Marketing nhà hàng - khách sạn Chương III
Trang 1Chương 3 Đầm nén đất nền đường
3.1 Định nghĩa, mục đích và tác dụng đầm nén
Định nghĩa
- Trong đất có 2 phần là: phần rắn (các hạt đất), phần rỗng (nước và không khí) Hay nói cách
khác đất có 3 pha: rắn, lỏng, khí
- Đầm nén là quá trình làm giảm thể tích phần rỗng (cụ thể là thể tích phần không khí) nhờ tác
dụng của các nhân tố thiên nhiên hay tác dụng của tải trọng ngoài (một phần tải trọng bản thân)
Mục đích: là cải thiện kết cấu của đất, đảm bảo cho nền đường đạt được độ chặt cần thiết, ổn
định dưới tác dụng của tải trọng bản thân, tải trọng của xe chạy và của các nhân tố khí hậu thời
tiết
Tác dụng
- Nâng cao cường độ của nền đường: làm cho các lớp trên của nền đường có module biến dạng
cao nhất, giảm bớt chiều dày mặt đường mà không ảnh hưởng đến cường độ của nó
- Tăng cường sức kháng cắt của đất, nâng cao độ ổn định của taluy nền đường, làm cho nền
đường khó bị sụt lở
- Giảm nhỏ tính thấm nước của đất, nâng cao tính ổn định của đất đối với nước, giảm nhỏ
chiều cao mao dẫn, giảm nhỏ độ co rút của đất khi bị khô hanh
3.2 Độ chặt yêu cầu và độ chặt tiêu chuẩn
Các biến dạng của nền đường
- Biến dạng cố kết do tác dụng của tải trọng tĩnh (trọng lượng bản thân của nền đường và mặt
đường) gây ra
- Biến dạng do tải trọng xe cộ gây ra – Biến dạng phụ thuộc vào trọng lượng xe, mật độ xe
chạy và chỉ tác dụng đáng kể ở trong lớp trên của nền đường với chiều sâu khoảng 1.5m kể từ mặt
đường
- Biến dạng do độ ẩm của đất tăng lên Trường hợp này có thể xảy ra biến dạng lún và biến
dạng trương nở
- Biến dạng co rút do đất bị khô dưới tác dụng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời, làm
cho bề mặt nền đường xuất hiện các biến dạng nứt Nước mưa dễ xâm nhập vào nền đường làm
tăng độ ẩm của đất, gây biến dạng do độ ẩm của đất tăng lên
Độ chặt yêu cầu được xác định theo phương pháp đầm nén Proctor đề ra năm 1930, sau này
có phương pháp Ivanốp và Têlêghin
Mục đích xác định độ đằm chặt tiêu chuẩn là để xác định độ chặt và độ ẩm tốt nhất của đất
Độ ẩm tốt nhất của các loại đất
Cát nhỏ và cát bột 9-:-13%
Á cát nhẹ và nặng 9-:-15%
Á sét nhẹ 12-:-18%
Á sét nặng và á sét bột nặng 14-:-20%
Á cát bột, á cát bột nặng, á sét bột nhẹ 16-:-25%
Tỉ trọng các hạt đất có thể lấy gần đúng
Á cát bụi 2.66 (g/cm3)
Á sét nhẹ 2.68
Á sét bụi nhẹ 2.69
Á sét nhẹ 2.70
Á sét nặng 2.71 Sét bụi 2.72 Sét béo 2.74
Trang 2Chương 3 Đầm nén đất nền đường
3.3 Các phương pháp và kỹ thuật đầm nén đất
3.3.1 Lu lèn đất
Lu bánh cứng: áp dụng cho cả đất dính và đất rời
- Ứng suất
R
qE0
max =
b
Q
q=
- Chiều sâu tác dụng
W
W h
0
30 0
=
W
W h
0
35 0
=
W độ ẩm đầm nén
0
W độ ẩm tốt nhất
Qtrọng lượng lu (Kg)
b bề rộng vệt bánh lu (cm)
R bán kính của bánh lu (cm)
0
E module biến dạng của nền đất (kg / cm2)
- Lu bánh cứng thường không quá 20-22cm, số lần lu đạt độ chặt yêu cầu K =0.95, đất rời 4-6 lượt, đất dính 8-12 lượt
Lu chân cừu: đầm nén đất dính nhất là đất cục rất hiệu quả và không thích hợp đầm nén đất ít dính, nhất là đất rời
Lu bánh lốp
Kỹ thuật lu lèn: san đất đã được đổ thành từng lớp yêu cầu lu lèn và dốc ra hai bên 2-2%, tưới
ẩm đến độ ẩm tốt nhất tiến hành lu lèn
3.3.2 Đầm đất bằng đầm rơi tự do
3.3.2 Đầm nén đất bằng đầm chấn động
3.4 Phương pháp kiểm tra độ chặt và độ ẩm của đất nền đường ngoài hiện trường
Phương pháp dao đai đốt cồn
Phương pháp xác định nhanh độ chặt và độ ẩm của đất hiện trường bằng phao Côvalép
Phương pháp cân trong nước
Phương pháp xác định nhanh độ chặt và độ ẩm của đất hiện trường bằng đồng vị phóng xạ