(SKKN 2022) một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

21 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
(SKKN 2022) một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ

TRƯỜNG MẦM NON ĐÔN NHÂN====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo

hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thùy Chức vụ: Giáo viên.Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Tố Loan Chức vụ: Giáo viên

Địa chỉ: Trường Mầm Non Đôn Nhân – Sông Lô – Vĩnh Phúc.

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN1 Lời giới thiệu:

Một nhà tâm lý giáo dục đã nói rằng:“Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cáiđẹp ngay từ tuổi còn thơ Vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cáchcon người mới” Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển

thẩm mỹ, là nền tảng cho sự hình thành nhân cách con người

Trong trường mầm non, đối với trẻ hoạt động tạo hình là một hoạt độngnghệ thuật vô cùng hấp dẫn và chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển chứcnăng tâm lý và giáo dục toàn diện trẻ về các mặt đức - trí- thể - mỹ Hình thànhở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp vàmong muốn tạo ra cái đẹp.

Hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, là mảnh đấtmàu mỡ để ươm mầm và nảy nở những mầm mống đầu tiên của tính sáng tạo,phát triển tình yêu với cái đẹp, trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhất là với trẻmẫu giáo lớn 5- 6 tuổi Cùng với sự phong phú của nhiều hoạt động như: nặn,vẽ, xếp gấp, cắt dán, giúp cho trẻ không những được tiếp cận một cách tích cựcvới thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc vàsuy nghĩ của bản thân thông qua những sản phẩm nghệ thuật ngộ nghĩnh, đángyêu của trẻ, nhờ đó mà thỏa mãn những nhu cầu khám phá, nhu cầu tạo ra cáiđẹp đang không ngừng nảy sinh và phát triển ở trẻ Chính vì vậy, việc thực hiệntốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non theo phương pháp giáo dục lấy trẻlàm trung tâm sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dụcnhằm phát triển toàn diện cho trẻ

Trên thực tế khi tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6tuổi mà tôi phụ trách, trẻ có các kỹ năng tạo ra các sản phẩm từ hoạt động: vẽ,nặn, cắt, xé dán, tô màu làm tranh từ các nguyên liệu thiên nhiên, đồ dùng táichế…Song hiệu quả đạt được ở các tiết tạo hình còn chưa cao, một số trẻ cònchưa tích cực tham gia các hoạt động của cô Sản phẩm trẻ tạo ra còn ít và chưathể hiện được sự sáng tạo Tỷ lệ bé đạt bé khéo tay trong hội thi “Bé khéo tay”cấp trường còn thấp Đứng trước tình hình đó tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải làmgì, làm thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, xé dán, tô màu, sáng tạo để làm đẹp sảnphẩm, tham gia hứng thú và tích cực các hoạt động hơn

Trang 3

Vì vậy, tôi chủ động tìm tòi và lựa chọn đề tài để nghiên cứu và thực hiện

trong lớp của mình Đề tài:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động

tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.

- Email: thuybi281094@gmail.com – hieungocloan@gmail.com

- Địa chỉ: Trường mầm non Đôn Nhân – xã Đôn Nhân – huyện Sông Lô– tỉnh Vĩnh phúc

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Nguyễn Thị Thùy – Đỗ Thị Tố Loan giáo viên Trường mầm non Đôn

Nhân – xã Đôn Nhân – Sông Lô – Vĩnh phúc

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.

6 Ngày sáng kiến được áp dụng:

- Bắt đầu từ ngày 20/09/2021 đến ngày 20/04/2022

7 Mô tả bản chất của sáng kiến: * Nội dung của sáng kiến:

Giáo dục mầm non có vị trí rất quan trọng, trong đó họat động tạo hình làđiểm khởi đầu mang tính cơ bản, là nền tảng vững chắc để từ đó hình thành vàphát triển thẩm mỹ, phát triển về tâm lý, sinh lý của trẻ Nhất là lứa tuổi mẫugiáo lớn 5-6 tuổi đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, ham thích khám phá,tìm tòi, tích cực hoạt động trải nghiệm muốn thể hiện mình tạo ra các sản phẩm.Ở trường mầm non trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, nhận được sự quan tâm đặcbiệt của cô giáo, trẻ được tham gia vào các hoạt động trong đó hoạt động tạohình là một hoạt động mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sốngbằng những hình tượng nghệ thuật Việc cho trẻ làm quen với tạo hình khôngphải để đào tạo trẻ trở thành họa sĩ hay nghệ nhân mà thông qua hoạt động tạohình để khơi dậy và phát huy năng khiếu thẩm mỹ, trí tưởng tượng, đồng thờicung cấp vốn kinh nghiệm sống cần thiết cho trẻ

Trang 4

Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình là mộtquá trình lao đông nghệ thuật mang tính sáng tạo Để tạo ra sản phẩm đòi hỏi trẻphải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vậtliệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo còn góp phần hình thành ở trẻ ýthức làm việc có mục đích có kỹ năng, đoàn kết giúp đỡ tương trợ lẫn nhau.

Như vậy, tạo hình có vai trò quan trọng, góp phần phát triển toàn diện cácmặt đạo đức, trí tuệ, thể lực đặc biệt là phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non vàđiều đó đòi hỏi cô giáo phải chu đáo, nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ có các biệnpháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình linh hoạt, sáng tạo phát huy tínhtích cực sáng tạo, hứng thú tham gia hoạt động của trẻ.

Với mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức, kỹ năng cho trẻ, giúp trẻphát triển hết khả năng vốn có Đề tài này tôi đã không ngừng học tập, tìm hiểuphương pháp, biện pháp, thủ thuật giúp trẻ tích cực tập trung chú ý, thích thú,hào hứng, tích cực sáng tạo ra các sản phẩm đẹp Ngoài ra nắm bắt kiến thức cóhệ thống mà trẻ vẫn cảm thấy tự nhiên, thoải mái, không bị gò bó nhằm nângcao chất lượng hoạt động tạo hình Từ đó góp phần phát triển giáo dục tình cảm,thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Khuôn viên nhà trường rộng rãi thoáng mát có nhiều cây xanh, vườn hoa,cây cảnh góp phần rất lớn trong việc làm giàu các biểu tượng cũng như làm giàucảm xúc tạo hình cho trẻ.

Giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyênmôn và năng khiếu về tạo hình, có khả năng tổ chức hoạt động tạo hình, chủđộng xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ngay từ đầu năm học.

Trẻ trong lớp nhanh nhẹn, hoạt bát, sức khỏe tốt để tham gia các hoạtđộng do cô giáo và nhà trường tổ chức như: Bé khéo tay, Bé tài năng

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, đồng nghiệp giúp đỡ nhiệt tình tạomọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên được rèn luyện, tham gia các lớp bồi dưỡng

Trang 5

công nghệ thông tin, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để giáo viên học tập và rútkinh nghiệm cho bản thân.

Phụ huynh quan tâm, ủng hộ nguyên vật liệu để trẻ sáng tạo tranh ảnhnhư: Giấy màu, thùng catton, vỏ hộp, tre, gỗ, hột, hạt,

- Khó khăn:+ Cơ sở vật chất:

Trang thiết bị đồ dùng còn hạn hẹp, môi trường cho trẻ hoạt động chưaphong phú, đa dạng Do đó ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đặcbiệt là hoạt động tạo hình.

Các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình còn hạn chế.

+ Đối với giáo viên:

Thực tế ở trường mầm non năng khiếu tạo hình của mỗi giáo viên khácnhau vì vậy giáo dục tạo hình cho trẻ còn tùy thuộc vào năng khiếu và sở trườngcủa mỗi người Nên khi truyền đạt kiến thức cho trẻ còn gặp hạn chế

Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo còn gò bó áp đặt khuôn mẫu Chưa tạonhiều cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo theo hướng lấy trẻ làmtrung tâm khi tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ.

Việc khai thác nguyên vật liệu mở còn chưa sáng tạo.

Tổ chức hoạt động tạo hình còn gò bó trong không gian lớp học Chưabiết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ.Ứngdụng CNTT vào hoạt động tạo hình chưa nhiều.

+ Đối với trẻ:

Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng, kỹ năng của mỗi trẻ khác nhau, một sốtrẻ còn chưa tập trung tham gia hoạt động của cô, còn e dè, chưa tự tin khi nóivề sản phẩm của mình cũng như nhận xét sản phẩm của bạn.

Cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ của trẻ còn hạn chế, cách sắp xếp bố cụcchưa hợp lý, chưa sáng tạo.

Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình sáng tạo chưa cao, còn phụthuộc vào sản phẩm mẫu.

Thực trạng: Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về khả năng và kỹ năng tạohình của trẻ khi chưa vận dụng biện pháp, kết quả thu được cho thấy nhiều vấnđề đáng quan tâm.

Trang 6

BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂMST

14/31 45% 55%

- Đối với phụ huynh.

Phụ huynh của trẻ trong lớp có hoàn cảnh khác nhau vì vậy sự quan tâm, tạođiều kiện đến trẻ cũng khác nhau Vẫn còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việctạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu thẩm mỹ mà chỉ nghĩ đến trường đảmbảo ăn, ngủ còn việc học hành của con lại xem nhẹ nên không bao giờ giúp trẻrèn luyện kĩ năng hay tiếp xúc trải nghiệm nhiều với môi trường thực tế.

* Các phương pháp áp dụng nghiên cứu:Trong quá trình nghiên cứu tôi đãlựa chọn và sử dụng một số phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận + Phương pháp đọc sách nghiên cứu tài liệu - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn).+ Phương pháp trực quan

+Phương pháp quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp

+ Phương pháp thực hành nghệ thuật, thực nghiệm sư phạm+ Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin

+ Phương pháp dự giờ, kiểm tra, đánh giá- Phương pháp thống kê toán học.

* Các biện pháp áp dụng thực hiện:

Đứng trước những thực trạng trên cho thấy khả năng sáng tạo, kỹ năng tạo

hình: Vẽ, nặn, cắt, xé dán, tô màu…của trẻ còn nhiều hạn chế, nhiều trẻ cònchưa hứng thú tích cực tham gia các hoạt động, chưa biết cách sử dụng nguyênvật liệu mở cũng như sáng tạo ra các sản phẩm và còn chưa tự tin, chưa biếtcách nhận xét sản phẩm của mình và của bạn Vì vậy tôi đã nghiên cứu xây

Trang 7

dựng và áp dụng một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hìnhcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Đôn Nhân góp phần phát triển toàn

Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu cấu trúc, không gian phòng học củalớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi mà tạo môi trường nghệthuật xung quanh trẻ Trẻ được khám phá đối tượng bằng cách huy động sựtham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội (quan sát,nghe, hỏi, tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đốitượng Từ đó kích thích ham muốn tham gia sáng tạo các sản phẩm nghệ thuậtđể có sản phẩm trang trí trong lớp học của mình.

Tôi đã chú ý trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấntượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình Từ cách bày trí, sắp xếp lớp học phù hợpvới chủ đề, thuận lợi cho việc sử dụng, tránh rườm rà Bởi môi trường lớp họcấn tượng sẽ hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ.

Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, tên góc, các góc… để gây ấntượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, cómàu sắc đẹp, bố cục hợp lý và có tên thật gần gũi với trẻ và thường xuyên thayđổi nội dung theo chủ đề, chủ điểm.

Sau khi chuyển chủ đề tôi đã cùng trẻ thảo luận, gợi mở những ý tưởnghay và đặt tên cho chủ đề mới và tên góc chơi của mình Nội dung các góc tôigiới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻvốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật Từ đó kích thích lòng hammuốn, thích tham gia tạo ra sản phẩm nghệ thuật và có sản phẩm trang trí tronglớp học của mình Đồng thời, tôi luôn gợi mở để trẻ chú ý đến môi trường mà tôiđã xây dựng và thường xuyên thay đổi nội dung trang trí theo từng chủ đề để trẻkhông bị nhàm chán

- Góc nghệ sỹ tý hon

Tôi cho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơncó thể chọn làm tên góc hoạt động như “Họa sĩ tài ba”, “Bé khéo tay” “Nghệ sỹtý hon” Tôi dành một mảng tường để treo những sản phẩm của trẻ, để trẻ có thể

Trang 8

tự so sánh bài của mình và bài của bạn, khuyến khích động viên trẻ hãy làm thậtnhiều những sản phẩm đẹp để trang trí cho góc tạo hình, từ lời gợi mở như vậyđã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới.

Với môi trường ngoài lớp: Để phát huy tối đa tác dụng của môi trườnghoạt động cho trẻ, tôi còn tạo thêm góc sáng tạo bên ngoài môi trường lớp học,tạo cho trẻ môi trường rộng mở để trẻ được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo, trítưởng tượng bay xa hơn

Tùy theo từng chủ đề tôi chuẩn bị đồ dùng tự tạo, các nguyên vật liệuphong phú về chủng loại: que kem, vỏ hộp, lon nước, hộp sữa, vải vụn, vải nỉ,… luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy dễ sử dụng khi vào hoạt động

Góc nghệ sỹ tý hon

Không chỉ ở góc nghệ sỹ tý hon mới phát huy khả năng sáng tạo, khiếuthẩm mỹ của trẻ mà ở góc chơi khác cũng có thể rèn luyện các kỹ năng tạo hìnhcho trẻ.

- Góc bé vui học tập:

Tôi sưu tầm các loại sách, tranh ảnh, đồ dùng liên quan tới chủ đề Chuẩnbị những con vật đáng yêu được làm từ bông và vải nỉ, vải vụn: Con cá, con ếch,con tôm, con trâu, con hươu, con nai, con gà trống…thẻ số bằng que kem vớicác hình ảnh khác nhau, quả chữ cái ngộ nghĩnh để trẻ học tập Làm tranh

Trang 9

truyện, con rối để cho trẻ thích thú tập trung chú ý, khắc sâu cho trẻ những ấntượng để trẻ có kỹ năng tô, vẽ, nặn, xé dán tốt hơn.

Góc bé vui học tập

- Góc bé chọn vai nào: Chuẩn bị nguyên vật liệu từ phế thải như vải vụn,

vỏ sữa su su, vỏ hộp, bông, xốp, nỉ,… để làm đồ dùng, đồ chơi: các loại rau, củ,mũ, dép, món ăn, bánh, đồ uống… giúp trẻ vừa nhìn ngắm và hoạt động pháttriển khả năng quan sát, tưởng tượng để trẻ tạo hình tốt.

Góc bé chọn vai nào lớp 5TA3

Trang 10

Việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ hoạt động là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ.

Biện pháp 2: Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụngcông nghệ thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.

Trong giờ học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng trẻ được tựthể hiện, tôi luôn là người khuyến khích, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, giúptrẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khácnhau để trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và nhữnghiểu biết của trẻ đối với sự vật trẻ muốn

Sưu tầm các sản phẩm đẹp của những học sinh có năng khiếu ở nhữngnăm học trước cho trẻ quan sát và đàm thoại.

Không lạm dụng sản phẩm mẫu và làm mẫu mà tạo tình huống và khuyếnkhích trẻ cùng tham gia thảo luận về tranh và vật mẫu.

Ví dụ: Tạo tình huống để trẻ làm “Xé dán đàn cá bơi”

- Các con ơi! muốn có được hình con cá để xé phải làm gì? Cháu nào biếtthân cá là nét gì? Đuôi cá hình gì? Dùng những ngón tay nào để xé hình con cá?

- Vậy xé từng tí một đẹp hơn hay xé đoạn dài con cá?

- Xé dán nhiều loại cá và gợi trẻ tưởng tượng ngoài cá sống dưới nước còncó gì? Sau đó trẻ thực hiện có nhiều chi tiết sáng tạo theo ý của mỗi trẻ.

Tạo cho trẻ có cơ hội được hoạt động với nhiều hình thức khác nhau: hoạtđộng cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể Luôn coi trọng quan điểm củatrẻ, ý kiến, ý tưởng của trẻ làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích,suy nghĩ về sản phẩm mình làm Động viên khuyến khích trẻ tự tìm, tự sáng tạotrong khi thể hiện Với nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể kết hợp làm chungvới trẻ về bức tranh đó kết hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâmthế hơn, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn.Từ đó giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình một cách tự tin.

-Về nhận xét đánh giá sản phẩm tạo hình:

Khi cho trẻ nhận xét sản phẩm tôi tôn trọng ý tưởng của trẻ có thể giớithiệu thêm những hình ảnh và các chi tiết nổi bật do trẻ sáng tạo ra, mà các trẻkhác chưa phát hiện ra trong sản phẩm của bạn và khuyến khích các cháu hoànthành nhiệm vụ, động viên những trẻ yếu.

Ví dụ: Con thấy bài của bạn nào đẹp nhất ? Con thích sản phẩm của bạn

nào? Vì sao con thích sản phẩm đó? Các con đã làm như thế nào? …

Ngày đăng: 09/06/2022, 20:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan