có thể kiểm soát được việc đến học hay không. Khi họ nhận thấy buổi học mang lại lợi ích cho họ, họ có thể quyết định tiếp túc hay thôi học. Một CBKN giỏi là phải biết xác định nhu cầu của học viên, hiểu được tâm lý của người lớn tuổi từ đó xây dựng bài giảng và có những PPKN phù hợp. Phương pháp đào tạo truyền thống là lấy người thầy làm trung tâm và coi học viên là cái “thùng rỗng” được giáo viên đổ đầy kiến thức vào đó. Và học tậpmột quá trình một chiều, thụ động Hiện nay công tác đào tạo, giáo dục đã coi học viên là nhân vật trung tâm, quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm sẵn có của học viên, từ đó nâng cao kiến thức của học viên và khuyến khích học viên khám phá những ý tưởng mới, những kiến thức mới. Trong công tác giảng dạy cho người lớn hoặc CTKN thì điều này càng phải được coi trọng và phải luôn luôn lấy học viên (nông dân) làm trung tâm còn tập huấn viên (CBKN) là người thúc đẩy, người hỗ trợ, khuyến khích họ tham gia giải quyết vấn đề và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập bằng cách mời họ đưa ra những ý kiến của mình, mời họ tham ra vào một trò chơi, đặt các câu hỏi để nâng cao khả năng động não của học viên. Hiệu quả học tập sẽ cao hơn nếu như nội dung bài giảng phong phú, phù hợp với nhu cầu của học viên [6]. 2.1.1.2. Đặc điểm học tập của người lớn Người lớn (nông dân) có những đặc điểm sau: 6 Người lớn có rất nhiều kinh nghiệm sống: họ là những người trực tiếp lao động, các công việc hằng ngày của họ là làm ruộng, chăn nuôi Trong quá trình lao động đó họ tự giải quyết các vấn đề mà họ gặp trong thực tế cuộc sống từ đó đúc rút thành những kinh nghiệm sản xuất. Nếu CBKN biết khai thác các thông tin, học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của mình . Thực tế: Người lớn có cách nhìn nhận mọi việc rất thực tế, họ ý thức được tương lai, đánh giá được khả năng của họ. Họ không có ảo tưởng viển vông, vì thế họ sẽ hiểu họ cần học những gì để phục vụ trực tiếp cho công việc của họ. Có thói quen lâu đời: Người nông dân có thói quen lâu đời, có những phong tục truyền thống lưu truyền qua các thế hệ. Họ sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ nhau, nhưng họ lại rất ích kỷ không muốn người khác hơn mình. Vì thế dù có chia sẻ nhưng họ vẫn giữ lại bí quýêt riêng. Do vậy người CBKN cần phải khắc phục những mặt hạn chế và khuyến khích những mặt tích cực của họ. Có tính tự ái: Người nông dân có thể có những hạn chế về mặt kiến thức, không muốn thay đổi những tập quán truyền thống, khi làm CTKN người CBKN không nên có thái độ chỉ trích, chê bai họ mà cần phải động viên, thuyết phục và đưa ra những lời động viên, lời khuyên có ích cho họ. Hay mệt mỏi: Người nông dân quen làm những công việc nặng nhọc trên đồng ruộng như cầm cày, cầm cuốc. Trong tập huấn cần có một môi trường học tập thoải mái, tránh bài học quá dài, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tranh ảnh minh họa sẽ giúp người dân hứng thú hơn với việc học [6]. 2.1.1.3. Động cơ học tập của người lớn Từ khái niệm và đặc điểm học tập của người lớn chúng ta có thể nhận xét rằng, chúng ta không thể bắt buộc người lớn đi tập huấn mà người lớn tự thấy động cơ để tới lớp khi tập huấn mang lại những lợi ích cho họ và gia đình họ. Nếu tham gia tập huấn mà có thể vận dụng những kiến thức từ lớp tập huấn đó vào giải quyết những khó khăn trong công việc hằng ngày của họ và giúp họ làm 7 việc tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và gia đình họ thì họ sẽ nhiệt tình tham gia. Những học viên là người lớn có cơ hội áp dụng ngay những kiến thức mà họ vừa học được vào công việc, vào thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình học nông dân thường chọn lọc những thông tin mà họ thấy cần thiết. Rõ ràng ta thấy nhu cầu đi tập huấn xuất phát từ bản thân học viên, họ tham gia tự nguyện và chúng ta không thể nào bắt ai đi tập huấn nếu họ thấy không có ích cho bản thân và gia đình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tập huấn viên khi tập huấn cho đối tượng học viên là người lớn. Tập huấn viên sẽ phải dựa vào động cơ học tập học tập của học viên để thiết kế nội dung bài giảng sao cho phù hợp nhất. Như vậy động cơ học tập của người lớn xuất phát từ chính bản thân học viên. Nông dân học tập để làm việc, do vậy nếu tập huấn đáp ứng được những nhu cầu của đó, đúng như người dân mong đợi thì họ sẽ tham gia một cách nhiệt tình. Khi tổ chức khóa tập huấn, CBKN cần tìm hiểu động cơ học tập của học viên thông qua việc đánh giá nhu cầu để biết được học viên mong muốn điều gì khi tham gia lớp tập huấn đó [6]. 2.1.2. Khuyến nông và giáo dục Khuyến nôngmột công việc có tính chất giáo dục. Nông dân rất cần những tiến bộ KHKT để áp dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao NS cây trồng vật nuôi. Giáo dục trong KN là quá trình giáo dục không chính thức mà đối tượng là người nông dân. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình người CBKN cần thường xuyên bổ sung những kiến thức mới. Và phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: * Người thầy của nông dân cũng là học trò của nông dân Giáo dục trong KN không chỉ đơn thuần là việc nhồi nhét kiến thức vào “cái thùng rỗng không”. Bản thân người nông dân cũng hiểu biết khá nhiều về môi trường và những phương thức canh tác của họ. Vì vậy ngoài việc chuyển giao KHKT, người CBKN phải biết học từ nông dân để có thể làm KN từ những gì đang có sẵn ở địa phương. * Người nông dân cần có động cơ để học 8 Không thể cưỡng bức nông dân đi học. Phải có nhu cầu họ mới học, phải có động cơ thì học tập mới có kết quả. Người lớn khó học hơn trẻ con nhiều. Ở trong nhà trường trẻ con buộc phải học tập theo yêu cầu của các thày cô giáo. Nhưng khác với trong trường học, người nông dân có quyền lựa chọn học cái họ muốn học, nghe điều họ muốn nghe. Đó là những gì thân thiết với cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, người nông dân cũng có những ước muốn khác, dù nó chưa thật cần thiết bằng miếng cơm manh áo hàng ngày nhưng quan trọng. Thí dụ như hãnh diện với hàng xóm láng giềng, được mọi người kính trọng, được coi là một gia đình nề nếp. Đó là những ước muốn rất tự nhiên. Muốn có những thứ đó họ phải đẩy mạnh sản xuất. Người nào có những ham muốn như vậy thì sẽ có động cơ học tập. Khi có động cơ người lớn sẽ học nhanh hơn và áp dụng cũng tốt hơn hẳn những người không có ham muốn và động cơ. Đó là một nguyên tắc rất quan trọng mà người CBKN cần phải nhớ. * Đối thoại và thực hành có vai trò rất quan trọng Cần hiểu rằng người nông dân tiếp thu được rất ít từ những bài giảng chay. Họ có thể nghe nhưng họ lại nhanh quên mất. Nhưng nếu tạo điều kiện cho họ được hỏi kỹ và thảo luận thấu đáo cách làm, nhất là nếu nông dân có cơ hội để thực hành cụ thể thì họ sẽ học được nhiều và nhớ lâu hơn. Hoàn toàn có thể giúp nông dân học tập có hiệu quả nếu áp dụng đúng câu châm ngôn “ học phải đi đôi với hành” [6]. * Quá trình từ nhận thức đến áp dụng Trước khi nông dân quyết định áp dụng một cái gì đó, thí dụ trồng một loại cây ăn quả mới, họ phải được “sờ tận tay, day tận mắt”, “ trăm nghe không bằng một thấy” là một câu châm ngôn bao giờ cũng đúng. Quá trình từ nhận thức đến áp dụng của nông dân có thể chia làm 5 giai đoạn như sau: - Nhận thức: người nông dân nghe nói về một cách làm mới rất có hiệu quả nhưng anh ta mới biết quá ít về nó (Thí dụ anh ta nghe 9 nói về một giống lúa lai mới có tên là Syn 6 mà các hộ ở làng bên đã cấy). - Quan tâm: càng ngày anh ta càng quan tâm hơn đến giống lúa Syn 6 đó nên bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó thông qua hàng xóm láng giềng hoặc cán bộ khuyến nông. - Đánh giá: anh ta tính toán xem liệu chân ruộng nhà mình có thích hợp để cấy giống lúa đó không? Nếu cấy thì một sào phải mua bao nhiêu kg giống? Khả năng thu được mấy tạ/sào? Chất lượng giống lúa lai Syn 6 đó có hơn những giống lúa nhà anh ta thường cấy không? Anh ta sẽ tìm hiểu xem thông tin về giống lúa đó hoặc bàn với gia đình xem có nên cấy thử không? - Làm thử: để cho chắc chắn anh ta sẽ cấy thử một sào. Anh ta có thể nhờ hàng xóm những người đã từng cấy giống lúa này hoặc CBKN tư vấn về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. - Áp dụng: nếu mọi việc tốt đẹp, giống lúa đó cho NS cao, cơm dẻo vụ sau anh ta sẽ dành toàn bộ ruộng nhà mình để cấy giống lúa đó. Quá trình trên cũng xảy ra tương tự với những nông dân khác hoặc với cả cộng đồng. Tất nhiên với cộng đồng quá trình này sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Người CBKN cần biết cách tận dụng các giai đoạn của quá trình này để cung cấp thông tin đầy đủ, đúng thời điểm (đặc biệt là thông tin về thị trường) cho nông dân. Hoặc bằng những PPKN thích hợp (trình diễn, tham quan, hội thảo đầu bờ ), người CBKN hoàn toàn có thể thúc đẩy cho quá trình này xảy ra nhanh hơn. * Tốc độ học và áp dụng của nông dân Trong thực tế, không phải tất cả nông dân đều cùng một lúc tiếp thu và áp dụng một biện pháp canh tác hay một sáng kiến mới. Việc họ sẵn sàng áp dụng hay không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm bản thân, vào tiềm năng đất đai, sự có sẵn những nguồn lực khác và cá tính của từng người [5]. Về khả năng và tốc độ áp dụng một sáng kiến mới, có thể chia nông dân thành những nhóm sau: - Nhóm những nông dân tiên phong 10 [...]... đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2009 - 2011 - Số lượt nông dân tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2009 - 2011 - Các nội dung đào tạo, tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức từ năm 2009 - 2011 3.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động đào tạo , tập huấn KN đến nông dân tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên * Đánh giá khả năng... huấn của cán bộ khuyến nông: - Đánh giá sự phù hợp về nội dung của một số chương trình đào tạo, tập huấn - Đánh giá thời gian của một số khóa đào tạo, tập huấn khuyến nông - Đánh giá phương pháp thực hiện một số chương trình đào tạo, tập huấn của cán bộ khuyến nông * Đánh giá tác động của tập huấn: - Đánh giá sự thay đổi của người nông dân sau khi tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn 3.3.4 Phương... được đào tạo, tập huấn của nông dân vào thực tế sản xuất: - Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức được đào tạo, tập huấn của nông dân vào thực tế sản xuất - Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức được đào tạo, tập huấn của nông dân vào thực tế sản xuất - Đánh giá mức độ áp dụng kiến thức được đào tạo, tập huấn của nông dân vào thực tế sản xuất * Đánh giá nội dung các chương trình và phương pháp tập huấn của. .. cũng như số lượng được thu thập một cách hệ thống, để từ đó hoàn thiện chương trình đào tạo với kết quả cao [6] 2.1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá đào tạo, tập huấn Thông thường đánh giá đào tạo, tập huấn là bước cuối cùng trong chương trình thiết kế đào tạo, tập huấn Tuy nhiên, chúng ta nên lồng ghép việc đánh giá vào trong các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nắm được chất lượng đào tạo, tập huấn. .. nghiên cứu - Những nông dân đã tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật tại huyện Phú BìnhThái Nguyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn trên các khía cạnh: Khả năng tiếp thu và mức độ áp dụng của người dân, nội dung và phương pháp tập huấn, tác động của tập huấn đến người nông dân 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm... nước - Đặc điểm về đất 3.3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số và lao động - Dân tộc - Văn hoá, giáo dục, y tế -sở hạ tầng 24 3.3.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình - Thái Nguyên - Những khó khăn và thách thức - Những tiềm năng và lợi thế 3.3.2 Tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo , tập huấn KN tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên - Số lượng các lớp đào tạo, tập. .. vào khoảng 2,5 -3 h cụ thể năm 2011 có tới 152 lớp tập huấn về trồng trọt nhưng thời gian chỉ vào khoảng 76 ngày, bảo vệ thực vật với 80 lớp với thời gian 40 ngày, Chỉ có tập huấn về Biogas và thủy sản , tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nôngtập huấn vào một đến hai ngày 4.3 Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn đối với nông dân Chương trình đào tạo, tập huấn tác động... sản xuất của hộ nông dân và tại địa phương? - Tập huấn có đáp ứng được nhu cầu của học viên hay không? Đánh giá tác động của tập huấn thường được thực hiện bằng các công việc sau: - Đánh giá số lượng: Thường dùng các chỉ tiêu như: số lượng người tham gia tập huấn; số lớp tập huấn được tổ chức; số ngày tập huấn; số lượng KT đã sử dụng, số bài giảng, chủ đề, mô hình được tập huấn; số giáo cụ; số lượng... loại đánh giá mang tính chất tổng hợp tất cả những đánh giá được trình bày ở trên và đánh giá kết quả thu được từ tập huấn trên thực địa Việc đánh giá này chủ yếu là do cơ quan tập huấn, các nhà tài trợ, các tổ chức quản lý và đôi khi do tập huấn viên tiến hành Đánh giá tác động của tập huấn nhằm trả lời các câu hỏi: - Mục đích của buổi tập huấn và mục tiêu học tập có đạt được không? 16 - Tập huấn. .. tự Sử dụng số liệu thứ cấp của 1 nhiên, kinh tế, xã hội của phòng thống kê huyện Thực trạng công tác đào Sử dụng số liệu thứ cấp của 2 tạo, tập huấn của huyện trạm khuyến nông huyện - Khả năng tiếp thu và mức - Điều tra trực tiếp những độ áp dụng kiến thức của nông dân đã tham gia tập người dân sau khi tham gia huấn tại 3 xã: Điềm Thụy, các lớp đào tạo, tập huấn Hương Sơn, Tân Hòa (n= 3 - Nội dung . ĐỀ TÀI Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 1 MỤC. tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên. - Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông

Ngày đăng: 23/02/2014, 12:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. UNEP Industry and Enviroment, 09/2004, “ Triển vọng của nông nghiệp thế giới xu hướng giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng củanông nghiệp thế giới xu hướng giảm sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật
16. Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://www.agroviet.gov.vn/ Link
17. Website của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, http://www.khuyennongvn.gov.vn/ Link
18. Website của UBND tỉnh Thái Nguyên, http://www.thainguyen.gov.vn Link
3. Nguyễn Hữu Giang (2010), Bài giảng tâm lý nông dân, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
4. Chi cục thống kê huyện Phú Bình (2011), Niên giám thống kê huyện Phú Bình 2010, Thái Nguyên Khác
5. Nguyễn Hữu Hồng, Ngô Xuân Hoàng (1999), Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên Khác
6. Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng (2007), Bài giảng đào tạo, huấn luyện khuyến nông, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
7. Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình (2009), Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông huyện Phú Bình năm 2009 Khác
8. Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình (2010), Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông huyện Phú Bình năm 2010 Khác
9. Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình (2011), Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông huyện Phú Bình giai đoạn 2007 - 2011 Khác
10. Trung tâm hợp tác quốc tế (ICC) (2010), Báo cáo tổng kết nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường thông qua áp dụng hệ thống canh tác lúa lai cải tiến SRI, Đại học Thái Nguyên, 2010.II. Tài liệu tiếng Anh Khác
11. Chanoch Jacobsen (1996), Nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
13. K.S. Godrick & W.K. Richard (2003), Farmer field school feedback: a case of IPPM FFS programme in Kenya, Draft project report Khác
14. Luong Van Vuong (2002), IPM impact evaluation in tea, 2001.Thai Nguyen Plant Protection Sub-Department (in Vietnamese) Khác
15. Plant Protection Sub Department (PPSD) (2007), Demonstration and dissemination of community-based SRI utilization model in Ha Tay Province, Vietnam, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Các công cụ đánh giá tập huấn - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 2.1 Các công cụ đánh giá tập huấn (Trang 17)
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới (Trang 17)
Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 3.1 Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu (Trang 25)
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính qua 3 năm (2009-2011) - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính qua 3 năm (2009-2011) (Trang 31)
Với điều kiện về địa hình của huyện đã tạo điều kiện cho chăn nuôi gia cầm phát triển đặc biệt là gà thả vườn - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
i điều kiện về địa hình của huyện đã tạo điều kiện cho chăn nuôi gia cầm phát triển đặc biệt là gà thả vườn (Trang 32)
Tổng số CBKN toàn huyện đến năm 2011 là 16 cán bộ, qua bảng 4.3 ta có thể thấy số lượng CBKN của huyện tương đối ít so với diện tích toàn huyện - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
ng số CBKN toàn huyện đến năm 2011 là 16 cán bộ, qua bảng 4.3 ta có thể thấy số lượng CBKN của huyện tương đối ít so với diện tích toàn huyện (Trang 33)
Bảng 4.4: Số lượng lớp học và học viên tham gia các chương trình, - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.4 Số lượng lớp học và học viên tham gia các chương trình, (Trang 35)
1 Kỹ thuật về trồng - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
1 Kỹ thuật về trồng (Trang 38)
Bảng 4.5: Đánh giá mục đích tham gia một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đến người dân ST - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.5 Đánh giá mục đích tham gia một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đến người dân ST (Trang 38)
Bảng 4.6: Ý kiến của người dân về độ dài thời gian tổ chức các lớp tập huấn - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.6 Ý kiến của người dân về độ dài thời gian tổ chức các lớp tập huấn (Trang 39)
Bảng 4.7: Mức độ phù hợp về nội dung của một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.7 Mức độ phù hợp về nội dung của một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện (Trang 40)
Bảng 4.8: Đánh giá phương pháp giảng dạy của cán bộ khuyến nơng huyện Phú Bình trong một số chương trình - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.8 Đánh giá phương pháp giảng dạy của cán bộ khuyến nơng huyện Phú Bình trong một số chương trình (Trang 42)
Bảng 4.9: Đánh giá khả năng tiếp thu của người dân trong một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nơng của - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.9 Đánh giá khả năng tiếp thu của người dân trong một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nơng của (Trang 43)
Bảng 4.10: Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức của nông dân sau một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông trên - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.10 Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức của nông dân sau một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông trên (Trang 45)
Chỉ tiêu đánh giá trong bảng 4.11 được chia làm 3 mức độ dựa vào các tiêu chí đánh giá về mức độ áp dụng kiến thức của người dân, cụ thể là: rất nhiều, nhiều với 48 phiếu (chiếm 60%), bình thường với 19 phiếu (chiếm 23,75%), một phần hoặc không áp dụng vớ - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
h ỉ tiêu đánh giá trong bảng 4.11 được chia làm 3 mức độ dựa vào các tiêu chí đánh giá về mức độ áp dụng kiến thức của người dân, cụ thể là: rất nhiều, nhiều với 48 phiếu (chiếm 60%), bình thường với 19 phiếu (chiếm 23,75%), một phần hoặc không áp dụng vớ (Trang 47)
Bảng 4.12:Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức qua các kênh thông tin của nông dân đến việc triển khai các hoạt - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.12 Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức qua các kênh thông tin của nông dân đến việc triển khai các hoạt (Trang 49)
Bảng 4.13: Đánh giá tác động của một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đến người nông dân trên địa - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.13 Đánh giá tác động của một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đến người nông dân trên địa (Trang 50)
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của đào tạo, tập huấn khuyến nông đến  - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của đào tạo, tập huấn khuyến nông đến (Trang 53)
3 Trâu, bò 42 01 15 22 4Thủy - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
3 Trâu, bò 42 01 15 22 4Thủy (Trang 55)
Cũng theo như phân tích ở bảng 4.14, bảng 4.15 đưa ra một số loại vật nuôi điều tra ảnh hưởng của tập huấn đến NS như: gia cầm (gà, vịt, ngan); lợn; trâu, bò, thủy sản (cá), với 5 trường hợp là: tăng lên, giảm đi, không đổi, không biết, không liên quan - đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện phú bình - thái nguyên giai đoạn 2009 - 2011
ng theo như phân tích ở bảng 4.14, bảng 4.15 đưa ra một số loại vật nuôi điều tra ảnh hưởng của tập huấn đến NS như: gia cầm (gà, vịt, ngan); lợn; trâu, bò, thủy sản (cá), với 5 trường hợp là: tăng lên, giảm đi, không đổi, không biết, không liên quan (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w