Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép sang thị

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 47 - 51)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU

2. Đối với mặt hàng giầy dép

4.2. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép sang thị

sang thị trường EU

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa , các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU : (1) Chủ động tìm kiếm đối tác , chào hàng thông qua việc tham gia các hội chợ , triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hoặc EU , qua tham tán thương mại tại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam ; (2) Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua Phòng thương mại EU tại Việt Nam ( sẽ mở vào cuối năm 2000), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam , Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại , tham tán thương mại các nước thành viên EU , Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU , Trung tâm thông tin thương mại –Bộ thương mại và qua tài liệu để biết được chính sách kinh tế và thương mại của EU , quy chế nhập khẩu của EU , nhu cầu thị hiếu về giày dép và những mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam sang thị trường này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao tại từng thời điểm.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải dành một khoản chi phí nhất định để thuê một diện tích nhỏ tại Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại EU ( nếu Nhà nước Việt Nam thành lập Trung tâm này ) để làm nơi giao dịch tìm kiếm bạn hàng , trưng bày và giới thiệu sản phẩm , tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU tại hiện trường. Việc đầu tư này là rất cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp có được thông tin chính xác về thị trường và bạn hàng . Do đó họ có thể sản xuất và xuất khẩu sang EU mặt hàng giày dép , hay nói cách khác là họ có thể đáp tốt nhất nhu cầu thị hiếu về giày dép của thị trường EU tại các thời điểm trong năm.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trường EU . Tăng cường đầu tư vốn và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất để cho ra đời các sản phẩm đó thực hiện những hoạt động khuyêch trương cần thiết

giúp cho mặt hàng giày dép tìm được chỗ đứng , duy trì và phát triển trên thị trường này (có chiến lược quảng cáo , marketing ). Tổ chức các hoạt động trước và sau khi bán hàng (cung cấp dịch vụ sau bán hàng để duy trì , củng cố uy tín của giày dép Việt Nam đối với người tiêu dùng EU ).

5.Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu giày dép

5.1.Về phía Nhà nước

Nhà nước cần chú trọng tổ chức chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế . Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng , đào tạo , đào tạo lại và tuyển chọn cán bộ thương mại một cách chặt chẽ nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức , năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

Hàng năm, Nhà nước nên cử cán bộ sang học tập , nghiên cứu tại EU . Mặc dù trong giao dịch quốc tế hiện nay tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến , nhưng chúng ta cũng cần có nhiều cán bộ thương mại giỏi cả tiếng Pháp , Đức , Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha… và am hiểu cả về văn hóa của từng dân tộc. Có như vậy sẽ thuận lợi rất nhiều cho phía Việt Nam trong việc đàm phán , ký kết hợp đồng xuất khẩu , hợp tác kinh doanh , liên doanh với các bạn hàng EU nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU phát triển không ngừng.

Bên cạnh nâng cao trình độ của cán bộ thương mại , Nhà nước cần phải tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật . Chúng ta đang thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề trầm trọng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của ta trình độ không đồng đều và tiếp thu công nghệ mới còn chậm. Trong số này chỉ có một số cán bộ được đào tạo ở nước ngoài thì tay nghề cao. Nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được đào tạo ở trong nước cũng rất có triển vọng phát triển cần phải được đào tạo nâng cao để phục vụ tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Còn những cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có trình độ yếu cần phải được đào tạo lại để Việt Nam có được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật giỏi có trình độ cao, đồng đều.

Cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao , đáp ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng và thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng , và bảo vệ môi trường của EU . Đồng thời , để đưa giày dép Việt Nam đến tận người tiêu dùng EU thì cần một đội ngũ cán bộ thương mại giỏi . Chính vì thế có thể khẳng định rằng nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật , công nhân kỹ thuật và cán bộ thương mại là một nhân tố góp phần không nhỏ trong việc tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU .

Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý cho đội ngũ các nhà quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang EU . Mở các khóa thuyết trình giới thiệu các thông tin mới nhất về chế độ, chính sách , thể lệ , liên quan đến kinh doanh thương mại cũng như các hướng dẫn về nghiệp vụ như : marketing, vận tải bao bì , bảo hiểm xuất khẩu , kỹ thuật đàm phán. Tổ chức các hội nghị , hội thảo với phía Liên Minh Châu Âu để trao đổi học tập kim nghiệm với giới kinh doanh của EU .

5.2.Về phía các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp phải chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu được trong việc nâng cao sức cạnh tranh của giày dép trên thị trường EU . Các doanh nghiệp phải luôn luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật , phát huy tính sáng tạo, năng động, nhạy bén, học hỏi… Từng doanh nghiệp phải dành một khoản chi phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ , công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ mình tham gia . Các doanh nghiệp phải quan tâm đến đào tạo cán bộ quản lý ,cán bộ kỹ thuật , cán bộ thương mại và công nhân kỹ thuật , không những đào tạo lại đối với những cán bộ và công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo nhưng trình độ còn hạn chế mà còn phải đào tạo chuyên sâu cho những cán bộ và công nhân kỹ thuật trẻ có năng lực để có một đội ngũ cán bộ giỏi và công nhân kỹ thuật

lành nghề . Đối với cán bộ thương mại , các doanh nghiệp phải nâng cao cả trình độ ngoại ngữ vì ngoại ngữ kém sẽ rất khó thành công trong đàm phán và thường bị ở thế yếu trong giao dịch kinh doanh .

Các doanh nghiệp phải thường xuyên (có định kỳ cụ thể ) kiểm tra trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật của mình để có những phương hướng đào tạo thích hợp: Đối với những cán bộ và công nhân kỹ thuật có năng lực còn hạn chế thì phải đào tạo lại, đối với những cán bộ và công nhân kỹ thuật trẻ có năng lực thì phải đào tạo chuyên sâu… Ngoài việc tự lo kinh phí đào tạo , các doanh nghiệp cần phải tăng cường xin hỗ trợ từ Chính phủ và xin tài trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực .

5.3.Quy hoạch về các vùng sản xuất nguyên phụ liệu

Để tạo điều kiện cho ngành da giầy trong việc tổ chức hệ thống sản xuất liên hoàn từ khâu cung ứng nguyên phụ liệu đến các vùng sản xuất giày dép tập trung , đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất giày dép , hạn chế nhập khẩu , nâng cao chất lượng sản phẩm , đáp ứng nhu cầu thị trường . Để tận dụng lao động có tay nghề từ các làng nghề truyền thống , Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp cần quan tâm hỗ trợ các làng nghề về thị trường tiêu thụ, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị của các làng nghề nhằm tạo ra các sản phẩm giày dép vừa mang tính thời trang quốc tế , vừa mang tính văn hóa của các làng nghề truyền thống Việt Nam .

Cần kết hợp với các ngành công nghiệp có liên quan như dệt may, cơ khí, hóa chất, để hình thành những vùng sản xuất tương đối hoàn chỉnh. Tại đây cần có các cơ sở sản xuất giày dép , sản xuất nguyên phụ liệu và cơ khí chuyên ngành.

Hiện tại 70% số doanh nghiệp da giầy tập trung vào 3 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ở miền trung rất ít. Ngành da giầy cần kết hợp với các tỉnh để có quy hoạch phát triển các vùng sản xuất giày dép tại những địa điểm thuận lợi.

Để phát huy tiềm năng mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển , cần kết hợp các doanh nghiệp da giầy quy mô nhỏ , các xí nghiệp cổ phần, xí nghiệp tư nhân và các hộ cá thể với từng vùng làng nghề truyền thống , để xây dựng khu công nghiệp da giầy liên hoàn.

Đối với các công trình mới , đầu tư hạ tầng giảm chi phí vận chuyển.

Để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp thuộc da , sản xuất các nguyên phụ liệu với sản xuất giày dép và các sản phẩm chế biến từ da thuộc, Chính phủ cần tổ chức điều hành phối hợp hoạt động giữa Bộ công nghiệp và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi giết mổ gia súc nhằm hai mục tiêu: phục vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp giày dép .

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w