Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 26 - 28)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU

2.1.Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại

Ngành chưa phát triển đồng bộ giữa công nghiệp sản xuất phụ liệu ( cả công nghiệp thuộc da) với sản xuất giày dép ,nhiều nguyên liệu vẫn phải nhập ngoại đặc biệt là nguyên liệu mũ giày, tay nghề người lao động chưa cao, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và quản trị doanh nghiệp , công tác tiếp thị, phát triển thị trường , thiết kế mẫu còn nhiều bất cập.

Mặt khác, giá trị gia tăng trong sản phẩm giày dép xuất khẩu rất nhỏ , do năng suất lao động thấp và gia công chiếm tỷ lệ lớn; thiết bị công nghệ đã được đầu tư nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình so với các nước trong khu vực , trình độ nghiên cứu công nghệ gần như không có gì.

Sản phẩm tiêu thụ nội địa hiện chỉ chiếm 10% sản lượng của ngành da giầy và đang vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh từ hàng giày dép nhập lậu từ Trung Quốc .

Hơn nữa , phía EU tăng thêm các cơ chế kiểm soát mới và đồng thời bỏ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập đối với hàng giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này.

CHƯƠNG BA:

TRIỂN VỌNG VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI. I.NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH CỦA EU

1.Hiện nay EU đã mở rộng

Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tới Liên Minh chính trị đã và đang đem lại cho Liên Minh Châu Âu một sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn trên thế giới . EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay EU đã mở rộng , kết nạp thêm 10 thành viên mới ở Đông Âu và Trung Âu , có đặc điểm là : những nước mới kết nạp vào EU phần lớn là những bạn hàng thương mại lớn một thời của Việt Nam trong khối XHCN trước đây , có thể coi đây cũng là một cơ hội lớn của giày dép Việt Nam trong thời gian tới khi xuất khẩu vào EU .Với việc EU hiện nay đã tiến tới liên minh tiền tệ lấy đồng EURO làm đồng tiền thanh toán , trong thương mại đối với các nước EU giờ chỉ là đồng EURO hoặc đồng USD chứ không cần phải đổi ra đồng tiền của các nước bản địa như trước đây.

EU thực sự là một thị trường xuất khẩu giày dép sẽ là rất lớn của Việt Nam . Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới , có nhu cầu rất đa dạng và phong phú, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về mặt hàng giày dép là rất lớn và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện hơn. Hơn nữa , EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới , cùng với sự ra đời của đồng EURO, sự mở rộng EU thành 25 nước thành viên , vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế . Tại thời điểm này , Việt Nam lại đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu . Do vậy, thị trường EU là môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam thể hiện sức mạnh của mình

2.Những thay đổi trong chính sách ngoại thương

2.1.Chiến lược đối với Châu Á

Chính sách mới của EU đối với Châu Á đặc biệt coi trọng cuộc đối thoại chính trị giữa các bên. Bởi vì vai trò và ảnh hưởng chính trị của Châu Á ngày càng tăng lên,thì quan hệ EU-Châu Á cũng được đổi mới để thích ứng. Về kinh tế thương mại : bên cạnh những biện pháp hợp tác chung, điều đặc biệt trong chính sách mới của EU đối với Châu Á là xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, chính sách này chưa được cụ thể hóa bằng những chương trình về chính trị , kinh tế ,mà mới chỉ bó gọn trong những định hướng chung. Điều đặc biệt đáng chú ý là trong chính sách mới đối với Châu Á, EU đã đón bắt một xu thế phát triển khá đặc thù ở Châu lục này:ASEAN –một tổ chức khu vực đang trở thành một nhân tố chính trị rất đáng chú ý. Sau 20 năm hợp tác và đối thoại, cả EU và ASEAN đều đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnh vực chính trị ,kinh tế , thương mại và đầu tư .

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 26 - 28)