Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên gia
Trang 1ĐỀ TÀI
Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Giả thiết nghiên cứu 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài 3
1.5.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.5.2 Ý nghĩa thực tế 3
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Việc học của người lớn 4
2.1.1.1 Khái niệm 4
2.1.1.2 Đặc điểm học tập của người lớn 4
2.1.1.3 Động cơ học tập của người lớn 5
2.1.2 Khuyến nông và giáo dục 6
2.1.3 Đánh giá đào tạo, tập huấn 9
2.1.3.1 Khái niệm 9
Đánh giá là xác định toàn bộ giá trị hoặc một phần đối với một sự vật nào đó Đánh giá CTKN là đưa ra những nhận xét về giá trị các hoạt động KN (Chanoch Jacobsen, 1996) [11] 9
2.1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá đào tạo, tập huấn 10
2.1.3.3 Đánh giá cái gì và khi nào? 10
2.1.3.4 Các loại đánh giá trong đào tạo, tập huấn 10
* Đánh giá nhu cầu đào tạo 10
Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo 12
* Đánh giá học viên 12
* Đánh giá phương pháp tập huấn 12
* Đánh giá tác động của tập huấn 13
2.1.3.5 Các công cụ sử dụng trong đánh giá tập huấn 14
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 15
Trang 32.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 15
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 17
PHẦN 3 21
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ 21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.3 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện 21
Phú Bình - Thái Nguyên 21
3.3.1.1 Vị trí địa lý 21
3.3.1.2 Điều kiện tự nhiên 21
3.3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 21
3.3.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình - Thái Nguyên 22
3.3.2 Tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo , tập huấn KN tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên 22
3.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động đào tạo , tập huấn KN đến nông dân tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên 22
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu 22
PHẦN 4 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Khái quát vế điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện Phú Bình - Thái Nguyên 25
4.1.1 Vị trí địa lý 25
4.1.2.1 Đặc điểm về địa hình 25
4.1.2.2 Đặc điểm về khí hậu 25
4.1.2.3 Đặc điểm về thủy văn nguồn nước 26
4.1.2.4 Đặc điểm về đất 26
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
4.1.3.1 Dân số, lao động 26
Trang 44.1.3.2 Dân tộc 26
4.1.3.3 Y tế, văn hóa, giáo dục 26
4.1.3.4 Cơ sở hạ tầng 27
4.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình 27
4.1.4.1 Những khó khăn và thách thức 27
4.1.4.2 Những tiềm năng và lợi thế 28
4.1.5 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình .28
4.2 Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái nguyên 30
4.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Phú Bình 30
4.2.2 Thực trạng hoạt động dào tạo, tập huấn trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 31
4.3 Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn đối với nông dân 34
PHẦN 5 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 71
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2012 71
Sinh viên 71
Lê Thị Hiến 72
Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo 11
74
Trang 5PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời,với tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm trên 70% [15] Quá trìnhphát triển kinh tế, xã hội của đất nước, sản xuất nông nghiệp luôngiữ một vị trí vô cùng quan trọng Tuy nhiên nông nghiệp củanước ta còn gặp nhiều khó khăn, năng suất và sản lượng câytrồng vẫn còn thấp do người dân thiếu kiến thức về KHKT Kể từkhi Nghị Quyết X của Bộ chính trị ngày 05/ 04/ 1988 ra đời, nôngnghiệp của Việt nam đã có những bước tăng trưởng khá mạnh,người dân có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất và kinhdoanh Cùng với việc áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuấtnông nghiệp, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thànhtựu đáng kể Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cho thấy ngườinông dân của nước ta còn nhiều điểm hạn chế: thiếu kiến thức,thiếu kỹ năng xử lý những rủi ro trong quá trình sản xuất Vì vậyviệc chuyển giao KT đến cho người dân là rất cần thiết
Thấy được những vấn đề đó ngày 02/03/1993 Chính phủ đã banhành Nghị định 13CP về CTKN, bắt đầu hình thành hệ thốngKhuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương Saukhi thực hiện đường lối đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạtđược những thành tựu rõ nét[2] Riêng về sản xuất lương thực:diện tích, năng suất, sản lượng tăng đều qua các năm Từ năm
1988 trở về trước Việt Nam là một nước thiếu lương thực trầmtrọng, hàng năm phải nhận viện trợ hoặc nhập khẩu gạo thì đếnnăm 2011 nước ta đã xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo [15] Trướcnhững yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước ngày 08 tháng
01 năm 2010 Nghị định số 02/2010/NĐ - CP của Chính phủ vềkhuyến nông được ban hành Trải qua 19 năm hoạt động, hệthống khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương
đã được củng cố, hoàn thiện và phát triển Khuyến nông - khuyếnngư đã tích cực chuyển giao những tiến bộ KHKT, đào tạo, tập
Trang 6huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đưa người nôngdân tiếp cận với những chủ trương chính sách, thông tin thịtrường Khuyến nông - khuyến ngư đã góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chấtlượng cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng bềnvững tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo nâng caođời sống cho người nông dân [2].
Những năm qua mạng lưới khuyến nông đã được nhân rộng
ở khắp các tỉnh trên cả nước Cùng với đó các hoạt động đào, tạotập huấn Kỹ thuật cho người dân cũng đã được triển khai rộng rãi.Tuy nhiên các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông hiệnnay đã thực sự có hiệu quả hay không? những khóa tập huấn đó
đã góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân haychưa? Các chương trình đó đã tác động đến người dân như thếnào? đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo, tập huấn là một nộidung quan trọng để xem liệu một chương trình đào tạo có thànhcông hay không? nó có thể giúp xác định mục tiêu đào tạo chínhxác hơn, đảm bảo các phương pháp đào tạo đáp ứng được yêucầu của các học viên và giảm được chi phí đào tạo thì các chươngtrình đào tao, tập huấn khuyến nông cần phải được nghiên cứu vàđánh giá
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011", với mục đích có cái nhìn tổng
thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cũngnhư các kết quả đạt được sau mỗi một khóa đào tạo, tập huấncho nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn trong giaiđoạn mới
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được kết quả hoạt động khuyến nông trong công tác đàotạo, tập huấn khuyến nông cho người dân tại huyện, từ đó đề xuất
Trang 7một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn tronggiai đoạn mới.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nôngcho người dân trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên
- Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyếnnông trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên trên các khíacạnh: khả năng tiếp thu và mức độ áp dụng của người dân, nộidung và phương pháp tập huấn, tác động của tập huấn đến ngườinông dân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đàotạo, tập huấn trong giai đoạn mới
1.4 Giả thiết nghiên cứu
- Công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân trên địabàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên đã có sự đổi mới và có tácđộng tích cực đến người nông dân
1.5 Ý nghĩa của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học trênlớp
- Giúp sinh viên có phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học,tiếp thu thực tế để thấy rõ được những việc mà một cán bộkhuyến nông phải làm
- Bổ sung thêm kiến thức về công tác đào tạo, tập huấn khuyếnnông cho sinh viên
- Bổ sung thêm tài liệu cho khoa, trường, cán bộ tập huấn và các
cơ quan trong ngành
1.5.2 Ý nghĩa thực tế
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho cán bộ khuyến nông,
cơ quan trong ngành có thêm căn cứ để lựa chọn phương phápđào tạo, tập huấn phù hợp nhất làm nâng cao hiệu quả cácchương trình góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôinhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trang 8PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Việc học của người lớn
họ nhận thấy buổi học mang lại lợi ích cho họ, họ có thể quyếtđịnh tiếp túc hay thôi học Một CBKN giỏi là phải biết xác định nhucầu của học viên, hiểu được tâm lý của người lớn tuổi từ đó xâydựng bài giảng và có những PPKN phù hợp
Phương pháp đào tạo truyền thống là lấy người thầy làm trungtâm và coi học viên là cái “thùng rỗng” được giáo viên đổ đầy kiếnthức vào đó Và học tập là một quá trình một chiều, thụđộng Hiện nay công tác đào tạo, giáo dục đã coi học viên là nhânvật trung tâm, quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm sẵn có củahọc viên, từ đó nâng cao kiến thức của học viên và khuyến khíchhọc viên khám phá những ý tưởng mới, những kiến thức mới.Trong công tác giảng dạy cho người lớn hoặc CTKN thì điều nàycàng phải được coi trọng và phải luôn luôn lấy học viên (nôngdân) làm trung tâm còn tập huấn viên (CBKN) là người thúc đẩy,người hỗ trợ, khuyến khích họ tham gia giải quyết vấn đề và chia
sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập bằng cách mời họ đưa ranhững ý kiến của mình, mời họ tham ra vào một trò chơi, đặt cáccâu hỏi để nâng cao khả năng động não của học viên Hiệu quảhọc tập sẽ cao hơn nếu như nội dung bài giảng phong phú, phùhợp với nhu cầu của học viên [6]
2.1.1.2 Đặc điểm học tập của người lớn
Người lớn (nông dân) có những đặc điểm sau:
Trang 9Người lớn có rất nhiều kinh nghiệm sống: họ là những người trựctiếp lao động, các công việc hằng ngày của họ là làm ruộng, chănnuôi Trong quá trình lao động đó họ tự giải quyết các vấn đề mà
họ gặp trong thực tế cuộc sống từ đó đúc rút thành những kinhnghiệm sản xuất Nếu CBKN biết khai thác các thông tin, học hỏikinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của mình
Thực tế: Người lớn có cách nhìn nhận mọi việc rất thực tế, họ ýthức được tương lai, đánh giá được khả năng của họ Họ không có
ảo tưởng viển vông, vì thế họ sẽ hiểu họ cần học những gì đểphục vụ trực tiếp cho công việc của họ
Có thói quen lâu đời: Người nông dân có thói quen lâu đời, cónhững phong tục truyền thống lưu truyền qua các thế hệ Họ sẵnsàng chia sẻ giúp đỡ nhau, nhưng họ lại rất ích kỷ không muốnngười khác hơn mình Vì thế dù có chia sẻ nhưng họ vẫn giữ lại
bí quýêt riêng Do vậy người CBKN cần phải khắc phục nhữngmặt hạn chế và khuyến khích những mặt tích cực của họ
Có tính tự ái: Người nông dân có thể có những hạn chế về mặtkiến thức, không muốn thay đổi những tập quán truyền thống, khilàm CTKN người CBKN không nên có thái độ chỉ trích, chê bai họ
mà cần phải động viên, thuyết phục và đưa ra những lời độngviên, lời khuyên có ích cho họ
Hay mệt mỏi: Người nông dân quen làm những công việc nặngnhọc trên đồng ruộng như cầm cày, cầm cuốc Trong tập huấncần có một môi trường học tập thoải mái, tránh bài học quádài, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tranh ảnh minhhọa sẽ giúp người dân hứng thú hơn với việc học [6]
2.1.1.3 Động cơ học tập của người lớn
Từ khái niệm và đặc điểm học tập của người lớn chúng ta có thểnhận xét rằng, chúng ta không thể bắt buộc người lớn đi tập huấn
mà người lớn tự thấy động cơ để tới lớp khi tập huấn mang lạinhững lợi ích cho họ và gia đình họ Nếu tham gia tập huấn mà cóthể vận dụng những kiến thức từ lớp tập huấn đó vào giải quyếtnhững khó khăn trong công việc hằng ngày của họ và giúp họ làm
Trang 10việc tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và gia đình họthì họ sẽ nhiệt tình tham gia.
Những học viên là người lớn có cơ hội áp dụng ngay những kiếnthức mà họ vừa học được vào công việc, vào thực tiễn cuộc sống.Trong quá trình học nông dân thường chọn lọc những thông tin
mà họ thấy cần thiết Rõ ràng ta thấy nhu cầu đi tập huấn xuấtphát từ bản thân học viên, họ tham gia tự nguyện và chúng takhông thể nào bắt ai đi tập huấn nếu họ thấy không có ích chobản thân và gia đình Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối vớitập huấn viên khi tập huấn cho đối tượng học viên là người lớn.Tập huấn viên sẽ phải dựa vào động cơ học tập học tập của họcviên để thiết kế nội dung bài giảng sao cho phù hợp nhất
Như vậy động cơ học tập của người lớn xuất phát từ chính bảnthân học viên Nông dân học tập để làm việc, do vậy nếu tập huấnđáp ứng được những nhu cầu của đó, đúng như người dân mongđợi thì họ sẽ tham gia một cách nhiệt tình Khi tổ chức khóa tậphuấn, CBKN cần tìm hiểu động cơ học tập của học viên thông quaviệc đánh giá nhu cầu để biết được học viên mong muốn điều gìkhi tham gia lớp tập huấn đó [6]
2.1.2 Khuyến nông và giáo dục
Khuyến nông là một công việc có tính chất giáo dục Nông dân rấtcần những tiến bộ KHKT để áp dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao
NS cây trồng vật nuôi Giáo dục trong KN là quá trình giáo dụckhông chính thức mà đối tượng là người nông dân Muốn làm tốtnhiệm vụ của mình người CBKN cần thường xuyên bổ sung nhữngkiến thức mới Và phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
* Người thầy của nông dân cũng là học trò của nông dân
Giáo dục trong KN không chỉ đơn thuần là việc nhồi nhét kiến thứcvào “cái thùng rỗng không” Bản thân người nông dân cũng hiểubiết khá nhiều về môi trường và những phương thức canh tác của
họ Vì vậy ngoài việc chuyển giao KHKT, người CBKN phải biết học
từ nông dân để có thể làm KN từ những gì đang có sẵn ở địaphương
* Người nông dân cần có động cơ để học
Trang 11Không thể cưỡng bức nông dân đi học Phải có nhu cầu họ mớihọc, phải có động cơ thì học tập mới có kết quả Người lớn khóhọc hơn trẻ con nhiều Ở trong nhà trường trẻ con buộc phải họctập theo yêu cầu của các thày cô giáo Nhưng khác với trongtrường học, người nông dân có quyền lựa chọn học cái họ muốnhọc, nghe điều họ muốn nghe Đó là những gì thân thiết với cuộcsống hàng ngày.
Ngoài ra, người nông dân cũng có những ước muốn khác, dù nóchưa thật cần thiết bằng miếng cơm manh áo hàng ngày nhưngquan trọng Thí dụ như hãnh diện với hàng xóm láng giềng, đượcmọi người kính trọng, được coi là một gia đình nề nếp Đó lànhững ước muốn rất tự nhiên Muốn có những thứ đó họ phải đẩymạnh sản xuất Người nào có những ham muốn như vậy thì sẽ cóđộng cơ học tập Khi có động cơ người lớn sẽ học nhanh hơn
và áp dụng cũng tốt hơn hẳn những người không có ham muốn
và động cơ Đó là một nguyên tắc rất quan trọng mà ngườiCBKN cần phải nhớ
* Đối thoại và thực hành có vai trò rất quan trọng
Cần hiểu rằng người nông dân tiếp thu được rất ít từ những bàigiảng chay Họ có thể nghe nhưng họ lại nhanh quên mất Nhưngnếu tạo điều kiện cho họ được hỏi kỹ và thảo luận thấu đáo cáchlàm, nhất là nếu nông dân có cơ hội để thực hành cụ thể thì họ
sẽ học được nhiều và nhớ lâu hơn Hoàn toàn có thể giúp nôngdân học tập có hiệu quả nếu áp dụng đúng câu châm ngôn “ họcphải đi đôi với hành” [6]
- Nhận thức: người nông dân nghe nói về một cách làm mới rất cóhiệu quả nhưng anh ta mới biết quá ít về nó (Thí dụ anh ta nghe
Trang 12nói về một giống lúa lai mới có tên là Syn 6 mà các hộ ở làng bên
đã cấy)
- Quan tâm: càng ngày anh ta càng quan tâm hơn đến giống lúaSyn 6 đó nên bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó thông qua hàngxóm láng giềng hoặc cán bộ khuyến nông
- Đánh giá: anh ta tính toán xem liệu chân ruộng nhà mình cóthích hợp để cấy giống lúa đó không? Nếu cấy thì một sào phảimua bao nhiêu kg giống? Khả năng thu được mấy tạ/sào? Chấtlượng giống lúa lai Syn 6 đó có hơn những giống lúa nhà anh tathường cấy không? Anh ta sẽ tìm hiểu xem thông tin về giống lúa
đó hoặc bàn với gia đình xem có nên cấy thử không?
- Làm thử: để cho chắc chắn anh ta sẽ cấy thử một sào Anh ta cóthể nhờ hàng xóm những người đã từng cấy giống lúa này hoặcCBKN tư vấn về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
- Áp dụng: nếu mọi việc tốt đẹp, giống lúa đó cho NS cao, cơmdẻo vụ sau anh ta sẽ dành toàn bộ ruộng nhà mình để cấy giốnglúa đó
Quá trình trên cũng xảy ra tương tự với những nông dân kháchoặc với cả cộng đồng Tất nhiên với cộng đồng quá trình này sẽphức tạp và mất nhiều thời gian hơn Người CBKN cần biết cáchtận dụng các giai đoạn của quá trình này để cung cấp thông tinđầy đủ, đúng thời điểm (đặc biệt là thông tin về thị trường) chonông dân Hoặc bằng những PPKN thích hợp (trình diễn, thamquan, hội thảo đầu bờ ), người CBKN hoàn toàn có thể thúc đẩycho quá trình này xảy ra nhanh hơn
* Tốc độ học và áp dụng của nông dân
Trong thực tế, không phải tất cả nông dân đều cùng một lúc tiếpthu và áp dụng một biện pháp canh tác hay một sáng kiến mới.Việc họ sẵn sàng áp dụng hay không còn phụ thuộc vào kinhnghiệm bản thân, vào tiềm năng đất đai, sự có sẵn những nguồnlực khác và cá tính của từng người [5]
Về khả năng và tốc độ áp dụng một sáng kiến mới, có thể chianông dân thành những nhóm sau:
- Nhóm những nông dân tiên phong
Trang 13Là những nông dân năng động, ham học hỏi cái mới, dám nghĩdám làm Thông thường trong mỗi làng, mỗi cộng đồng chỉ có mộtvài người như vậy Họ thường là những người đã từng có thời giansống xa nhà, đi công tác hoặc đi bộ đội Vì đi nhiều họ trở thànhnhững người năng động và dám quyết định làm một cái gì đó màkhông cần quan tâm đến những lời bàn tán ra vào của hàng xóm,láng giềng Ở nông thôn nhóm người này hay bị người khác nhìnbằng con mắt đầy nghi ngờ và ghen tỵ Tuy nhiên, họ có vai tròrất quan trọng đối với sự thành công của các chương trình KN vìrất dễ thuyết phục họ áp dụng một cách làm ăn mới Điều đó sẽtạo ra những mô hình người thật, việc thật ngay trong làng đểnâng cao nhận thức của những nông dân khác Người CBKN phảibiết tranh thủ năng lực và giúp đỡ của nhóm người này
- Nhóm nông dân áp dụng sớm
Nhóm này thường ít mạo hiểm và rất thận trọng trong mọi vấn đề
Họ muốn phải được tận mắt chứng kiến xem sáng kiến đó cóthành công trong những điều kiện ở địa phương hay không rồi mớiquyết định Họ sớm quan tâm đến sáng kiến đó nhưng phải chắcchắn thành công thì họ mới làm theo Nhóm này thường bao gồmnhững lãnh đạo ở địa phương và những nông dân làm ăn có tínhtoán và được kính trọng trong cộng đồng
- Nhóm nông dân còn lại
Nhóm này chiếm phần đông và thường áp dụng sáng kiến đó mộtcách chậm chạp, miễn cưỡng Có những người do thiếu nhữngnguồn lực cần thiết nhưng cũng có những người do không biếtcách làm ăn hoặc lười biếng Có khi họ áp dụng sáng kiến chẳngqua vì lãnh đạo địa phương thúc ép hoặc hàng xóm láng giềng, họhàng khuyên bảo chứ không phải do CBKN và các mô hình trìnhdiễn của anh ta [3]
2.1.3 Đánh giá đào tạo, tập huấn
2.1.3.1 Khái niệm
Đánh giá là xác định toàn bộ giá trị hoặc một phần đối vớimột sự vật nào đó Đánh giá CTKN là đưa ra những nhận xét vềgiá trị các hoạt động KN (Chanoch Jacobsen, 1996) [11]
Trang 14Đánh giá đào tạo tạo, tập huấn là việc phân tích kết quảđạt được so với mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập đã đề ra.Những thông tin cần thiết về chất lượng cũng như số lượngđược thu thập một cách hệ thống, để từ đó hoàn thiện chươngtrình đào tạo với kết quả cao [6].
2.1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá đào tạo, tập huấn
Thông thường đánh giá đào tạo, tập huấn là bước cuối cùngtrong chương trình thiết kế đào tạo, tập huấn Tuy nhiên, chúng tanên lồng ghép việc đánh giá vào trong các chương trình đào tạo,tập huấn nhằm nắm được chất lượng đào tạo, tập huấn khi nhậnđược những phản hồi
- Những mục tiêu đạt được của cả học viên và giảng viên
- Kết quả đạt được của các phương pháp và các tiến trình đàotạo, tập huấn
- Liệu chương trình đào tạo, tập huấn có đáp ứng được những nhucầu đã đặt ra ở cấp thôn bản, tổ chức và cá nhân hay không?.2.1.3.3 Đánh giá cái gì và khi nào?
Mục tiêu của việc đánh giá là tìm hiểu sự hứng thú và hàilòng của các học viên Tuy nhiên, đánh giá cuối khoá học cần tậptrung vào những mục tiêu học tập cụ thể Nói cách khác, sự hứngthú và hài lòng của học viên vẫn chưa đủ mà chúng ta phải nắmđược sự thay đổi về mặt kiến thức kỹ năng và quan điểm của họcviên cuối khoá học
Chúng ta thường đánh giá các hoạt động đào tạo, tập huấnvào cuối chương trình đào tạo, tập huấn Tuy nhiên muốn đạtđược mục tiêu tổng thể, mục đích cuối cùng chúng ta cũng nênđánh giá hiệu quả sau tập huấn, đào tạo
2.1.3.4 Các loại đánh giá trong đào tạo, tập huấn
Có nhiều loại đánh giá, trong phạm vi tổ chức tập huấn thìđánh giá bao gồm các loại sau:
* Đánh giá nhu cầu đào tạo
Là một khâu rất quan trọng khi tổ chức các khoá tập huấntrong KN, khuyến lâm Trước đây, theo cách tiếp cận cũ việc đánhgiá nhu cầu đào tạo không được coi trọng trong đào tạo KN,
Trang 15khuyến lâm Người ta chỉ thực hiện các khoá đào tạo, chuyển giaoKHKT theo kế hoạch đã định trước Hiện nay, việc đào tạo trong
KN, khuyến lâm được chuyển sang cách tiếp cận có sự tham gianên điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo là một bước rất quan trọng
Đánh giá nhu cầu đào thực sự được coi là bước quan trọngnhất, có tính quyết định xem việc đào tạo có đáp ứng nhu cầuthực tế hiện nay hay không Đánh giá nhu cầu đào tạo là mộtcông cụ có gía trị để biết về những người tham gia trước khi đàotạo Nó cho người cán bộ đào tạo biết trước những thông tin vềnhững chủ đề cần được thảo luận và làm thế nào để thực hiện nódựa vào những đặc điểm của người tham gia
- Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp giảng viên biết trướcnhững gì mà họ cần làm
- Quyết định xem đào tạo có phải là một giải pháp tốt hay không
- Xây dựng chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo
- Đưa ra những chương trình đào tạo lấy học viên làm trung tâm,chương trình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thứccủa học viên
- Lựa chọn những biện pháp thích hợp cũng như các phương pháphọc phù hợp vơi đặc điểm của học viên
Đánh giá nhu cầu đào tạo cũng đưa ra những dữ liệu hữuích giúp cho việc theo dõi chặt chẽ những thay đổi, tiến bộ củamỗi học viên cũng như toàn bộ học viên trong và sau khoá học
Đánh giá nhu cầu đào tạo đó là đánh giá:
- Nhu cầu cộng đồng
- Nhu cầu tổ chức
- Nhu cầu học viên
Đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện qua nhiều bước nhưsau:
Xác định đối tượng đào tạo và đối tượng
điều tra
Đánh giá
viết báo cáo
Lập kế hoạch điều tra
Tiến hành điều tra
Tổng hợp thông tin
Sự tham gia
Trang 16Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo
* Đánh giá học viên
Một câu hỏi thường xuyên đặt ra trong quá trình tập huấn là tạisao cần phải đánh giá học viên? Sở dĩ như vậy là trong quá trìnhtập huấn, học viên cần phải hiểu và tiếp thu được những kiến thức
đã học Đánh giá học viên còn có tác dụng kích thích học viên họctập
Phương pháp và công cụ đánh giá có thể là:
- Kiểm tra viết: là phương pháp đánh giá dựa trên mẫu câu hỏi đãchuẩn bị sẵn, tập huấn viên giao cho học viên trả lời bằng cáchviết ra giấy trong một thời gian cho phép Khi hết thời gian làmbài, tập huấn viên thu bài đó về chấm và đánh giá theo thangđiểm quy định
- Kiểm tra vấn đáp: là phương pháp đánh giá dựa trên các đốithoại trao đổi, phỏng vấn, đóng vai, thuyết trình cá nhân haynhóm giữa học viên với tập huấn viên Tập huấn viên nghetrình bày, đánh giá và cho điểm
- Đánh giá thực hành: là phương pháp đánh giá dựa trên quansát, tham quan hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành của học viênYêu cầu của các công cụ đánh giá:
- Có đáp án và thang điểm tương ứng làm cơ sở đánh giá kết quả
- Đã được thử nghiệm trước và có giá trị thực tiễn (chính xác, đầy
đủ và phù hợp với mục tiêu đào tạo), khách quan, đáng tin cậy
* Đánh giá phương pháp tập huấn
Hoạt động này nhằm mục đích đánh giá mức độ thành công của
Trang 17buổi tập huấn Nó cho phép ta xem xét và trả lời câu hỏi liệu cách
tổ chức và điều khiển tập huấn có đáp ứng được mục tiêu đã đề
ra hay không? từ đó cải thiện chất lượng buổi tập huấn lần sauhoặc điều chỉnh một số khâu trong kế hoạch tập huấn Cụ thể là:xem xét kỹ năng, phương pháp, giáo án, giáo cụ và các mục trình
có phù hợp với học viên, với mục tiêu và yêu cầu đề ra hay không.Nội dung đánh giá phương pháp tập huấn gồm:
- Phương pháp sư phạm: Cách điều khiển buổi tập huấn có chophép đạt mục tiêu không? Nó có thể hiện nội dung tập huấn vàphù hợp với học viên hay không?
- Năng lực của cán bộ tập huấn: Anh ta có chuyên môn haykhông? anh ta có trình độ nghiệp vụ sư phạm hay không? có
am hiểu thực tế hay không?
- Sự tham gia của học viên: học viên có tham gia tích cực vào bàigiảng hay không? bài giảng có phù hợp không? có rõ ràng, dễ hiểukhông?
- Giáo cụ được sử dụng trong tập huấn: Gồm những giáo cụ gì? Cóphong phú và sinh động hay không?
- Địa điểm của phòng tập huấn: ở đâu? có phù hợp với số lượnghọc viên hay không? Có làm cho học viên cảm thấy thoải máikhông?
- Số ngày, thời lượng và cách bố trí thời gian: thời lượng, nội dungtrong từng ngày có tuân thủ theo lịch trình hay không? nhiều hayít? sự phân bổ giữa lý thuyết và thực hành?
* Đánh giá tác động của tập huấn
Khi khoá tập huấn kết thúc, đánh giá tác động của tập huấn đượcthực hiện Đây là loại đánh giá mang tính chất tổng hợp tất cảnhững đánh giá được trình bày ở trên và đánh giá kết quả thuđược từ tập huấn trên thực địa Việc đánh giá này chủ yếu là do
cơ quan tập huấn, các nhà tài trợ, các tổ chức quản lý và đôi khi
do tập huấn viên tiến hành
Đánh giá tác động của tập huấn nhằm trả lời các câu hỏi:
- Mục đích của buổi tập huấn và mục tiêu học tập có đạt đượckhông?
Trang 18- Tập huấn có phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của hộ nôngdân và tại địa phương?
- Tập huấn có đáp ứng được nhu cầu của học viên hay không?Đánh giá tác động của tập huấn thường được thực hiện bằng cáccông việc sau:
- Đánh giá số lượng: Thường dùng các chỉ tiêu như: số lượngngười tham gia tập huấn; số lớp tập huấn được tổ chức; số ngàytập huấn; số lượng KT đã sử dụng, số bài giảng, chủ đề, mô hìnhđược tập huấn; số giáo cụ; số lượng kinh phí đã sử dụng
- Tổng hợp đánh giá của học viên: dựa vào các phiếu đánh giá củahọc viên, tập huấn viên tổng hợp kết quả đánh giá đầu vào cuốibuổi tập huấn để xác minh được sự tiến triển trong việc tiếp thukiến thức của học viên (Kiến thức, thái độ, phương pháp, cách cưxử )
- Có thể đánh giá thêm tác động của đào tạo, tập huấn đến NScây trồng, vật nuôi Vì mục tiêu chính của công tác chuyển giaotiến bộ KHKT không chỉ làm thay đổi kiến thức, nhận thức, hành
vi, thái độ, cách cư xử của người nông dân mà còn tác động đến
NS như thế nào hay không liên quan gì cả?
2.1.3.5 Các công cụ sử dụng trong đánh giá tập huấn
Các công cụ sử dụng trong đánh giá tập huấn rất nhiều và đadạng Tuỳ thuộc từng loại hình tập huấn, loại hình đánh giá vàđối tượng tập huấn mà áp dụng các công cụ cho phù hợp Bảngtổng hợp các công cụ đánh giá tập huấn sau đây là một thamkhảo có thể sử dụng trong các loại hình đánh giá tập huấn:
Trang 19Bảng 2.1: Các công cụ đánh giá tập huấn
Công cụ đánh giá
Công cụ đánh giá Nhu
cầu tập huấn
Kiến thức của học viên
Phương pháp tập huấn
Tác động của tập huấn
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng, 2007)
Ngoài ra trong tập huấn còn sử dụng một số phương pháp đánh giárất nhanh, đơn giản nhưng có hiệu quả Ví dụ: tập huấn viên sửdụng một tờ giấy A0 dán lên bảng rồi dùng bút chia thành các phầnghi các nội dung cần đánh giá như: Nội dung giảng dạy, phươngpháp giảng, tài liệu phát tay rồi yêu cầu các học viên dùng bút dạlên đánh giá và cho điểm theo các tiêu chí đánh giá Sau đó tậphuấn viên tổng kết lại và từ đó có những điều chỉnh
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động KN ở các nước hình thành khá sớm và khẳng định đượcvai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế nói chung vàcông cuộc phát triển nông nghiệp nói riêng Các hoạt động như:Thông tin - tuyên truyền, bồi dưỡng tập huấn và đào tạo, xâydựng mô hình và chuyển giao công nghệ, tư vấn và dịch vụ, hợptác quốc tế ngày càng đa dạng hơn Trong đó công tác đào tạo
và tập huấn là một trong những vấn đề được chú trọng và quantâm, nó đáp ứng được hai yêu cầu là giải quyết được những khókhăn vướng mắc trong sản xuất và bồi dưỡng kiến thức cho nông
Trang 20dân Để đánh giá được một chương trình đào tạo, tập huấn cóthành công hay không ta phải đánh giá được tác động của chươngtrình đó Tức là phải xem xét xem sau khóa tập huấn đó ngườinông dân đã thu được gì, họ áp dụng những kiến thức đó như thếnào trong sản xuất Việc đánh giá tác động sau mỗi một khóa họctới các học viên là hết sức cần thiết, thông qua đánh giá các nhà
tổ chức, quản lý biết được hiệu quả của một chương trình, mộtkhóa học tới các học viên tham gia Trên cơ sở đó để có nhữngthay đổi sao cho hợp lý Từ lâu trên thế giới đã có rất nhiều nhà tổchức, nhà nghiên cứu đánh giá tác động của các lớp đào tạo, tậphuấn khuyến nông về một lĩnh vực nhất định Dưới đây là một sốnghiên cứu của các tác giả trên thế giới về đánh giá tác động củacác lớp tập huấn cho người nông dân khi áp dụng vào sản xuất.Báo cáo đánh giá những phản hồi từ lớp học FFS: trường hợpnghiên cứu của chương trình IPM ở Kenya cho kết quả: Sau khikết thúc khóa học thì kiến thức, kỹ năng làm việc cũng như lợinhuận của những nông dân tham gia lớp học đã tăng lên, khi ápdụng vào thực tế sản xuất NS đã có sự thay đổi đáng kể, giảmthiểu được rủi ro (K.S Godrick & W.K Richard, 2003) [13]
Việc áp dụng phương pháp IPM đã giúp giảm đáng kể lượng thuốcBVTV được sử dụng ở nhiều nơi Ví dụ, chương trình IPM áp dụngcho các cánh đồng trồng bông ở bang Texas, Mỹ, đã giúp giảm71% lượng thuốc BVTV được sử dụng, trong khi đó sản lượngbông chỉ giảm ít Nhờ đó, lợi nhuận ròng của nông dân trồng bông
ở đây đạt 81,5 USD/ mẫu Anh, trong khi những nông dân trồngbông theo phương pháp truyền thống bị lỗ 105 USD/ mẫu Anh Đa
số nông dân áp dụng phương pháp IPM ở đây đã theo dõi pháthiện dịch hại, thay đổi ngày gieo hạt và áp dụng các tỷ lệ gieo hạtkhác nhau Phương pháp IPM cũng mang lại nhiều kết quả chonông dân các nước đang phát triển Các lớp tập huấn cho nôngdân tại các nước châu Á như Inđônêxia, Philipin, Việt Nam đã dẫnđến sự giảm rõ rệt lượng thuốc BVTV được sử dụng đối với câylúa Hàng triệu nông dân Inđônêxia, Việt Nam đã giảm số lầnphun thuốc từ vài ba lần xuống còn 1 lần trong mỗi vụ lúa Trong
Trang 21những trường hợp này, NS thu hoạch vẫn được giữ nguyên,những nông dân lại tiết kiệm chi phí và công sức Hiện tại khoảng25% nông dân Inđônêxia, 20 - 33% nông dân Việt Nam (vùngđồng bằng sông Cửu Long) và 75% nông dân một số vùng ởPhilipin đang trồng lúa mà hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV.(Theo UNEP Industry and Environment, 9/2004) [12].
Nhìn chung, công tác đào tạo, tập huấn KN trên thế giới đã vàđang được chú trọng, đã có một số nghiên cứu về các lớp tậphuấn Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa sâu sắc, chưa nhiều
và đồng đều giữa các nội dung, vấn đề nghiên cứu chủ yếu về tácđộng của các lớp tập huấn IPM tới việc giảm chi phí của người dân
và NS cây trồng Những nghiên cứu về kết quả và hiệu quả các lớptập huấn đối với người dân còn hạn chế, trong đó có các tiêu chínhư: mức độ phù hợp của nội dung tập huấn, khả năng thay đổi
và áp dụng kiến thức của người dân, thời gian và phương pháptập huấn Sau đây đề tài đi nghiên cứu và làm rõ một số tiêu chítrên trong phạm vi nghiên cứu cho phép
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trải qua 19 năm thành lập và hoạt động CTKN đã có những bướchoàn thiện đáng kể cả về nội dung và phương pháp tập huấn.Những tiến bộ khoa học được chuyển đến cho người dân đã gópphần không nhỏ vào việc thay đổi cách nghĩ, cách làm của nôngdân KN chính là cầu nối cho nông dân tiếp cận với những côngnghệ sản xuất
Sau một năm triển khai Nghị định 02/2010/NĐ – CP công táckhuyến nông còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng Bên cạnh đó hệthống KN cả nước đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận
Về cơ chế chính sách đã có nhiều chính sách được đổi mới nhưquy định rõ chính sách cho từng nội dung, từng đối tượng nôngdân và người làm CTKN Tuy nhiên chưa có những chính sách phụcấp phù hợp cho KN viên Năm 2011 kinh phí cho hoạt động KN là
222 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010 Có 86 dự án KN Trungương giai đoạn 2011-2013 được duyệt với tổng kinh phí 446 tỷđồng, trong đó TTKN Quốc gia chủ trì triển khai 29 dự án với tổng
Trang 22kinh phí là 110,335 tỷ đồng (chiếm 59%)
Một số hoạt động KN nổi bật năm 2011: Công tác thông tintuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều nội dung và hìnhthức phong phú, hiệu quả như trang web, ấn phẩm KN, tuyêntruyền trên các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địaphương, tổ chức các hội thi, hội chợ, diễn đàn, hội thảo chuyênđề nhằm đẩy mạnh việc phổ biến chủ trương chính sách, kiếnthức và kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường cho bà connông dân cả nước Trang Web KN Việt Nam: đã cập nhật và đăngtải 3.480 tin bài, ảnh về các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, hoạt động KN và các mô hình, điển hình sản xuất nôngnghiệp giỏi ở các địa phương trên khắp cả nước Số lượng ngườitruy cập trong năm 2011 đạt gần 5 triệu lượt người/năm, trong đónông dân trực tiếp sản xuất chiếm trên 60% [16]
Các tài liệu, ấn phẩm KN: đã biên tập và phát hành 8 số Bản tin
KN Việt Nam với số lượng 40.000 bản; biên soạn, in và phát hành
22 ấn phẩm KN các loại khác (sách kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp, băngđĩa hình kỹ thuật…) với số lượng 9.000 bản phục vụ hoạt độngchuyển giao tiến bộ KT cho nông dân Phối hợp tổ chức tuyêntruyền, phổ biến 10.500 tin bài, ảnh, 1.400 chuyên mục chuyêntrang trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phátthanh, truyền hình của Trung ương và các khu vực) Nội dung,hình thức tuyên truyền phong phú nhằm cung cấp những thôngtin hữu ích giúp nông dân, người sản xuất hiểu và tuân thủ chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn; phổ biến các tiến bộ KT mới, tiên tiến giúpnông dân sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.Triển khai các dự án xây dựng mô hình trình diễn, một số dự ánbước đầu đã đạt được kết quả nổi bật như dự án sản xuất hạtgiống lúa lai F1, dự án phát triển lúa gieo thẳng các tỉnh phía bắc,
dự án cơ giới hóa trong sản xuất mía, dự án chăn nuôi thủy cầmsinh học, dự án nuôi trồng thủy sản theo VietGAP Ở địa phương
đã tiến hành xây dựng hàng nghìn mô hình trình diễn thuộc cáclĩnh vực sản xuất có ưu thế của từng nơi, tập trung ứng dụng các
Trang 23giống cây trồng, vật nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ápdụng công nghệ cao để tăng hiệu quả và phát triển bền vững [1].Đánh giá tác động của khóa tập huấn sau khi kết thúc là hết sứccần thiết Từ đó các nhà tổ chức, quản lý, người làm CTKN cónhững kế hoạch và điều chỉnh cho hoạt động đào tạo, tập huấn
KN tiếp theo Tuy nhiên việc đánh giá tác động của đào tạo, tậphuấn cho CBKN và nông dân trong nước vẫn chưa được chú trọngnhiều Các đánh giá dưới đây sẽ cho thấy tầm quan trọng của hoạtđộng này
Trong báo cáo kết quả ứng dụng hệ thống canh tác lúa bảo
vệ môi trường: Việc áp dụng SRI theo hướng tiếp cận nông nghiệpsinh thái tạo một môi trường đất và không khí tốt để cây lúa cóthể phát huy hết tiềm năng di truyền cho năng suất cao So vớiphương pháp thâm canh lúa truyền thống SRI đã làm giảm chi phísản xuất thông qua giảm 70-75 % thóc giống, tiết kiệm 40-50%nước tưới (rất phù hợp với thực tế là khan hiếm nước ngày càngtăng), giảm 50 -100% thuốc trừ cỏ và trừ sâu, giảm phân bón hoáhọc SRI làm tăng năng suất lúa 13-29 %, tăng thu nhập từ 8-32%, làm lợi cho nông dân từ 1,8 – 3,5 triệu đồng/ha/vụ” Đếncuối vụ đông xuân 2009, Việt Nam đã có trên 264.000 nông dân
áp dụng toàn phần và từng phần SRI trên 85.422 ha tại 21 tỉnhmiền Bắc Đặc biệt là trong 6 tỉnh có chương trình hỗ trợ củaOxfam Hoa kỳ, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD),Cục bảo vệ thực vật và Đại học Thái Nguyên số diện tích áp dụngSRI đã lên tới 43% Việt Nam có tổng diện tích lúa là trên 8 triệu
ha, nếu 50% diện tích này áp dụng SRI thì chi phí sẽ giảm rấtnhiều, trong khi sản lượng thóc lại tăng lên từ 3 đến 4 triệu tấnthóc, làm lợi trực tiếp cho người dân ước tới từ 7 đến 14 ngàn tỉđồng, môi trường sống của họ được cải thiện hơn và đóng góplàm giảm thiểu biến đổi khí hậu [17]
Báo cáo tổng kết nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệmôi trường thông qua áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRIcủa tác giả (Hoàng Văn Phụ, 2010) nói về sự thay đổi nhận thức
rõ rệt trong canh tác lúa như: gieo 0,3 - 0,5 kg/sào so với trước
Trang 24kia là 1 - 3 kg/sào Tiết kiệm được từ 45.000 đến 60.000 đồng;89,5% số hộ cấy ở tuổi mạ từ 2,5 - 3 lá; 100% số hộ tham gia tậphuấn đã cấy từ 1 - 2 dảnh thay cho 3 - 4 dảnh như trước đây.93,8% đã giảm mật độ cấy từ 40 khóm/m2 xuống mất độ từ 16 -
25 khóm/m2; 100% số hộ không sử dụng thuốc trừ cỏ mà thayvào đó là làm cỏ bằng tay hoặc bằng nạo cào cỏ và 59% số hộtăng số lần làm cỏ lên 2 - 3 lần/vụ Đến năm 2011 đã được ứngdụng vào thực hiện tại xã Xuân Phương huyện Phú Bình Cũngtrong báo cáo này sự thay đổi về nhận thức về bảo vệ môi trườngcủa người dân sau khi đào tạo được cải thiện rõ rệt thể hiện việc
sử xử lý rác thải là rơm, rạ thì có tới 83,3% đã cho vào ủ làm phânhữu cơ thay vì đốt; 54,4% số người đã rửa bình phun thuốc trừsâu tại ruộng thay vì rửa tại mương máng [10]
Trang 25PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những nông dân đã tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuậttại huyện Phú Bình – Thái Nguyên
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả của một số chương trình đàotạo, tập huấn trên các khía cạnh: Khả năng tiếp thu và mức độ ápdụng của người dân, nội dung và phương pháp tập huấn, tác độngcủa tập huấn đến người nông dân
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyệnPhú Bình- Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2011
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ ngày 6 tháng
2 đến ngày 19 tháng 5 năm 2012
3.3 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện
Trang 263.3.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội củahuyện Phú Bình - Thái Nguyên
- Những khó khăn và thách thức
- Những tiềm năng và lợi thế
3.3.2 Tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo , tập huấn
KN tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên
- Số lượng các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bànhuyện Phú Bình giai đoạn 2009 - 2011
- Số lượt nông dân tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn khuyếnnông trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2009 - 2011
- Các nội dung đào tạo, tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện tổchức từ năm 2009 - 2011
3.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động đào tạo , tập huấn KN đến nông dân tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên
* Đánh giá khả năng tiếp thu và mức độ áp dụng kiến thức đượcđào tạo, tập huấn của nông dân vào thực tế sản xuất:
- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức được đào tạo, tập huấncủa nông dân vào thực tế sản xuất
- Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức được đào tạo, tập huấncủa nông dân vào thực tế sản xuất
- Đánh giá mức độ áp dụng kiến thức được đào tạo, tập huấn củanông dân vào thực tế sản xuất
* Đánh giá nội dung các chương trình và phương pháp tập huấncủa cán bộ khuyến nông:
- Đánh giá sự phù hợp về nội dung của một số chương trình đàotạo, tập huấn
- Đánh giá thời gian của một số khóa đào tạo, tập huấn khuyếnnông
- Đánh giá phương pháp thực hiện một số chương trình đào tạo,tập huấn của cán bộ khuyến nông
* Đánh giá tác động của tập huấn:
- Đánh giá sự thay đổi của người nông dân sau khi tham gia cácchương trình đào tạo, tập huấn
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 27- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các số liệu thứ cấpđược thu thập từ Trạm khuyến nông huyện, Phòng thống kêhuyện, về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, số lượng nông dântham gia các lớp tập huấn trong 3 năm, các nội dung đào tạo tậphuấn
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng bộ câu hỏidành cho nông dân, phỏng vấn nông dân ở một số xã đă tham giavào các chương trình tập huấn tại 3 xã : Điềm Thụy, Hương Sơn,Tân Hòa sẽ được phỏng
- Phương pháp PRA: Phương pháp này được sử dụng để phỏngvấn nông dân trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thuthập thông tin
- Cách chọn mẫu điều tra:
+ Chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
+ Số lượng mẫu: Mẫu được chọn để điều tra là 80 người đã thamgia tập huấn ở các xã Điềm Thụy, Hương Sơn, Tân Hòa
Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
1
Đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của
huyện
Sử dụng số liệu thứ cấp củaphòng thống kê
2 Thực trạng công tác đào
tạo, tập huấn của huyện
Sử dụng số liệu thứ cấp củatrạm khuyến nông huyện
3
- Khả năng tiếp thu và mức
độ áp dụng kiến thức của
người dân sau khi tham gia
các lớp đào tạo, tập huấn
- Nội dung và phương pháp
- Cách chọn mẫu điều tra: sử dung 80 mẫu phiếu điều tra cho 3 xãđiển hình có điều kiện địa lý, kinh tế xã hội khác nhau
Trang 28- Phương pháp sử lý số liệu: các số liệu thu thập trong quá trìnhđiều tra được tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mềnMicrosoft Excel.
Trang 29PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Khái quát vế điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện Phú Bình - Thái Nguyên
4.1.1 Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du miền núi, nằm ở phía Nam củatỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và thành phố TháiNguyên, phía Tây giáp huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công, cònphía Đông và phía Nam giáp các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang.Trung tâm của huyện cách thành phố Thái Nguyên 28km, cách thị
xã Bắc Ninh 30km, cách thủ đô Hà Nội 60km.Với vị trí hết sứcthuận lợi như trên, huyện Phú Bình trở thành cửa ngõ giao lưukinh tế, văn hóa giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc vớiđồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho huyện phát triển nền kinh tế theohướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển giao thương, dịch
vụ, mở rộng thị trường, xây dựng nền kinh tế hàng hóa đa dạng,hội nhập với thị trường trong vùng và cả nước
Phú Bình có 21 đơn vị hành chính (20 xã và 1 thị trấn), tổng diệntích tự nhiên là 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 81%,đất phi nông nghiệp 18,5% và đất chưa sử dụng 0,5% [3]
4.1.2 Điều kiện tự nhiên
4.1.2.1 Đặc điểm về địa hình
Địa hình huyện Phú Bình tương đối bằng phẳng, đồi núi thấp có
độ dốc nhỏ hơn 8o, đây là điều kiện thuân lợi để phát triển sảnxuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực, cây công nghiệpngắn ngày Địa hình này cũng rất thuận lợi cho phát triển đầu tưxây dựng và mở rộng các khu, cụm công nghiệp
4.1.2.2 Đặc điểm về khí hậu
So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Phú Bình có độ ẩmcao, trung bình cả năm là 83,17% Do địa hình tương đối bằngphẳng nên huyện Phú Bình có tần suất lặng gió thấp, khoảng từ
15 đến 20 % và tốc độ gió cũng lớn hơn các huyện miền núi,hướng gió thay đổi rõ rệt theo hệ thống hoàn lưu, mùa Hè thường
Trang 30có gió Đông Nam, mát mẻ mùa Đông có gió Đông Bắc, thời tiếtlạnh.
4.1.2.3 Đặc điểm về thủy văn nguồn nước
Huyện có hệ thống sông Cầu, sông Đào, 3 suối chính là nguồnnước chủ động tưới tiêu trên toàn bộ diện tích canh tác Đoạnsông Cầu chảy qua huyện dài 29km, là nơi cung cấp nguồn nướctưới tiêu chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp và cung cấp cátsỏi phục vụ xây dựng trên địa bàn Sông Đào qua địa phận dài22km đổ vào sông Thương, Bắc Giang đây là hệ thống thủy lợichính phục vụ cho gần 40% đất sản xuất nông nghiệp huyện.4.1.2.4 Đặc điểm về đất
Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đấtsản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 431 ha (chiếm1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5%) và đất chưa
sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%) Như vậy trong cơ cấu đất đai củahuyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đấtlâm nghiệp chỉ chiếm 25% Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ
vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện Trong diện tích đất lâmnghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên Toàn bộ diện tích6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo [4]
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.3.1 Dân số, lao động
Toàn huyện Phú Bình có tổng dân số khoảng 135.500 người,trong đó có trên 80.000 người trong độ tuổi lao động đã phổ cậptrung học cơ sở, chủ yếu là lao động ở nông thôn [4]
4.1.3.2 Dân tộc
Huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc có từ1.000 người trở lên là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu Các dân tộc sốngxen kẽ và rải rác khắp địa bàn huyện Kết cấu dân tộc: người Kinhchiếm 93,55% dân số; người Nùng chiếm 3,12% dân số; ngườiTày, Dao, Sán Dìu, Hoa và một số dân tộc khác chiếm 3,33% dân
số toàn huyện [4]
4.1.3.3 Y tế, văn hóa, giáo dục
Trang 31* Y tế: mạng lưới cơ sở y tế và cơ sở vật chất của ngành đượctăng cường đáng kể trong những năm gần đây Hiện nay toànhuyện có 24 cơ sở y tế.[4]
* Văn hóa: huyện có truyền thống lịch sử lâu đời, trong cuộckháng chiến chống Pháp, đây là địa bàn An toàn khu Bởi vậy đã
có nhiều di tích lịch sử, tổng cộng trên địa bàn có 70 di tích lịch sửvăn hóa [4]
* Giáo dục: hiện nay trên địa bàn huyện có 3 trường trung họcphổ thông, 1 trung tâm dạy nghề và mỗi xã, thị trấn có 1 trườngmầm non, 1 trường cấp 1, 1 trường cấp 2 [4]
4.1.3.4 Cơ sở hạ tầng
* Giao thông vận tải: với tuyến đường quốc lộ 37 đi quatrung tâm của huyện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế Hệ thốngđường giao thông do huyện quản lý từ Trung tâm huyện đến các
xã dài 121km, đường giao thông liên xã, liên thôn dài 1343km, cáctuyến đường khác đang được nâng cấp thông qua các dự án củangành giao thông [4]
* Hệ thống điện: đến nay 100% các xã thuộc huyện PhúBình đã có điện lưới quốc gia Mạng lưới điện cao thế 35KV có thểđáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn [4]
4.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình
4.1.4.1 Những khó khăn và thách thức
- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giaothông liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức chủ yếu đốivới sự phát triển kinh tế của huyện
- Phát triển nông nghiệp vẫn luôn là thách thức đối với Phú Bình.Những năm tới, nông nghiệp của huyện vẫn giữ vai trò quantrọng Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nông nghiệp, kinh tế của huyệnkhông thể có bước phát triển
- Phú Bình có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là laođộng giản đơn, chưa qua đào tạo nghề Điều đó đặt ra tháchthức đối với huyện trong việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tạoviệc làm tại địa phương cho người lao động
Trang 32- Là một huyện trung du, đất không rộng, mật độ dân số cao vàbiến động cơ học của dân số là âm, đến nay Phú Bình vẫn làhuyện nghèo, kinh tế thuần nông, kém phát triển.
- Đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đang có nguy cơ bị thuhẹp để xây dựng nhà máy
4.1.4.2 Những tiềm năng và lợi thế
- Được thiên nhiên ưu đãi, huyện Phú Bình có khí hậu nhiệt đới giómùa rất thuân lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và việc phát triểnmột hệ thống sinh thái đa dạng bền vững
- Rừng trồng với diện tích 6.332 ha chiếm 25,4% tổng diện tíchđất tự nhiên Là điều kiện tốt cho huyện tổ chức sản xuất lâmnghiệp theo hướng nông - lâm kết hợp, khai thác sử dụng đất lâmnghiệp có hiệu quả
- Với hệ thống sông suối lớn cung cấp một lượng nước lớn phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp
- Với nguồn nhân lực dồi dào cung cấp lao động cho các doanhnghiệp và xuất khẩu lao động
- Hệ thống đường giao thông quốc lộ 37 đi qua trung tâm huyệnthuận lợi cho việc giao lưu kinh tế
- Phú Bình có 2 cụm công nghiệp tạo công ăn việc làm cho laođộng trong và ngoài huyện
4.1.5 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình
Phú Bình một huyện thuần nông, từ bao đời nay người dân sốngchủ yếu vẫn nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp Tổng giá trị sảnxuất năm 2010 là 946.261 triệu đồng trong đó nông lâm nghiệp là392.761 triệu đồng Trong cơ cấu kinh tế của huyện năm 210nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 52,4%, trong đó ngành trồng trọtvẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng với các cây trồng chủ lựcnhư lúa, ngô, lạc, sắn, đậu tương, giá trị sản xuất trên1ha đấttrồng trọt năm 2010 là 55 triệu đồng Tuy nhiên ngành chăn nuôicũng rất phát triển đặc biệt là nuôi gà và nuôi lợn Chăn nuôi pháttriển mạnh nhất ở hai xã là Tân Kim, Tân Khánh Trong nhữngnăm qua năng suất cây trồng , vật nuôi đã có những bước tăngtrưởng khá mạnh, biểu hiện cụ thể qua bảng sau:
Trang 33Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính qua 3 năm
NS (tạ/
ha)
SL (tấn)
DT (ha)
NS (tạ/
ha)
SL (tấn)
DT (ha)
NS (tạ/
ha)
SL (tấn)
(Nguồn: Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình [7], [8], [9])
Qua bảng 4.1 ta thấy: diện tích, năng suất, sản lượng một
số loại cây trồng chủ lực của huyện Phú Bình đều tăng Cụ thểnăm 2009 diện tích trồng lúa là 12.464 ha với năng suất trungbình là 46,2 ta/ha, tổng sản lượng là 57.603 tấn Đến năm 2011diện tích trồng lúa đã tăng lên 12.607 với năng suất trung bìnhđạt 47,6 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 62.314 tấn Diện tích trồngngô qua 3 năm nhìn chung không có sự thay đổi tuy nhiên năngsuất tăng lên 1,2 tạ/ha do có sự chuyển giao một số giống ngômới vào sản xuất
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi một số loại vật nuôi chính
trên
địa bàn huyện Phú Bình trong 3 năm 2009 - 2011
Loại Vật nuôi Số lượng (con)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trang 34Đàn lợn 124.080 134.557 141.254
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Bình)Với điều kiện về địa hình của huyện đã tạo điều kiện chochăn nuôi gia cầm phát triển đặc biệt là gà thả vườn Số lượng giacầm qua 3 năm đã có những tăng trưởng đáng kể Cụ thể năm
2009 đàn gia cầm là 1.421.550 đến năm 2011 đã tăng lên1.635.340 con, đàn lợn cũng tăng lên đáng kể năm 2009 là124.080 con đến năm 2011 tăng lên 141.254 con Tuy nhiên chănnuôi trâu, bò có giảm đáng kể cụ thể đàn trâu năm 2009 là 18.108con đến năm 2011 giảm còn 13.640 con do có sự chuyển đổi sangchăn nuôi lợn và gia cầm
4.2 Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái nguyên
4.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Phú Bình
CBKN có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là người cungcấp thông tin về giống cây trồng, vật nuôi, thông tin về thị trường
mà còn là người chuyển giao những tiến bộ KHKT, công nghệ sảnxuất mới đến cho người dân, là cầu nối giữa nông dân với cácdoanh nghiệp Như vậy trách nhiệm của CBKN là đem kiến thứcđến cho nông dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó để nâng cao
NS cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập cho gia đình họ CBKN đượcđào taọ và trang bị các kiến thức kỹ thuật để giúp đỡ người nôngdân Thực trạng đội ngũ CBKN huyện Phú Bình được thể hiện quabảng sau:
Tỷ lệ (%)
Số CBKN (Người )
Tỷ lệ (%)
Số CBKN (Người )
Tỷ lệ (%)
Trang 35(Nguồn: Tổng hợp từ phòng thống kê huyện năm 2012)
Tổng số CBKN toàn huyện đến năm 2011 là 16 cán bộ, qua bảng4.3 ta có thể thấy số lượng CBKN của huyện tương đối ít so vớidiện tích toàn huyện Mỗi CBKN phải phụ trách từ 1 – 2 xã, bìnhquân là 0,76 người/ xã, thị trấn Về trình độ chuyên môn: CBKN cótrình độ Đại học chiếm 93,75% vào năm 2011, trình độ trung cấpchiếm 6,25% CBKN của trạm bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, kinh tế Tuy nhiên chưa có CBKNđược đào tạo đúng chuyên ngành KN, thiếu kỹ năng, thiếuphương pháp là một thực trạng của đội ngũ CBKN huyện PhúBình Đây cũng là một khó khăn lớn trong công tác tuyên truyền,chuyển giao KHKT đến cho người nông dân
4.2.2 Thực trạng hoạt động dào tạo, tập huấn trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011
Trong những năm gần đây phát triển nông nghiệp ngàycàng được các cấp, các ngành quan tâm Với các chính sách hỗ trợnông nghiệp, hàng năm Nhà nước mở các lớp đào tạo tập huấn,chuyển giao KHKT đến cho người nông dân cùng với đó là các ấnphẩm KN, báo, đài, băng đĩa phục vụ cho CTKN Quy mô của hoạtđộng được thể hiện ở số lớp tổ chức hàng năm, số lượt người
Trang 36tham gia vào các nội dung tập huấn Thể hiện rõ qua bảng 4.5dưới đây.
Trang 37Bảng 4.4: Số lượng lớp học và học viên tham gia các
Số học viên (người )
Thời gian (Ngày) 200
9
5 Tập huấn nâng cao năng lực
5 Tập huấn nâng cao năng lực
Trang 38Qua bảng 4.4 Ta có thể thấy được số lượng các lớp đào tạo,tập huấn và số lượt người tham dự có xu hướng tăng lên Với nộidung chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, BVTV, thú y, trồng rừng,Biogas phục vụ chủ yếu cho việc phát triển sản xuất nông nghiệpcùng với đó là nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ CBKN Cụthể Năm 2009 tổ chức được 415 lớp với 20.830 lượt người tham
dự, đến năm 2011 số lượng lớp tập huấn tăng lên 440 lớp có21.000 lượt người tham dự Thông qua bảng trên có thể thấy cáclớp tập huấn về chăn nuôi, BVTV, thú y có xu hướng tăng lên do
sự chuyển dịch từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi
Trong 3 năm 2009-2011 Trạm KN huyện Phú Bình tổ chứcđược tương đối nhiều lớp tập huấn tuy nhiên thời gian phân bổcho các lớp tương đối ít chỉ vào một buổi đến một ngày trên mộtlớp Cụ thể qua 3 năm số lượng lớp tập huấn là 1275 lớp nhưngthời gian diễn ra các lớp chỉ vào khoảng 677 ngày có thể thấy mỗilớp tập huấn chỉ kéo dài từ 0,5 đến một ngày, đặc biệt là các lớptập huấn về trồng trọt và chăn nuôi chỉ diễn ra trong 0,5 ngày vàokhoảng 2,5 -3h cụ thể năm 2011 có tới 152 lớp tập huấn về trồngtrọt nhưng thời gian chỉ vào khoảng 76 ngày, bảo vệ thực vật với
80 lớp với thời gian 40 ngày, Chỉ có tập huấn về Biogas và thủysản , tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông là tậphuấn vào một đến hai ngày
4.3 Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn đối với nông dân
Chương trình đào tạo, tập huấn tác động đến cách nghĩ, cáclàm của người dân thế nào? Đời sống của họ thay đổi ra sao saumỗi khóa đào tạo đó là vấn đề mà người làm CTKN cần phải quantâm để từ đó rút ra những bài học, nhũng kinh nghiệm để cónhững thay đổi trong nội dung và phương pháp tập huấn Nhưchúng ta đã biết người dân chỉ học khi họ cần nghĩa là nội dungtập huấn phải thỏa mãn nhu cầu của người dân Vậy làm sao đểbiết được một chương trình đào tạo, tập huấn có thành công haykhông? chúng ta hãy cùng đi đánh giá tác động của nó đến ngườinông dân qua những chỉ tiêu sau: