Hiện nay IPCAS đang trong giai đoạn hoàn thiện nên mới chỉ cung cấp một số các loại báo cáo chung nhất, chưa có nhiều báo cáo theo yêu cầu của từng chi nhánh, bên cạnh đó vẫn còn nhiều báo cáo thủ công chưa khai thác tự động. Để đáp ứng được yêu cầu chi nhánh, mỗi chi nhánh phải tự nghiên cứu và tạo lập các báo cáo tự động trên MIS hoặc phát triển các công cụ hỗ trợ nhằm giúp cho việc giải quyết công việc tổng hợp số liệu tín dụng nhanh, đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn.
ĐẶT VẤN ĐỀ Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của Agribank trong những năm vừa qua không ngừng được cải thiện, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống giao dịch trên IPCAS từ đó góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Agribank đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo tính sẵn sàng, ổn định hoạt động hệ thống công nghệ thông tin tập trung dữ liệu đã được triển khai, khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong quản trị và điều hành kinh doanh ngân hàng, trong cạnh tranh và phát triển thương hiệu Agribank. Trước khi chưa chuyển đổi sang IPCAS, mỗi khi gửi báo cáo về NHNo Tỉnh, các chi nhánh phải làm thủ công, lập báo cáo giấy gửi qua bưu điện hoặc chuyển trực tiếp, đối với các chi nhánh ở xa như Quan Hóa, Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước…tốn rất nhiều công sức và chi phí. Sau khi chương trình IPCAS được vận hành đã hiện đại hóa rất nhiều trong giao dịch cũng như báo cáo thống kê của Agribank, có hệ thống dữ liệu tập trung trên máy chủ nên việc khai thác các số liệu trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Hiện nay IPCAS đang trong giai đoạn hoàn thiện nên mới chỉ cung cấp một số các loại báo cáo chung nhất, chưa có nhiều báo cáo theo yêu cầu của từng chi nhánh, bên cạnh đó vẫn còn nhiều báo cáo thủ công chưa khai thác tự động. Để đáp ứng được yêu cầu chi nhánh, mỗi chi nhánh phải tự nghiên cứu và tạo lập các báo cáo tự động trên MIS hoặc phát triển các công cụ hỗ trợ nhằm giúp cho việc giải quyết công việc tổng hợp số liệu tín dụng nhanh, đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn. Vì thế việc tự tạo lập và phát triển các công cụ báo cáo tín dụng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo thống kê tín dụng tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ tin học”. 1 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Đánh giá thực trạng công tác báo cáo thống kê tín dụng tại Agribank Thanh Hóa, những mặt làm được, những tồn tại yếu kém, phân tích nguyên nhân dẫn đến những kết quả đạt được và những tồn tại yếu kém. - Đề tài nghiên cứu và ứng dụng hệ thống báo cáo động sẵn có của IPCAS là hệ thống MIS và ngôn ngữ lập trình trên phần mềm Excel để nâng cao năng suất lao động trong nghiệp vụ tín dụng cũng như báo cáo thống kê. - Xây dựng mục tiêu, định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thống kê báo cáo tín dụng. 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm 3 phần: PHẦN 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG IPCAS VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA. PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA. PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA Quá trình thực hiện thí điểm tại Phòng tín dụng và các NHNo cơ sở từ năm 2011 đến nay cho thấy đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo thống kê tín dụng tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ tin học” đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều hành tín dụng của Ban giám đốc NHNo Tỉnh đồng thời đề tài đã khắc phục được những tồn tại cơ bản trong công tác thống kê mà Phòng tín dụng và các chi nhánh chưa làm được trong những năm về trước. Tuy nhiên đề tài vẫn nhiều nội dung cần phải hoàn thiện, bổ sung trong thời gian tới, rất mong sự góp ý của Ban lãnh đạo và những cán bộ quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài có tác dụng thiết thực hơn nữa trong quá trình Phòng tín dụng triển khai, thực hiện. Xin trân trọng cảm ơn ! 2 PHẦN 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG IPCAS VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA 1. Vai trò của IPCAS trong hoạt động của Agribank Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, các lĩnh vực như: giải trí, truyền tin, nghiên cứu. Việc sử dụng Công nghệ thông tin vào công việc giúp cho con người giải quyết công việc nhanh hơn, đơn giản hơn, cũng như giải quyết được bài toán về khoảng cách địa lý và đặc biệt là đảm bảo được tính an toàn và tin cậy cho người sử dụng. Trong hệ thống Agribank Thanh Hóa bao gồm 31 chi nhánh loại III, 6 phòng giao dịch trực thuộc NHNo tỉnh, 27 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3 có mặt ở hầu hết tại thành phố, huyện thị, thị trấn, thị tứ. Chính vì vậy việc quản lý và truyền số liệu, báo cáo định kỳ của mỗi chi nhánh về Agribank Thanh Hóa trở nên rất quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ đòi hỏi các số liệu, báo cáo được bảo mật an toàn mà cần phải quản lý một cách chi tiết đến từng loại khách hàng, chi nhánh xã, phường, cán bộ tín dụng quản lý; … Trước đây, các nghiệp vụ tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa được tiến hành trên nền hệ thống cũ, gồm nhiều ứng dụng đơn lẻ, được xây dựng trên nền tảng công nghệ thấp (cơ sở dữ liệu trên nền FOXPRO). Với hệ thống giao dịch này, quá trình giao dịch với khách hàng diễn ra chậm, khách hàng phải trải qua nhiều khâu trung gian mới thực hiện xong một giao dịch. Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu thấp, dữ liệu quản lý không tập trung, không kịp thời dẫn đến việc quản lý, điều hành kém hiệu quả, rủi ro cao. Việc tạo lập các báo cáo không kịp thời, chính xác và khó khăn khâu tổng hợp do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Từ khi chuyển sang giao dịch trên IPCAS cuối năm 2008, đây là một hệ thống mở, có thể dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng khác trong một hệ thống đồng nhất. IPCAS gồm các phân hệ có khả năng xử lý toàn bộ và cải tiến một số nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại và theo mô hình tập trung nên có khả năng xử lý đa tệ, 3 duy trì kế toán đồ, duy trì dấu vết kiểm toán, báo cáo thống kê theo đúng các chuẩn và thông lệ quốc tế. Việc tiến hành dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng của chi nhánh mục đích trước hết là hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Chương trình IPCAS có một số ưu điểm cốt lõi như sau: Thứ nhất: Thực hiện giao dịch thông qua chương trình IPCAS giúp tiết kiệm thời gian, giảm phiền hà cho khách hàng. Trước đây, khi làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng, khách hàng sẽ phải trải qua nhiều khâu, từ làm hồ sơ vay vốn tại phòng tín dụng, làm thủ tục kế toán tại bộ phận kế toán, rồi mới được lấy vốn tại bộ phận kho quỹ, thì nay cũng nghiệp vụ đó, khách hàng chỉ việc thông qua một cán bộ tín dụng. Thời gian giao dịch với ngân hàng, trung bình giảm khoảng 30% so với trước đây ở tất cả các nghiệp vụ. Thứ hai: Hệ thống IPCAS có thể tích hợp toàn bộ các ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng trong một hệ thống đồng nhất nên nó có khả năng vừa cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của một ngân hàng thương mại truyền thống, vừa đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới của một ngân hàng thương mại hiện đại, từ đó cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ mới, tiện ích hơn. Đến nay, NHNo Tỉnh đã triển khai thêm một số các sản phẩm, dịch vụ mới như: Kết nối hệ thống Bankness Smartlink, đa dạng các loại thẻ (thẻ ATM, thẻ VISA), dịch vụ SMS Banking, Vn Toppup, Mobile banking… Với các sản phẩm, dịch vụ này, khách hàng chỉ cần có một chiếc máy điện thoại di động là có thể thực hiện được một số giao dịch với ngân hàng như: Chuyển tiền, vấn tin tài khoản, nạp tiền vào tài khoản điện thoại đi động… Thứ ba: IPCAS cho phép giao dịch 24h/ngày vì vậy cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch thẻ với ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, đồng thời khả năng giao dịch đa chi nhánh giúp khách hàng có thể gửi, rút tiền nhiều nơi, tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro trong giao dịch. Từ đó khách hàng vẫn có thể rút tiền bằng thẻ ATM tại bất cứ huyện nào trong tỉnh. Không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, IPCAS còn giúp việc quản lý và điều hành trở nên trôi chảy và kịp thời hơn, giúp hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn và thông lệ quốc tế. Thứ tư: IPCAS phù hợp với lộ trình giao dịch một cửa. Theo đó, khách hàng 4 chỉ cần giao dịch trực tiếp tại bất kỳ “một cửa” nào trong ngân hàng, cán bộ tiếp nhận thông tin sẽ trực tiếp giải quyết mọi vấn đề từ làm thủ tục cho vay, giải ngân, hạch toán… mà không phải đến nhiều cửa như trước đây, việc hướng dẫn các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng , quản lý khách hàng cũng được chuyên môn hoá. Thứ năm: Trình độ cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ được nâng cao rõ rệt, trước đây khi sử dụng hệ thống cũ trên nền FOXPRO, mỗi cán bộ nghiệp vụ thường chỉ thông thạo xử lý một hoặc hai trong số các nghiệp vụ ngân hàng, khi áp dụng hệ thống IPCAS và mô hình giao dịch một cửa, mỗi cán bộ nghiệp vụ phải thông thạo tất cả các nghiệp vụ, giải quyết mọi công việc trong quá trình giao dịch với khách hàng. Giảm nhiều lao động thủ công và đánh giá được chất lượng công việc, nhờ khả năng kiểm tra đến từng bút toán của nhân viên nghiệp vụ. Thứ sáu: Hệ thống IPCAS được xây dựng theo mô hình quản lý tập trung, cho phép tập trung vốn và do vậy có thể kiểm soát và điều động vốn trong hệ thống ngân hàng một cách chủ động và hiệu quả, giảm thời gian trôi nổi của đồng tiền, tăng vòng quay vốn khả dụng . Thứ bảy: Dữ liệu được quản lý tập trung, với độ an toàn, đầy đủ và chính xác cao nên khả năng cung cấp thông tin theo yêu cầu một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác qua các chức năng vấn tin. Đồng thời hệ thống này đáp ứng được các yêu cầu xử lý bao gồm tất cả các modul nghiệp vụ ngân hàng cơ bản: Thông tin khách hàng, tiền gửi, sổ cái, tín dụng, tài trợ thương mại… và cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống thông tin báo cáo MIS, đánh giá tức thời hiệu quả kinh doanh của chi nhánh vì vậy nó phục vụ một cách tốt nhất cho công tác quản trị, điều hành của ban lãnh đạo, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với những tiện ích do IPCAS mang lại, Agribank Tỉnh Thanh Hóa sẽ vững bước trên con đường hội nhập, bà con nông dân và các khách hàng tiếp cận vốn tín dụng, các dịch vụ ngân hàng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn, giúp hoạt động của Chi nhánh trở thành kênh dẫn vốn quan trọng và có hiệu quả tại địa phương, cung cấp vốn phục vụ một cách tốt nhất cho các dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh. 5 2. Giới thiệu về các báo cáo thống kê trên hệ thống MIS Báo cáo các chỉ tiêu NHNN theo thông tư 21 Hệ thống báo cáo nội bộ (HQ Report Internal). Hệ thống báo cáo thông tin tín dụng (HQ Report CIC). Scheduled report: Báo cáo định kỳ Tạo lập báo cáo động (HQ Report SBV). 2.1. Chức năng của hệ thống báo cáo MIS Đánh giá về hệ thống Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS Ratio). Quản lý ngày đến hạn (Due date management). Đánh giá khả năng sinh lời (Profitability). 2.2. Cấu trúc chung màn hình: Gồm màn hình chính và màn hình chức năng. Màn hình chính: Là màn hình sau khi truy cập vào hệ thống. Tại màn hình này người sử dụng có thể chọn các màn hình chức năng trên cơ sở hệ thống Menu hoặc cũng có thể gõ trực tiếp mã màn hình tại phần TR Code. Ví dụ: Người sử dụng muốn thực hiện “Tạo cấu trúc báo cáo” có thể chọn trên hệ thống Menu: MIS -> HQ Report (SBV) -> Management SBV report hoặc có thể gõ trực tiếp Code của màn hình Mshr20 tại phần TR Code Màn hình chức năng: Là màn hình giúp cho người sử dụng thực hiện một yêu cầu nghiệp vụ nào đó. Hầu hết các nút lệnh trên màn hình có chức năng tương tự nhau vì vậy việc sử dụng các nút lệnh này trên các màn hình là như nhau. 6 - Giải thích các mục chọn trên màn hình: Search: Tìm kiếm dữ liệu theo các tiêu trí tìm kiếm đã nhập. V: Thay đổi ngôn ngữ hiển thị sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt Add: Thêm mới. Modify: Sửa nội dung đang chọn. Remove (Delete): Xóa nội dung đang chọn Reset: Hủy bỏ các thao tác vừa thực hiện. OK: Chấp nhận các thao tác vừa sửa, thêm mới. Save: Ghi lại toàn bộ các thay đổi vào Database. Exit: Thoát khoit màn hình chức năng. Excel: Xuất dữ liệu ra File Excel. Các điều kiện nhập vào hệ thống báo cáo MIS: - Branch code: Nhập mã chi nhánh hoặc nhập tên chi nhánh. - Date: Nhập ngày tháng năm cần tìm kiếm. Có thể chọn hình thức nhập từ ngày nào đó đến ngày nào đó - Customer: Nhập vào mã số khách hàng hoặc nhấn vào nút vấn tin thông tin khách hàng. - Ccy: Mã tiền tệ. Trong đó 000(ALL), VND, USD, AUD, JPY, etc. 7 - Business: Mã giao dịch. Trong đó có các mã ALL, Loan, Deposit, Trade finance, etc. - A/C code: Mã tài khoản. - Product: Mã sản phẩm. - Period: Các giai đoạn cần tìm kiếm. Gồm các giai đoạn: ALL, DAILY, WEEKLY, MONTHLY, QUARTERLY, YEARLY, etc - Nút lựa chọn: Thực hiện lựa chọn 1 trong nhiều ứng dụng. + Cr/Dr Type: [Credit/Debit] [Nợ/Có] + Loại tiền: [Billion over/Million over] [hơn triệu/hơn tỉ] + Kiểu báo cáo ngày: [Outstanding Balance/Daily Changed Balance] + Kiểu báo cáo tháng: [Outstanding Balance/Average Balance/ Monthly Changed Balance] + Ngôn ngữ: [English/Local] [Tiếng Anh/Tiếng Việt] + Loại báo cáo: [BS/Detailed BS/PL] + Kiểu tiền tệ: [Actual/Base] [Hiện tại/Cơ bản] + Trạng thái báo cáo: [Before Adjust/After adjust/Before Income Tax/Before Adj. Average/ After Adj. Average] + Trạng thái GL: [Before Accrual/After Accrual] [Trước dồn tích/ Sau dồn tích] + Loại đa chức năng : [3 Grade/5 Grade] + Trạng thái báo cáo của CIC : [Completed/Uncompleted/All] [Hoàn thành/Chưa hoàn thành/Tất cả] - Interest Rate: Nhập vào lãi suất cần tìm kiếm - Month, Qurter, Year: Nhập vào tháng, quý, năm cần tìm kiếm - A/C Kind: Nhập vào loại tài khoản cần tìm kiếm. Trong đó có các loại TK: Assets, Liability, Capital, Footnotes, Expense, Profit, System. - Rate Type: Nhập vào kiểu tỷ giá cần tìm kiếm. Có các kiểu tỷ giá: Book Rate, Corporate rate, Weekly avg. rate, Monthly avg. rate, Quarterly avg. rate, Yearly avg. rate, period avg. rate. - Report ID: Mã báo cáo CIC. - Main group, sub group: Nhóm và các nhóm con cần tìm kiếm. 3. Giới thiệu phần mềm Excel và ứng dụng tạo lập các báo cáo tín dụng tự 8 động sau khi có số liệu xuất ra từ IPCAS. Với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính cùng với các phần mềm tiện ích, việc lưu trữ, xử lý và phân tích các số liệu thống kê đã trở nên nhanh chóng và đơn giản, do đó các phân tích thống kê đã phát huy hiệu quả manh mẽ hơn, phục vụ đắc lực việc điều hành hoạt động tín dụng. Chính vì vậy hoạt động của Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng cũng có thể dựa trên cơ sở một số công cụ tiện ích thích hợp. Vì sự tiện dụng của Excel đặc biệt với nội dung lập trình VBA trong Excel, Chủ đề tài sẽ trình bày một cách tổng hợp việc tạo lập công cụ hỗ trợ bằng phần mềm Excel hướng tới sẽ từng bước đưa vào và được coi như phần phụ trợ để Phòng tín dụng NHNo Tỉnh tạo lập báo cáo và hướng dẫn NHNo cơ sở quản lý công tác tín dụng. Hiện nay phần mềm Excel đã chứng tỏ khả năng đáp ứng tốt các vấn đề xử báo cáo thống kê mà trước đây Ngân hàng phải làm bằng tay. Nhưng không phải bất kì ai cũng nắm rõ được phần mềm này, đặc biệt là nhớ được các ngôn ngữ lập trình hỗ trợ cũng như các hàm sử dụng trong Excel, vì nó đòi hỏi chính xác cao trong từng câu lệnh và cách sử dụng nó. Chủ đề tài đã có thời gian dài nghiên cứu tạo lập công cụ từ Excel nhằm xử lý rất nhiều các số liệu tín dụng của các NHNo cơ sở sau khi xuất ra từ IPCAS (Các tiện ích đã cung cấp cho các NHNo cơ sở dử dụng từ phần mềm Excel: Hồ sơ vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, tạo sao kê dư nợ tiền vay, tính lãi tất toán, sao kê bảng kê thu nợ cho vay qua tổ, kiểm tra đăng nhập thông tin khác hàng….), từ năm 2010 trở lại đây tác giả đã tập trung nghiên cứu việc ứng dụng Excel trong công tác báo cáo thống kê, chỉ cần có File số liệu xuất ra từ IPCAS, chương trình sẽ tự động tính toán một cách nhanh, gọn và chính xác và đưa ra các mẫu biểu theo yêu cầu của lãnh đạo. Hơn thế nữa việc tạo ra các công cụ từ Excel rất tiện dụng giúp cán bộ thống kê rút ngắn được nhiều thời gian trong quá trình tổng hợp báo cáo từ NHNo cơ sở đến NHNo Tỉnh. 4. Vai trò việc tạo lập báo cáo trên MIS và các công cụ hỗ trợ báo cáo thống kê tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua Agribank Tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến việc phát 9 triển ứng dụng trên IPCAS cũng như từ các sản phẩm thông dụng Microsoft Office trong tạo lập và quản lý, phê duyệt báo cáo tín dụng tại Phòng tín dụng Agribank Thanh Hóa được xây dựng như sau: - Do hệ thống chi nhánh Agribank Thanh Hóa gồm rất nhiều các đơn vị, số liệu tín dụng của mỗi chi nhánh khác nhau. Công tác báo cáo thống kê tại các chi nhánh còn gây quá tải trong công việc, do đó còn rất nhiều tồn tại, số liệu chưa đảm bảo tính kịp thời để tổng hợp toàn tỉnh phục vụ công tác điều hành. Như vậy để khắc phục tình trạng quá tải trong báo cáo thống kê tín dụng, cần phải giải quyết thông qua việc tạo ra các tiện ích và tạo lập các báo cáo động trên modul MIS của IPCAS. - Ngoài các báo cáo do Phòng tín dụng tạo lập hàng tuần, theo định kỳ quy định các chi nhánh phải tổng hợp và chuyển số liệu về để phòng tín dụng Agribank Thanh Hóa tổng hợp gửi NHNo Việt Nam và NHNN Tỉnh Thanh hóa đúng thời gian. - Nhiều báo cáo đã có số liệu trên IPCAS nhưng chưa có báo cáo tự động, nếu muốn khai thác phải thực hiện rất nhiều công đoạn thủ công, dẫn đến tốn nhiều thời gian cũng như công sức của cán bộ, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo không kịp thời. Tóm lại Phòng tín dụng xây dựng đề tài với mục đích chính: xây dựng các mẫu báo cáo tự động và chương trình phần mềm hỗ trợ sao cho thỏa mãn các yêu cầu: - Quản lý các biểu mẫu báo cáo và báo cáo của tất cả các chi nhánh trên một cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung xuất ra từ IPCAS. - Để mọi người trong chi nhánh và chi nhánh có thể cùng khai thác và sử dụng. Chương trình cũng phải cung cấp cho các chuyên viên của Phòng cách thức: tạo báo cáo, phê duyệt báo cáo, gửi báo cáo. Sau khi các báo cáo đã được phê duyệt thì nó sẽ được gửi lên hệ thống báo cáo chung của Agribank hoặc tạo các mẫu biểu theo yêu cầu quản lý của chi nhánh. - Đảm bảo được sự thống nhất của dữ liệu trong quá trình tạo lập các báo cáo. Đây là yêu cầu quan trọng nhất của đề tài. Việc tạo số liệu thống nhất và chi tiết theo nhu cầu quản lý tín dụng cần được các chi nhánh tuân thủ nghiêm ngặt và đúng quy định về đăng nhập tin tín dụng vào hệ thống IPCAS. PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA 10 [...]... Mô hình công tác báo cáo tín dụng tại Agribank Thanh Hóa: 1.1 Đối với các báo cáo tín dụng gửi Agribank; 1.2 Các báo cáo tín dụng tổng hợp từ chi nhánh loại III và Phòng giao dịch trực thuộc về NHNo Tỉnh Cách thức gửi báo cáo: - Gửi báo cáo giấy theo đường công văn - Gửi số liệu báo cáo tín dụng dưới dạng File Excel qua Fasnet 11 - Gửi gởi số liệu báo cáo được kết xuất dưới dạng Word, Excel qua đường... khai các báo cáo tín dụng tại Phòng tín dụng NHNo Tỉnh Số liệu phục vụ công tác điều hành hoạt động tín dụng là hết sức quan trọng và cần thiết, để có cơ sở điều hành một cách hiệu quả thì việc cung cấp các thông tin từ báo cáo tín dụng phải đáp ứng được tính nhanh chóng, chính xác Trong thực tế đối với mỗi NHNo cơ sở sẽ quản lý các loại báo cáo và các số liệu tín dụng khác nhau Các số liệu, báo cáo đó... ứng dụng kịp thời các chương trình phần mềm do Agribank trang bị, đủ khả năng phát triển các công cụ hỗ trợ tin học báo cáo thống kê Có thể nói hiện nay, Phòng tín dụng đã được trang bị các máy tính cấu hình cao, phục vụ đắc lực công tác báo cáo thông kê, đồng thời xây dựng các chương trình phần mềm báo cáo thống kê tín dụng góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản... lượng báo cáo thống kê chung của toàn tỉnh Nhiều báo cáo rất cần thiết cho điều hành tín dụng nhưng Phòng tín dụng vẫn chưa hoàn thiện trên MIS cũng như chưa tạo lập được công cụ hỗ trợ như: Báo cáo cho vay qua tổ, báo cáo rà soát số liệu hoạt động của chi nhánh trên IPCAS, báo cáo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu… 29 PHẦN 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK. .. khách hàng Tính sẵn sàng: Số liệu sau khi thu thập phải được cập nhật thường xuyên và lưu trữ một cách khoa học để sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của Ban lãnh đạo, kết quả báo cáo tại các thời kỳ, thời điểm phải đảm bảo nhất quán 2 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác báo cáo thống kê tín dụng - Tiếp tục phối hợp giữa Phòng tín dụng và các NHNo cơ sở chuẩn hóa thông tin tín dụng trên IPCAS, nâng cao. .. là do các thông tin tín dụng đăng nhập của NHNo cơ sở Do đó, để có thể tích hợp được số liệu từ các nguồn báo cáo của chi nhánh đồng thời phản ánh chính xác hoạt động tín dụng tại các đơn vị, một trong các giải pháp mà Agribank đã và đang quan tâm đó là tiếp tục chuẩn hóa số liệu đầu vào tín dụng 1.2 Đảm bảo chất lượng của số liệu tín dụng đăng nhập vào hệ thống Số liệu báo cáo thống kê tín dụng phải... dẫn đến hệ thống thường xuyên quá tải Nhiều thời điểm, kỳ báo cáo các chi nhánh chưa thực hiện báo cáo kịp thời để gửi NHNo Tỉnh tổng hợp và Phòng tín dụng cũng không thể xuất số liệu để đưa vào các ứng dụng phục vụ tạo số liệu báo cáo tín dụng để gửi Agribank đúng thời gian quy định Một số chi nhánh chưa quan tâm đến chất lượng công tác báo cáo thống kê nên còn đăng nhập thông tin tín dụng chưa chính... chức thực hiện tốt hệ thống báo cáo, thông tin quản lý tín dụng - Đào tạo chuyên sâu tại Phòng tín dụng NHNo tối thiểu 01 cán bộ thống kê có trình độ tin học và khả năng tạo lập các báo cáo tự động - Tăng cường công tác đào tạo kiến thức tin học thuộc lĩnh vực báo cáo thống kê cho lãnh đạo Phòng KH&KD NHNo cơ sở Phối hợp phòng điện toán tổ chức các lớp đào tạo bài bản về thống kê báo cáo, cơ sở dữ liệu... CopyOKSave là ta đã copy được báo cáo cần tạo, báo cáo đó có thể vào hệ thống báo cáo động để sử dụng theo hướng dẫn tại bước 6 Bước 6: Màn hình để sử dụng các báo cáo động đã tạo lập Màn hình báo cáo: MIS\mshr\mshr33 18 Lựa chọn các tiêu chí của báo cáo cần lấy: Kết quả báo cáo động hoạt động tín dụng hàng tuần: 19 DANH SÁCH MỘT SỐ CÁC HÀM CƠ BẢN ĐỂ TẠO BÁO CÁO ĐỘNG TÍN DỤNG: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10... đào tạo lại nghiệp vụ tín dụng IPCAS cho chi nhánh để vận hành tốt hơn và tạo lập hệ thống báo cáo chính xác góp phần điều hành hoạt động tín dụng chung của toàn chi nhánh Agribank Thanh Hóa an toàn hiệu quả 31 KẾT LUẬN Trong phần đặt vấn đề tài tác giả đã đưa ra được mục đích và yêu cầu để nâng cao chất lượng công tác báo cáo thống kê tại Agribank Thanh hóa Trong một thời gian dài tác giả đã có sự nghiên . cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo thống kê tín dụng tại Agribank Tỉnh Thanh Hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ tin học . 1 1. MỤC ĐÍCH. TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA 10 1. Mô hình công tác báo cáo tín dụng tại Agribank Thanh Hóa: 1.1. Đối với các báo cáo tín dụng gửi Agribank; 1.2. Các báo cáo tín. CỦA CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA. PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA. PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG