1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay

66 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam . Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và trong Nghị quyết 01 N

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nướcViệt Nam Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ VIII và trong Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính Trị, vớimục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóahướng về xuất khẩu Để thực hiện được chủ trương của Đảng, cùng với việc đẩymạnh tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa, chúng ta cần phải tăng cườngmở rộng thị trường xuất khẩu Đây là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.Liên Minh Châu Âu ( EU ) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay ,có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất , được coi là một trong ba siêucường có vị thế chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ ,EU ,Nhật Bản) Ra đờinăm 1951 với sáu nước thành viên (Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luc xămbua ), ngày nay EU đã trở thành một tổ chức liên kết khu vực tiêu biểu nhất củakhối các nước tư bản chủ nghĩa Sau hơn 50 năm phát triển và mở rộng , con sốthành viên của EU là 25 nước Trong số những nước công nghiệp phát triển ,EU gồm nhiều nước có tiềm lực kinh tế hùng mạnh vào loại hàng đầu thế giớinhư Đức , Pháp, Italia ,Anh… Hiện nay, EU được coi là một tổ chức có tiềmnăng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầutư

Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng ChâuÂu (EC) vào ngày 22/10/1990, ký Hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17/7/1995 Các sự kiện quan trọng này chính là nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tếViệt Nam –EU phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực ( thương mại ,đầu tư , việntrợ ) , đặc biệt là thương mại Do vậy, từ năm1995 hoạt động thương mại songphương diễn ra sôi động hơn, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh(37,4%/năm), trong đó mặt hàng giày dép chiếm một tỷ trọng lớn trong kimngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU Thế nhưng cho đến nay,thương mại nói chung và xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU nói riêng vẫnchưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của hai bên

Trang 2

EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới Mộtsố mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng mà thị trườngnày có nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất lớn như : giày dép , dệt may, thủy hảisản… trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tăng 37,62% thời kỳ1995-2005 ( số liệu thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê- Tổng cục Hảiquan ) Mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh, nhưng mặt hàng giàydép xuất khẩu của Việt Nam đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quyđịnh về quản lý nhập khẩu của EU gây nên Nếu EU không quản lý chất lượngvà áp dụng hạn ngạch quá chặt chẽ và khắt khe đối với một số mặt hàng xuấtkhẩu của ta thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thịtrường EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU không chỉ dừng lạiở con số 1,3% như hiện nay.

Do vậy ,vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm kiếm giải pháp căn bản để mởrộng khả năng xuất khẩu , đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trongquan hệ thương mại giữa hai bên

EU là một trong ba trụ cột kinh tế của quan trọng của thế giới , có tốc độ tăngtrưởng cao, tương đối ổn định, có đồng tiền riêng, khá vững chắc Đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu hàng hóa mà trong đó có giày dép sang EU , Việt Nam sẽphần nào có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương , và phát triển nhanhchóng ngành da giầy Việt Nam

Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU là vấn đề vừalâu dai đồng thời cũng là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển kinh tếcủa Việt Nam EU là thị trường xuất khẩu giày dép quan trọng nhất , mang lạihiệu quả kinh tế lớn nhất cho ngành da giầy Việt Nam Tuy nhiên để làm đượcđiều này chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề , vướng mắc cản trở hoạtđộng xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường EU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động xuất khẩu giày dép ViệtNam sang thị trường EU giai đoạn 1995 đến 2010

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: phân tích thực trạng xuất khẩu giày dépViệt Nam sang EU những năm vừa qua và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường này giai đoạn 2006-2010;vấn đề nhập khẩu của EU cũng được đề cập ở mức khái quát trong những khíacạnh có liên quan.

Chương một:Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu

Chương hai: Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiệnnay

Chương ba: Triển vọng về xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU trong thờigian tới

Chương bốn: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép Việt Nam vào EU giaiđoạn 2006 đến 2010.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Trưởng khoa –PGS.TS:Đỗ Đức Bình , trưởngban chiến lược –viện nghiên cứu thương mại TS: Trần Công Sách đã giúp đỡ emhoàn thành đề tài này.

Trang 4

2.Các hình thức xuất khẩu

2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia chocác khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.

Việc các quốc gia bán hàng sang thị trường quốc gia khác là hoạt động tham giathị trường quốc tế của quốc gia đó Các công ty có kinh nghiệm thường trực tiếpbán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài Khách hàng của công tykhông chỉ đơn thuần là người tiêu dùng Những ai có nhu cầu mua và tiêu dùngsản phẩm của quốc gia đều là khách hàng của quốc gia

2.2.Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của quốc giasang quốc gia khác thông qua trung gian(thông qua quốc gia thứ ba)

II.SỰ CẦN THIẾT ĐẾN XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM SANGTHỊ TRƯỜNG EU

1.Thị trường EU là một thị trường lớn của thế giới

EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới có tốc độ tăng trưởngkinh tế khá ổn định, GDP năm 1999 là 2,0%, năm 1998 , trong khi cơn bão tàichính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì Liên Minh Châu Âu –khuvực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh tế của

Trang 5

mình Sự ổn định kinh tế của EU được xem là một trong những nhân tố chínhgiúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu Năm 2003tuy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có chiều hướng giảm , nguyên nhân chính làdo sự giảm giá của đồng Euro và sản xuất công nghiệp giảm sút , nhưng đến naytình hình đã được cải thiện Theo Uỷ Ban Châu Âu (EC), kinh tế EU đang pháttriển khả quan Năm 2005 , GDP của EU cao hơn năm 2004 là 1,1% Các nhàphân tích kinh tế lạc quan nói rằng xu hướng đi lên của nền kinh tế Châu Âu vẫntiếp tục Tăng trưởng GDP của 25 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro là 3%trong năm 2005 Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia công nghiệp chủ chốttrong EU là khác nhau, tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc về Ai Len 8,5% Năm2006, theo dự tính của EC thì GDP của hầu hết các nước thành viên EU sẽ caohơn năm trước là 0,4%-1,5% Hơn nữa lạm phát ở EU vẫn ở mức 1,1%-mứcthấp chưa từng có trong lịch sử Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ hơn 10% xuống còn8,6% năm 2005 Thâm hụt ngân sách của các nước thành viên ở mức thấp 0,5%-1,7% GDP.

Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước đi xahơn đã và đang đem lại cho Liên Minh Châu Âu một sức mạnh kinh tế chính trịto lớn trên thế giới EU ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩysự phát triển kinh tế toàn cầu Hiển nhiên , thị trường EU ngày càng rộng lớn vàđầy sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp , trong đó có các doanh nghiệp xuấtkhẩu giày dép của Việt Nam

2 Vai trò kinh tế của EU trên thị trường thế giới

2.1 Vai trò của EU trong thương mại quốc tế

Thương mại tự do là một trong những mục tiêu chủ yếu của Liên MinhChâu Âu ( EU ) Với hơn 600 triệu người, EU đã tạo ra một thị trường quantrọng của thế giới , đẩy mạnh thương mại giữa 25 nước thành viên và phụ thuộcnhiều vào thương mại quốc tế , nhiều hơn so với Mỹ.

Qua các việc làm thiết thực , EU đã có những đóng góp không nhỏ đối vớiviệc phát triển thương mại thế giới Khối lượng thương mại ngày nay đã tăng

Trang 6

lên đáng kể so với 50 năm qua nhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuếquan và phi thuế quan Từ năm 1985-2005 , tỷ trọng thương mại chiếm trongGDP thế giới đã tăng bốn lần so với thập kỷ trước và tăng gần ba lần so vớinhững năm 60.

Kim ngạch xuất khẩu của EU tăng lên hàng năm (1995: 1.463,13 tỷ USD,1996: 1.532,37 tỷ USD , 1997: 1.572,51 tỷ USD , 1998: 1.632,42 tỷ USD ,1999: 1.698,45 tỷ USD , 2000: 1.756,98 tỷ USD , 2001: 1.798,45 tỷ USD ,2002: 1.843,65 tỷ USD , 2003: 1.876,94 tỷ USD , 2004: 1.883,59 tỷ USD ,2005: 1.936,78 tỷ USD ), chiếm 24,47% kim ngạch thương mại toàn cầu giaiđoạn 1995-2005, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bản là 19,89% và 11,4%.

Kim ngạch xuất khẩu của EU ngày càng tăng lên, chiếm khoảng 21,49%kim ngạch xuất khẩu thế giới (1995-2005), con số này của Mỹ và Nhật Bản là17,34% và 10,97% Bên cạnh đó , kim ngạch nhập khẩu của EU cũng khôngngừng gia tăng , chiếm 20,13% thế giới còn con số của Mỹ và Nhật Bản là21,34% và 9,96%(1995-2005).

Năm 2005 kim ngạch thương mại thế giới đạt 5.948,39 tỷ USD , trong đókim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ là 1.974,55 tỷ USD , chiếm 21,54% kimngạch thương mại thế giới , kim ngạch xuất nhập khẩu của EU và Nhật Bản là1.737,56 tỷ USD và 1.272,85 tỷ USD chiếm 20,36% và 11,67% Như vậy , trongnăm 2005 Mỹ là nước có kim ngạch ngoại thương lớn nhất thế giới , tiếp theo làEU và Nhật Bản

Chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và với vai trò nổi bật trongtổ chức thương mại thế giới (WTO) , EU là một nhân tố quan trọng trong việcphát triển thương mại thế giới

2.2.Vai trò của EU trong đầu tư quốc tế

EU không những là trung tâm thương mại lớn thứ hai thế giới sau Mỹmà còn là nơi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới Nguồn vốn FDIcủa EU chiếm 45,7% tổng vốn FDI toàn cầu, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bảnlà 27,1% và 6,7 %.

Trang 7

Các nước Châu Âu như Anh , Pháp, Đức… tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóa nền kinh tế sớm nhất thế giới (từ thế kỷ thứ XVIII) Vì vậy, khi cácngành công nghiệp phát triển mạnh và nền kinh tế đạt tới trình độ phát triểncao , nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá nhân công tăng , đểhạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận họ đã tiến hành di chuyển các ngànhcông nghiệp cạnh tranh kém (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vậtliệu và lao động ) sang những nơi gần nguồn nguyên liệu ,cụ thể là Mỹ ,NhậtBản … Chính vì thế , đầu tư nước ngoài đã ra đời Chúng ta có thể khẳng địnhrằng các nước Châu Âu là những người đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư quốctế và cho đến tận bây giờ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Năm 1991, FDI toàn thế giới là 198.143 triệu USD ; FDI của EU là106.113 triệu USD , chiếm 53,55% FDI thế giới , trong khi đó FDI của Mỹ vàNhật Bản là 31.380 triệu USD và 31.620 triệu USD , chiếm 15,83% và 15,95%FDI thế giới

Năm 1995, FDI toàn cầu là 352.514 triệu USD ; FDI của EU là 159.124triệu USD , chiếm 45,13% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 96.650triệu USD và 22.510 triệu USD , chiếm 27,41% và 6,38% FDI toàn cầu.

Năm 1997, FDI toàn cầu là 423.666 triệu USD ; FDI của EU là 203.237triệu USD , chiếm 47,97% FDI toàn cầu ; còn FDI của Mỹ và Nhật Bản là121.840 triệu USD và 26.060 triệu USD , chiếm 28,75% và 6,15% FDI toàn cầu.Năm 2000, FDI toàn cầu là 787.396 triệu USD ; FDI của EU là 395.560triệu USD ,chiếm 47,65% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 238.521triệu USD và 46.980 triệu USD chiếm 46,73% và 6,64% FDI toàn cầu.

Năm 2004, FDI toàn cầu là 1.346.280 triệu USD ; FDI của EU là 621.908triệu USD ,chiếm 45,76% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 401.632triệu USD và 89.095 triệu USD , chiếm 29,91% và 7,36% FDI toàn cầu.

Ngày nay, các nước thành viên EU đều là các nước công nghiệp có nềnkinh tế phát triển mạnh đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàmlượng công nghệ cao , như điện tử tin học, viễn thông, công nghệ sinh học…Do vậy, FDI của EU chủ yếu tập trung ở các nước phát triển , cụ thể : Mỹ chiếm

Trang 8

39,7% , Nhật Bản chiếm 32,1%, ASEAN chiếm 12,6% FDI của EU và 15,6%FDI còn lại của EU đầu tư vào các nước Trung Cận Đông và Châu Phi.

3.Sự phù hợp của hàng hóa cần xuất khẩu của Việt Nam đối với nhu cầu của thị trường EU

Thị trường EU có nhu cầu lớn , rất đa dạng và phong phú về hàng hóanhất là mặt hàng giày dép ( kiểu dáng, mẫu mã, tính năng, tác dụng… ) Mặtkhác giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu củangười tiêu dùng EU , đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật , vệ sinh môitrường và các chỉ số khác của EU Hơn nữa , thị trường EU có nhu cầu nhậpkhẩu rất lớn và ổn định đối với mặt hàng giày dép , trong khi đó Việt Nam rất cókhả năng đáp ứng được các đơn hàng nhập khẩu lớn của EU ,đồng thời vẫn đápứng được đúng thời điểm và chất lượng giày dép , đa dạng về chủng loại, đẹp vềmẫu mã Do vậy, tăng cường xuất khẩu giày dép sang EU các doanh nghiệpViệt Nam không những đảm bảo ổn định được sản xuất mà còn nâng cao đượctrình độ và tay nghề của người lao động , mặt khác còn góp phần thay đổi cơ cấukinh tế của Việt Nam

EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khá ổn định những mặthàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhất là mặt hàng giày dép , đến hơn 80%khối lượng giày dép xuất khẩu là xuất khẩu sang thị trường EU EU là một thịtrường lớn có chính sách thương mại chung cho 25 nước thành viên và đồng tiềnthanh toán cho 11 nước thuộc EU -11 Khi xuất khẩu giày dép sang bất cứ thànhviên nào trong khối chỉ cần tuân theo chính sách thương mại chung và thanhtoán bằng tiền Euro( EU -11) ; không phức tạp như trước đây là phải tính giátheo 11 đồng tiền bản địa và biểu thuế nhập khẩu , quy chế nhập khẩu rất khácnhau Tuy nhiên, hiện nay cũng có những khác biệt nhỏ trong quy chế nhậpkhẩu trong 25 nước thành viên Thị trường EU thống nhất , mở ra cơ hội lớn vàthuận lợi cho các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG HAI:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EUHIỆN NAY

I.KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU

1.Tập quán ,thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối

1.1.Tập quán và thị hiếu tiêu dùng:

EU là một thị trường rộng lớn, với 375,5 triệu người tiêu dùng Thị trườngEU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa,dịch vụ vàvốn giữa các nước thành viên EU gồm 25 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lạicó đặc điểm tiêu dùng riêng Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầurất cao, đa dạng và phong phú về hàng hóa Có những loại hàng hóa rất được ưachuộng ở thị trường Pháp,Ý,Bỉ, nhưng lại không được ưa chuộng ở Ai len, Đức,Đan Mạch, Anh Nhưng nhìn chung, các nước EU có những điểm chung về thóiquen và sở thích tiêu dùng, đối với giày dép: người dân Áo, Đức, và Hà Lan chỉmua hàng giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ Khách hàngEU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của giày dép Nhiều khi yếu tốthời trang lại có tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả Hện nay, người tiêudùng EU đang có xu hướng đi giày vải Xu hướng này ngày càng tăng lên tỷ lệthuận với nhu cầu tiêu dùng giày dép tăng hàng năm ở EU Đối với mặt hàngnày nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mặt mẫu mốt.

Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm cónhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới Họ cho rằng, những nhãn hiệu này gắn liềnvới chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩmmang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sửdụng Nhiều trường hợp, những sản phẩm này giá rất đắt, nhưng họ vẫn mua vàkhông thích thay đổi sang những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻhơn nhiều Đặc biệt đối với những sản phẩm của các nhà sản xuất không nổitiếng hay nói cách khác những sản phẩm có nhãn hiệu ít người biết đến thì rấtkhó tiêu thụ trên thị trường này Người tiêu dùng EU rất sợ mua những sản

Trang 10

phẩm như vậy, vì họ cho rằng sản phẩm của các nhà sản xuất không danh tiếngsẽ không đảm bảo về chất lượng ,và an toàn cho người sử dụng, do đó không antoàn đối với sức khỏe và cuộc sống của họ.

Thị trường EU về cơ bản cũng giống như thị trường một quốc gia Do vậycó 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) nhóm có khả năng thanh toán ở mứccao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cảcũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) nhóm có khả năngthanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng hóakém hơn một chút so với nhóm một và giá cả cũng rẻ hơn; (3) nhóm có khảnăng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hànghóa có chất lượng và giá cả đều thấp hơn so với hàng của nhóm 2 Hàng hóa đápứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng cao cấp lẫn hàng bìnhdân phục vụ cho mọi đối tượng Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2và nhóm 3 Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng TrungQuốc và hàng của các nước ASEAN khác(Thái Lan, Indonexia, Malaixia,…)Sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân EU đang thay đổi rất nhanh cùngvới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ Ngày nay, người tiêudùng EU cần nhiều chủng loại hàng hóa có số lượng lớn và những hàng hóa cóvòng đời ngắn Không như trước kia họ chỉ thích sử dụng những sản phẩm đắttiền, chất lượng cao, vòng đời sản phẩm dài, hiện nay sở thích tiêu dùng lại lànhững sản phẩm có chu trình ngắn hơn, giá rẻ hơn,và phương thức dịch vụ tốthơn Tuy có sự thay đổi về sở thích và thói quen tiêu dùng như vậy nhưng chấtlượng hàng hóa vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các hàng hóa đượctiêu thụ trên thị trường này Để xuất được hàng hóa vào thị trường EU, cácdoanh nghiệp Việt Nam không những phải nắm vững nhu cầu thị trường ,thịhiếu tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng nhưgiá cả ,mà còn phải thông thạo kênh phân phối và hệ thống pháp luật của EU,nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu.

Trang 11

1.2.Kênh phân phối

Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối củamột quốc gia ,gồm mạng lưới bán buốn và mạng lưới bán lẻ Tham gia vào hệthống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia ,hệ thống các cửa hàng, siêuthị, các công ty bán lẻ độc lập,…

Các công ty xuyên quốc gia EU thường phát triển theo mô hình, gồm: ngân hànghoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, cửa hàng… cáccông ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ của mình rất chặt chẽ, họ chútrọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng đến khâu phân phối hàng chomạng lưới bán lẻ Do vậy, họ có quan hệ rất chặt chẽ với các nhà thầu nướcngoài (các nhà xuất khẩu ở các nước) để đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn địnhvà giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ.

Hình thức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU làtheo tập đoàn và không theo tập đoàn Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa làcác nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa chohệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng chohệ thống bán lẻ của tập đoàn khác Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thìngược lai, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn ngoài việc cung cấp hànghóa cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hóa cho hệ thốngbán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Hệ thống phân phối của EU đã hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ và cónguồn gốc lâu đời Tiếp cận hệ thống phân phối này không phải là dễ đối với cácnhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Theo nhóm nghiên cứu,các nhàxuất khẩu của ta muốn tiếp cận các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EUthì phải tiếp cận được với các nhà nhập khẩu EU Có thể tiếp cận với các nhànhập khẩu EU bằng hai cách: thứ nhất, tìm các nhà nhập khẩu của EU để xuấtkhẩu trực tiếp (tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ của Việt Nam tạiEU ,phái đoàn EC tại Hà Nội, các đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam );thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liêndoanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành các công ty con.

Trang 12

2.Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng ,EU tiến hành kiểm tra các sảnphẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thànhviên ,đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới EU đã thông quanhững quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung củacác sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãnhiệu… Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giớ tiêu dùng sẽ đưa ra cácquy chế định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức địnhchuẩn: Ủy ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy ban Châu Âu về định chuẩn điện tử,Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán đượctrên thị trường này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU,các luật và các định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sảnphẩm được sản xuất ra từ những nước có những điều kiện sản xuất chưa ngangbằng với tiêu chuẩn của EU.

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ,EU tích cực tham gia chống nạnhàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền.Ngoài việc ban hành và thực hiện quy chế trên, EU đưa ra các Chỉ thị kiểm soáttừng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng

3 Chính sách thương mại chung của EU

3.1 Chính sách thương mại nội khối

Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hànhthị trường chung Châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốcgia ,biên giới hải quan ( xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ) để tựdo lưu thông hàng hóa ,sức lao động ,dịch vụ và vốn; và điều hòa các chínhsách kinh tế và xã hội của các nước thành viên.

Thị trường chung Châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do di chuyển 4yếu tố cơ bản của sản xuất hàng hóa ,sức lao động ,dịch vụ và vốn.

+Lưu chuyển tự do hàng hóa : Để hàng hóa được tự do lưu thông trong thịtrường chung các nước thành viên EU đều nhất trí áp dụng những biện pháp sau

Trang 13

đây: (1) Xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩugiữa các nước thành viên ;(2) Xóa bỏ hạn ngạch (quota) áp dụng trong thươngmại nội khối; (3) Xóa bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng ( cácbiện pháp hạn chế dưới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sảnphẩm ,đóng gói, tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật); và (4) Xóa bỏ tấtcả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên ( Điều khoản 9-37, Hiệp ước vềLiên Minh Châu Âu ).

+ Tự do đi lại cư trú trên toàn lãnh thổ Liên Minh: Để đảm bảo việc tự dođi lại và cư trú của công dân trong lãnh thổ EU, các nước thành viên đều nhất tríđảm bảo các quyền sau cho công dân của họ: (1) Tự do đi lại về mặt địa lý; (2)tựdo di chuyển vì nghề nghiệp; (3)Nhất thể hóa về xã hội; và (4) Tự do cư trú(Điều 48-58, Hiệp ước Liên Minh Châu Âu )

+Lưu chuyển tự do vốn: Trong một thời gian dài, thương mại tự do vềhàng hóa và dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu chuyểntự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tếnhất.

3.2 Chính sách ngoại thương

Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự trị vàchính sách dựa trên cơ sở hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:không phân biệt đối xử ,minh bạch ,có đi có lại và cạnh tranh công bằng Cácbiện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế vềsố lượng ,hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa :đẩy mạnh tự do hóa thươngmại ( giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến tới xóa bỏhạn ngạch, GSP) Hiện nay, 25 nước thành viên của EU cùng áp dụng một biểuthuế quan chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Đối với hàng nhập khẩu vàokhối ,mức thuế trung bình đánh vào hàng công nghiệp là 2%.

Các chính sách chủ yếu của EU gồm:chính sách khuyến khích xuấtkhẩu ,chính sách thay thế nhập khẩu ,chính sách tự do hóa thương mại và chính

Trang 14

sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện Việc ban hành và thực hiện các chính sáchnày có liên quan chặt chẽ tình hình phát triển kinh tế ,tiến trình nhất thể hóaChâu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của LiênMinh Châu Âu trên thị trường thế giới.

Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại ,EU đã thực hiện cácbiện pháp :chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả.

Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chông cạnh tranh không lànhmạnh trong thương mại ,EU còn sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh thương mạivới các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển Đó là hệ thống ưu đãithuế quan phổ cập (GSP)-một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nóitrên Bằng cách này ,EU có thể làm cho nhóm các nước chậm phát triển dễ dàngthâm nhập vào thị trường của mình Nhóm các nước chậm phát triển có thể đượchưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển

4 Tình hình nhập khẩu giày dép của EU trong những năm gần đây

Liên Minh Châu Âu có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, làthị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới Hàngnăm EU nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa từ các nước trên thế giới Kimngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng, từ 698,65 tỷ USD năm 1995 lên tới987,45 tỷ USD năm 2005 Kim ngạch nhập khẩu của EU chiếm tỷ trọng 48,76%trong tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu của EU hàng năm.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của EU: Mỹ chiếm 19,65% tổng kimngạch nhập khẩu , Nhật Bản chiếm 9,75%, Trung Quốc chiếm 5,02%, khốiNAFTA chiếm 22,15%, khối ASEAN chiếm 6,5%, khối OPEC chiếm 7,75% Các số liệu cho thấy nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển vào EUđang gia tăng và có chiều hướng nhập nhiều hàng chế tạo Trung Quốc ,các thịtrường mới nổi ở Châu Á và Mỹ La Tinh đóng góp khá lớn vào sự phát triển củathị trường này EU nhập khẩu các mặt hàng nông sản ,khoáng sản ,giàydép ,thủy hải sản và hàng dệt may chủ yếu từ các nước đang phát triển ;còn nhậpkhẩu máy móc và thiết bị từ các nước phát triển EU là thị trường nhập khẩu lớn

Trang 15

thứ hai thế giới sau Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU là rất lớn EUnhập khẩu rất nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thủy hải sản và dệtmay Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hàng giàydép ,dệt may đang được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu và triển vọng xuấtkhẩu những mặt hàng này là rất khả quan Vì vậy, có thể nói rằng EU là thịtrường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da nói chung vàgiày dép nói riêng lớn nhất thế giới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụtoàn cầu Hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này chỉ đứng sauTrung Quốc ( xếp thứ nhất trong số các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sangEU) và chiếm tới gần 75% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam ranước ngoài Theo các nhà nghiên cứu về đồ dự án của Châu Âu ,những năm gầnđây sự tiêu thụ đồ dự án của thị trường các nước EU lên tới khoảng 8 tỷ USDmỗi năm Bốn quốc gia nỗi bật nhất là CHLB Đức tới 20% tổng doanh số toànkhối, Pháp và Ý mỗi nước 16%, Anh 10% Tuy là một trung tâm lớn về sản xuấtđồ da thế giới, nhưng EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều ,trung bình tới hơn25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ da của toàn cầu( khoảng trên 6 tỷ USDhàng năm).Các nước hiện xuất khẩu nhiều vào EU là:Trung Quốc ,Ấn Độ, Mỹ,Đài Loan, Pakixtan, Việt Nam , Thái Lan, Indonexia, Maroc… đã tạo ra sực épcạnh tranh rất lớn.

II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP SANG THỊTRƯỜNG EU

1 Giai đoạn từ 1995-2000

Giày dép Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát ( phảixin phép trước khi nhập khẩu ), nhưng sau khi ký Hiệp định Hợp tác(17/7/1995)nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU Chính vì vậy,kim ngạch xuấtkhẩu tăng nhanh, năm 1995 đạt 481,3 triệu USD ,năm 1996 đạt 664,6 triệu USD,năm 1997 đạt 1.032,3 triệu USD , năm 19981.043,1 triệu USD, năm 1999 lên

Trang 16

tới 1.310,5 triệu USD, vượt xa mặt hàng dệt may đã từng giữ vị trí thống soáitrong thời kỳ 1992-1995.

Cho tới nay, có nhiều số liệu khác nhau về tỷ trọng của EU trong tổng kimngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da dày của Việt Nam Nếu căn cứ vào sốliệu của EU thì gần như 100% sản phẩm da dày của ta được xuất vào EU Theosố liệu của hải quan Việt Nam thì chỉ xấp xỉ 50% (do Hải quan thống kê thịtrường theo khách hàng, không thống kê theo điểm đến cuối cùng) Còn theoTổng công ty Da Giày Việt Nam thì tỷ trọng của EU trên 80%.

Dù tính theo cách nào thì tỷ trọng xuất khẩu vào EU cũng vẫn vượt 50% ViệtNam là một trong năm nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở thịtrường EU do giá rẻ,chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩmchủ yếu là giày thể thao Nếu căn cứ theo số liệu của Tổng công ty Da Giày thìnăm 1998 Việt Nam đã xuất khẩu sang EU khoảng 180 triệu đôi, chiếm 21,5%tổng khối lượng giày dép nhập khẩu vào EU Theo quy định của EU, khi sảnphẩm của một nước đạt 25% tổng mức nhập khẩu hàng năm của họ thì sản phẩmđó của nước đó sẽ không được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu nữa.

Lượng giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào EU trong hai năm 1995-1996 tăngrất nhanh, vượt cả hàng dệt may Năm 1997 Ủy Ban Châu Âu đã tiến hành xemxét khả năng hạn chế nhập khẩu (bằng định ngạch hoặc đánh thuế chống bánphá mặt hàng này theo kiến nghị của nhiều nhà sản xuất giày dép của EU) Sở dĩnhư vậy là vì EU có nghi ngờ trong giày dép xuất khẩu sang đó có một số lượnglớn xuất xứ từ các nước khác Điều này có tác động bất lợi nhất định đối vớiviệc sản xuất mặt hàng giày dép trong nước Đến năm 1998, lượng giày dépmang xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào EU đã tăng tới mức báo động và EU đãchính thức đề nghị ta phối hợp kiểm soát tình hình này Dù lý do nào đi chăngnữa thì việc Việt Nam không thẩm tra được lượng hàng mang xuất xứ từ ViệtNam nhập khẩu vào EU đã gây ra những rắc rối cho hoạt động xuất khẩu của ta.Nếu EU áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng giày dép thì sẽ rất bất lợi chongành da giày Việt Nam và sẽ trở thành một tiền lệ xấu cho các mặt hàng khác.

Trang 17

Sau khi phái đoàn kiểm tra của phía EU sang làm việc tại Việt Nam đã xác minhđược phần lớn những trường hợp mà họ nghi ngờ là không đúng, chỉ có rất íttrường hợp trong đó doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu vềxuất xứ của EU Thực chất vấn đề là ở chỗ: để được hưởng chế độ GSP vàkhông bị hạn ngạch giày dép , một số thương nhân nước ngoài đã làm giả giấytờ là hàng có xuất xứ từ Việt Nam ( mà thực chất là hàng đó không có xuất xứ từViệt Nam ) Để tránh hiện tượng đó, Việt Nam và EU đã ký tắt biên bản ghi nhớvề chống gian lận trong buôn bán giày dép có xuất xứ từ Việt Nam ,áp dụng từ1/1/2000 Thực hiện biện pháp này bằng cách cơ quan có thẩm quyền của ViệtNam (Bộ Thương Mại) cấp luôn cả giấy chứng nhận xuất khẩu và giấy chứngnhận xuất xứ(C/O form A) Các cơ quan có thẩm quyền của EU sẽ cấp tự độnggiấy chứng nhận nhập khẩu để thông quan hàng hóa ngay khi xuất trình bản gốcgiấy chứng nhận xuất khẩu do Bộ Thương Mại Việt Nam cấp Giấy chứng nhậnnhập khẩu này được cấp trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn.

Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày thểthao,chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thịtrường này, giày vải gần 20%, giày nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày dahơn 1,5%.

Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh Châu Âulà Đức (25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp(14,3%) ,Bỉ(12,3%) ,Ý(8,1%), HàLan(7,9%), Tây Ban Nha(4,6%), Thụy Điển(2,2%),Đan Mạch(1,3%),HyLạp(0,8%),Phần Lan(0,8%),Áo(0,8%), AiLen(0,6%)

Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU tăngnhanh,nhưng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công( chiếm trên70% kim ngạch ) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuấtkhẩu ) Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:(1) ngành giày không nhậnđược sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu;(2) cácdoanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu mẫu mã giày dép là do khâu tiếp cậnthị trường yếu không quan hệ trực tiếp được với các nhà nhập khẩu EU vì phụthuộc vào người trung gian; (3) thời gian qua các doanh nghiệp chủ yếu làm gia

Trang 18

công cho nước ngoài, nên không có cơ sở nào quan tâm đến việc đa dạng hóa,nâng cao, chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, do đó mà chấtlượng sản phẩm giày dép chưa cao và mẫu mã còn đơn điệu Nếu cứ kéo dài tìnhtrạng này thì giày dép Việt Nam sẽ ở vào vị trí hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranhtrên thị trường EU khi họ xóa bỏ chế độ GSP và lúc đó các sản phẩm giày dépViệt Nam sẽ không thể giành phần thắng trong cạnh tranh với các sản phẩmcùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN khác

Bảng 1:xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2000

Tốc độ tăngbình quân /Năm

Số lượng(triệuđôi)

Giá trị(triệuECU)Tỷ trọng trongtổng KNXK giàydép (%)

Nguồn:niên giám thống kê của EUROSTAT

Ngoại thương /số 10 ngày 4-10/4/2001

2 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Da giày Việt Nam là một trong những ngành phát triển rất nhanh Chỉ trong 7năm (1992-1999), từ chỗ chỉ có một vài nhà máy sản xuất giầy cho thị trườngnội địa tiêu thụ, Việt Nam đã có trên 250 nhà máy lớn nhỏ những đôi giày“made in Việt Nam” đã tỏa đi khắp thế giới, với rất nhiều thương hiệu khácnhau Hiện ngành da giày Việt Nam có thể sản xuất được 460 triệu đôi giày/năm, 34 triệu square feet da( đơn vị quy chuẩn quốc tế về số lượng da) và hơn 50triệu sản phẩm da khác Kèm theo đó ,kim ngạch xuất khẩu của ngành giày cũngtăng nhanh chóng từ 118 triệu USD( năm 1993) lên 1,4 tỷ (năm 2000) Sở dĩ cóđược những bước tăng trưởng đáng kể trong ngành da giày là do Việt Nam có

Trang 19

một thị trường lao động giá rẻ, công nhân có tay nghề cao, tiếp nhận nhan kỹthuật tiên tiến… song sự phát triển trên không ổn định, bị thụt lùi khi thị trườngthế giới gặp biến động hoặc có sự cạnh tranh quyết liệt của một số nước khác( chủ yếu là Trung Quốc ) Năm 2000,kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 7,7% trongkhi năm 1999, mức tăng lên đến 35%.

Năm 2001, ngành da giày Việt Nam lại tiếp tục đương đầu với những khókhăn do sự biến động của thị trường giày dép EU và những khó khăn nảy sinhdo sức ép từ phía nội tại các doanh nghiệp trong nước Mười tháng đầu năm2001, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giày dép vào thị trường EU đạt khoảng1204 triệu USD ,báo hiệu trước khả năng khó có thể đạt kim ngạch xuất khẩu1,7 tỷ USD trong năm 2001 như dự báo Theo dõi tình hình hoạt động của cácdoanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam thời gian gần đây cho thấy, xuất khẩugiày dép liên tục gặp nhiều khó khăn dẫn đến kim ngạch ngày càng giảm so vớicùng kỳ năm ngoái cả về giá trị và khối lượng.

Thị trường của sản phẩm giày dép Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp, do đơnđặt hàng từ các nước trong Liên Minh Châu Âu ít dần Trong xu thế cạnh tranhmạnh mẽ hiện nay, da giày Việt Nam gần như bó tay bất lực khi không còn giữđược hợp đồng của các bạn hàng Các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trườngquốc tế nhất là thị trường EU, trong khi thị trường xuất khẩu có những đòi hỏirất cao, đặc biệt là tiêu chuẩn về lao động và người lao động Có một số đối tácnước ngoài từ chối đơn hàng do các doanh nghiệp sử dụng công nhân dưới tuổilao động Lượng đơn hàng bị chuyển dịch đã lên tới 40% và con số này sẽ tănglên, nếu các doanh nghiệp không có những điều chỉnh và chọn lựa hợp lý về mặttiêu chuẩn Lợi thế về giá nhân công rẻ cũng mất dần Từ đầu năm đến nay,lượng đơn hàng của loại giày vải đã giảm sút rất mạnh và đến nay thì các doanhnghiệp giày vải đã không còn đơn hàng Các doanh nghiệp không tìm đượckhách hàng EU, lại bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài trong việc bao tiêusản phẩm Nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển manh mún , không có quyhoạch cạnh tranh thiếu lành mạnh Các doanh nghiệp hầu như không theo kịp sựphát triển của thị trường

Trang 20

Ngành giày Việt Nam phải trực tiếp cạnh tranh với một đối thủ có nhiều tiềmnăng và lợi thế về sản xuất giày dép là Trung Quốc ;trong khi đó, nguồn vốn đểđầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp thiếu.Trong ngành da cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn về tổ chức quản lý, cơ chế hoạtđộng vốn đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh…

Mọi người đều đồng ý là cơ chế kiểm soát mới mà EU đề nghị gây thêm trởngại cho doanh nghiệp.Không thể áp dụng ,hay là cần phải chấp nhận điều “ítxấu hơn” do phát triển quá nhanh và bị gian lận.

EU vẫn là thị trường giày dép lớn nhất của Việt Nam chiếm hơn 80% tổng kimngạch xuất khẩu giày dép của nước ta ra thị trường thế giới.

Trang 21

Bảng hai: kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giaiđoạn 2001-2005 (đơn vị tính:1.000USD)

Hà lan 157.364 184.843 215.377 237.992 387.521Pháp 166.344 178.791 193.989 183.044 301.642

Italia 101.645 119.140 145.758 133.287 196.063Tây Ban Nha 44.652 53.824 73.145 77.896 132.426Thụy Điển 21.901 26.890 38.619 40.806 91.382

Việc giày Việt Nam không bị định ngạch và được hưởng thuế suất ưu đãigiảm 30% so với thuế tối huệ quốc khi xuất khẩu sang EU đã hút nhiều nhà đầutư sang Việt Nam Điều này khiến gần đây xuất khẩu giày dép sang EU tăng với

Trang 22

tốc độ quá nhanh Năm 1994 EU nêu vấn đề định ngạch giày nhập khẩu từ ViệtNam ở mức 1,3 triệu đôi một năm Lúc đó Pháp và Đức là hai nước có tiếng nóiquan trọng trong EU đã ủng hộ Việt Nam nên việc định ngạch không đượcthông qua Sau năm 2000,rất nhiều nước EU lại đặt vấn đề giới hạn số lượngnhập khẩu từ Việt Nam với hai lý do chính: hàng Việt Nam tăng quá nhanh vàcó gian lận thương mại

Thách thức lớn và đã bắt đầu là cam kết CEPT/AFTA từ năm 2002-2006sản phẩm giày dép nước ta phải đem vào danh mục giảm thuế chắc chắn sẽ ảnhhưởng lớn đến ngành giày dép Việt Nam Thách thức thứ hai là ,các doanhnghiệp giày dép đang phải từng bước đối mặt với những yêu cầu ngày càng khắtkhe hơn của thị trường EU về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn môi trường và sựthay đổi thị hiếu tiêu dùng

Nói tóm lại EU là một thị trường đầy tiềm năng, kim ngạch xuất khẩugiày dép của Việt Nam vào EU cũng như các đồ da khác luôn luôn có chiềuhướng gia tăng Tuy vậy, hiện nay nước ta mới chỉ khai thác được khoảng 63%khả năng công suất xuất khẩu đồ da vào thị trường này Chủ yếu sản phẩm giàydép của Việt Nam xuất sang thị trường EU vẫn phải thực hiện qua các công tycủa Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc Phấn đấu tăng tỷ trọng xuấtnhập khẩu trực tiếp, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm ,đápứng nhu cầu thị hiếu mẫu mốt cũng như giá cả hấp dẫn để phát triển xuất khẩuđược nhiều mặt hàng da giày vào thị trường EU là một thực tế đầy thách thứcđối với các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam Nhất là khi EU đã rút quychế ưu đãi GSP lại càng khó khăn hơn.

Trên thực tế quy mô sản xuất của ta còn nhỏ, trình độ quản lý thấp, lệthuộc nhiều vào mẫu mốt của nước ngoài và tới 70% sản phẩm của ta vẫn là giacông xuất khẩu Theo nhận định của Tổng công ty Da giày Việt Nam trong nămqua, công tác đầu tư phát triển của toàn Tổng công ty cũng như của từng doanhnghiệp chưa mạnh Nhìn chung việc đầu tư còn tản mạn, chắp vá ,mới chú trọngđến đầu tư trước mắt chưa có chương trình lâu dài cho tương lai Nhiều doanhnghiệp chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư kỹ thuật Việc triển khai ứng dụng

Trang 23

hệ thống quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002 làm chưa tốt Chưa cóchiến lược rõ ràng về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại …

Sản xuất da thuộc trong nước phát triển còn thấp hơn so với hàng ngoạinhập Hàng năm các doanh nghiệp da giày phải nhập da thuộc của nước ngoàitới trị giá vài trăm triệu USD Theo thống kê của bộ công nghiệp ,cả nước hiệnnay có hơn 800 đơn vị thuộc da, nhưng mới chỉ có gần 100 đơn vị được trang bịdây chuyền và thiết bị hiện đại để có thể có khả năng cạnh tranh về chất lượngvới da thuộc nước ngoài

Trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU đạt2.479 triệu USD tăng 14,56% so với năm 2004 Trong năm 2005 Việt Nam xuấtkhẩu được 419 triệu đôi giầy sang thị trường EU Các sản phẩm chính xuất sangEU vẫn là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà, dép đi biển Bên cạnhđó thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, Nga, Đông Âu, Châu Phicũng là những thị trường mà ngành giày dép Việt Nam đang tập trung mở rộngquy mô xuất khẩu.

Số liệu do phía EC cung cấp cho thấy tổng lượng tiêu thụ sản phẩm giàymũ da của Việt Nam vào khoảng 13 tỷ Euro trong đó tổng lượng xuất khẩu là 5tỷ Euro Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu sang EU 78,1 triệu đôi, chỉ riêng quý I/2005 con số trên đã lên đến 34,9 triệu đôi và dự kiến khoảng 139,6 triệu đôitrong năm 2005; kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày mũ da từ Việt Nam vào EUnăm 2004 khoảng 1.163,5 triệu Euro, riêng quý I/2005 là 282,551 triệu Euro.Thị phần của Việt Nam trên thị trường EU đã tăng từ 11% năm 2002 lên tới15% tính tới quý I/2005 vừa qua.

III ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆTNAM VÀO EU TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY

1.Những kết quả đạt được

Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam –EU tăng với tốc độ bình quânkhá cao 37,2%/năm thời kỳ 1995-2005, với kết quả này chứng tỏ EU là đối táchỗ trợ rất lớn cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện thâm hụt cáncân thương mại Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU chiếm tỷ trong trung

Trang 24

bình là 78,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam giaiđoạn 1995-2005 Điều này cho thấy thị trường EU là đối tác chính của sản phẩmgiày dép Việt Nam đi xuất khẩu

-Việt Nam đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trungxuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU, trong đóđặc biệt là giày dép Việt Nam hiện đã và đang đặt trọng tâm tiêu thụ mặt hànggiày dép vào thị trường rộng lớn này Đồng thời Việt Nam từng bước tự làmtăng nhanh chất lượng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có khảnăng cạnh tranh trên thị trường EU.

- Việc khai thông thị trường EU đã đòi hỏi chúng ta phải phát triển cơ sởvật chất và năng lực của ngành giày dép nói riêng và những ngành côngnghiệp ,nông nghiệp nói chung Vai trò của ngành giày dép đã góp phần khôngnhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động Đồng thời ngành giàydép –dệt may đã tạo cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sảnphẩm ,mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra Nói chung ,cũngnhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấukinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp –nông nghiệp –dịch vụ

1.1.Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Ngành giày dép nước ta có những yếu tố được coi là lợi thế cạnh tranh sovới các nước trong khu vực như: nguồn lao động giá rẻ, thích ứng nhanh vớicông việc và tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất …Vì vậy, vào nhữngnăm đầu của thập kỷ 90, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp da giàythế giới và khu vực , ngành công nghiệp da giầy Việt Nam đã tiếp nhận sựchuyển dịch sản xuất từ các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, ĐàiLoan ,Hồng Kông…

Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tận dụng cải tạo cơ sở vậtchất sẵn có , đầu tư thêm máy móc, thiết bị thu hút các đối tác nước ngoài vớihình thức đa dạng như hợp tác sản xuất , gia công , mua bán thành phẩm Và chỉsau vài năm ngành da giầy đã có sự phát triển lớn cả về quy mô cũng như sản

Trang 25

lượng, trình độ công nghệ cũng như khả năng thâm nhập thị trường quốc tế , trởthành một ngành kinh tế -kỹ thuật quan trọng , giải quyết công ăn việc làm chohàng chục vạn lao động , tạo kim ngạch xuất khẩu đứng thứ ba trong cả nước ,sau dầu thô và hàng may mặc.

2.Những mặt còn tồn tại

-Hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng giày dép nói riêng cònnghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều Hàng của ta xuấtsang EU nghèo về chủng loại, thường tập trung cao độ ở một số mặt hàng,chiếm ¾ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Sự tập trung cao độ này dễ gây ra hai nguy cơ tiềm tàng cho xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam ,thứ nhất là khả năng dễ bị tổn thương đáng kể do những thay đổikhông dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng EU (chính sáchthương mại của EU thay đổi đột ngột, gây bất lợi cho xuất khẩu hàng giày dépcủa Việt Nam ), thứ hai là dễ vấp phải lời kháng nghị từ phía người tiêu dùngChâu Âu tăng lên và những áp lực “ổn định hóa” trong việc thâm nhập thịtrường này Mặt khác, chất lượng hàng giày dép Việt Nam không ổn định nênchưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường EU Nguyên nhân dẫn tớitình trạng này là do công nghệ chế biến lạc hậu, nguồn nguyên liệu không bảođảm và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin thịtrường và giá cả , cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tạicác thời điểm trong năm Trong khi đó, hầu hết các công ty nhập khẩu lớn củaEU hay Nhật Bản…đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên họ nắm bắt rấtlịp thời tình hình nguyên liệu của ta và đòi giảm giá khi chúng ta bước vào vụthu hoạch Điều này gây ra rất nhiều thiệt thòi từ phía Việt Nam

Sản xuất của ngành giày dép vẫn dưới hình thức gia công là chủ yếu (70%) nênhiệu quả và sự năng động của các doanh nghiệp chưa cao Giá trị gia tăng( nộiđịa) trên sản phẩm giày dép , cặp túi xuất khẩu được cải thiện nhưng còn thấp(40%)

Trang 26

2.1 Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại

Ngành chưa phát triển đồng bộ giữa công nghiệp sản xuất phụ liệu ( cảcông nghiệp thuộc da) với sản xuất giày dép ,nhiều nguyên liệu vẫn phải nhậpngoại đặc biệt là nguyên liệu mũ giày, tay nghề người lao động chưa cao, thiếuđội ngũ kỹ thuật viên và quản trị doanh nghiệp , công tác tiếp thị, phát triển thịtrường , thiết kế mẫu còn nhiều bất cập.

Mặt khác, giá trị gia tăng trong sản phẩm giày dép xuất khẩu rất nhỏ , do năngsuất lao động thấp và gia công chiếm tỷ lệ lớn; thiết bị công nghệ đã được đầu tưnhưng vẫn chỉ ở mức trung bình so với các nước trong khu vực , trình độ nghiêncứu công nghệ gần như không có gì.

Sản phẩm tiêu thụ nội địa hiện chỉ chiếm 10% sản lượng của ngành dagiầy và đang vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh từ hàng giày dép nhập lậu từTrung Quốc

Hơn nữa , phía EU tăng thêm các cơ chế kiểm soát mới và đồng thời bỏ chế độưu đãi thuế quan phổ cập đối với hàng giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu vàothị trường này.

Trang 27

CHƯƠNG BA:

TRIỂN VỌNG VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP CỦAVIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI.I.NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH CỦA EU

1.Hiện nay EU đã mở rộng

Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tới LiênMinh chính trị đã và đang đem lại cho Liên Minh Châu Âu một sức mạnh kinhtế và chính trị to lớn trên thế giới EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơntrong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay EU đã mở rộng , kết nạp thêm 10 thành viên mới ở Đông Âu vàTrung Âu , có đặc điểm là : những nước mới kết nạp vào EU phần lớn là nhữngbạn hàng thương mại lớn một thời của Việt Nam trong khối XHCN trước đây ,có thể coi đây cũng là một cơ hội lớn của giày dép Việt Nam trong thời gian tớikhi xuất khẩu vào EU Với việc EU hiện nay đã tiến tới liên minh tiền tệ lấyđồng EURO làm đồng tiền thanh toán , trong thương mại đối với các nước EUgiờ chỉ là đồng EURO hoặc đồng USD chứ không cần phải đổi ra đồng tiền củacác nước bản địa như trước đây.

EU thực sự là một thị trường xuất khẩu giày dép sẽ là rất lớn của ViệtNam Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụgiày dép lớn nhất thế giới , có nhu cầu rất đa dạng và phong phú, nhu cầu nhậpkhẩu hàng năm của EU về mặt hàng giày dép là rất lớn và chính sách thươngmại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện hơn Hơn nữa , EU là khuvực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới , cùng với sự ra đời của đồngEURO, sự mở rộng EU thành 25 nước thành viên , vị thế của EU ngày càngđược nâng cao trên trường quốc tế Tại thời điểm này , Việt Nam lại đang thựchiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu Do vậy, thị trường EUlà môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam thể hiện sứcmạnh của mình

Trang 28

2.Những thay đổi trong chính sách ngoại thương

2.1.Chiến lược đối với Châu Á

Chính sách mới của EU đối với Châu Á đặc biệt coi trọng cuộc đối thoạichính trị giữa các bên Bởi vì vai trò và ảnh hưởng chính trị của Châu Á ngàycàng tăng lên,thì quan hệ EU-Châu Á cũng được đổi mới để thích ứng Về kinhtế thương mại : bên cạnh những biện pháp hợp tác chung, điều đặc biệt trongchính sách mới của EU đối với Châu Á là xây dựng mối quan hệ đối tác bìnhđẳng Tuy nhiên, chính sách này chưa được cụ thể hóa bằng những chương trìnhvề chính trị , kinh tế ,mà mới chỉ bó gọn trong những định hướng chung Điềuđặc biệt đáng chú ý là trong chính sách mới đối với Châu Á, EU đã đón bắt mộtxu thế phát triển khá đặc thù ở Châu lục này:ASEAN –một tổ chức khu vựcđang trở thành một nhân tố chính trị rất đáng chú ý Sau 20 năm hợp tác và đốithoại, cả EU và ASEAN đều đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnhvực chính trị ,kinh tế , thương mại và đầu tư

2.2 Vị thế của Việt Nam trong chiến lược này

Trên cơ sở chính sách mới hoạch định, EU đẩy mạnh hợp tác với ViệtNam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế EU tăng cường đầu tư và buônbán thương mại với Việt Nam thể hiện đã dành cho ta chế độ ưu đãi phổ cậpGSP và tăng vốn ODA hằng năm đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật Với chínhsách mới về châu Á của mình, EU ngày càng ưu tiên và hỗ trợ cho Việt Namnhiều hơn, một thị trường không lớn lắm nhưng mang lại khá nhiều lợi ích kinhtế cho EU trong quan hệ hợp tác phát triển

2.3 Chương trình mở rộng hàng hóa của EU

EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa , nội dung chươngtrình là đẩy mạnh tự do hóa thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan đánhvào hàng hóa xuất nhập khẩu , xóa bỏ chế độ hạn ngạch cuối năm 2004 và tiếntới bãi bỏ GSP EU xóa bỏ hạn ngạch đối với các nước là thành viên của WTO,như Việt Nam thì chưa có chính sách cụ thể Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm

Trang 29

dứt giai đoạn 2 thực hiện GSP và tới nay EU vẫn chưa có chương trình cụ thểthực hiện GSP cho giai đoạn sau, nhưng GSP của EU dành cho các nước đangphát triển có xu hướng giảm dần EU đang tiến dần từng bước tới đích cuối cùnglà thuế xuất nhập khẩu bằng 0, chấm dứt thực hiện GSP và hạn ngạch.

Từ năm 2005 trở đi hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU nói chungvà mặt hàng giày dép nói riêng vẫn được hưởng GSP,nhưng mức ưu đãi sẽ thấphơn nhiều so với hiện nay, cũng có thể sẽ không được hưởng GSP nữa Do vậy,nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chính sách cụ thể để cải tiến, đa dạnghóa , nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và có chiến lược thâm nhập thị trườngEU một cách có bài bản ngay từ bây giờ thì đến năm tới EU đẩy mạnh tiến trìnhthực hiện “chương trình mở rộng hàng hóa của mìn”, hàng xuất khẩu Việt Namkhó có thể đứng vững và xâm nhập sâu hơn vào thị trường này vì lúc đó cạnhtranh sẽ diễn ra rất khốc liệt Do vậy, khả năng xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam vào thị trường EU giai đoạn 2000-2010 phụ thuộc phần nhiều vào chínhsách ngoại thương,sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa của Việt Nam và cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của ta.

II.THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI

1.Thị trường EU đã lớn hơn rất nhiều sau sự kiện EU mở rộng

Hiện nay , Liên Minh Châu Âu đã gồm 25 nước thành viên ,như vậy thịtrường của EU đã lớn hơn rất nhiều ,đây thực sự là một cơ hội của hàng hóa xuấtkhẩu vào thị trường EU Mặt khác ,việc mở rộng khối sang các nước Trung vàĐông Nam Âu không cản trở hàng hóa Việt Nam vào EU ,vì bản thân các nướcĐông Âu ,và Đông Nam Âu là những bạn hàng truyền thống của ta từ lâu ,hơnnữa khi gia nhập khối thì tạo điều kiện cho kinh tế của nước họ phát triểnnhanh ,khi Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu hàng hóa vào các nước làthành viên mới này vì họ không có sản phẩm cùng loại cạnh tranh với ta.

Trang 30

2.Các chính sách nhập khẩu của EU trong thời gian tới

2.1.Chính sách khuyến khích trong GSP

So với ưu đãi mà các nước và khu vực khác dành cho các nước đang pháttriển , mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất Có lẽ vì thế đã tồn tại trong hệthống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 15% , 25%,35% đối với hàng giày dép nói riêng và hàng công nghệ phẩm nói chung TheoGSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1999 thì những trường hợp sau đượchưởng ưu đãi thêm:

-Bảo vệ quyền của người lao động : nước hưởng GSP cần chứng minhtrong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về áp dụng các tiêu chuẩncủa các Công ước 80,98 của tổ chức lao động quốc tế và việc áp dụng cácnguyên tắc về quyền tổ chức , đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.

- Bảo vệ môi trường: Các văn bản pháp quy của nước được hưởng GSPphải có các quy định áp dụng các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường.

-Hàng của các nước đang phát triển và chậm phát triển khi nhập khẩu vàothị trường EU muốn được hưởng GSP thì phải tuân thủ các quy định của EU vềxuất xứ hàng hóa và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O formA) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.

2.2.Quy định về xuất xứ hàng hóa của EU

-Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu :EU quy định hàm lượngtrị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP ( tính theo giá xuất xưởng) phảiđạt 60% tổng giá trị hàng liên quan Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thìhàm lượng này thấp hơn EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia côngđối với một số nhóm hàng mà yêu cầu trị giá sáng tạo thấp hơn 60% , trong đógiày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như :mũi ,đế,… ở dạng rời sảnxuất ở trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu

-EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước cóthành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũngđược hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước

Trang 31

liên quan Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thànhphần xuất xứ của Việt Nam chiếm 20% trị giá, còn lại 15% nhập khẩu củaIndonexia, 10% của Thái Lan , 15% của Singapo.

Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt Nam sẽ là : 20%+15%+10%+15%=60% Mặthàng này lẽ ra không được hưởng GSP (vì hàm lượng trị giá Việt Nam chưađược 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) đã đủ điều kiện hưởng GSP.

Những quy định cụ thể khác về GSP của EU như: nguyên tắc tự vệ và loạitrừ , điều kiện hưởng GSP …

Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuếquan phổ cập GSP từ 1/7/1996 cho đến nay.

Trong việc quản lý và nhập khẩu , EU phân biệt 2 nhóm nước: nhóm nướcáp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm 1) và nhóm có nền thương nghiệp quốcdoanh ( nhóm II), Hàng hóa nhập khẩu vào EU từ các nước thuộc nhóm II (trongđó có Việt Nam ) chịu sự quản lý chặt thường xuyên phải xin phép trước khinhập khẩu Sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác (1995) với điềukhoản đối xử tối huệ quốc và mở rộng thị trường cho hàng hóa của nhau thì quyđịnh xin phép trước đối với nhập khẩu hàng Việt Nam được hủy bỏ trên thực tế.Tuy nhiên, cho đến trước ngày 14/5/2000 (ngày EU đưa ra công nhận Việt Namlà một nước áp dụng cơ chế thị trường ), EU vẫn xem Việt Nam là một nước cónên thương nghiệp quốc doanh và phân biệt đối xử hàng của Việt Nam với hàngcủa các nước kinh tế thị trường khi tiến hành điều tra và thị hiếu hành các biệnpháp chống bán phá giá Theo đánh giá của các chuyên gia Vụ Âu –Mỹ -BộThương mại thì việc EU công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường chỉ có ýnghĩa là làm cho hàng hóa Việt Nam ( trong đó có mặt hàng giày dép là chủ yếu) không bị phân biệt đối xử so với hàng hóa của các nước kinh tế thị trường khiEU điều tra và thị hiếu hành các biện pháp chống bán phá giá chứ không tạothêm ưu đãi cho xuất khẩu của Việt Nam

Chế độ quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp, nên việc thu thập vàphổ biến thông tin về thị trường này đến các nhà sản xuất xuất khẩu của ta laviệc làm có tầm quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay Theo tính toán

Trang 32

của UNCTAD, do thiếu thông tin và không hiểu rõ các quy địn và thủ tục củaEU, các nước đang phát triển thực sự chỉ sử dụng được 48% các ưu đãi của EUtrong chế độ GSP.

III.SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU GIẦYDÉP CỦA VIỆT NAM

1.Tiếp tục khuyến khích xuất khẩu :

Ưu đãi trong đầu tư , quỹ hỗ trợ xuất khẩu , ưu đãi cho doanh nghiệp sửdụng nhiều lao động nữ Trong tình hình cạnh tranh ngày càng ác liệt như hệnnay, Chính phủ và các bộ cần có Chính sách mạnh hơn và bớt đi nhưng thủ tụcđể các doanh nghiệp có thể hưởng lợi trực tiếp từ chính sách ưu đãi Bên cạnhđó , Chính phủ cung cần có kế hoạch hình thành các cụm công nghiệp thuộc da,tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhằm tạo khả năng cung ứng nguyên liệutốt nhất cho ngành da giày Hiện nay, Cộng đồng Châu Âu đang có các dự ánhỗ trợ cho ngành da giày Việt Nam như: dự án hỗ trợ kỹ thuật trong chươngtrình đầu tư Châu Á ; dự án về bảo đảm môi trường làm việc cho người lao độngtrong ngành da giày (do VCCI làm đầu mối; Hiệp hội da giầy tham gia) ; Dự ánXTTM và hỗ trợ xuất khẩu của UNDP và chính phủ Thuỵ sỹ cho hai ngành dagiầy và thuỷ sản Các dự án đang trong quá trình khởi động mà Bộ thương mạilà đầu mối Hy vọng rằng , những dự án này sẽ giúp cho doanh nghiệp da giầyViệt Nam phát triển được sản xuất , mở rộng được thị trường xuất khẩu.

2 Vượt qua vị thế gia công

Theo ông Mai Duy Hiền –Phó chủ tịch Hiệp Hội da giầy Việt Nam :“Tiềm năng phát triển của ngành da giầy Việt Nam là rất lớn Song thực tế , chỉcó vỏ mà không co ruột Hầu hết các nhà máy da giầy Việt Nam chỉ tập trunggia công sản xuất thành phẩm để xuất khẩu, mà thiếu đầu tư xây dựng nhữngnhà máy chế tạo nguyên phụ liệu, thiếu những trung tâm thiết kế mẫu phục vụcho sự phát triển lâu dài Gần như 100% nhà máy da giầy Việt Nam phụ thuộchoàn toàn vào nước ngoài về thiết bị máy móc , nguyên phụ liệu đầu ra … Sự

Trang 33

phát triển của ngành da giầy Việt Nam chỉ mang tính tạm bợ, thiếu bên vững…”Thật vậy , trong số trên 350 doanh nghiệp sản xuất giày xuất khẩu Việt Nam ,chỉ có một vài doanh nghiệp dám đột phá đầu tư cho mình dây chuyền sản xuấtgiày khép kín , tránh được vị thế gia công , phụ thuộc hoàn toàn vào nướcngoài ;ví dụ các công ty :Hiệp hưng, Thái bình , Biti’s….; còn lại, gần như tất cảcác doanh nghiệp khác đều tồn tại nhờ gia công cho nước ngoài Theo bà Đỗ ÝThanh- một chuyên gia về ngành da giầy , thuộc phòng Thương mại – côngnghiệp Việt Nam : năm 2006, khi gia nhập AFTA, mặt hàng giầy dép Việt Namsẽ phải đứng trước một thách thức rất lớnlà cạnh tranh với các nước trong khuvực ASEAN Làm sao chúng ta cạnh tranh được trong khi tỷ lệ sản phẩm tiêuthụ nội địa quá thấp (chiếm 10% sản lượng ) và kim ngạch xuất khẩu của ngànhda giầy sang các nước ASEAN chiếm có 2%

Mặc dù vậy , ngành da giầy Việt Nam vẫn hoạch định từ nay đến năm 2005,phải tăng tốc độ phát triển bình quân mỗi năm từ 9-10% Năm 2005, Việt Namphải đạt sản lượng 410 triệu đôi giày, dép , 38 triệu square da thuộc; đồng thờinâng kim ngạch xuất khẩu lên 3,2 tỷ USD Tất nhiên , để thực hiện được nhữngcon số phát triển ,hơn bao giờ hết, ngay từ lúc này ngành da giầy Việt Nam phảităng cường cải tiến trên nhiều lĩnh vực Theo ông Phan Đình Độ- Chủ tịch hộiđồng quản trị tổng công ty da giầy Việt Nam : vấn đề cốt tử là các doanh nghiệpphải nhanh chóng chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang sản xuấtkhép kín Tăng cường tỷ lệ nội địa hoá

Nguyên phụ liệu ,tăng xuất khẩu trực tiếp ; kết hợp với hiện đại hoá máy móc ,hình thành cho được một đội ngũ chuyên gia thiết kế mẫu thật sự của Việt Nam…Chỉ có như vậy mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

3 Thị trường ngành da giầy Việt Nam hướng tới

EU vẫn là thị trường chính , chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu Đối với thịtrường này , các nhà nhập khẩu mong muốn có những quan hệ trực tiếp với cácdoanh nghiệp Việt Nam thay vì qua đối tác trung gian Để nâng cao khả năngquan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải ổn

Ngày đăng: 27/11/2012, 08:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2000 - Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay
Bảng 1 xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2000 (Trang 18)
Bảng hai: kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính:1.000USD) - Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay
Bảng hai kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính:1.000USD) (Trang 21)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w