Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011

MỤC LỤC

Đánh giá đào tạo, tập huấn 1. Khái niệm

- Đánh giá số lượng: Thường dùng các chỉ tiêu như: số lượng người tham gia tập huấn; số lớp tập huấn được tổ chức; số ngày tập huấn; số lượng KT đã sử dụng, số bài giảng, chủ đề, mô hình được tập huấn; số giáo cụ; số lượng kinh phí đã sử dụng. - Tổng hợp đánh giá của học viên: dựa vào các phiếu đánh giá của học viên, tập huấn viên tổng hợp kết quả đánh giá đầu vào cuối buổi tập huấn để xác minh được sự tiến triển trong việc tiếp thu kiến thức của học viên (Kiến thức, thái độ, phương pháp, cách cư xử..).

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tình hình nghiên cứu trong nước

Nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp nông dân, người sản xuất hiểu và tuân thủ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phổ biến các tiến bộ KT mới, tiên tiến giúp nông dân sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Việt Nam có tổng diện tích lúa là trên 8 triệu ha, nếu 50% diện tích này áp dụng SRI thì chi phí sẽ giảm rất nhiều, trong khi sản lượng thóc lại tăng lên từ 3 đến 4 triệu tấn thóc, làm lợi trực tiếp cho người dân ước tới từ 7 đến 14 ngàn tỉ đồng, môi trường sống của họ được cải thiện hơn và đóng góp làm giảm thiểu biến đổi khí hậu [17].

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng bộ câu hỏi dành cho nông dân, phỏng vấn nông dân ở một số xã đă tham gia vào các chương trình tập huấn tại 3 xã : Điềm Thụy, Hương Sơn, Tân Hòa sẽ được phỏng. - Phương pháp sử lý số liệu: các số liệu thu thập trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mền Microsoft Excel.

    Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
    Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Khái quát vế điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện Phú Bình - Thái Nguyên

      Đoạn sông Cầu chảy qua huyện dài 29km, là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp và cung cấp cát sỏi phục vụ xây dựng trên địa bàn. Hệ thống đường giao thông do huyện quản lý từ Trung tâm huyện đến các xã dài 121km, đường giao thông liên xã, liên thôn dài 1343km, các tuyến đường khác đang được nâng cấp thông qua các dự án của ngành giao thông [4]. - Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế của huyện.

      - Là một huyện trung du, đất không rộng, mật độ dân số cao và biến động cơ học của dân số là âm, đến nay Phú Bình vẫn là huyện nghèo, kinh tế thuần nông, kém phát triển. - Được thiên nhiên ưu đãi, huyện Phú Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuân lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và việc phát triển một hệ thống sinh thái đa dạng bền vững.

      Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính qua 3 năm (2009-2011)
      Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính qua 3 năm (2009-2011)

      Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái nguyên

        Tổng số CBKN toàn huyện đến năm 2011 là 16 cán bộ, qua bảng 4.3 ta có thể thấy số lượng CBKN của huyện tương đối ít so với diện tích toàn huyện. Với các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, hàng năm Nhà nước mở các lớp đào tạo tập huấn, chuyển giao KHKT đến cho người nông dân cùng với đó là các ấn phẩm KN, báo, đài, băng đĩa phục vụ cho CTKN. Với nội dung chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, BVTV, thú y, trồng rừng, Biogas phục vụ chủ yếu cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp cùng với đó là nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ CBKN.

        Thông qua bảng trên có thể thấy các lớp tập huấn về chăn nuôi, BVTV, thú y có xu hướng tăng lên do sự chuyển dịch từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi. Cụ thể qua 3 năm số lượng lớp tập huấn là 1275 lớp nhưng thời gian diễn ra các lớp chỉ vào khoảng 677 ngày có thể thấy mỗi lớp tập huấn chỉ kéo dài từ 0,5 đến một ngày, đặc biệt là các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi chỉ diễn ra trong 0,5 ngày vào khoảng 2,5 -3h cụ thể năm 2011 có tới 152 lớp tập huấn về trồng trọt nhưng thời gian chỉ vào khoảng 76 ngày, bảo vệ thực vật với 80 lớp với thời gian 40 ngày, Chỉ có tập huấn về Biogas và thủy sản , tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông là tập huấn vào một đến hai ngày.

        Tổng số CBKN toàn huyện đến năm 2011 là 16 cán bộ, qua bảng 4.3 ta có thể thấy số lượng CBKN của huyện tương đối ít so với diện tích toàn huyện
        Tổng số CBKN toàn huyện đến năm 2011 là 16 cán bộ, qua bảng 4.3 ta có thể thấy số lượng CBKN của huyện tương đối ít so với diện tích toàn huyện

        Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn đối với nông dân

        Nếu họ tham gia lớp tập huấn không phải vì nhu cầu, vì tương lai thì học viên sẽ phát sinh những tâm trạng như: lúc nghe lúc không, tai nghe nhưng tâm trí để nơi khác..Thế nhưng khi nông dân đi đến lớp với nhu cầu để giải quyết những vấn đề khó khăn mà trong thực tế cuộc sống họ gặp phải thì họ sẽ tích cực lắng nghe. Hiện nay dịch bệnh ở vật nuôi và sâu bệnh ở cây trồng ngày càng gia tăng, trong khi đó các loại thuốc trừ sâu, thuốc thú y lại đa dạng khiến cho người dân hoang mang và họ cần được tập huấn, cần được tư vấn để có những kiến thức cần thiết để chọn lựa phương pháp phòng tránh và diệt trừ sâu bệnh một cách có hiệu quả. Để đánh giá kết quả của đào tạo, tập huấn thì một nội dung không thể thiếu đó là phương pháp tập huấn (Phương pháp tập huấn là tập hợp các công việc được thiết kế một cách khoa học, hỗ trợ nhau để thực hiện thành công việc chuyển tải kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học).

        Người nông dân là người ít được học hành, họ sống trên thực tế và kinh nghiệm nhiều hơn so với lý thuyết, sách vở nếu như tập huấn chỉ là những bài thuyết trình, độc thoại của giảng viên, sử dụng những từ ngữ khoa học, trừu tượng, khó hiểu thì đối với người nông dân khó có thể tiếp thu được kiến thức. Để làm rừ hơn về khả năng ỏp dụng kiến thức của người dân sau khi tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, đề tài sẽ đi sâu đánh giá mức độ áp dụng kiến thức của người dân để thấy trong số những người có khả năng áp dụng như ở trên thì mức độ áp dụng kiến thức của họ như thế nào?. Người xưa có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, người nông dân được tham gia tập huấn có nghĩa là họ được bước ra khỏi “căn nhà chật hẹp”, đến một nơi rộng rãi hơn, được thấy một môi trường khác có thể văn minh, tốt hơn phần nào đó so với “căn nhà” của mình, ở đó họ được tiếp xúc với những điều mới lạ qua nhìn nhận, trao đổi, thì cái nhìn của họ đối với một vấn đề nào đó cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực so với trước đây.

        Trong công tác tập huấn, những người làm công tác tổ chức, cán bộ khuyến nụng cũng cần tỡm hiểu rừ điều kiện thực tế của địa phương tổ chức tập huấn, cần đặc biệt chú ý hơn nữa những đối tượng đặc biệt, để có biện pháp giúp đỡ nhiều hơn, hướng dẫn kỹ hơn từ đó có thể giúp họ áp dụng vào sản xuất.

        1 Kỹ thuật về trồng
        1 Kỹ thuật về trồng

        Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hiệu quả của các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông

          - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ KN huyện, KN viên cơ sở; Cải tiến phương thức, đa dạng hóa nội dung và hình thức để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông. - Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng năng lực cho CBKN cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra và làm tốt công tác thi đua khen thưởng cho các cá nhân làm tốt nhiệm vụ hàng năm, để động viên khích lệ chỉnh đốn kịp thời những cá nhân chưa làm tốt nhiệm vụ. - Cùng với hoạt động đào tạo, tập huấn nên xây dựng mô hình trình diễn để nâng cao hiệu quả hoạt động KN từ đó giúp tăng thêm niềm tin của người dân địa phương và cũng tránh được rủi do khi nhân rộng mô hình.

          - Trạm cần tăng cường lên kết với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp các dịch vụ cho người nông dân: phân bón, thuốc bảo vệ thực vât..để cung cấp đến cho người nông dân những dịch vụ tốt nhất. - Trạm cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành phòng ban từ huyện đến cơ sở để điều tra, khảo sát nông thôn tìm hiểu những khó khăn trở ngại cũng như nguyện vọng của người dân ở từng xã, thôn trong huyện.