Khác(Biogas, thủy sản)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 " pdf (Trang 41 - 47)

sản)

27 33 20

Tổng 213(53,25%) 110(27,5%) 77(19,25%)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2012)

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp về nội dung, qua bảng 4.7 ta thấy, với 3 mức độ đánh giá: rất phù hợp và phù hợp (chiếm 53,25% nhu cầu được tập huấn), bình thường (27,5% nhu cầu được tập huấn), ít phù hợp và không phù hợp (19,25% nhu cầu tập huấn) về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, BVTV, thú y, thủy sản. Trong 80 phiếu điều tra nông dân sau khi được tổng hợp cho thấy các nội dung về bảo vệ thực vật, thú y sau khi tập huấn được người học đánh giá là phù hợp hơn cả so với nhu cầu và điều kiện gia đình họ có tới 58 phiếu (chiếm 27,23%) đánh giá ở mức độ rất phù hợp và phù hợp, sau đó là các lĩnh vực như trồng trọt với 49 phiếu (chiếm 23%), chăn nuôi với 44 phiếu (chiếm 20,65%). Nội dung về BVTV và thú y được đánh giá là phù hợp hơn cả bởi trên địa bàn huyện ngành nghề truyền thống vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay dịch bệnh ở vật nuôi và sâu bệnh ở cây trồng ngày càng gia tăng, trong khi đó các loại thuốc trừ sâu, thuốc thú y lại đa dạng khiến cho người dân hoang mang và họ cần được tập huấn, cần được tư vấn để có những kiến thức cần thiết để chọn lựa phương pháp phòng tránh và diệt trừ sâu bệnh một cách có hiệu quả.

Nhìn chung, các nội dung đều được đánh giá là phù hợp, nhất là lĩnh vực về BVTV và thú y. Bên cạnh đó một số nội dung khác được đánh giá là bình thường, ít và không phù hợp vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Do đó trạm cần tìm hiểu rõ nhu cầu của người dân và đặc điểm về điều kiện của địa phương để có những nội dung tập huấn phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người dân.

Để đánh giá kết quả của đào tạo, tập huấn thì một nội dung không thể thiếu đó là phương pháp tập huấn (Phương pháp tập huấn là tập hợp các công việc được thiết kế một cách khoa học, hỗ trợ nhau để thực hiện thành công việc chuyển tải kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học). Phương pháp tập huấn mà CBKN

của trạm thường dùng là phương pháp nào? Phương pháp đó có phù hợp hay không? Có dễ hiểu đối với người dân hay không? Sau đây đề tài nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của CBKN huyện Phú Bình trong một số chương trình đào tạo, tập huấn.

Bảng 4.8: Đánh giá phương pháp giảng dạy của cán bộ khuyến nông huyện Phú Bình trong một số chương trình

đào tạo, tập huấn

STT Chỉ tiêu Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt, kết hợp nhiều phương pháp và rất dễ tiếp thu 45 56,25

2 Thích hợp, có sự tham gia của

người dân và dễ hiểu 19 23,75

3 Có thể tiếp thu được 9 11,25

4 Chủ yếu là thuyết trình và khó

hiểu 6 7,5

5 Ý kiến khác 1 1,25

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2012)

Qua bảng 4.8 ta thấy: số phiếu rất phù hợp, kết hợp nhiều phương pháp và rất dế tiếp thu là 45 phiếu (56,25%); thích hợp có sự tham gia của người dân và dễ hiểu là 19 phiếu (23,75); có thể tiếp thu được được là 9 phiếu (11,25%) và cuối cùng là thuyết trình là chính, khó hiểu chiếm một phần ít chỉ có 6 phiếu (chiếm 7,5%), ý kiến khác chỉ có 1 phiếu chiếm 1,25%. Qua kết quả thu thập ta có thể thấy trên địa bàn huyện đã có sự kết hợp nhiều phương pháp, có sự tham gia của người dân trong các chương trình đào tạo, tập huấn. Tuy nhiên không phải tất cả các CBKN đều dùng phương pháp này, chính sự không thống nhất phương pháp giảng dạy đó đã làm cho một số ít học viên nảy sinh cảm giác nhàm chán, khó hiêu, không muốn học...Sở dĩ có thực trạng như vậy là do trong tổng số 15 CBKN tại huyện thì chưa ai có được đào tạo chuyên ngành KN những cán bộ này do lâu năm và thường xuyên trau dồi kiến thức nghiệp vụ sư phạm của mình và

một điều nữa là thời gian còn quá hạn hẹp hầu hết mỗi buổi tập huấn cho một nội dung diễn ra trên địa bàn huyện tiến hành trong 1 buổi diễn ra khoảng 3 tiếng vì vậy phương pháp thảo luận nhóm có dự tham gia ít được áp dụng. Đội ngũ CBKN huyện đã tiến hành những buổi trao đổi về PPKN nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ tại trạm.

Với phương pháp tập huấn và thời gian tập huấn như đã nghiên cứu ở trên thì khả năng tiếp thu của người dân như thế nào? Nội dung nào dễ tiếp thu và nội dung nào khó tiếp thu? Để tìm hiểu vấn đề này, sau đây đề tài nghiên cứu về khả năng tiếp thu của người dân trong một số chương trình đào tạo, tập huấn KN của trạm khuyến nông huyện.

Bảng 4.9: Đánh giá khả năng tiếp thu của người dân trong một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông của

trạm khuyến nông huyện Phú Bình STT Nội dung chương trình đào tạo,

tập huấn Phản hồi tích cực của người học Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Kỹ thuật về trồng trọt (lúa, ngô) 36 45

2 Kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm

28 35

3 Bảo vệ thực vật, thú y 10 12,5

4 Trồng và chăm sóc rừng 4 5

5 Khác (Biogas, thủy sản) 2 2,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.9 ta có thể thấy trong tổng số 80 phiếu điều tra khả năng tiếp thu về kỹ thuật trồng trọt chiếm đa số 36 phiếu trong tổng số 80 phiếu chiếm 45%, kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm với 28 phiếu (chiếm 35%), BVTV và thu y với 10 phiếu (chiếm 12,5%), trồng và chăm sóc rừng với 4 phiếu (chiếm 5%) còn lại là Biogas và thủy sản.

Nhìn chung đối với người dân tham gia tập huấn thì nội dung về lĩnh vực trồng trọt là dễ tiếp thu nhất bởi vì từ bao đơì nay người dân đã gắn liền với việc trồng trọt đặc biệt là những cây trồng chính như: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ. Họ hiểu rõ về đặc điểm sinh trưởng phát triển của nó vì vậy khi tham gia tập huấn chỉ cần bổ sung thêm một số kiến thức về những giống cây trồng mới, những kỹ thuật mới và việc đó trở nên dễ tiếp thu hơn. Còn nội dung về chăn nuôi, bảo vệ thực vật và thú y lại khó tiếp thu hơn và họ cần nhiều thời gian hơn để hiểu do các tên thuốc, các thuật ngữ khó nhớ làm họ trở nên lo âu và không muốn nghe nữa, vì vậy đã làm hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức của họ.

Tiếp thu là một quá trình tiếp nhận thông tin hay những sự tác động từ môi trường bên ngoài chúng ta và truyền vào nó sự hiểu biết. Người nông dân là người ít được học hành, họ sống trên thực tế và kinh nghiệm nhiều hơn so với lý thuyết, sách vở nếu như tập huấn chỉ là những bài thuyết trình, độc thoại của giảng viên, sử dụng những từ ngữ khoa học, trừu tượng, khó hiểu thì đối với người nông dân khó có thể tiếp thu được kiến thức. Do đó, việc tiếp thu kiến thức càng trở lên khó khăn và nhàm chán. Theo Nguyễn Hữu Giang, (2010) về tâm lý học nông dân thì trong tập huấn các nhà tổ chức, giảng viên cần nhận biết được tâm lý, tính cách và hoàn cảnh gia đình của các học viên tham gia, vì có thể nói "hoàn cảnh nào thì tâm lý ấy". Để từ đó lựa chọn những nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp và đạt được hiệu quả cao, giúp cho người nông dân nắm bắt được kiến thức nhiều nhất, áp dụng được với điều kiện tại địa phương.

Mục tiêu của mỗi chương trình đào tạo, tập huấn không chỉ dừng lại ở khả năng tiếp thu kiến thức của người dân mà quan trọng hơn là kiến thức đó có được áp dụng hay không? Khả năng áp dụng của người dân như thế nào ? Bởi đôi khi họ tiếp thu được những kiến thức do tập huấn mang lại nhưng họ lại không áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình mình. Dưới đây đề tài đánh giá khả năng áp dụng kiến thức của nông dân sau một số chương trình đào tạo, tập huấn KN trên địa bàn huyện Phú Bình.

Bảng 4.10: Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức của nông dân sau một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông trên

địa bàn huyện Phú Bình

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2012)

Bảng 4.10 đưa ra nội dung tập huấn về các lĩnh vực về KT trồng trọt, chăn nuôi; BVTV, thú y; trồng và chăm sóc rừng, Biogas, thủy sản. Kết qủa tổng hợp được cho biết trong tổng số 80 phiếu điều tra học viên áp dụng nhiều nhất về lĩnh vực trồng trọt với 30 phiếu (chiếm 37,5%); KT về chăn nuôi 16 phiếu (chiếm 20%); lĩnh vực BVTV, thú y với 24 phiếu (chiếm 30%); nội dung về Biogas với 8 phiếu (chiếm 10%); lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng với 2 phiếu (chiếm 2,5 %).

Nhìn chung, đối với nông dân tham gia tập huấn thì nội dung về trồng trọt dễ áp dụng và áp dụng được nhiều hơn các lĩnh vực khác, đăc biệt là các cây trồng như lúa, ngô. Vì thực tế cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đối với huyện Phú Bình. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như: BVTV, thú y...mặc dù khó tiếp thu nhưng vẫn được người dân áp dụng tương đối nhiều. Bởi BVTV và thú y là nội dung rất cần thiết và là nhu cầu trước mắt của họ. Khi dịch bệnh ở vật nuôi và sâu bệnh ở cây trồng nhiều thì họ có tâm trọng lo lắng và họ muốn áp dụng ngay để ngăn chăn kịp thời. Tuy nhiên các lĩnh vực về cây trồng khác, chăn nuôi, thủy sản lại ít được người dân áp dụng. Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là: tại sao các nội dung

STT Nội dung chương trình đào tạo, tập huấn Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Kỹ thuật về trồng trọt 30 37,5

2 Kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm

24 30

3 Bảo vệ thực vật, thú y 16 20

4 Trồng và chăm sóc rừng 2 2,5

này mặc dù được tập huấn nhưng khả năng áp dụng lại ít như vậy? Có thể nội dung tập huấn không phù hợp và sát với điều thực tế tại địa phương? KT đòi hỏi quá cao người dân không thể tự mình làm được? mức đầu tư quá cao người dân không có vốn cho tất cả các khoản? tuy nhiên mỗi địa phương lại có một điều kiện sản xuất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện gia đình, trong khi đó tập huấn mang tính chất phổ biến đại trà, chung chung nên kỹ thuật có thể phù hợp với điều kiện gia đình này, nhưng chưa phù hợp với điều kiện gia đình khác. Ngoài ra việc đưa những giống mới có NS cao, chất lượng tốt sẽ đòi hỏi nhiều hơn cho việc chăm sóc, quản lý hay là các chi phí khác. Nhưng người nông dân lại không có điều kiện để áp dụng mà chỉ áp dụng được một phần nào đó. Tập huấn viên cần tạo điều kiện cho học viên hiểu và tự làm được những kiến thức đã tiếp thu. Khi hiểu rõ được vấn đề thì khả năng áp dụng những kiến thức vào thực tế sản xuất của gia đình mình sẽ nhiều hơn và ít gặp rủi ro trong sản xuất.

Hầu hết người dân có khả năng áp dụng những kiến thức đã tiếp thu. Điều này cho thấy công tác đào tạo, tập huấn đã thu được kết quả nhất định. Để làm rõ hơn về khả năng áp dụng kiến thức của người dân sau khi tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, đề tài sẽ đi sâu đánh giá mức độ áp dụng kiến thức của người dân để thấy trong số những người có khả năng áp dụng như ở trên thì mức độ áp dụng kiến thức của họ như thế nào? họ áp dụng nhiều hay ít? bởi cũng có những người mặc dù họ có khả năng áp dụng nhưng họ không áp dụng hay chỉ áp dụng một phần nào đó các kiến thức đã tiếp thu được.

Bảng 4.11: Đánh giá mức độ áp dụng kiến thức của nông dân đã được đào tạo, tập huấn trên địa bàn huyện Phú

Bình STT Nội dung chương trình

đào tạo, tập huấn

Mức độ áp dụng (phiếu) Rất nhiều, nhiều Bình thường (một Ít hoặc không áp dụng

phần)

1 Kỹ thuật về trồng trọt 18 4 62 Kỹ thuật về chăn nuôi 5 8 1

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 " pdf (Trang 41 - 47)