1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Tiểu học Một số giải pháp giúp học sinh khuyết tật (Ngôn ngữ và trí tuệ) hòa nhập với học sinh bình thường

25 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Giúp giáo viên: giúp trẻ khuyết tật( dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ) hòa nhập với học sinh bình thường Nhìn lại sâu sắc hơn về vai trò của giáo viên trong công tác dạy trẻ khuyết tật ở trường Tiểu học. Nắm vững đặc điểm, tâm lí của trẻ khuyết tật và các kế hoạch dạy trẻ khuyết tật( dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ) hòa nhập với học sinh bình thường. Tự tìm tòi, áp dụng những kinh nghiệm để hỗ trợ làm tốt công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Bồi dưỡng tình yêu nghề, mến trẻ, yêu trường, sẵn sàng trao đổi các phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật với đồng nghiệp. 1.2.2. Giúp phụ huynh và các tổ chức xã hội Nhận thức rõ về trách nhiệm của phụ huynh và các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Tự nhìn nhận rõ bệnh của con và chủ động có những cách chữa trị cho con. Sẵn sàng đồng hành cùng giáo viên giáo dục, dạy dỗ trẻ khuyết tật. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác giáo dục, day dỗ trẻ khuyết tật chưa cao. Nghiên cứu các giải pháp giúp làm tốt công tác giáo dục, day dỗ trẻ khuyết tật hòa nhập với học sinh bình thường ở trường tiểu học 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Phương pháp thực nghiệm Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp đàm thoại, thuyết trình,... 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy, giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục. Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể điều 34, 35, 39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Có rất nhiều dạng khuyết tật ở trẻ em. Trẻ khuyết tật là những trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn những chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong cá hoạt động vui chơi, hoạt động, lao động. Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện ở những mức độ khác nhau, nhiều dạng khác nhau: Khuyết tật thính giác, Khuyết tật thị giác, Khuyết tật vận động, Khuyết tật ngôn ngữ, Khuyết tật thính giác. Ngoài ra còn có những dạng khuyết tật khác chó thể có ở trẻ em như hành vi xa lạ, trẻ mắc các căn bệnh mãn tính như động kinh, bệnh về tim.... gây cho trẻ những khó khăn trong học tập và giao tiếp. Với trẻ khuyết tật ngôn ngữ và trí tuệ có những đặc điểm sau: + Chậm phát triển trí tuệ: Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm. Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng tuổi. Chậm phát triển kỹ năng thích ứng như: Giao tiếp, tự quản, tự phục vụ chăm sóc, chậm chạp trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở lớp cũng như ở nhà, kỹ năng xã hội; tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an toàn học tập, sở thích và làm việc kém. + Chậm phát triển ngôn ngữ: Chậm phát triển ngông ngữ là tình trạng trẻ có mức độ giao tiếp dưới mức bình thường, khả năng ngôn ngữ kém. Chậm phát triển kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thày cô và những người xung quanh, nói khó, nói không rành âm. Để giúp trẻ khuyết tật phát triển hết khả năng vốn có của mình xã hội cần can thiệp càng sớm càng tốt thông qua hệ thống giáo dục hòa nhập. Giáo dục hòa nhập cho phép mọi trẻ em, khuyết tật cũng như bình thường, được học tập trong cùng một môi trường, nơi các điều kiện được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của trẻ em khuyết tật. Một hệ thống như vậy sẽ cho phép trẻ em khuyết tật được thể hiện tối đa khả năng của mình cũng như tạo điều kiện để các em chứng minh được rằng mình cũng có khả năng như mọi đứa trẻ khác. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực đánh giáo đúng trẻ khuyết tật, mọi trr khuyết tật đều có những năng lực nhất định. Từ đó người ta tập trung quan tâm tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được. Cũng quan điểm này cộng đồng xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em tham gia hoạt động và hoàn nhập xã hội, tạo niềm tin, lòng tự trọng, ý thức vươn lên để đạt mức chất lượng cao nhất mà nămg lực mình cho phép. Bản chất của giáo dục hòa nhập : Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh, không có sự tách biệt giữa học sinh với nhau, đều được tôn trọng và có giáo trị như nhau. Học sinh học tại nơi khu vực mình sinh sống Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hòa nhập đạt kết quả cao nhất Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp học sinh 2. 2. Thực trạng của công tác giáo dục học sinh khuyết tật ở trường tiểu học Điện Biên 1 Trường Tiểu học Điện Biên 1 là một môi trường giáo dục thân , chất lượng giáo dục luôn dẫn đầu thành phố. Trường có 31 lớp với hơn 1300 học sinh trong đó số học sinh ngoài phường chiếm ½ tổng số học sinh toàn trường. Theo thống kê của giáo viên, hầu như lớp nào cũng có học sinh khuyết tật, học sinh tự kỉ dạng tăng động, giảm tập trung chú ý. Nhưng không phải những học sinh đó đều có hồ sơ khuyết tật. Vì số học sinh khuyết tật học đang cùng học để hòa nhập với học sinh bình thường nên trường gặp những thuận lợi

Ngày đăng: 25/05/2022, 09:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Nhận biết được hình tứ giác, biết xem đồng hồ chỉ giờ đúng - SKKN Tiểu học Một số giải pháp giúp học sinh khuyết tật (Ngôn ngữ và trí tuệ) hòa nhập với học sinh bình thường
h ận biết được hình tứ giác, biết xem đồng hồ chỉ giờ đúng (Trang 10)
Một số hình ảnh kết quả học tập của học sinh Lê Phúc - SKKN Tiểu học Một số giải pháp giúp học sinh khuyết tật (Ngôn ngữ và trí tuệ) hòa nhập với học sinh bình thường
t số hình ảnh kết quả học tập của học sinh Lê Phúc (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w