1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc

102 521 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm đóngvai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêudùng, là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất và cũng làkhâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp.Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất Quátrình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứvào việc có tiêu thụ dược sản phẩm hay không Hoạt độngtiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiềnnhằm thực hiện việc đánh giá giá trị của hàng hoá sản phẩmtrong kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu hàng đầu hiện nay mà các doanh nghiệp theo đuổi là lợinhuận Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động thành cônglàm ăn có lãi trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khanhiếm như hiện nay Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp, và doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm mới thuhồi được vốn, thu được lợi nhuận Doanh nghiệp lại sử dụng vốn và lợinhuận thu được để tái sản xuất kinh doanh, chi trả cho lương và các chi phíkhác Ngược lại, nếu không tiêu thụ được, sản phẩm các doanh nghiệp sẽ bịứ đọng, doanh nghiệp không thu được vốn, không có lợi nhuận, hoạt độngtái sản xuất kinh doanh không được thực hiện dẫn đến thua lỗ và phá sản.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn chưa chú trọng vàquan tâm đúng mức công tác tiêu thụ sản phẩm, do đó việc tiêu thụ sản

Trang 2

phẩm gặp rất nhiều khó khăn Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng năm lượng tồnkho rất nhiều,vốn không thu hồi được Công ty Dược Liệu Trung Ương Icũng là một trong số đó.

Ngành Dược Việt Nam cũng như ở nhiều nước khácđang đứng trước những áp lực mạnh mẽ nạn thuốc nhậplậu, thuốc giả kém chất lượng trôi nổi trên thị trường, ngàycàng có nhiều Công ty, Xí nghiệp nước ngoài liên doanh vàđăng ký kinh doanh Dược tại Việt Nam dẫn đến môitrường cạnh tranh trên thị trường thuốc đang diễn ra rất gaygắt Tình hình đó đòi hỏi Công ty Dược Liệu Trung Ương Iphải có những chính sách, biện pháp phù hợp và hiệu quảđể đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, để khẳng định vịthế của Công ty trên thị trường, để chiến thắng trong cạnhtranh, đưa Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, xứngđáng là một trong những con chim đầu đàn của ngànhDược Việt Nam

Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, trong quá trình thực tập tại Côngty Dược Liệu Trung Ương I, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài Lận văn

tốt nghiệp của mình là: “Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản

phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I”

*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩmtại Công ty Dược Liệu Trung Ương I Tác giả đứng trên góc độ cuả doanhnghiệp phân tích, luận giải và đề xuất các giải pháp, các ý kiến nhằm đẩynhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty.

*Những đóng góp chính của Luận văn:

+ Khái quát chung thực trạng ngành dược hiện nay Phân tích môitrường kinh doanh tác động tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp.

+ Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp.

+ Vận dụng lý thuyết chiến lược tiêu thụ để xác định mục tiêu cho hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

+ Kiến nghị, đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy nhanhtốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dược Liệu TrungƯơng I.

*Kết cấu của Luận văn:

Trang 4

Bên cạnh đó em còn được các cán bộ lãnh đạo củacông ty, các cán bộ của các phòng ban chức năng, đặc biệtlà các cô, các chú, các anh ở phòng kinh doanh nhập khẩuđã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trìnhem thực tập và cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thànhbài viết của mình.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

PHẦN I

NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM – THỰC TRẠNG,

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I.

I TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DƯỢC VÀ THỰC TRẠNGNGÀNH DƯỢC HIỆN NAY.

Trang 6

1.1 Tính chất và đặc điểm của ngành hàng dược:

Cũng như tất cả các hàng hoá khác, các mặt hàng dược được sản xuất,kinh doanh trên thị trường và chịu sự tác động của các quy luật thị trường,trong đó có sự cạnh tranh gay gắt Thị trường thuốc cũng bắt đầu phát triểnmạnh khi có sự đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường, đặc biệt trong những thập kỷ 90 này Khi chuyển sang cơ chế thịtrường, trên thị trường dược xuất hiện nhiều chủ thể cùng tham gia buôn bánkinh doanh làm cho sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và gay gắt.

Tuy nhiên, ngành dược là một ngành đặc biệt, nó có những đặc điểmriêng đặc trưng của ngành khác xa với những hàng hoá khác.

* Có liên quan trực tiếp sức khoẻ và thể lực của ngườidân.

Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của các mặt hàng Dược so với các loạihàng hoá khác Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của conngười Cùng với sự phát triển của con người là sự gia tăng bệnh tật và nhucầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe cũng gia tăng Thuốc ra đời nhằm bảo vệ sứckhoẻ cho con người, đẩy lùi và chiến thắng các loại bệnh Trên thực tế trongnước và thế giới tuổi thọ con người ngày một gia tăng, tỷ lệ tử vong sơ sinhngày một giảm, số người chết vì bệnh tật giảm nhiều, trí tuệ con người, năngsuất lao động tăng nhanh đó chính là nhờ vào vai trò của thuốc Chính vìvậy mà việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh các mặt hàng này có ý nghĩaquan trọng hơn hết Chỉ những đơn vị nhà nưứoc mới được phép sản xuấtkinh doanh Nếu như các hàng hoá khác việc làm hàng giả không đáp ứngđược nhu cầu của người tiêu dùng thì đối với các mặt hàng dược nó có thểđể lại những hậu quả nghiêm trọng đối vớí người tiêu dùng Thuốc khôngchữa khỏi bệnh làm hại đến sức khoẻ và thậm chí dẫn tới tử vong Vì tính

Trang 7

chất đặc trưng này mà việc kinh doanh ngành hàng dược đòi hỏi phải tuânthủ những quy định ngặt nghèo và chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

* Sản phẩm ngành dược được sử dụng một cách đặc biệt theo sự chỉđịnh của bác sĩ và phân phối thuốc của Dược sĩ nhằm bảo vệ sự tin tưởngcủa người tiêu dùng đối với các loại thuốc Vì vậy, trong quá trình hoạchđịnh marketing tiếp thị, quảng cáo để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì vai tròtiếp cận người tiêu dùng của những người có chuyên môn về thuốc đóng vaitrò quan trọng.

* Sản phẩm ngành dược có quy định chặt chẽ về thời gian sử dụng, sốlượng sử dụng nên trong quá trình sản xuất các mặt hàng Dược cần phải đảmbảo tính thời hạn sử dụng của từng loại thuốc Trong khoảng thời gian đóthuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, nếu quá thời hạn đó thuốc không còn tácdụng và dễ gây nên các phản ứng phụ.

* Nhu cầu rộng lớn và tiềm năng.

Nhu cầu đối với các mặt hàng Dược là rất lớn và nó có khả năng cómặt khắp mọi nơi có dân cư sinh sống vì người dân luôn cần và mong muốncó thuốc để chăm sóc bảo vệ sức khoẻ dù nhiều hay ít Với nhu cầu rộng rãinhư thế cho nên việc sản xuất buôn bán kinh doanh các mặt hàng thuốc cũngmở rộng len lỏi đến tất cả mọi nơi Thị trường thuốc phát triển khắp mọi nơituỳ từng sự phát triển mà thị trường ở đó có các đại lý, chi nhánh, cửa hànglớn hay nhỏ Nhu cầu thuốc tăng lên cùng với mức thu nhập và dân trí ngườidân.

Tuỳ từng điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân mà họ có nhucầu thuốc khác nhau Những người có mức thu nhập cao thường mua cácloại thuốc đắt tiền hơn và họ có nhu cầu và điều kiện đi khám bệnh cao hơn.Ngoài các mặt hàng thiết yếu, những người nghèo có thu nhập thấp khôngthể mua được các loại thuốc đắt tiền và họ có thể bỏ mặc một số căn bệnhkhông chữa vì quá khả năng mặc dù họ rất cần cho sức khoẻ của mình.Nhưng khi có điều kiện khá hơn họ sẽ sẵn sàng chi tiền mua thuốc và chữabệnh, năng đi khám bệnh hơn Không chỉ đúng với người nghèo mà nó đúng

Trang 8

với mọi người dân Họ luôn có nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc tốt hơntrong khả năng của mình, điều này cho thấy là nhu cầu về các mặt hàngthuốc là rất lớn và không ngừng tăng lên.

Trình độ dân trí của người dân cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về thuốcmen của họ, nó xuất phát từ sự nhận thức về sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ.Có người có điều kiện nhưng không quan tâm và coi trọng căn bệnh nênkhông có nhu cầu mua thuốc chữa trị Ngược lại, cũng có những người khókhăn nhưng ý thức được căn bệnh của mình và họ bằng nhiều cách cố gắngđể chữa bệnh Trình độ dân trí ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về thuốcsẽ ngày càng cao.

Tóm lại là cùng với sự phát triển của đất nước, xã hội, điều kiện sốngcủa người dân được nâng lên, thu nhập cao hơn, dân trí cao hơn và như thếnhu cầu bảo vệ sức khoẻ cao hơn làm cho nhu cầu về các mặt hàng Dượcngày càng tăng.

* Tỷ suất lợi nhuận cao

Tỷ suất lợi nhuận cao là một đặc điểm rất quan trọng, nó ảnh hưởngtrực tiếp đến thu nhập của những người tham gia sản xuất, buôn bán, kinhdoanh ngành hàng này So với nhiều hàng hoá khác, các sản phẩm của ngànhdược có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và tuỳ từng loại thuốc mà tỷ suất lợinhuận khác nhau, càng có các loại thuốc đắt tiền thì tỷ lệ lợi nhuận càng lớn.Không như những hàng hoá khác, mặt hàng dược được sản xuất với mộtcông nghệ kỹ thuật cực kỳ hiện đại và tinh vi Quá trình nghiên cứu sản xuấtlà một quá trình đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu và tìm tòi Để một sảnphẩm dược ra đời và bán trên thị trường đòi hỏi một chi phí rất lớn cho sự rađời đó Chính vì điều này mà kinh doanh mặt hàng thuốc thường đem lại lợinhuận cao cho người kinh doanh Một khía cạnh khác, như trên đã nói, thuốclà một loại hàng hoá đặc biệt, chính sự đặc biệt của nó mà tỷ suất lợi nhuậnkinh doanh của nó là cao Chẳng hạn, nhu cầu thuốc con người là vô hạn,khi có bệnh tật là con người phải cần đến thuốc, bệnh nhân đi mua thuốctrên thị trường sẽ “sẵn sàng mua bằng mọi giá để chữa khỏi bệnh” do đó chi

Trang 9

tiền mua hàng của họ là rất nhiều Mặt khác, đây là loại hàng hoá do nhànước sản xuất kinh doanh (chỉ có các doanh nghiệp nhà nước) nên tính độcquyền trong kinh doanh cũng tương đối cao Một mức giá bán là hoàn toànkhông phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất có thể áp đặt một mức giá tối ưunhằm đạt lợi nhuận tối đa nếu là mặt hàng được xếp vào loại quan trọng Tỷsuất lợi nhuận này cũng phụ thuộc không nhỏ vào các thị trường khác nhauvà lương tâm của người bán hàng khi họ bán hàng cho khách.

Tóm lại, ngành hàng dược là ngành đem lại tỷ suất lợi nhuận cao dotính chất đặc biệt của nó Có thể vì điều này mà ngày nay thị trường thuốcphát triển đến chóng mặt và ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào sảnxuất kinh doanh và buôn bán thuốc.

* Vốn kinh doanh lớn

Là ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất trên thịtrường, tốc dộ tiêu thụ ngày càng cao song ngành hàng dược là ngành đòihỏi có vốn lớn trong kinh doanh Đối với các công ty sản xuất kinh doanhngành hàng Dược, vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của công ty Thuốc là sản phẩm sản xuất và tiêu dùng luôn không phùhợp với nhau Bệnh tật xuất hiện bất thường và xuất hiện mọi lúc, mọi nơi.Chỉ khi nào nhu cầu để chữa bệnh thì người sử dụng mới tiêu thụ thuốc.Nhưng các công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này lại khác, công tyluôn sản xuất và không ngừng sản xuất để cung ứng thuốc ra thị trường.Khối lượng thuốc cung cấp là liên tục và rất lớn nhưng không thể tiêu thụmột lúc mà là cả thời gian dài, do vậy khi sản phẩm chưa tiêu thụ được, côngty chưa thu hồi được vốn mà hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tiếptục diễn ra Như vậy để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, công ty phải cầnmột khối lượng vốn rất lớn mới đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị đứtquãng Đối với các công ty kinh doanh thuốc đặc biệt là những công ty cóxuất nhập khẩu thuốc với nước ngoài Khối lượng thuốc nhập khẩu ngàycàng lớn và giá trị của nó rất cao Để có thể đáp ứng được quá trinh kinhdoanh của mình, công ty cũng cần phải có một số vốn rất lớn để có thể nhập

Trang 10

ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và có nhu cầu tiềm năng, thị trường rộng lớn.Điều này cũng quyết định tới nhu cầu vốn của hoạt động kinh doanh ngànhnày Nói tóm lại, điều kiện đầu tiên để cho doanh nghiệp có thể hoạt độngtrên thị trường Dược đó là vốn kinh doanh lớn, hay kinh doanh ngành hàngdược đòi hỏi một số vốn lớn.

1.2 Thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, có liên quan đến tính mạng củanhiều người Chính vì vậy sự đáp ứng đủ nhu cầu về sử dụng thuốc của nhândân có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống Hay nói một cáchkhác, sự thừa thiếu thuốc trên thị trường là một vấn đề hết sức quan trọngđối với đời sống của một quốc gia Trong bất cứ một thị trường thuốc nào,thuốc cũng chia làm hai loại: thuốc nội và thuốc ngoại Hay nói một cáchkhác, thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.

Trước thời kỳ đổi mới (1986-1987), cũng như nhiều hàng hoá khác,thuốc chữa bệnh nằm trong tình trạng thiếu thốn cả về số lượng và chủngloại Sản xuất thuốc trong nước khó khăn, chất lượng thuốc kể cả hình thứcmẫu mã cũng chưa đạt yêu cầu tối thiểu, ngoại trừ các loại thuốc ngoạinhập

Tới nay, cả nước đã có 17 doanh nghiệp quản lý, 12 doanh nghiệp địaphương, 5 doanh nghiệp ngành khác quản lý, 5 xí nghiệp liên doanh, 4 côngty cổ phần, 5 công ty 100% vốn nước ngoài và 170 công ty TNHH, cả nướccó 244 doanh nghiệp sản xuất thuốc (1) Một số doanh nghiệp sản xuất trongnước đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, cải tiến mẫu mã,nghiên cứu sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm Các đơn vị sản xuất đanghướng tới đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacture

1()(2) Nguyễn Trọng Đễ - Nhìn lại công tác cung ứng thuốc trong hơn 10 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra cho công tác cung ứng thuốc trong thời gian tới-Tạp chí Dược học số 1-1999, tr7, tr 8.

Trang 11

Practice), đã có 5 doanh nghiệp được công nhận đạt GMP Bên cạnh đó, mộtsố doanh nghiệp đã biết phát huy thế mạnh của ngành Dược nước ta, đó lànguồn dược liệu đa dạng và phong phú, từ đó sản xuất chế biến ra những sảnphẩm dược liệu như tinh dầu các loại, long nhãn, hoài sơn, ba kích có chấtlượng cao, được sử dụng rộng rãi trong nước và phục vụ cho việc xuất khẩu.Nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp sản xuất thuốc trungương (trung ương) như xí nghiệp Dược phẩm TWI, xí nghiệp Dược phẩmTWII và một vài xí nghiệp dược phẩm địa phương như công ty dược phẩmHậu Giang, công ty dược phẩm Đồng Tháp với số vốn lớn, đội ngũ cán bộcông nhân viên trẻ về tuổi đời, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ lại có tư duyđổi mới Họ đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới, sản xuất ra nhiều sản phẩm cóchất lượng cao, có uy tín trên thị trường và đủ sức cạnh tranh được với hàngngoại nhập như: Apiciline, Amoxicilin, các loại Vitamin Còn tại cácdoanh nghiệp sản xuất thuộc địa phương thì lượng vốn có rất ít, ít được đầutư, sự quản lý còn mang nặng tính quan liêu bao cấp, trang thiết bị thô sơ,công nghệ thấp, trình độ cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế, nếu họchỉ sản xuất ra những thuốc thông thường tiêu thụ trong phạm vi địa phươngcủa mình.

Tới nay, nền công nghiệp thuốc sản xuất trong nước đã có nhữngbước phát triển đáng kể Tổng giá trị sản xuất trong nước tính theo doanhthu năm 1990 là 82 tỷ đồng Việt Nam, năm 1997 là 1385 tỷ đồng Việt Nam.Như vậy năm 1997 đã tăng 17 lần so với năm 1990 song cũng chỉ chiếmkhoảng 30% so với nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân (2) Chúng ta đã sảnxuất được nhiều loại thuốc cả về chủng loại và số lượng như thuốc khángsinh, thuốc hạ nhiệt, giảm đau, Vitamin, các thuốc chuyên khoa, một số

Trang 12

Vacxin phòng bệnh Nhưng thực tế điều trị tiền lâm sàng cho thấy thuốc sảnxuất trong nước thưòng cho hiệu quả thấp, không cao bằng những thuốc sảnxuất tại các nước có nền công nghiệp phát triển như Pháp, Mỹ, Anh, ThuỵSỹ, Đức, Úc, Áo Bên cạnh đó, những thuốc sản xuất đòi hỏi công nghệhiện đại như các kháng sinh thế hệ mới, các dạng bào chế đặc biệt (viên sủi,viên đặt), các vacxin phòng bệnh thế hệ mới và đặc biệt là các thiết bị y tếthì chúng ta chưa sản xuất được.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước không ngừng pháttriển, nhu cầu về sử dụng thuốc cũng tăng đáng kể Bình quân mức tiêu dùngthuốc trên đầu người cũng tăng nhanh Trước năm 1990 bình quân dưới0,5USD/người/năm, đến năm 1991 tăng lên là 3,5USD/người/năm và năm1997 là 5,2USD/người/năm, 1998 là 5,55USD/người/năm.(3)

Song song với sự phát triển của nền kinh tế, mô hình bệnh tật ở ViệtNam cũng giống như các nước đang phát triển khác, chủ yếu tiêu dùng cácthuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, hạ nhiệt, Vitamin Nhưng đồngthời ở Việt Nam cũng xuất hiện mô hình bệnh tật của các nước phát triển Vìvậy, trong tương lai nhu cầu thuốc là rất lớn, để có thể cung ứng đầy đủ chothị trường tiêu thụ các doanh nghiệp cần phải không ngừng đẩy mạnh cảitiến sản xuất, nhập khẩu thuốc từ bên ngoài nhằm đảm bảo về nhu cầu thuốcchữa bệnh của nhân dân.

II THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTKINH DOANH NGÀNH HÀNG DƯỢC.

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là một phạm trù tất yếu mà tất cả các thànhphần kinh tế phải quan tâm Bất kỳ một ngành nào, một doanh nghiệp nào

3 () PGS.PTS Lê Văn Truyền Ngành Dược với hành trang bước vào thế kỷ mới - Tạp chí Dược liệu số 4/1999, tr 6

Trang 13

muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội đều phải chịu sự chi phối, ảnhhưởng của các nhân tố cấu thành nên xã hội đó Những nhân tố đó đều nằmngoài tầm kiểm soát và ý muốn Doanh nghiệp không thể thay đổi được màchỉ có thể hạn chế sự ảnh hưởng của nó nếu nắm bắt và hiểu rõ các nhân tốđó Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tận dụng tối đa các cơ hội củamôi trường bên ngoài đem lại và tìm cách hạn chế hoặc né tránh nhữngthách thức đe doạ đối với công ty Để tìm ra những cơ hội và mối đe doạ thìcông việc trước hết phải làm là phân tích những yếu tố của môi trường kinhdoanh tác động, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động của công ty.

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô2.1.1.1 Các yếu tố kinh tế:

Các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế xá hội có ảnh hưởng rất mạnh mẽtới các hoạt động của các ngành kinh tế nói chung và đối với công ty nóiriêng Đối với ngành Dược, yếu tố kinh tế có những tác động chủ yếu sau:

a.Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Nhìn chung, trong những năm qua nước ta có tốc độ tăng trưởng kinhtế khá cao và tương đối ổn định Thu nhập bình quân đầu người tăng lênđáng kể Điều này được cho ở bảng1.1.

Khi kinh tế phát triển thu nhập người dân tăng lên thì nhu cầu vềchăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ của người dân cũng ngày càng tăng.Cầu thị trường về sản phẩm gia tăng là yếu tố tích cực kích thích sự pháttriển của ngành Dược nói chung và của công ty Dược liệu TWI nói riêng.

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân

Trang 14

1998 6,0 2730,0

(Nguồn: Tạp chí thời báo kinh tế tháng 2/2000)

b.Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái cũng là một trong số những ảnh hưởng tực tiếp đếncác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệpcó hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá hối đoái tác động đến cả cung cầu vềtiền và từ đó tác động đến giá cả hàng hoá Tỷ giá cao sẽ khuyến khích xuấtkhẩu và ngược lại, tỷ giá thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuấtkhẩu.

Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dược liệuTW I là vừa thực hiện hoạt động xuất khẩu vừa có hoạt động nhập khẩu thìcàng có tác động mạnh mẽ hơn Với bất kỳ một tỷ giá nào biến động bất lợitrong thời gian công ty xuất hàng hoặc nhập hàng cũng đều ảnh hưởngkhông nhỏ đến doanh thu của công ty Cụ thể là nếu tỷ giá cao sẽ khuyếnkhích xuất khẩu nhưng chẳng may thời gian đó công ty thực hiện hoạt độngnhập khẩu là chủ yếu sẽ là một bất lợi cho công ty đặc biệt là về giá cả hànghoá khi tiêu thụ trong nước Hoặc như trường hợp công ty buộc phải thựchiện hợp đồng trong khi tỷ giá thấp thì bất lợi này sẽ làm giảm doanh thulớn Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sức ép từ cảhai phía của việc tăng hay giảm tỷ gía hối đoái, điều này buộc công ty phảicó thông tin về yếu tố tỷ giá từ các nghiên cứu dự báo của nhà nước để giảmthiểu ảnh hưởng của yếu tố này.

Trong những năm vừa qua, tỷ giá có những biến động song công tythực hiện hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt được những thành công cơ bản,cụ thể:

Bảng 1.2: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của công ty

(Đơn vị: Triệun v : Tri uị: Triệuệung)

đồng)

Trang 15

NămTổng giá trị NKTổng giá trị XK

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát của nước ta ít biếnđộng trong điều kiện ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực trongthời gian vừa qua : 1996 - 4,5%, 1997 - 4%, 1998 - 4,6% và 1999 - 4,1% (4).Tỷ lệ lạm phát này không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tếvà đây là một cơ hội cho ngành Dược tiếp tục phát triển.

d Quan hệ quốc tế và chu kỳ kinh tế.

Ngoài ba yếu tố chủ yếu có tác động trực tiếp, nhanh và rõ rệt đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kể trên thì còn phải kể đến hainhân tố tác động khác đó là quan hệ quốc tế và chu kỳ kinh tế Sự ảnh hưởngcủa hai nhân tố này không có biểu hiện rõ rệt mà phải trải qua một thời giantương đối dài mới có thể nhận thấy được.

Trang 16

 Về quan hệ quốc tế:

Từ khi có sự chuyển đổi cơ chế với chủ trương thay thế “đối đầu” bằngquan hệ “đối thoại” và Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc giatrên thế giới thì quan hệ của nước ta ngày càng mở rộng Cùng với đó thìthương mại quốc tế đã phát triển theo chiều hướng tích cực đã tạo thuận lợicho nền kinh tế đất nước phát triển.

Nước ta có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và con người nhưng lạithiếu vốn đầu tư để phát triển cũng như thiếu các thiết bị khoa học - kỹ thuậtcông nghệ hiện đại áp dụng trong quá trình hoạt động Do đó, việc mở cửatrong quan hệ quốc tế là một cách thức có hiệu quả để tiếp cận tới sự pháttriển đó từ các quốc gia trên thế giới tiên tiến Bên cạnh đó, tranh thủ vayvốn và vốn đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài để khai thác tiềm năng vềmọi mặt, đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy và cạnh tranh tạo ra sự phát triển đối vớicác doanh nghiệp trong nước, tranh thủ cơ hội, chớp thời cơ để thực hiện cáchợp đồng kinh tế một cách tốt nhất.

Ngày nay, trước xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng gia tăngthì đây là một cơ hội tốt song cũng là điều đáng lo ngại, là một thách thứclớn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước.

Đối với công ty Dược liệu TWI nói riêng và đối với tất cả các công ty,xí nghiệp thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam nói chung hiện nay đang phảiđối đầu với việc tham gia và đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn sản xuất thuốctốt của các nước trong khối ASEAN) từ nay đến 2002 Nếu thiết bị dâychuyền công nghệ sản xuất của bất kỳ công ty, xí nghiệp nào tính đến 2002chưa được công nhận tiêu chuẩn GMP thì công ty, xí nghiệp đó phải ngừnghoạt động sản xuất Trong khi đó, tính đến nay trong Tổng công ty mới có 3doanh nghiệp có hệ thống thiết bị dây chuyền đạt tiêu chuẩn đề ra.

Như vậy, rõ ràng là mở cửa là cơ hội để phát triển song những đòi hỏitừ phía các doanh nghiệp cũng rất lớn.

 Về chu kỳ kinh tế:

Trang 17

Có thể nhận thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam chúng ta đang tronggiai đoạn chuẩn bị cất cánh vơí đặc trưng cơ bản sau:

- Khoa học, kỹ thuật đã bắt đầu áp dụng vào các lĩnh vực công, nôngnghiệp, dịch vụ.

- Ngân hàng, tài chính, giao thông vận tải đã phát triển.

Do đó, cần thiết phải có sự đầu tư và tích luỹ để tạo sức bật cho nềnkinh tế hiện đại và sau này.

Sau những thay đổi và khó khăn khi thực hiện cơ chế thị trường thaycho cơ chế kế hoạch, tập trung, nền kinh tế nước ta đang từng bước khôiphục, ổn định và phát triển từ đó mà thu nhập quốc dân càng cao, thúc đẩynhu cầu tiêu dùng Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế ViệtNam đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng gây nên những biến động trongnền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, việc làm của người dân màđặc biệt là giá trị đồng tiền nước ta có giá hơn đồng tiền của một số nướctrong khu vực Do đó, ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động xuất khẩu củacác doanh nghiệp trong nước và nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Mặc dù vậy theo dự báo của các nhà kinh tế thì đến năm 2000 nềnkinh tế sẽ trở lại ổn định và sẽ tiếp tục phát triển trong các năm tiếp theo.

2.1.1.2 Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Đây là yếu tố rất năng động và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến môitrường kinh doanh của các doanh nghiệp Sự gia tăng trong đầu tư nghiêncứu và quá trình ứng dụng vào thực tế đã tác động nhanh chóng và sâu sắcđến yếu tố và hiệu quả của hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, thiết bị côngnghệ của nước ta nói chung và của các doanh nghiệp (đặc biệt là doanhnghiệp nhà nước) nói riêng là quá lạc hậu, phần lớn máy móc thiết bị sảnxuất từ những năm 60-70 Tính năng kỹ thuật không cao và thời gian sửdụng đã tương đối dài, có nhiều máy móc đã hết khấu hao Trong khi đó,cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển với một tốcđộ chóng mặt, máy móc, thiết bị rất nhanh bị lạc hậu còn các sản phẩm thì

Trang 18

ngày càng bị rút ngắn chu kỳ sống Theo báo cáo của bộ trưởng bộ khoa họccông nghệ và môi trường cho biết :” công nghệ của Việt Nam lạc hậu so vớicác nước tiên tiến nhất trên thế giới khoảng 80-100 năm và so với mức trungbình hiện nay thì cũng lạc hậu từ 2-3 thế hệ” (5) Đây thực sự là vấn đề nangiải đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất nói chung Do vậy, vấnđề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm sao tự trang bị và tranh thủ đượccông nghệ hiện đại trên thế giới để củng cố và phát triển sản xuất.

Đối với sản phẩm ngành Dược, yếu tố kỹ thuật công nghệ càng có ýnghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc đáp ứngcông nghệ mới để tìm ra các loại thuốc mới có tính năng tốt hơn Yếu tố nàycòn có ý nghĩa bởi đặc trưng của ngành Dược là liên quan trực tiếp đến sứckhoẻ của người dân, sản phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng và có thêmnhiều loại thuốc tốt sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân Tuynhiên, các doanh nghiệp Dược của nước ta hiện nay đang đứng trước mộtthực trạng chung đó là thiếu vốn để đầu tư, trang bị mới máy móc thiết bịcông nghệ cho hoạt động sản xuất Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụngcác máy móc từ những năm 70-80, một số từ đầu những năm 1990 và phầnlớn các doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn GMP do ASEAN đề ra Tính chođến nay, trong các doanh nghiệp Dược Việt Nam mới có 3 doanh nghiệp códây chuyền công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn mà ASEAN đặt ra Đây làthách thức rất lớn với công ty Dược liệu TW I.

2.1.1.3 Yếu tố chính trị, luật pháp

Việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới vềmọi lĩnh vực của nước ta cùng với xu hướng toàn cầu hoá đã mở ra nhiều cơhội song cũng không ít khó khăn cho đất nước và các doanh nghiệp trongnước.

Nhân tố chính trị, luật pháp thể hiện các tác động của nhà nước đếnmôi trường kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị

5()Tạp chí Dược liệu số 3/2000

Trang 19

trường thông qua các công cụ vĩ mô trong đó có các chính sách kinh tế vàpháp luật kinh tế.

Trong những năm qua và hiện nay chính trị của nước ta khá ổn định,quan điểm của Đảng ta về đối nội là xây dựng một đất nước “Dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng và văn minh”, về đối ngoại chúng ta khẳng địnhmuốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độchính trị, trên cơ sở hoà bình, hợp tác, đôi bên cùng có lợi Điều kiện tìnhhình chính trị ổn định sẽ tạo ra một môi trường tốt cho các doanh nghiệp antâm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ thống luật pháp nước ta chưa đầy đủ, đồng bộ nhưng ngày càngđược xây dựng hoàn chỉnh hơn, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt độngkinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt luật kinh tế được xây dựng khá nhanh.Đối với ngành Dược, thời gian qua Bộ Y Tế và Chính phủ đã ra rất nhiềuvăn bản, nghị định chỉ thị nhằm tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạtđộng đây cũng là cơ hội tốt cho công ty Dược liệu TW I để nắm bắt và tậndụng để phát triển.

2.1.2 Phân tích môi trường ngành2.1.2.1 Các đơn vị cạnh tranh hiện thời.

Đây là các cơ sở, doanh nghiệp, xí nghiệp cùng sản xuất kinh doanhnhững sản phẩm, hàng hoá cùng chủng loại và chất lượng tương đương vớicông ty Sự cạnh tranh này rất mạnh mẽ, quyết định sự tồn tại hay suy yếucủa công ty, số lượng các doanh nghiệp và mức độ tăng trưởng của ngànhcàng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng lớn Vì vậy, sự hiểu biết về các đốithủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với công ty để tìm cách thiếtlập cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường Đối với công ty Dược liệuTW I đã qua một thời kỳ dài xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trướcđây, công ty chỉ thực hiện chức năng sản xuất và phân phối các mặt hàngtruyền thống như: thuốc Nam, Bắc, cao đơn, tinh dầu cho các tỉnh thànhtrong cả nước Những hoạt động này đem lại lợi nhuận rất nhỏ khoảng 50

Trang 20

lưu buôn bán quốc tế, công ty đã thực hiện kinh doanh tổng hợp, vừa sảnxuất vừa kinh doanh các loại thuốc Nam-Bắc, cao đơn, tân dược, vật tư hoáchất bên cạnh đó công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trên thị trường ngành hàng Dược tại Việt Nam ngoài sự cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp trong nước (có đến trên 240 công ty và xí nghiệptrong và ngoài quốc doanh) còn phải đương đầu với các hàng ngoại nhập từPháp, Ấn Độ, Bỉ do xu hướng ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại của ngườidân cũng như chất lượng hàng ngoại cao hơn Nếu tính trong tổng công tythì có 22 công ty, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh nhưng doanh thu côngcông ty còn nhỏ chỉ đạt ở mức trung bình, các chỉ tiêu khác cũng không caocụ thể: ”công ty chiếm 1,9% doanh thu sản xuất, 9,91% tổng giá trị kinhdoanh, 9,68% tổng giá trị mua vào, 10,5% tổng giá trị bán ra, 15,57% giá trịxuất khẩu (đây cũng là chỉ tiêu mà công ty dẫn đầu trong toàn công ty),7,52% giá trị nhập khẩu toàn tổng công ty năm 1996” (6).

Có thể nhận thấy rằng các đối thủ chính của công ty là một số công ty,xí nghiệp Dược trong Tổng công ty như: công ty Dược phẩm TW, xí nghiệpDược phẩm TWI, TWII, TN24, xí nghiệp Dược Hậu Giang Đây là nhữngđối thủ cạnh tranh quyết liệt về công nghệ máy móc thiết bị vào sản xuấttrên quy mô lớn mà vấn đề bao trùm là về vốn Trong khi vốn của công tyDược liệu TWI còn quá nhỏ bé (vốn chủ sở hữu khoảng xấp xỉ 14 tỷ) thì củacác công ty, xí nghiệp Dược khác đạt được đến con số hàng chục, hàng trămtỷ đồng Do vậy những năm gần đây công ty luôn tìm các giải pháp đặc biệtlà về vốn để không những tăng nguồn vốn cho kinh doanh mà còn có khảnăng để đầu tư máy móc thiết bị mới phục vụ cho hoạt động sản xuất đạthiệu quả cao.

Bảng 1.3: Giá trị kinh doanh của Tổng công ty Dược

(Đơn vị: Triệun v : Tri u ị: Triệuệu đồng)ng)

6() Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty so với ngành

Trang 21

Tổng giá trị

2.102.374,Công

ty DLTW I

Công ty XNK y tế I

Công tyDPT

19,83

Trang 22

W ICông tyDPTW III

Công ty XNK y tế II

Công tyDPTW II

Công ty DLTW II

Trung tâm TM DP

Trang 23

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng Công ty dược năm 1998)

19.83%10.44%9.91%

Trang 24

2.1.2.2 Sản phẩm thay thế

Nhìn chung sản phẩm ngành Dược có đặc điểm là không thể dùng sảnphẩm của ngành khác để thay thế trong quá trình sử dụng mà chỉ có thể sửdụng loại thuốc này thay cho loại thuốc kia khi chúng có cùng công dụng.Mà đối với một công ty vừa thực hiện sản xuất, vừa thực hiện kinh doanh thìhọ sẽ trang bị hầu hết các mặt hàng, đảm bảo thay thế các mặt hàng nếukhách hàng yêu cầu Trong trường hợp này chức năng hoạt động của công tyđã phát huy tác dụng, hoạt động sản xuất giúp công ty có khả năng cạnhtranh với các sản phẩm do các xí nghiệp trong nước sản xuất Còn hoạt độngkinh doanh nhập hàng từ bên ngoài giúp công ty được sự cạnh tranh với cáccông ty kinh doanh cũng như với các mặt hàng ngoại nhập Tuy nhiên trongđiều kiện hiện nay, người ta nhận thấy rằng để điều trị bệnh ngay lập tức thìcông dụng của thuốc tân dược phát huy mạnh mẽ nhưng loại thuốc nàythường kèm theo các phản ứng phụ đối với người sử dụng Còn để chữabệnh về lâu dài và ít có các phản ứng phụ thì dùng các loại thuốc Nam- Bắc.

Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay, ở một chừng mực nào đókhông thể thay thế sản phẩm thuốc Nam- Bắc bằng loại thuốc tân dược.

2.1.2.3 Sức ép từ phía người cung cấp.

Trong cơ chế thị trường, việc mua bán tuân theo nguyên tắc “thuậnmua vừa bán” với một mức độ lợi nhuận nào đó cho cả hai phía Nhữngngười cung cấp chính của công ty gồm các tỉnh, xí nghiệp sản xuất trungương và địa phương, các công ty trung ương từ hoạt động sản xuất của côngty và nguồn nhập khẩu Nhìn chung, công ty có mối quan hệ tốt đối với các

Trang 25

nhà cung cấp, số lượng hàng hoá mua vào ngày càng gia tăng theo các năm,thể hiện:

Bảng 1.4: Giá trị mua từ các nhà cung cấp qua các năm

(Đơn vị: triệu đồng)

Các tỉnh 4.240 18.673 27.151 44.156 68.000XNSXTW 4.034 5.455 1.663 3.132 3.000XNSXĐP 3.773 5.292 6.636 9.321 2.700

Tự sản xuất 3.940 4.495 10.000 16.000 23.800Nhập khẩu 62.514 69.641 74.761 128.331 113.100

Về phía các nhà cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất, trong nhữngnăm gần đây, số lượng các nhà cung cấp ngày càng gia tăng (trước đây chủyếu là của Bỉ, Úc) nạp thêm cả các nước Anh, Pháp, TrungQuốc Vì vậy,công ty có thể lựa chọn bất kỳ một nhà cung cấp nào mà công ty thấy phùhợp nhất Tuy nhiên, các phụ tùng thay thế trong nước đã có và đảm bảochất lượng nên chi phí cho loại đầu tư này sẽ rẻ hơn khi phải nhập hoàn toàncủa nước ngoài Dù thế nào thì việc gia tăng số lượng các nhà cung cấp cũng

Trang 26

là một cơ hội tốt để công ty thực hiện việc mua thiết bị được thuận lợi hơnđặc biệt khi có sự cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp.

Như vậy, trong những năm qua công ty đã phần nào chủ động trongviệc thu mua hàng hoá cũng như nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ chosản xuất Tuy nhiên, những người cung cấp đóng vẫn chiếm một vai trò rấtquan trọng đối với sự hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty

2.1.2.4 Khách hàng

Đây là bộ phận không thể tách rời môi trường kinh doanh Một sự tínnhiệm của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá của công ty luôn được coilà tài sản có giá trị nhất của một công ty Khi khách hàng mua hàng hoá, sảnphẩm của một công ty nào đó thì họ có thể làm giảm lợi nhuận của công tyđó bằng cách yêu cầu chất lượng cao hơn của sản phẩm và có thể bằng cáchdùng doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp khác Khách hàng đặc biệtcó thế mạnh khi họ mua với khối lượng, giá trị lớn và mua thường xuyên.Vấn đề chủ yếu của khách hàng là khả năng thanh toán của họ.

Đối với công ty dược liệu trung ương I, khách hàng lớn nhất là thịtrường các tỉnh và thị trường xuất khẩu Ta thấy doanh số tiêu thụ thị trườngcác tỉnh chiếm quá nửa tổng doanh số tiêu thụ của công ty Xuất khẩu cũnggiữ vị trí quan trọng trong những năm gần đây giá trị xuất khẩu khôngngừng tăng lên là nó chiếm >80% tỷ trọng của tổng số doanh thu tiêu thụ.

Các xí nghiệp địa phương, xí nghiệp trung ương tiêu thụ rất ít hàngcủa công ty Có thể giải thích điều này là do thị trường thuốc phát triểnmạnh trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham giavào thị trường thuốc đặc biệt là tham gia vào công tác xuất nhập khẩu do đócác xí nghiệp địa phương, xí nghiệp trung ương có thể tự cung cấp hàng chomình với chi phí thấp hơn hoặc chọn những nhà cung cấp mới với nhiều lợithế hơn

Khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của côngty Do vậy, trong những năm qua công ty đã không ngừng củng cố mối quanhệ tốt với các bạn hàng truyền thống và thiết lập tìm kiếm các bạn hàng mớiđể thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Trang 27

Bảng 1.5: Giá trị tiêu thụ của công ty dược liệu

trung ươngI theo thị trường qua các năm

(Đơn vị: Triệun v : Tri u ị: Triệuệu đồng)ng)

Các tỉnh 71.209 88.085 92.701 127.205 142.000XNSXTW 4.116 776,8 1.609 2.510 3.000XNSXĐP 6.281 5.011 4.000 5.213 5.700Xuất khẩu 5.303 10.513 30.986 69.000 73.000

Tổng 87.268 104.804 130.400 205.200 225.000(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty dược liệu trung ương Itừ năm 1995-1999)

2.1.2.5 Đối thủ tiềm ẩn:

Đây là những công ty, xí nghiệp có thể tham gia vào ngành, đối thủnày có thể làm giảm lợi nhuận của công ty do họ dựa vào khai thác các nănglực sản xuất mới, với mong muốn có vị trí trên thị trường dược Công tyluôn phải đối đầu với việc ra đời các công ty, xí nghiệp dược mới với sựcạnh tranh cao hơn về qui mô sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuậtcông nghệ

Ngành dược hiện nay đang là một trong những ngành có tốc độ pháttriển cao nhất hiện nay, là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao do đó nguy cơ gianhập ngành của đối thủ mới là tương đối lớn Sự phát triển của xã hội, mức

Trang 28

sống nhân dân được nâng cao đã làm cho nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sứckhoẻ ngày càng lớn, nhu cầu thuốc chữa bệnh ngày càng tăng Với một thịtrường rộng lớn và tiềm năng như vậy, sự gia nhập của các đối thủ là dễ.Bên cạnh đó, hiện nay nhà nước đã có nhiều chính sách qui định nhằm mởrộng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia vào kinh doanhthuốc do đó điều tất yếu là việc xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp kinhdoanh trong ngành là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, do đặc điểm của ngành dược là liên quan đến sức khoẻ vàthể lực của nhân dân nên việc sản xuất kinh doanh ngành hàng này chịu sựkiểm soát ngặt nghèo của chính phủ và những đòi hỏi lớn về con người cũngnhư trình độ hiểu biết Điều này sẽ là rào cản đối với sự gia tăng mới Hơnnữa, ngành dược là một ngành kinh doanh đòi hỏi một số vốn rất lớn, đâycũng sẽ là rào cản đối với sự gia nhập của các đối thủ tiềm ẩn Và nếu có sựgia nhập của các đối thủ mới thì lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm ngườiđi trước sẽ là những vũ khí lợi hại để cho công ty có thể chiến thắng trongcanh tranh đối với sự gia nhập này.

2.2 Thuận lợi và khó khăn

Trong những năm qua, ngành dược đã có những bước phát triển đángkhích lệ, từng bước đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻcủa nhân dân Hệ thống sản xuất kinh doanh dược vẫn ổn định ở mức tăngtrưởng tương đối cao Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất nội địa tăng bìnhquân 6%, doanh thu sản xuất tăng lên 12% riêng các xí nghiệp dược Trungương tăng sản lượng 15,8% và doanh thu sản xuất tăng 22%, riêng doanh sốtăng 45%, xuất khẩu tăng 46,8%, nhập khẩu đạt 415 triệu USD tăng 7%.Bình quân liều thuốc trên đầu người năm 1998 là 5,5 so với năm 1997 là 5.,2và so với năm 1999 là 5,0USD/người/năm (7).

Các xí nghiệp Dược phẩm trong nước đã có một bước phát triển vềchất Đã có 5 xí nghiệp trong nước đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuấtthuốc” của khối ASEAN (GMP ASEAN), 5 xí nghiệp liên doanh đạt GMPcủa châu Âu và tổ chức thế giới Với việc đạt GMP, các xí nghiệp dược Việt

7(),(8) PGS.PTS Lê Văn Truyền Ngành dược với hành trang bước vào thế kỷ mới - Tạp chí Dược liệu số 4/1999, tr 6

Trang 29

Nam đã có khả năng thực hiện một hình thức mới là sản xuất nhượng quyềncho các công ty đa quốc gia và có thể xuất khẩu thành phần tân dược cho cácnước khác.

Bên cạnh những thành tựu đã và đang đạt được ngành dược có nhữngđóng góp rất lớn cho công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân,nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề đặt ra cho ngành đó là chất lượng thuốccòn kém, khối lượng thuốc sản xuất trong nước chưa nhiều, thị trường thuốcphân phối chưa đồng đều chủ yếu tập trung nhiều ở các thành phố lớn,nguyên liệu sản xuất thuốc phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài (70%)(8)…Để khắc phục những tồn tại và thực hiện các mục tiêu đặt ra cho ngành trongthời gian tới, ngành Dược Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Dượcnói riêng cần khẩn trương và tích cực tiếp tục đổi mới công nghệ máy mócthiết bị, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, trồng vùng nguyên liệuđầu vào, mở rộng thị trường thuốc ra các vùng nông thôn, miền núi Việc tậptrung lớn trước mắt vẫn là tăng cường sản xuất thuốc trên cả hai mặt chấtlượng và số lượng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và quốc tế.

Từ việc phân tích thực trạng ngành dược Việt Nam và phân tích môitrường kinh doanh Đánh giá sự phát triển trong những năm tới, hoạt độngsản xuất kinh doanh dược sẽ có rất nhiều thuận lợi cũng như gặp rất nhiềukhó khăn, đó là:

2.2.1.Thuận lợi

- Sản phẩm ngành dược không có sản phẩm thay thế.

- Tình hình chính trị, kinh tế ổn định Tăng trưởng GDP hàng nămtương đối cao Sự ổn định về kinh tế và chính trị sẽ tạo điều kiện cho cáccông ty xí nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, một môi trường chính trị ổnđịnh, một hệ thống luật pháp hoàn thiện sẽ là nền tảng cơ bản thúc đẩy sựphát triển của các công ty, doanh nghiệp.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới là cơ hội để công tytiếp cận kỹ thuật tiên tiến và hiện đại Cơ hội tiêu chuẩn thuốc đạt chất

Trang 30

lượng GMP đối với ngành Dược Việt Nam đến 2002 mở ra rất nhiều tiềmnăng mới.

- Việt Nam tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới Các chủ trươngchính sách cua chính phủ Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam như các nghị định củachính phủ, hướng dẫn thi hành luật Thương Mại, luật doanh nghiệp cụ thểlà: nghị định số 57/1998/NĐ-chính phủ ngày 31/7/1998 của chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành luật Thương Mại về hoạt động xuất nhập khẩu gia côngvà đại lý mua bán hàng với nước ngoài Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày3/3/1999 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện,hàng hoá dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

- Các văn bản pháp quy về Dược ngày càng bổ sung và hoàn thiện tạora hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nướcvà nước ngoài hoạt động như Thông tư 02/2000/TT-BYT ngày 21/2/2000hướng dẫn kinh doanh thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho người thực hiệnnghị định 11/1999/NĐ-chính phủ Ban hành danh mục thuốc thiết yếu ViệtNam lần thứ 4 (quyết định số 2285/1999/QĐ-BYT ngày 28/7/1999) Quyđịnh đăng ký chất lượng mỹ phẩm, biên soạn và tổ chức hội thảo xây dựngquy chế GLP, chỉ đạo kiện toàn đổi mới hệ thống doanh nghiệp kinh doanh,sản xuất, cung cấp dịch vụ cung ứng thuốc theo quy định của luật doanhnghiệp, luật

- Sự gia nhập của Việt Nam vào khu vực, tổ chức và thế giới tạo ra rấtnhiều cơ hội cho sự phát triển đặc biệt là công tác tìm kiếm bạn hàng nướcngoài để xuất khẩu.

- Có sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủvà các công ty nước ngoài Hàng năm Việt Nam nói chung hay ngành dượcnói riêng đều có được sự hỗ trợ tích cực về các điều kiện vốn, kỹ thuật côngnghệ và kể cả sản phẩm thuốc từ các tổ chức như WHO, SIDA, các tổ chứcphi chính phủ và các nước trong khối ASEAN.

Trang 31

2.2.2 Khó khăn:

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên thiếu trầm trọng và chất lượng yếukém đặc biệt là ở tuyến cơ sở Công nghệ sản xuất kinh doanh lạc hậu, thiếtbị cũ kỹ nhưng lại thiếu vốn đầu tư chiều sâu.

- Sản phẩm kém cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong quá trìnhhội nhập với khu vực

- Công ty chưa nắm bắt kịp thời những thông tin về biến động của cácyếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu

- Thiếu vốn kinh doanh là thách thức lớn nhất đối với hoạt động giữ vàmở rộng thị trường kinh doanh

- Sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới vừa tạo ra cơ hộilại vừa đặt các công ty đứng trước những thách thức cạnh tranh ngày cànggay gắt theo quy luật của kinh tế thị trường Các công ty nước ngoài sẽ lànhững đối thủ đáng sợ với một nên khoa học kỹ thuật tiên tiến và hệ thốngmáy móc hiện đại, số lượng cũng như chất lượng đều vượt trội so với cáccông ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, đấy là khó khăn lớn nhấtđối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.

- Thời tiết diễn biến không thuận lợi, hạn hán, bão lụt ở nhiều địaphương gây thiệt hại lớn về người và của Sự khắc nghiệt của thời tiết ngàycàng đe doạ nguồn nguyên liệu của công nghiệp sản xuất thuốc.

- Mô hình bệnh tật của Việt Nam có nhiều biến đổi, mang đặc điểmcủa những nước đang phát triển và cả những nước phát triển Trong năm quađã từng phát sinh một số dịch bệnh xã hội ở quy mô lớn Điều này gây khókhăn cho việc nghiên cứu sản xuất thuốc Hầu hết các loại thuốc dùng đểchữa các bệnh như tim mạch, tâm thần, chứng suy giảm miễn dịchHIV/AIDS, thuốc bổ nền công nghiệp Dược của ta chưa sản xuất và đáp ứngđược Yêu cầu lớn đặt ra cho các doanh nghiệp là tiếp tục nghiên cứu và tìmtòi để đưa ra các loại thuốc cần thiết cung cấp cho thị trường nhằm thay thếhàng ngoại nhập.

Trang 32

- Tiêu chuẩn GMP là một mối đe doạ lớn đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, bởi nếu không đạt tiêu chuẩn đến năm 2002 công tysẽ phải ngừng sản xuất.

Trang 33

PHẦN II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊUTHỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYDƯỢC LIỆU TWI.

Trang 34

Công ty Dược liệu Trung ương I (tên giao dịch quốc tế Mediplantex)tiền thân là công ty thuốc Nam - thuốc Bắc Trung Ương được thành lập theoquyết định số 170/BYT – QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 1/4/1971 nhằmthực hiện những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Trong thời kỳ bao cấp công ty có tên là Công ty Dược liệu cấp I, làđơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, hoạt động trong lĩnh vực tập trung vàphân phối các mặt hàng thuốc Nam, thuốc Bắc, cao đơn hoàn tán, giốngdược liệu và nuôi trồng dược liệu Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủyếu sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Y tế và tổng công tyDược giao cho cùng với những hợp đồng kinh tế hàng năm, điều tra nắmchắc nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu để xây dựng kế hoạch thu mua, phânphối và nuôi trồng các loại dược liệu, thuốc Nam, thuốc Bắc và cao đơnhoàn tán.

- Tổ chức nắm nguồn hàng đảm bảo thu mua dược liệu đầy đủ, thựchiện phân phối hợp lý, tổ chức vận chuyển an toàn và xuất khẩu đúng chủtrương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Dự trữ và bảo quản thuốc Nam, thuốc Bắc, cao đơn hoàn tán, giốngdược liệu theo định mức, bảo vệ an toàn kho tàng, chống hao hụt, tổn thất.

- Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng thuốc góp phần cảitạo tiêu dùng, đẩy mạnh thu mua và tiêu thụ.

- Trực tiếp chế biến một số dược liệu dạng cao, thảo mộc, tinh dầu,chiết suất hoạt chất khô.

- Qua thực tiễn rút kinh nghiệm để sản xuất, xây dựng, bổ sung cáctiêu chuẩn về bảo quản, kiểm nghiệm, qui định đóng gói dược liệu, trình cấptrên xét duyệt để thực hiện và thông qua hội đồng kinh tế trao đổi, hướngdẫn địa phương thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dược liệu.- Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế cụ thể với các cơ sở sảnxuất và các ngành có liên quan về thu mua, xuất nhập khẩu, vận chuyểnhàng hóa theo chế độ của nhà nước quy định.

Trang 35

- Thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ của Nhà nước về quản lý kinhtế, tài chính, phấn đấu hạ thấp chi phí lưu thông, nộp lợi nhuận, thuế đầy đủ.Đề xuất ý kiến với cấp trên các chế độ, chính sách khác có liên quan.

- Được cấp vần đề thực hiện các nhiệm vụ trên, có con dấu riêng vàđược mở tài khoản ngân hàng, được thành lập và sử dụng quỹ của công tytheo chế độ hiện hành.

Từ năm 1990, trong xu hướng chung nền kinh tế đất nước bước vàothực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, trước nhữngkhó khăn, thách thức và đòi hỏi của thị trường đối với tất cả các đơn vị kinhtế trên toàn quốc, công ty Dược liệu cấp I cần phải tổ chức lại cho phù hợpvới tình hình mới.

Ngày 9/2/1990, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 95/BYT-QĐ, phêduyệt điều lệ sửa đổi của công ty Theo điều lệ sửa đổi, công ty tiếp tục đượcxác định là đơn vị kinh tế quốc doanh, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinhtế độc lập, có tài khoản tiền Việt Nam, vàng, ngoại tệ tại ngân hàng có condấu riêng để giao dịch mang tên “Công ty Dược liệu TW I” Công ty Dượcliệu TW I đặt dưới sự quản lý của Tổng công ty Dược Việt Nam, Bộ Y tế,chịu sự quản lý của Nhà nước, của Bộ Thương Mại về công tác xuất khẩu.Cùng với việc chuyển đổi tên của công ty, trong hoạt động của công ty cũngcó sự chuyển hướng sang kinh doanh tổng hợp, gồm: sản xuất và kinh doanhcác mặt hàng thuốc Dược liệu (thuốc Nam, thuốc Bắc), thuốc tân dược, caođơn hoàn tán, tinh dầu, hoá chất xét nghiệm, hoá dược (dùng để sản xuấtthuốc).

Cũng trong thời gian này các nhà lãnh đạo của công tyđã thấy trước sự cần thiết của việc nhà nước có chính sáchsử dụng thuốc của các công ty trong nước để cung ứng vàphục vụ cho người dân, hạn chế nhập khẩu thuốc từ bênngoài( đặc biệt một số loại thuốc nước ta có thể dùngnguyên liệu trong nước để sản xuất) Chính vì vậy, ban lãnhđạo công ty đã đưa ra quyết định mang tính chiến lược khi

Trang 36

xây dựng thêm hai phân xưởng sản xuất vói trang thiết bịkỹ thuật mới như: Chiết xuất hoạt chất Artemisinin từ lácây thanh cao hoa vàng dùng để chữa sốt rét mà trước đâythuốc này phải nhập từ bên ngoài(Trung Quốc) Cho đếnnay, thuốc chữa sốt rét do công ty sản xuất không những đãphục vụ tốt nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nướcngoài.

Trong tổng công ty Dược Việt Nam, Công ty Dượcliệu TWI là công ty duy nhất vừa thực hiện sản xuất vừathực hiện chức năng kinh doanh Hoạt động sản xuất kinhdoanh được tiến hành song song sẽ giúp công ty đứng vữngtrước những biến động của thị trường.

Trong những năm gần đây, Công ty luôn chú trọngquan tâm củng cố và mở rộng thị trường trong nước: Côngty đã tổ chức mạng lưới kinh doanh trong khu vực thànhphố Hà Nội (gồm 6 cửa hàng) và có quan hệ chặt chẽ vớinhiều công ty, xí nghiệp Dược ở các tỉnh trong cả nước(bao gồm cả hệ thống Dược quốc doanh và ngoài quốcdoanh) nên đã tạo ra được thị trường khá ổn định Công tyđã cung ứng một lượng lớn các mặt hàng Dược cho cạnhtranh bệnh viện TW, Địa phương, các công ty, các nhàthuốc ở vùng sâu, vùng xa, lực lượng quân đội và công anvũ trang.

Bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước, Công tyđã dùng nhiều biện pháp tìm kiếm các thị trường và đã cónhững chuyển biến mạnh mẽ trong việc tổ chức, chỉ đạosản xuất hàng xuất khẩu Ngoài các sản phẩm sản xuất xuấtkhẩu truyền thống là các dược liệu như: Quế, Hồi, Hoahoè, Công ty đã tập trung đi sâu nghiên cứu một số sảnphẩm có chất lượng cao được khách hang quốc tế tínnhiệm.

Trang 37

Công ty đã quan tâm sâu sắc tới công tác đối ngoại mởrộng thị trường quốc tế tới nhiều nước ở Châu Á, Châu Âuvà Công ty đang xem xét việc xuất khẩu sang Irắc, ChâuPhi, Lào

Nhờ có đẩy nhanh và mạnh mẽ xuất khẩu doanh sốxuất khẩu của công ty tăng cao qua các năm, vừa thu đượcnhiều ngoại tệ cho đất nước vừa giúp công ty tháo gỡ rấtnhiều khó khăn trong tình hình tài chính-tiền tệ vừa qua.Đặc biệt trong năm 1998 công ty là đơn vị dẫn đầu trongcông tác xuất khẩu của toàn bộ Tổng công ty và Bộ y tế,Tổng công ty và các ngành đánh gia rất cao.

Đối với nguồn nguyên liệu trong nước như: nguyênliệu dùng để sản xuất thuốc sốt rét, cây bạc hà Công tyđã có những biện pháp và chính sách thoả đáng đối vớingười nông dân và đã chỉ đạo trồng trọt 260 ha cây thanhcao hoa vàng và cây bạc hà SK33 để thu mua, chế biến sảnxuất và xuất khẩu Vì vậy công ty đã tạo công ăn việc làmcho nông dân, được các nông trường các hợp tác xã vànông dân tin tưởng.

Qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, cùng vớinhiều thành tích đã đạt được, công ty đã thực hiện tốt côngtác đào tạo huấn luyện nâng cao nghiệp vụ tay nghề chocán bộ công viên Tính đến năm 1998 công ty đã có mộtđội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực với 18 Dược sỹ cótrình độ trên đại học, toàn công ty có 67 cán bộ trình độ đạihọc còn lại là Dược sỹ trung cấp, công nhân kỹ thuật dược,nhân viên phục vụ

Trải qua nhiều gian nan, thử thách từ ngày thành lậpđến nay, Công ty Dược liệu TWI đã phấn đấu liên tục đểtừng bước trưởng thành và lớn mạnh hơn Công ty dã thực

Trang 38

sự trở thành đầu mối sản xuất và phân phối thuốc khá lớncủa nước ta

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA CÔNG TY DLTW I.

Là Công ty trực thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam với chức năngnhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh thuốc, dược phẩm và dược liệu.Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ và ổn định với 76 mặt hàng sản xuất và gần 600mặt hàng thuốc nhập khẩu Công ty đang dần dần khẳng định được vị trí củamình trên thị trường thuốc.

Nhìn chung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gianqua cũng đã được chú trọng và đẩy mạnh, sản phẩm tiêu thụ ngày càng lớn,thị trường ngày càng được mở rộng , doanh thu tiêu thụ ngày càng tăng.

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh số tiêu

Trang 39

Hình 2.1: Biểu đồ biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch

của Công ty dược liệu TW giai đoạn 1995-1999

Từ bảng 2.1 chúng ta thấy doanh số tiêu thụ của Công ty tăng đều ở tất cảcác năm và mức tăng là khá đều Điều này cho thấy thị trường của Công tykhá ổn định và mở rộng Tuy nhiên, trong thị trường thuốc thì mức tăng nàycòn khiêm tốn Vì trong giai đoạn này nhu cầu thuốc men và chăm lo sứckhoẻ đã phát triển đến độ chóng mặt.

Doanh số tiêu thụ năm 1995 là 80.268 triệu đồng, nhưng doanh số tiêuthụ năm 1996 là 104.804 triệu đồng, như vậy năm 1996 doanh số tiêu thụtăng 17.536 triệu đồng tương đương 20,1% so với năm 1995 Doanh số năm1997 là 180.000 triệu đồng tăng so với năm 1996 là 25 triệu đồng tươngđương 24,42% Doanh số tiêu thụ của năm 1998 là 205.200 triệu đồng tăngso với năm 1997 là 74.800 triệu đồng tương đương 72,23% Doanh số tiêuthụ của năm 1999 là 225.000 triệu đồng tăng so với năm 1998 là 19.800

KÕ ho¹ch Thùc hiÖn

Trang 40

triệu đồng tương đương 9,65% Như vậy năm 1998 có tốc độ phát triển caonhất đạt tới 72,23% so với năm 1997.

Ta có thể tính tốc độ phát triển bình quân để thấy được sự phát triểnqua các năm:

Tốc độ tăng doanh số tiêu thụ này đối với Công ty có thể là đángmừng, nhưng so với thị trường chung và so với các đối thủ khác thì vẫn cònchậm hơn Trong sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thuốc ước tính tốc độphát triển bình quân 200% đã có nhiều công ty và xí nghiệp có bước pháttriển rất nhanh Ví dụ như một đơn vị địa phương là Xí nghiệp dược HậuGiang của Cần Thơ, chỉ trong vòng 5 năm qua đã mở rộng thị trường tiêuthụ ra miền Bắc với mức thu nhập của nhân viên gấp 3 lần so với Công tyDược Liệu Trung Ương I.

Tuy nhiên, với các số liệu ở bảng 2.1 biểu diễn trên đồ thị hình 2.1chúng ta thấy rằng Công ty đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra Cụ thể ởđây là doanh số tiêu thụ của Công ty đều thực hiện vượt mức kế hoạch (tínhbình quân % thực hiện kế hoạch của Công ty là 103,0125%).

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tập bài giảng Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp -Trung tâm ĐTQTKDTH-Trường ĐHKTQD - Hà Nội 1999 Khác
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp - Trung tâm ĐTQTKDTH- Trường ĐHKTQD - NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 1997 Khác
3. Giáo trình Quản trị thương mại -Khoa QTKD Thương mại - Trường ĐHKTQD - NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội 1999 Khác
4. Quản trị Marketing - Phillip Koller-NXB Thống kê 1994 Khác
5. Các báo cáo tổng kết của Công ty Dược liệu TW I từ 1995 đến 1999 Khác
6. Các tạp chí Dược liệu số 1 và 4 năm 1999, số 3 năm 2000; Y học, Sức khoẻ và Đời sống các số 8,10 năm 1998, số 4,6 năm 1999, số 3 năm 2000 Khác
7. Chiến lược kinh doanh - Phương án sản phẩm - Trần Hoàng Kim - NXB Thống kê - Hà Nội 1994 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bỡnh quõn - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bỡnh quõn (Trang 14)
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân (Trang 14)
Hình 1.1: Biểu đồ biểu thị tỷ trọng - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Hình 1.1 Biểu đồ biểu thị tỷ trọng (Trang 24)
Bảng 1.4: Giỏ trị mua từ cỏc nhà cung cấp qua cỏc năm (Đơn vị: triệu đồng) - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 1.4 Giỏ trị mua từ cỏc nhà cung cấp qua cỏc năm (Đơn vị: triệu đồng) (Trang 26)
Bảng 1.4: Giá trị mua từ các nhà cung cấp qua các năm (Đơn vị: triệu đồng) - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 1.4 Giá trị mua từ các nhà cung cấp qua các năm (Đơn vị: triệu đồng) (Trang 26)
Bảng 1.5: Giỏ trị tiờu thụ củacụng ty dược liệu trung ươngI theo thị trường qua cỏc năm - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 1.5 Giỏ trị tiờu thụ củacụng ty dược liệu trung ươngI theo thị trường qua cỏc năm (Trang 28)
Bảng 1.5: Giá trị tiêu thụ của công ty dược liệu - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 1.5 Giá trị tiêu thụ của công ty dược liệu (Trang 28)
Bảng 2.1: Tỡnh hỡnh thực hiện kế hoạch doanh số tiờu - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.1 Tỡnh hỡnh thực hiện kế hoạch doanh số tiờu (Trang 39)
Từ bảng 2.1 chỳng ta thấy doanh số tiờu thụ củaCụng ty tăng đều ở tất cả cỏc năm và mức tăng là khỏ đều - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
b ảng 2.1 chỳng ta thấy doanh số tiờu thụ củaCụng ty tăng đều ở tất cả cỏc năm và mức tăng là khỏ đều (Trang 40)
Kế hoạch Thực hiện - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
ho ạch Thực hiện (Trang 40)
Hình 2.1: Biểu đồ biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Hình 2.1 Biểu đồ biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch (Trang 40)
Bảng 2.2: Doanh số tiờu thụ theo nhúm hàng củaCụng - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.2 Doanh số tiờu thụ theo nhúm hàng củaCụng (Trang 43)
(Đơn vị: Triệu đồng) - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
n vị: Triệu đồng) (Trang 43)
Hình 2.2: Biểu thị tỷ trọng các nhóm hàng tiêu thụ - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Hình 2.2 Biểu thị tỷ trọng các nhóm hàng tiêu thụ (Trang 43)
Bảng 2.2: Doanh số tiêu thụ theo nhóm hàng của Công - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.2 Doanh số tiêu thụ theo nhóm hàng của Công (Trang 43)
(Nguồn: Bỏo cỏo tổng kết đỏnh giỏ hoạt động kinh doanh của Cụng ty dược liệu TWI từ năm 1995-1999) - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
gu ồn: Bỏo cỏo tổng kết đỏnh giỏ hoạt động kinh doanh của Cụng ty dược liệu TWI từ năm 1995-1999) (Trang 50)
Số liệu ở bảng 2.3 cho biết doanh số tiờu thụ theo cỏc nguồn hàng khỏc nhau. Nhỡn vào bảng chỳng ta cú một  nhận xột ban đầu là; Việc mua của cỏc cụng ty TW và  SXTW là kộm ổn định nhất, doanh số qua cỏc năm tăng nguồn hàng khỏc nhau - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
li ệu ở bảng 2.3 cho biết doanh số tiờu thụ theo cỏc nguồn hàng khỏc nhau. Nhỡn vào bảng chỳng ta cú một nhận xột ban đầu là; Việc mua của cỏc cụng ty TW và SXTW là kộm ổn định nhất, doanh số qua cỏc năm tăng nguồn hàng khỏc nhau (Trang 50)
Hình 2.3: Biểu diễn tỷ trọng tiêu thụ theo thị trường - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Hình 2.3 Biểu diễn tỷ trọng tiêu thụ theo thị trường (Trang 50)
Bảng 2.4: Tỡnh hỡnh mua vào và chi phớ tương ứng. - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.4 Tỡnh hỡnh mua vào và chi phớ tương ứng (Trang 53)
Bảng 2.4: Tình hình mua vào và chi phí tương ứng. - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.4 Tình hình mua vào và chi phí tương ứng (Trang 53)
Như vậy, qua bảng số liệu trờn cho ta thấy chi phớ cho hoạt động này chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong tổng chi phớ của cụng ty; từ 6.37% năm  1995 cũn 5.3% năm 1999, mặc dự xột về giỏ trị tuyệt đối thỡ chi phớ này vẫn  tăng hàng năm - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
h ư vậy, qua bảng số liệu trờn cho ta thấy chi phớ cho hoạt động này chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong tổng chi phớ của cụng ty; từ 6.37% năm 1995 cũn 5.3% năm 1999, mặc dự xột về giỏ trị tuyệt đối thỡ chi phớ này vẫn tăng hàng năm (Trang 54)
Bảng 2.5: Doanh số mua phân theo nguồn cung cấp. - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.5 Doanh số mua phân theo nguồn cung cấp (Trang 54)
Từ bảng số liệu ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số mua của cụng ty là nguồn nhập khẩu, nguồn này chiếm tới trờn 60% tổng gia  trị mua của cụng ty - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
b ảng số liệu ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số mua của cụng ty là nguồn nhập khẩu, nguồn này chiếm tới trờn 60% tổng gia trị mua của cụng ty (Trang 55)
khoản lợi nhuận đú chưa cao, giỏ trị sản xuất qua bảng: - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
kho ản lợi nhuận đú chưa cao, giỏ trị sản xuất qua bảng: (Trang 57)
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệp ở 3 phân xưởng sản  xuất - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất công nghiệp ở 3 phân xưởng sản xuất (Trang 57)
Hình 2.5: Biểu diễn giá trị sản xuất của 3 phân xưởng qua  các năm - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Hình 2.5 Biểu diễn giá trị sản xuất của 3 phân xưởng qua các năm (Trang 58)
Bảng 2.7: Tỡnh hỡnh tài chớnh tớnh đến năm 1999. - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.7 Tỡnh hỡnh tài chớnh tớnh đến năm 1999 (Trang 60)
Qua bảng 2.7 cho thấy: Số vốn đi vay củacụng ty để kinh doanh là quỏ lớn (chiếm tới 80% tổng vốn kinh  doanh) - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
ua bảng 2.7 cho thấy: Số vốn đi vay củacụng ty để kinh doanh là quỏ lớn (chiếm tới 80% tổng vốn kinh doanh) (Trang 61)
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch. - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 2.8 Tình hình thực hiện kế hoạch (Trang 61)
Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống phân phối của công ty DLTWI - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Hình 2.6 Sơ đồ hệ thống phân phối của công ty DLTWI (Trang 72)
Hình 2.7: Ma trận SWOT. - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Hình 2.7 Ma trận SWOT (Trang 79)
Bảng 3.1: Mục tiờu phỏt triển củaCụng ty DLTWI trong thời gian tới. - Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.doc
Bảng 3.1 Mục tiờu phỏt triển củaCụng ty DLTWI trong thời gian tới (Trang 84)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w