1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vận dụng một số giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 9A Trường tiểu học và Trung học cơ cở Đông Khê”, huyện Đông sơn

22 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

MỤC LỤC Nội dung Trang 1 Mở đầu 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Đối tượng nghiên cứu 1 4 Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh. Vận dụng một số giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 9A Trường tiểu học và Trung học cơ cở Đông Khê”, huyện Đông sơn

Trang 1

MỤC LỤC

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài1.2 Mục đích nghiên cứu1.3 Đối tượng nghiên cứu1.4 Phương pháp nghiên cứu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt độnggiáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

3 Kết luận, kiến nghị

3.1 Kết luận3.2 Kiến nghị- Tài liệu tham khảo

- Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoahọc đã được công nhận

17171819

Trang 2

1 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài

Trường học là cả thế giới kì diệu của kho tàng kiến thức nhân loại; đó lànơi thắp sáng những ước mơ hoài bão, để trở thành con ngoan trò giỏi, ngườicông dân tốt Người trực tiếp đào tạo các thế hệ học trò không ai khác là nhữngngười làm công tác quản lí giáo dục, các thầy cô giáo.

Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, nghiệp vụchuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốtcho xã hội Ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm là một công việc màbất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được Tuynhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăntrong việc quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậmtiến, học sinh có hoàn cảnh khó khăn,

Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến bộ là tráchnhiệm hàng đầu, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là cólương tâm Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở quantrọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có nhữnghọc sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài” Như vậy giáo viênchủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng nhưrèn luyện nhân cách của học sinh.

Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp làhình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ rànggiáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em Ngoài những giờ giảngdạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờsinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, đặc biệt các hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp, các chủ điểm lớn trong tháng, những buổi lao động,… Những lúc đóthầy trò càng gần nhau hơn Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các emnhiều nhất

Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp,thành công cũng có, thất bại cũng có Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp, mỗi độ tuổiđều có những đặc thù riêng của lớp đó Đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáotrăn trở nhiều nhất là chưa tích cực trong học tập, thiếu đạo đức Tuy nhiên,trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tậpthể lớp để lớp tiến lên đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra.

Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được một sốkinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và làm cho lớp có những thành tích

đáng tự hào Từ những lí do trên đây, tôi đã làm sáng kiến kinh nghiệm: “ Vậndụng một số giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệmở lớp 9A Trường tiểu học và Trung học cơ cở Đông Khê”, huyện Đông sơn,tỉnh Thanh Hóa để trao đổi cùng đồng nghiệp

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường TH&THCS Đông Khê, bản thân đã nhận thấy giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trongviệc xây dựng nền nếp lớp và khuyến khích học sinh học tập tiến bộ Tôi đã vàđang học hỏi, rút kinh nghiệm, vận dụng trong công tác chủ nhiệm lớp khá thànhcông Mục đích của đề tài là giúp giáo viên (GV) có được những kinh nghiệm đểhoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thànhtích cao góp phần đưa chất lượng nhà trường cao hơn.

Bên cạnh đó, tôi còn nêu ra một số giải pháp đã thực hiện thành côngtrong thực tế để chia sẻ cùng đồng nghiệp Giáo viên chủ nhiệm phải tạo điềukiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khuôn khổ, phát huy tính tíchcực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản tốt.

1.3 Đối tương nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9A Trường TH&THCS Đông Khê huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

-1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận về vaitrò của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp trong công tác giáo dục đạo đức - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (GV tham khảo, nghiên cứu vàtổng hợp các tài liệu liên quan đến mục đích làm đề tài).

- Phương pháp vấn đáp: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn(GVBM), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm củaHS.

- Phương pháp quan sát: GVCN quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thểcủa HS về mức độ hứng thú học tập, hoạt động của các em trong từng tuần,tháng, học kì và năm học).

- Phương pháp kiểm tra sư phạm (GV kiểm tra nhanh sau hoạt động NGLL) - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường, đoàn đội.+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trongtrường mình.

- Phương pháp trắc nghiệm trực quan, trưng cầu ý kiến: bầu chọn cán bộ lớp.

- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục

đạo đức học sinh lớp 9A trường TH&THCS Đông Khê năm học 2017-2018 vàocác Tiết " Sinh hoạt lớp cuối tuần"

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận

Lứa tuổi học sinh THCS có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinhlý Những đặc điểm ấy, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển năng lực, nhâncách của các em sau này Chính vì vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trườngTHCS rất quan trọng, GV cần nắm vững tâm lí lứa tuổi các em, thườngxuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho các em trong mọi hoạt động Giáo viênchủ nhiệm là người gần gũi học sinh nhất, hiểu tâm tư tình cảm của các em, luôntrực tiếp uốn nắn những hành vi sai trái của học sinh và giúp học sinh phát triểnđúng hướng.

Để thực hiện đề tài này, tôi đã gặp gỡ, giao lưu với một số giáo viên chủnhiệm ở các trường trong huyện, dự giờ sinh hoạt ở các lớp, thăm dò ý kiến phụhuynh và học sinh Để thẩm định thêm giá trị thực của nó, tôi tìm và trao đổi vớicác đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường để được xây dựng, góp ý.

Theo tôi, để làm tốt công tác này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục,đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt cho hôm nay và mai sau Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phải rèn luyện ở mức cao hơn Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự của GVCN Tôi bắt đầu vận dụng những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đối với các lớp phụ trách và thấy có tiến triển rõ rệt

2.2 Thực trạng vấn đề

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm bản thân tôi nhận thấyrằng: sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kếtquả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác Đặc biệt là hình thành phẩmchất, đạo đức cho học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phảitrải qua một thời gian dài mới có được cho nên để làm được việc này chúng taphải có sự kiên trì nhẫn nại, chịu khó và tốn rất nhiều thời gian công sức để tìmhiểu lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh trong lớp … Đặc biệt trong thờikì đổi mới giáo dục hiện nay để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp chúng tacó những thuận lợi và khó khăn nhất định, qua thời gian giảng dạy và được làmcông tác chủ nhiệm tại trường, bản thân tôi nhận thấy những khó khăn và thuậnlợi như sau:

2.2.1 Thuận lợi

- Đa số học sinh gần trường, thuộc địa phương xã.

- Hầu hết học sinh có tính kỷ luật cao, ngoan hiền lễ phép với thầy cô, biếtvâng lời cha mẹ Tích cực tham gia phong trào do đoàn, đội, trường tổ chức - Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ về số lượng phòng học, chấtlượng và trang bị cho mỗi phòng học.

Trang 5

- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong và ngoài nhà trường chu đáo và sựnhiệt tình phối hợp giữa hội phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.

- Ngoài giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn bên cạnh việc dạy môn phụtrách còn uốn nắm, giáo dục học sinh ngay trong tiết dạy nên quan hệ thầy tròthêm gần gũi.

- Kinh tế ở địa phương nói chung và mỗi gia đình học sinh nói riêng có sựtăng trưởng đáng kể, tương đối ổn định.

- Thời đại ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nên việc nắm bắt chủtrương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước của mỗi giáoviên, của phụ huynh rất kịp thời; Sự liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm - gia đình- nhà trường ngày càng được quan tâm, sự liên hệ giữa GVCN và cha mẹ họcsinh kịp thời.

2.2.2 Khó khăn

- Thực tế, vẫn còn những học simh cá biệt chưa có ý thức tốt trong học tập vàrèn luyện đạo đức chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình ( Phụ huynh cònchưa quan tâm do bận làm kinh tế ….), mặt khác do xã hội phát triển nhanh cósinh ra tiêu cực ( các trò chơi ngày càng nhiều đặc biệt các trò chơi trên mạngInternet… thu hút rất đông số lương học sinh tham gia ) do bạn bè rủ rê, đặcbiệt là những học sinh đã bỏ học hoặc có những học sinh do gia đình nuôngchiều cho con dùng điện thoại sớm, …

- Không ít học sinh ham chơi, thiếu sự kiềm chế trước sự rủ rê của bạn bè, sađà vào quán game bỏ học, lười lao động, đua đòi, không dám chấp nhận sự thậtvề xuất thân hoàn cảnh của mình.

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn: bố mẹ lo làm kiếm tiền không có thời gianquan tâm nhắc nhở con, phó mặc cho nhà trường, một số phụ huynh mua xe máyđiện cho con đến trường dù khoảng cách từ nhà đén trường không xa Một số giađình có hôn nhân không hạnh phúc, đổ vỡ, bạo lực gia đình Các em sống trongmôi trường thiếu lành mạnh, do đó thường thiếu tự tin, mặc cảm, chán nản họctập, kết quả học tập giảm sút rõ rệt Một số khác lại ở thái cực khác là tư tưởngbao bọc con kĩ quá, đặt nhiều kì vọng vào con, không cho con làm gì cả chỉ đểtập trung cho con học vô tình đã biến con thành “gà công nghiệp”, thiếu tự tintrong cuộc sống, tự lập kém Khi có sự việc xảy ra một số phụ huynh thiếu hợptác, chỉ nghe phản ánh một chiều từ con dẫn đến cư xử chưa đúng mực với giáoviên.

- Một số ít giáo viên bộ môn quản lí tiết học chưa tốt, còn dễ dãi với học

sinh (còn để học sinh nói chuyện, làm việc riêng, ngủ ) một số giáo viên lại quákhắt khe (đuổi học trò ra khỏi tiết khi chưa đến mức cần thiết, đứng phạt trên

lớp, chép phạt,…).

- Nguyên nhân nữa đó là áp lực tiêu chí về học lực của học sinh để đạt trườngchuẩn quốc gia Chính điều này vô tình chúng ta đang tạo ảo giác cho học sinh

Trang 6

và phụ huynh bằng lòng với điểm số, không có chí vươn lên nữa Chúng ta hãy

nhìn nhận hiện tượng này một cách biện chứng, theo hướng tích cực.

Các năm học trước, kết quả khảo sát chưa đạt như mong muốn Cụ thể nămhọc 2014- 2015, các em học lớp 6, tôi đã nhận được kết quả về học lực và hạnhkiểm của lớp chủ nhiệm chưa cao, thể hiện ở bảng thống kê sau:

Tổng số35 em

Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết đượcmột số kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệmlớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và làm cho lớp chủ nhiệm cónhững thành tích đáng tự hào Xuất phát từ thực thế đó, sau một thời gian tìm tòivà thực hiện, suy ngẫm, tôi đã mạnh dạn vận dụng những kinh nghiệm này vàocông tác chủ nhiệm lớp, bước đầu thấy kết quả khả quan.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Giải pháp 1: Nắm bắt được tình hình lớp

- Cụ thể là về sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh thông qua giáo viên chủnhiệm năm học trước, giáo viên giảng dạy, giáo viên tổng phụ trách Đội, …Ổnđịnh tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nền nếp cũng như học tập - Tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em Chỗ ngồi có tác động tâm lý rất lớnđến các em Nên đổi chỗ định kì khoảng 1 tháng một lần để các em đều đượcngồi ở những vị trí phù hợp, đảm bảo phát triển cân đối về mắt Không nên đểcác em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau Những em này cũng khôngnên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các em học yếu, hay nóichuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để bạn giúp đỡ.

- Xây dựng được đôi bạn học tập ở trường cũng như ở nhà Và tôi đã tìm hiểuhọc sinh qua bảng thăm dò, in và phát mỗi em một tờ vào tiết sinh hoạt cuối tuần

Trang 7

đầu tiên của năm học Sau đó thu lại và tìm hiểu từng em để giúp đỡ các em tiếnbộ về mọi mặt Bảng như sau:

Họ và tên Địa chỉ Họ tên bố,mẹ Sở thích Nguyện vọng

Giải pháp 2: Xây dựng Ban cán sự lớp

- Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạtđộng của lớp vì vậy tôi phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lýcho mỗi em Sau đó kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ramột số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ Cụ thể là tôi đãphát cho mỗi em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm vàhiểu được nội dung của công việc mình phụ trách Cuối tuần đến tiết sinh hoạtlớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bàytrước lớp và cô chủ nhiệm Tiết sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổisinh hoạt của các em, nghe các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khaicông tác mới của cô “cố vấn”.

- Gắn các em vào các phong trào (nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạtđộng ngoài giờ lên lớp) để các em cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy được thầy côvà bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt.

Về quyền lợi: Tôi luôn động viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dươngkhen thưởng (nếu có) mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các em.

Một điều cần quan tâm là GVCN phải linh động từng nội dung công tác,phải kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm thời gian không đáng có để cácem tập trung vào việc học là chính.

Giải pháp 3: Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến bộ

- Xây dựng một tập thể lớp tự quản là các em tự quản lý: hành vi, đạo đức, tácphong, nề nếp, hoạt động của lớp khi không có giáo viên Điều này GVCN phảitạo trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lý theo dõi hoạt động của độingũ cán bộ lớp phải được thực hiện thường xuyên Muốn vậy, ngay từ đầu nămhọc GVCN cho tiến hành việc theo dõi thi đua của các tổ Các tổ trưởng và tổphó tự quản lý thành viên của tổ mình, phân công theo dõi trực chéo nhau giữacác tổ dưới sự giám sát của cán bộ lớp tương ứng với nội dung từng hoạt động.Ví dụ:

+ Truy bài 15 phút đầu giờ, các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài cácbộ môn trong buổi hôm đó của các bạn trong tổ Cán sự các môn và lớp phó họctập sẽ kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ trưởng.

+ Tiết trống hoặc không có giáo viên, lớp sẽ ôn bài hoặc hoạt động tập thể(đọc báo đội, tự ôn bài…) dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng.

Trang 8

Häc sinh tù qu¶n 15 phót ®Çu giê

Những sai phạm của các tổ, thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra trongtiết sinh hoạt cuối tuần.

Trong bất cứ phong trào nào động viên khen thưởng luôn là yếu tố khôngthể thiếu Tùy theo tình hình, đặc thù của lớp mà GVCN nên áp dụng những nộidung biểu điểm thi đua thích hợp.

Bước đầu phải tập cho các em cách tự quản lớp trong buổi đầu giờ, trongnhững tiết vắng giáo viên… Có thể buổi đầu chưa quen, kết quả chưa đạt nhưnggắn nội dung sinh hoạt theo chủ đề nào đó thiết thực: cán sự bộ môn nên giải bàitập…Sau nhiều lần các em sẽ thực hiện được Từ đó việc tự quản sẽ đi vào nềnếp, trở thành thói quen Trong những buổi đầu duy trì phong trào này rất cần sựquan tâm, theo dõi, nhắc nhở của GVCN.

Một tập thể đoàn kết tham gia tốt các phong trào không phải tự dưng màcó Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, vô hiệu hóa cácphần tử học sinh cá biệt thường gây rối phá vỡ tính đoàn kết trong tập thể.Thường thường sự chia rẽ nội bộ hay xảy ra ở các bạn khác thôn, xóm hoặc giữacác nhóm khác nhau về sở thích, sức học…Điều này GVCN nên nắm bắt để cóbiện pháp dàn xếp, xử lý.

Ví dụ: Ở lớp có em Xuân Dũng và em Văn Dũng hay trêu chọc các bạnnữ trong và ngoài lớp, thường nói chuyện riêng trong giờ học, thường xuyênkhông học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp…Bằng động thái của mình, tôigặp riêng nhắc nhở mời phụ huynh đến trao đổi gửi kết quả học tập về gia đìnhở tháng 10 thì đến tháng 11 hai em được khen về tiến bộ trong rèn luyện đạo đứctác phong, đôi lúc có phát biểu xây dựng bài GVCN lấy gương của hai em nàyđể tiếp tục giáo dục một số thành phần khác Do vậy đến cuối năm các em đềucó những tiến bộ được các giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp thừa nhận.

Trang 9

Không dừng ở đó, vai trò động viên của GVCN góp phần rất to lớn vàokết quả phong trào thi đua của lớp Phải khích lệ nêu gương điển hình, so sánhđúng lúc, kịp thời thì sẽ có tác dụng tích cực.

Giải pháp 4: Hiểu học sinh để giáo dục học sinh

- Để tìm hiểu xem học sinh cần ở thầy cô, nhà trường và Giáo viên chủnhiệm, tôi đã phát cho mỗi em một tờ giấy in sẵn:

Họ và tên Những điều các em cần Những điều các em chưa đồng ý

Tôi thu thập thông tin và tìm các giải pháp để giải quyết những điều HSviết Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò,các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạchnhững việc của lớp, những thiếu sót của bản thân…Vấn đề này tôi đặc biệt quantâm, vì có thấu hiểu rõ thì mới có thể chinh phục được đối tượng, nắm bắt đượckĩ càng " ngõ ngách" trong tâm hồn các em Đã có biết bao trường hợp chỉ vìkhông hiểu các em nên đã xảy ra những sai lầm sư phạm đáng tiếc.

Cô H trong tiết học của mình, khi gọi một học sinh đứng dậy phát biểu đến lần thứ 2, thứ 3, thứ 5 mà em vẫn cố tình gục mặt xuống bàn Cô H giậngiữ, la mắng, rồi dắt tay đuổi em ra khỏi lớp.

Sự việc diễn ra khiến cả lớp vô cùng ngạc nhiên Ngày hôm sau, bố em T ( vì mẹ em đi lao động nước ngoài) đã hằm hằm lao đến trường với gương mặtkhông mấy thiện cảm ngay tại văn phòng đòi gặp cô H Nếu không có sự canngăn kịp thời của một số giáo viên thì chuyện gì đã xảy ra Qua lời thanh minhđầy giận giữ của phụ huynh, mọi người mới vỡ lẽ: Sỡ dĩ em T không đứng dậykhi cô giáo gọi, không phải do em không hiểu bài hay cố tình làm trái ý cô, màchỉ vì lí do đặc biệt: lần đầu tiên em " tới kỳ" đột xuất ở lớp

Kỷ niệm ấy khiến cô H nhớ mãi và cả các thầy cô giáo trong trường cũngvậy Giá trong tình huống đó cô bình tĩnh, khéo léo một chút, hiểu thêm học sinhmột chút thì sự việc đâu đến nỗi đáng tiếc như vậy.

Hay một cô giáo đã chê học sinh mặc chiếc quần quá cũ Cô có ngờ đâuviệc làm đó đã mang lại hậu quả khiến cô ân hận suốt đời Em đã về kể với bốmẹ, phụ huynh đã chửi cô và đưa lên mạng xã hội mọi người đều biết chuyệnđó, ảnh hưởng đến thanh danh nhà giáo Nỗi ân hận càng lớn khi cô hiểu đượcnhà em nghèo, bố mẹ bệnh tật, đau ốm quanh năm nên em không có nhiều quầnáo thay đổi như các bạn,

Quả là có bao nhiêu học sinh thì có bấy nhiêu hoàn cảnh, bấy nhiêu tínhcách, bấy nhiêu biện pháp giáo dục khác nhau Đúng như Usinxki (Nhà sư phạm

Trang 10

Nga) đã nói: " Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người vềmọi mặt".

- Hay những buổi lao động, sinh hoạt đội, thi làm báo tường… rất dễ dàngtạo điều kiện để thầy và trò gần gũi, hiểu nhau hơn Giáo viên hướng dẫn cặn kẽcông việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình Trong quá trình thựchiện nhiệm vụ được giao làm các em tránh được những sai sót thay vì nhăn nhó,quát mắng, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại Có làm như vậy, giáo viênmới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn Đặc biệt trong lao độngngoài việc hướng dẫn, phân công công việc nặng nhọc, khó khăn Thử hỏi cómấy học sinh đứng chơi, không chịu lao động trong khi thấy thầy đang làm?Giáo viên, cùng lao động với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong buổilao động, vừa giáo dục các tính tích cực, không lánh nặng tìm nhẹ trong laođộng Như vậy có nghĩa là giáo viên cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công,thất bại với lớp chủ nhiệm.

Đối với học sinh cá biệt, nghịch ngợm, khó bảo, giáo viên cũng như tập thểquan tâm theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp Cầnphê bình đối tượng này nhưng tránh tình trạng căng thẳng giữa học sinh đó vớigiáo viên, với tập thể lớp Điều đó có thể xảy ra là học sinh cá biệt phản ứngmạnh khi bị phê bình, tự ý bỏ ra khỏi lớp, đập phá đồ dùng trong lớp, hoặc cólời lẽ vô lễ với giáo viên,… Cho nên, là giáo viên chủ nhiệm nên lấy tình thươngyêu, lời lẽ phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mìnhvà nhận lỗi là tốt nhất Bởi vì dẫu các em là học sinh cá biệt thì các em vẫn sốngcó tình nghĩa Thực tế đã chứng minh rằng những học sinh này thể hiện tinh thầntập thể cao trong những buổi lao động rất cao Tôi vận dụng câu nói của Bác Hồđể đồng cảm và hy vọng các em tiến bộ:

Hiền dữ đâu phải là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên.

Để giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và đoàn kết tôi cho HS nhớcâu khẩu hiệu: " Chúng ta là một gia đình, lớp học chúng ta là một ngôi nhà nêncác em cần giữ gìn sạch và đẹp"

Có lẽ chỉ có tình yêu thương mới thực sự đủ sức thấm qua trái tim họctrò để biến thành sức mạnh tự giáo dục, giúp các em tự vươn lên chính mình,vươn tới sự tiến bộ mới Việc giáo dục thành công mỗi học sinh cá biệt quả làmột công trình, là phần thưởng vô giá cho mỗi cuộc đời nhà giáo.Việc tìm hiểuthế giới tâm hồn tuổi thơ không thể dừng lại một sớm một chiều Đó là côngviệc đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm nhiều kiên trì trong suốt năm học với tấtcả niềm vui say.

Giải pháp 5: Lấy tình yêu thương làm điểm xuất phát cho mọi hành độnggiáo dục

Đã là con người không ai không thích được yêu thương Lòng yêu thươngcó sức mạnh thần bí, như một thứ từ trường kì lạ Nó đủ sức uốn mềm những"thanh sắt" bướng bĩnh, đủ sức hóa ánh sáng những khoảng tối trong mỗi con

Trang 11

người Thật bất hạnh khi con người không được yêu thương Song sẽ càng bấthạnh hơn khi lòng yêu thương không có nơi gửi gắm Đúng như một nhà thơ đãnói rằng:

Khi người không yêu taBuồn đã đành một nhẽKhi ta không yêu ngườiSao cũng buồn đến thế.

Chính công tác chủ nhiệm đã giúp người giáo viên vượt qua nỗi bất hạnhấy và đến được với hạnh phúc lớn lao Được yêu thương các em và được các emyêu thương lại với một tình cảm luôn sáng trong, luôn mới mẻ.

Trong suốt 4 năm học ở bậc THCS, tôi rất vinh dự được nhận công tácchủ nhiệm lớp từ lớp 6 đến lớp 9A khóa học (2014- 2018) Tôi đã vận dụng giảipháp này thành công Trong lớp có em Lê Viết Luật hoàn cảnh gia đình khókhăn, bố là thương binh và đã mất, một mình mẹ làm nghề nông nuôi hai anh emăn học và mọi sinh hoạt trong gia đình Biết được điều đó, là giáo viên chủnhiệm, tôi luôn quan tâm đến em cả vật chất và tinh thần để giúp em Và em đãnhận được sự động viên kịp thời từ nhà trường, thầy cô, bạn bè, đã không ngừngphấn đấu Năm học nào em cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi Ngoài ra em cònđoạt giải cấp Huyện thi học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lí và đậu điểm cao vàotrường PTTH Đông Sơn I.

Hay trường hợp em Lê Thị Quỳnh, do ham chơi, đua đòi nên em đã tìmmọi cách để có chiếc điện thoại Em đã mang đến lớp sử dụng trong giờ học, giờkiểm tra, có lúc lấy ra chơi, Tôi đã bắt phát hiện nhiều lần, nhắc nhở riêng,trước lớp, gặp gỡ bố mẹ, phạt em vẫn tái phạm Thế rồi, một lần mắc lỗi sửdụng điện thoại mua bán hàng trên trên mạng, Quỳnh bị bố mẹ bắt nghỉ học Tôiđã đến nhà em động viên, phân tích và tôi đã viết thư gửi cho em dưới hình thứcmột bài thơ, mong em thay đổi Và kết quả là em đã viết thư lại tâm sự cho tôibiết lí do vì sao em dùng điện thoại, vì em thấy người lớn dùng, tại sao em lạikhông được dùng ? Bằng tình thương và dạy dỗ, giúp đỡ em học tập, kết quảlà em đã thi đậu vào trường cấp III trong huyện.

Trường hợp em Phạm Thị Ánh Đào lại khác, bố đi làm ăn xa, mẹ lo côngviệc đồng áng Vì là con út nên được chiều chuộng Đào thường mượn điệnthoại của mẹ để chơi và lên mạng xã hội kết bạn, Thế rồi chửi nhau trênfacebook, đến lớp bị nhóm bạn cách li, chán nản, em đòi bố xin chuyển trường.Đến lúc đó, tôi gặp riêng từng em trong nhóm đó để tìm hiểu sự việc thì nhómbạn bảo Đào chửi các bạn trên mạng còn Đào thì bảo không, ai ăn cắp nick củaem chửi các bạn chứ em không chửi, Thế rồi tôi động viên, gần gũi, phân tíchđể các em hiểu điều cô đã trải nghiệm và cho HS biết một số kinh nghiệm, kĩnăng sống Kết quả là Đào và các bạn đều đạt học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 vàthi đậu vào trường PTTH của Huyện,

Giải pháp 6: Đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

- Tiết sinh hoạt lớp là tiết quan trọng nhất trong một tuần thời lượng chỉ có

Ngày đăng: 07/12/2022, 14:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w