Kỹ thuật về trồng trọt 8 46 2Kỹ thuật về chăn nuôi

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 " pdf (Trang 47 - 49)

3 Bảo vệ thực vật, thú y 20 3 1 4 Trồng và chăm sóc rừng 1 3 3 5 Khác (Biogas, thủy sản) 4 1 2 Tổng 48 (60%) 19(23,75 %) 13(16,25%)

(Nguồn: tổng hợp từ số liêu điều tra 2012)

Chỉ tiêu đánh giá trong bảng 4.11 được chia làm 3 mức độ dựa vào các tiêu chí đánh giá về mức độ áp dụng kiến thức của người dân, cụ thể là: rất nhiều, nhiều với 48 phiếu (chiếm 60%), bình thường với 19 phiếu (chiếm 23,75%), một phần hoặc không áp dụng với 13 phiếu (chiếm 16,25%). Nhìn chung các kiến thức sau khi được tập huấn thì đều được người dân tiếp nhận và áp dụng tại địa phương và áp dụng tương đối nhiều. Với 80 phiếu điều tra nông dân tham gia tập huấn được tổng hợp cho thấy các kiến thức về BVTV, thú y sau khi tập huấn thì được người học áp dụng nhiều nhất so với những kiến thức đã học, trong tổng số 48 phiếu áp dụng nhiều thì có 20 phiếu (chiếm 41,67%). Qua đó có thể nói rằng mức độ áp dụng các kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất tại địa phương của người dân tham gia là tương đối nhiều. Nếu tính tổng thể trong 80 người được hỏi thì có tới 48 người (chiếm 60%) đã linh hoạt áp dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào sản xuất ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó vẫn còn 13 người (chiếm 16,25 %) mặc dù có khả năng áp dụng nhưng họ lại không áp dụng. Trong đó lĩnh vực trồng trọt cây có tới 6 phiếu không áp dụng do họ sợ rủi ro và cũng có thể họ đã học hỏi được những kiến thức, những kinh nghiệm hay hơn từ các phương tiện khác. Như vậy không phải khi có khả năng áp dụng kiến thức thì người nông dân sẽ áp dụng nó. Vì thế, trạm KN nói chung và cán bộ tập huấn của trạm nói riêng cần cung cấp những kiến thức thực sự có ích và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, mặt khác cần tạo được sự tin tưởng của người dân và xứng đáng là chỗ dựa tin cậy cho người dân.

Một vấn đề vô cùng quan trọng nữa cần phải xem xét, mà đề tài đề cập đến ở đây là: liệu rằng đào tạo, tập huấn đã phải là giải pháp tối ưu khi chuyển giao KHKT đến người dân hay chưa? và liệu rằng còn giải pháp nào là hay hơn cả? đề tài xin đưa ra khả năng tiếp nhận thông tin của nông dân thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.12:Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức qua các kênh thông tin của nông dân đến việc triển khai các hoạt

động

STT Kênh thông tin

Số lượng (phiếu ) Tỷ lệ (%) Ưu tiên

1 Đào tạo, tập huấn khuyến nông 19 23,75 12 Truyền thanh, truyền hình 7 8,75 4

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 " pdf (Trang 47 - 49)