1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biên, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT trường THCSTHPT quan sơn, tỉnh thanh hóa

23 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 459,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THCS&THPT QUAN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH BẬC THPT Ở TRƯỜNG TH

Trang 1

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH BẬC THPT

Ở TRƯỜNG THCS&THPT QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Bá Tuấn

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2022

Trang 2

8 GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

9 GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 3

MỤC LỤC Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1

1 Mục đích nghiên cứu 1

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1 Đối tượng nghiên cứu 2

2 Phạm vi nghiên cứu 2

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 2

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

PHẦN 2: NỘI DUNG 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1 Một số khái niệm 3

2 Vị trí, vai trò của việc phổ biến, giáo dục pháp luật 9

3 Mục đích của việc phổ biến, giáo dục pháp luật 7

4 Cơ sở thực tiễn của việc phổ biến, giáo dục pháp luật 8

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC CHO HỌC SINH BẬC THPT Ở TRƯỜNG THCS&THPT QUAN SƠN 8

1 Vài nét khái quát về huyện Quan Sơn 8

2 Quy mô phát triển số lớp, học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên 8

3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT của trường THCS&THPT Quan Sơn 8

4 Thực trạng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT của trường THCS&THPT Quan Sơn 8 III MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC CHO HỌC SINH BẬC THPT Ở TRƯỜNG THCS&THPT QUAN SƠN 12

1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 12

2 Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục PCBLHĐ ở trường THCS&THPT Quan Sơn 12

3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 17

4 Kết quả của đề tài 18

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

1 KẾT LUẬN 19

2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 19

3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến

pháp năm 2013 đã khẳng định:“Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật” Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức

thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật được xem là cầu nối giữa đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhànước đến với các tầng lớp nhân dân Mục đích của nhiệm vụ phổ biến, giáo dụcpháp luật là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, côngchức, học sinh có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trongthực hiện pháp luật

Hoạt động PBGDPL cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thực hiệncàng nhiều nội dung, phong phú về hình thức, không chỉ bằng lời nói mà bằnghình ảnh minh họa, thực hiện càng nhiều càng tốt, khi nào hoạt động tuyêntruyền đến với đối tượng được tuyên truyền biến thành hành động trong thực tếthì hoạt động PBGDPL mới thực sự có hiệu quả

Mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta hiện nay là:“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Để thực hiện đào tạo phát

triển toàn diện con người Việt Nam mới, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp họctrong các nhà trường phổ thông và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốcdân hiện nay

Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”

“Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân.” (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự

thật Hà nội - 1991)

Quyết định số 705/QĐ-TTg, (ngày 25/5/2017) về việc Ban hành chương

trình phổ biến pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 đề ra mục tiêu cụ thể để “Phấn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật theo quy định”

Trang 5

Tôi nhận thấy đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã vàđang đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề bức thiết đáng quan tâm Đó là, lối sốngbuông thả, ăn chơi, đua đòi, lún sâu vào tệ nạn xã hội, sống ảo, sống không có lítưởng, sống chưa thực sự hữu ích Điều đó cho thấy, đã đến lúc chúng ta cầnthiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật

đối với nhóm đối tượng này Với ý nghĩa to lớn đó, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quả lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT ở Trường THCS&THPT Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu.

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về công tác PBGDPLcho họcsinh bậc THPT ở Trường THCS&THPT Quan Sơn, đề xuất một số giải phápquản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho học sinh bậc THPT ởtrường THCS&THPT Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL chohọc sinh bậc THPT ở trường THCS&THPT Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Thực trạng công tác quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho họcsinh bậc THPT ở trường THCS&THPT Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa,

- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tácPBGDL cho HS bậc THPT ở trường THCS&THPT Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu:

Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL chohọc sinh bậc THPT ở trường THCS&THPT Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2 Phạm vi nghiên cứu:

Công tác quản lý phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT ởtrường THCS&THPT Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Phân tích, tổng hợp tài liệu, văn bản, chỉ thị, nghị quyết, sách báo có nộidung liên quan đến đề tài

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát; điều tra, phỏng vấn, đánh giá; tổng kết kinhnghiệm; thống kê toán học

PHÂN 2: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Một số khái niệm.

Trang 6

1.1 Khái niệm về quản lý

Có rất nhiều khái niệm quản lý khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau

- "Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý (người quản lý, tổ chức quản lý), lên khách thể quản lý (đối tượng quảnlý) về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… bằng một hệ thống luật lệ, cácchính sách, các nguyên tắc , các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo

ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển đối tượng" [6]

1.2 Khái niệm về giải pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một vấn

đề nào đó” [5] Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác độngnhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhấtđịnh , nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối

ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên,

để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận vàthực tiễn đáng tin cậy

1.3 Khái niệm về phổ biến

Theo từ điển Tiếng Việt phổ biến là: Làm cho đông đảo mọi người biếtđến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hìnhthức nào đó

1.3 Khái niệm về giáo dục pháp luật

Theo Từ điển Từ Tiếng Việt giáo dục là: "Giáo dục là quá trình hoạt động

có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con ngườinhững phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năngtham gia mọi mặt của đời sống xã hội"

Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ địnhcủa chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống vàthường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp

lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành

2 Vị trí, vai trò của việc phổ biến, giáo dục pháp luật.

PBGDPL có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lốisống, rèn luyện nề nếp, xây dựng nhân cách cho học sinh bậc THPT nói chung

và ở trường THCS&THPT Quan Sơn nói riêng Nhằm tạo ra một lớp công dânsống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Việc PBGDPL được thực hiện lồng ghép thông qua các môn học haynhững tiết ngoại khóa của nhà trường, các cuộc thi tìm hiểu PL PBGDPL trongnhà trường giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lối sống, nhân cáchsống cho HS, để các em có được vốn hiểu biết PL cơ bản trước khi bước chânvào cuộc sống Giúp các em hiểu biết PL, hình thành nên thói quen PL và sửdụng PL để bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của bản thân Tạo điều kiện choviệc học tập, làm việc và phát triển bản thân

Trường học là môi trường lí tưởng để PBGDPL, bởi HS bậc THPT là đốitượng rất nhanh nhạy và có khả năng nắm bắt và lan tỏa rất nhanh Khi các em

Trang 7

nắm được những quy định của PL thì bản thân các em sẽ là một tuyên truyềnviên đến gia đình, người thân, làng xóm, bạn bè một cách nhanh chóng, tích cựcnhất giúp cho quá trình PBGDPL đối với nhân dân trở nên đơn giản hơn, hiệuquả hơn HS chỉ có ý thức pháp luật khi đã nắm vững kiến thức pháp luật, nênviệc PBGDPL là một yếu tố quan trọng giúp HS chấp hành, tuân thủ PL, cónhững hành vi phù hợp với qui định PL.

3 Mục đích của việc phổ biến, giáo dục pháp luật

Từng bước hình thành tri thức pháp luật cho học sinh.

Trang bị kiến thức pháp luật cơ bản cho học sinh thông qua việc tuyêntruyền, giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa, vai trò của PL trong cuộc sống

HS tự hình hành thành tình cảm PL, biết tự đánh giá hành vi vi phạm PL, có thái

độ phê phán, đấu tranh trước những hành vi vi phạm PL, hình thành nên thóiquen đạo đức cho HS

Hình thành niềm tin đối với pháp luật.

HS chỉ thực hiện và tuân thủ tốt PL khi các em tin tưởng vào nó Việchình thành niềm tin PL dựa vào những qui định cụ thể về những điều được làm,những điều không được làm và trách nhiệm pháp lí cũng như việc công dânphảo được bình đẳng trước pháp luật là rất quan trọng Thông qua việc PBGDPLgiúp cho HS có ý thức tuân thủ PL tốt hơn

Giáo dục, răn đe đối với những tư tưởng, lối sống, hành vi thiếu lành mạnh

Việc trang bị cho HS một khối lượng kiến thức PL không đơn giản chỉ làcung cấp kiến thức cho các em mà nó còn là công cụ hữu hiệu để các em không

vi phạm PL khi mù quáng PL Hầu hết các vụ vi phạm PL tuổi thành niên chủyếu là do thiếu hiểu biết PL và không hiểu được những trách nhiệm bản thânphải gánh chịu khi vi phạm PL nên rất nhiều những vi phạm đáng tiếc sảy ra

4 Cơ sở thực tiễn của việc phổ biến pháp luật cho học sinh bậc THPT của trường THCS&THPT Quan Sơn

Công tác PBGDPL luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quátrình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay, là một bộ phận của côngtác GD, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo củaĐảng và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước và các tổchức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức,hành động của từng chủ thể trong xã hội Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên,công tác PBGDPL cho đoàn viên, thanh niên là một trong những nội dung quantrọng không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh, thiếu nhi Việt

Nam; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Việc thiếu hiểu biết về PL, vốn sống, nhận thức về các vấn đề XH còn hạnchế cộng với tâm lý hiếu thắng, bốc đồng và bối cảnh sống có nhiều cám dỗkhiến nhiều bạn trẻ dễ bị chi phối dẫn tới hành động sai trái, vi phạm PL Không

Trang 8

ít bạn trẻ có tâm lý đắc thắng, cảm thấy mình dũng cảm khi dám vi phạm PL Vídụ: Các bạn ngang nhiên vượt đèn đỏ mà không ý thức được việc làm này có thểdẫn tới tai nạn giao thông và các bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xảy rachết người hoặc thương tích nặng; Nhiều bạn trẻ chọn cách giải quyết mâu thuẫnbằng bạo lực mà không biết rằng hành động đó có thể dẫn mình tới phiên tòa vànhà giam… Thiếu hiểu biết về PL trong thanh, thiếu niên có thể coi là mộtnguyên nhân quan trọng dẫn tới xu hướng người phạm tội ngày càng trẻ hóahiện nay.

Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự tham gia nhiệttình của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhưng công tác PBGDPL vẫn chưathật sự đạt hiệu quả như mong muốn

Nhiều ngành, nhiều cấp đã tổ chức nghiên cứu để tìm ra các hình thức,biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này, nhưng đây là một

HĐ mà kết quả của công tác không thể xác định hay định lượng được, mà là mộtquá trình bền bỉ và lâu dài để từng bước nâng cao nhận thức, ý thức PL cho cáctầng lớp nhân dân, nhất là đối với các dân tộc ít người

Đối tượng HS nói chung và HS bậc THPT ở trường THCS&THPT QuanSơn nói riêng là lứa tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp về nhiềumặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý Đây là vấn đềkhó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sựphát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt XH

Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động

sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi Đây là lứa tuổi dễ nảysinh những mâu thuẫn tâm lí và dễ gây ra những hành động nông nổi, bột phát.Vậy nên, việc PBGDPL cho các em là rất cần thiết

Về đối tượng PBGDPL, lứa tuổi HS bậc THPT là thời kỳ chuyển tiếpgiữa trẻ con (THCS) với người lớn (sinh viên) Các em có khả năng tư duy, sángtạo, tích cực, nhạy bén và năng động trong học tập cũng như các HĐ giao tiếpnhưng cũng là độ tuổi phức tạp, nhạy cảm, dễ bị tổn thương và dễ bị tác độngbởi điều kiện XH Đây là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc đờicác em cũng như của gia đình và xã hội Nếu được GD tốt đó sẽ là bệ phóng sảnsinh những công dân đầy tự tin, có ý thức công dân đầy đủ, có tinh thần tráchnhiệm cao Ngược lại, nếu các em mắc sai lầm trong thời kỳ này sẽ bị tổnthương lớn về tâm hồn, lệch lạc về nhận thức và hành vi Do vậy, muốn đạtđược chất lượng GDPL cao, chủ thể GDPL phải nghiên cứu và nắm chắc đốitượng GD của mình, phải thiết kế và thực hiện những tác động sư phạm phùhợp, XD nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp GD hết sức khoa học

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG THCS&THPT QUAN SƠN

Trang 9

1 Vài nét khái quát về huyện Quan Sơn

Quan Sơn là huyện miền núi, vùng cao biên giới Việt – Lào của tỉnhThanh Hóa Từ Thành phố Thanh Hóa lên trung tâm huyện 150 km về phía Tây.Quan Sơn có đường biên giới dài 66km giáp với hai huyện Viêng Xay, Sầm Tớ,tỉnh Hủa Phăn Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Quan Sơn được chia tách từ huyện Quan Hóa cũ để thành lập huyện mớitheo Nghị định 72/CP, ngày 18/11/1996 của Chính phủ Huyện có diện tích tựnhiên 92.662ha Trong đó đất lâm nghiệp trên 78.000 ha bằng 84.176 % diệntích tự nhiên, độ che phủ rừng đến nay đạt 88,6%, gồm rừng tự nhiên và rừngtrồng Rừng tự nhiên 66000ha chiếm 84,62% chủ yếu là nứa, vầu, gỗ thuần loàihoặc hỗn giao Rừng trồng 12000ha = 15,38% có luồng, lát và cây thân gỗ khác,

cả hai loại rừng đan xen nhau tạo thành một màu xanh bạt ngàn, mát mắt, môitrường trong lành, xinh đẹp Rừng là nguồn thu lợi lớn, ổn định lâu dài về kinh

tế cho đồng bào

Quan sơn có nhiều phong cảnh đẹp, tạo ra các điểm du lịch sinh thái tiềmnăng gọi mời du khách đến thăm quan, chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyêt diệu:Núi Pù Cọ, Hang hòm xã Trung Xuân, Thác bản Xày, Thác Ma Ngao bản Din

xã Trung Hạ, Núi Pù Mằn bản Ngàm, Mỏ nước nóng bản Khạn xã TrungThượng, Động Năng Non xã Sơn Lư, Thác ba tầng suối Nhài xã Sơn Điện, NúiPha Hen, Pha Dùa bắc cầu nhịp đá ở Mường Mìn giáp với Sơn Thủy Động BoCúng lung linh huyền ảo ở bản Chanh, Núi lá hoa Xia Nọi quanh năm rực rỡmuôn màu, rừng đào và cây dược liệu ở vũng Cộp xã Sơn Thủy và nhiều cảnhđẹp khác tăng thêm lòng hiếu kỳ cho du khách muôn phương đến với Quan Sơn

và tua du lịch Quan Sơn (Việt Nam)- Viêng Xay (Lào)

Đến ngày 01/04/2019 dân số Quan Sơn có 40.526 người, gồm 14 dân tộcanh em cùng chung sống ở 12 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Trong đó có

4 dân tộc trên 1.000 người là: dân tộc Thái 32.562/40.526 người chiếm

Trang 10

80.346%, dân tộc Kinh 3.736 người chiếm 9,22%, dân tộc Mường 3,132 ngườichiếm 7,728% và dân tộc H’Mông 1.056 người chiếm 2,605% Còn lại 10 dântộc khác có 51 người = 0,101% dân số toàn huyện.

2 Quy mô phát triển số lớp, học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên

Trường THCS&THPT Quan Sơn được thành lập theo Quyết định số2913/QĐ-UBND ngày 01/08/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việcthành lập trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quan Sơn trên cơ sởghép trường Trung học cơ sở Mường Mìn vào trường THPT Quan Sơn 2

Trong 3 năm gần đây số có 16 lớp và số học sinh dao động từ 555 - 578 em.(Gồm học sinh người Thái, Mường, Mông, Kinh)

Bảng 1: Quy mô số Lớp - HS - CBGV, NV trường THCS&THPT Quan Sơn

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

2019 - 2020 71.5 21.5 5.9 1.1 1.6 36.5 58.9 3.0 0 84.07

2020 - 2021 72,1 21,3 5,7 0,9 1.1 33.0 61,1 4,8 0 89,40

2021 - 2022 73,0 21,4 5.2 0.4 1,8 32,0 60,4 5,8 0

(Nguồn báo cáo tổng kết năm học 2019-2020; 2020-2021; 2021-2022)

3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT của trường THCS&THPT Quan Sơn

3.1 Đặc điểm tình hình về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT của trường THCS&THPT Quan Sơn

Đối tượng HS bậc THPT trường THCS&THPT Quan Sơn chủ yếu là con

em đồng bào dân tộc thuộc 4 xã vùng cao của huyện Quan Sơn, đa phần các emđều đều là con em nông dân, chăm chỉ, chịu khó, có ý thức Bên cạnh đó vẫncòn không ít em còn ham chơi, nghịch ngợm, chưa chú ý học tập

Về công tác PBGDPL cho HS ở nhà trường trong những năm gần đâyđược lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, vì trường học là nơi quản lý trực tiếp

HS đồng thời cũng là nơi GD toàn diện cho người học về đạo đức, lối sống vànhân cách Dưới sự lãnh chỉ đạo đúng đắn của Đảng ủy, Ban giám hiệu và sựquan tâm, hỗ trợ của Đoàn thanh niên của các thầy giáo, cô giáo về công tácPBGDPL cho HS, chắc chắn đem lại hiệu quả Thực tế cho thấy, làm tốt côngtác PBGDPL trong trường học sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính GDcao, thu hút được đông đảo HS tham gia Trên cơ sở đó, Nhà trường đã xâydựng kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp tổ/nhóm chuyên môn, Đoàn thanh niên, GVCN,

GVBM tổ chức tích hợp, lồng ghép công PBGDPL qua các môn học chính

khóa, hoạt động ngoại khóa nên đã có chuyển biến tích cực Tuy nhiên công tác

Trang 11

PBGDPL chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa được đadạng, phong phú… Một số GV chưa quan tâm nhiều đến công tác PBGDPL cho

HS Vì vậy, nhà trường cần phải đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổchức, nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn cho HS hiện nay

3.2 Thuận lợi

Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu về công tácPBGDPL cho HS và xác định đây là một nhiệm vụ GD quan trọng góp phần vào

GD toàn diện học sinh trong nhà trường

Đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình và tích cực tham gia các hoạt độngtuyên truyền, PBGDPL cho học sinh

Đoàn thanh niên luôn năng nổ, nhiệt tình, tổ chức trong quá trình thực hiệncác buổi ngoại khóa, tuyên truyền PBGDPL

HS đa phần có ý thức trau dồi kiến thức, ngoan ngoãn, luôn phát huy vaitrò tự học tự sáng tạo

Ban Giám hiệu nhà trường luôn tích cực chỉ đạo tham gia các cuộc thi tìmhiểu về pháp luật do sở GD&ĐT tổ chức

Phụ huynh luôn quan tâm, tin tưởng, ủng hộ đối với các hoạt độngPBGDPL của nhà trường

và tham gia các HĐ ngoại khóa, các HĐ tuyên truyền

Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn do đó bố mẹ phải đi làm ăn

xa, nên hầu như không quan tâm được đến đời sống hàng ngày cũng như việcthực hiện nền nếp của con em mình ở trường và phó mặc cho nhà trường

Đội ngũ tuyên truyền viên về công tác PBGDPL là làm công tác kiêmnhiệm nên kiến thức pháp luật, khả năng và kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế,nội dung còn chưa có trọng tâm trọng điểm, chưa sát thực với học sinh nên chưathực sự quấn hút được học sinh tham gia

4 Thực trạng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bậc THPT của trường THCS&THPT Quan Sơn

4.1 Thực trạng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã chú ý cải tiến về nội dung

và hình thức tổ chức PBGDPL cho các em nhằm nâng cao hiệu qủa của hoạtđộng giáo dục pháp luật Song những cải tiến đó chỉ mang nặng tính hình thức,

lý thuyết chưa sát thực với hoạt động thực tiễn Nội dung hoạt động ít thay đổi,hình thức HĐ thiếu tính đa dạng Vì vậy, dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu khôngkhí uể oải trong HĐ tổ chức PBGDPL cho HS

Ngày đăng: 09/06/2022, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w