1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay

76 832 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 299,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là "có một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước" [9, 21]. Hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, dùng tiền để "mua điểm", "mua bằng cấp", hiện tượng đánh thầy chửi bạn có nguy cơ trở thành một tệ nạn. Không những thế, những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy cũng đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng lớn đối với học sinh. Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt phẩm chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải thấy rằng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta ít quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho những đối tượng này, gia đình và xã hội gần như "gửi gắm", thậm chí "khoán trắng" công việc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà trường. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi nhẹ, thậm chí buông lỏng giáo dục đạo đức, chạy theo giáo dục văn hóa đơn thuần vì mục đích thi cử. Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh niên học sinh, để đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã vạch 1 ra, phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, mà đặc biệt là thanh niên học sinh trong các trường phổ thông trung học. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh phổ thông trung học, đó là vấn đề bức xúc hiện nay, đề tài luận văn này mong muốn góp một phần nhỏ giải quyết vấn đề bức xúc đó. 2. Tình hình nghiên cứu - Xung quanh vấn đề đạo đức học sinh ở các trường phổ thông trung học đã có một số công trình nghiên cứu chuyên khảo và sách báo v.v nhưng chưa có luận văn thạc sĩ nào đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học, và thực trạng của sự phát huy vai trò của nhân tố này trong những năm qua, luận văn chỉ ra tính cấp thiết và đề xuất những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay. Nhiệm vụ: + Phân tích mối quan hệ điều kiện khách quannhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học. + Làm rõ tầm quan trọng của việc cao nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay. + Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay. 2 4. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ giữa điều kiện khách quannhân tố chủ quan, đề tài được thực hiện theo phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic - Kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát, điều tra, tọa đàm, phỏng vấn, so sánh, tiếp cận, thống kê v.v 5. Ý nghĩa của đề tài - Làm tài liệu nghiên cứu cho trường phổ thông trung học. - Góp phần nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học tỉnh Kiên Giang. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết. 3 Chương 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HIỆN NAY 1.1. ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUANNHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC 1.1.1. Đạo đứcvai trò giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội sớm xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Con người là một sinh vật có tính xã hội, ngay từ thuở hoang sơ nhất của mình, con người đã biết thiết lập các mối quan hệ với nhau, mặc dù những quan hệ đó lúc đầu còn mang tính "quần cư đơn thuần". Trong quá trình phát triển, con người từng bước ý thức được sự cần thiết phải hợp tác, tương trợ nhau trong cuộc sống, từ đó, dần dần làm nảy sinh khát vọng tự nguyện, khát vọng về sự công bằng, nguyên tắc về sự bình đẳng, giữa các thành viên trong xã hội. Cùng với sự tiến bộ của sản xuất, ngay trong xã hội nguyên thủy, mối quan hệ giữa người và người cũng trở nên phức tạp, đa dạng, phong phú hơn. Chính trong quá trình tồn tại và phát triển đời sống cộng đồng đó đã làm nảy sinh, xuất hiện những "chuẩn mực" đạo đức biểu hiệnnhững hành vi giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong xã hội. Những chuẩn mực đó dần dần được nội tâm hóa, trở thành nhu cầu bên trong, thành khát vọng, thói quen, thành tình cảm đạo đức. Như vậy, đạo đức không phải được nảy sinh từ bên ngoài xã hội, sự xuất hiện của đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát 4 triển nhận thức, của đời sống xã hội, mà trước hết do nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất, trong đời sống cộng đồng xã hội. Do đó, đạo đức theo quan niệm mác xít là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống các qui tắc, các chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội để bảo vệ lợi ích của cá nhân và của cộng đồng. Là một hình thái ý thức xã hội, nên cũng như các hình thái ý xã hội khác, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội. Sự xuất hiện của đạo đức đáp ứng đòi hỏi khách quan của cuộc sống xã hội, nó phản ánh đời sống xã hội, mà trước hết là chế độ kinh tế - xã hội. Khi nền kinh tế - xã hội có sự biến đổi, đòi hỏi đạo đức xã hội cũng phải thay đổi theo. Trong lịch sử nhân loại, cùng với sự phát triển của sản xuất, của tiến bộ xã hội những quy tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo đức theo đó tăng lên, phản ánh đời sống xã hội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, trở thành một trong những phương thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực xã hội. Phản ánh tồn tại xã hội, do đó đạo đức mang tính lịch sử, quan niệm về một nền đạo đức vĩnh cửu, đặt trên mọi lịch sử và trên những sự khác biệt về dân tộc, một thứ đạo đức bất chấp cả thời gian mà mọi sự biến thiên của thực tế là siêu hình, giáo điều và duy tâm. Quan niệm đó là hoàn toàn xa lạ với quan niệm mác xít, khẳng định tính lịch sử của đạo đức trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã chỉ ra rằng: "Chung quy lại thì mọi thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ" [2, 63]. 5 Trong các xã hội có sự phân chia thành giai cấp, đạo đức luôn mang tính giai cấp. Trong xã hội nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển, con người phải nương tựa vào nhau và sống nhờ vào những ân huệ của giới tự nhiên, thì sự thông cảm và tinh thần tương trợ cũng như công bằng và sự bình đẳng được coi là công cụ tự bảo vệ, là điều kiện để tồn tại và là chuẩn mực đạo đức của xã hội đó. Sự xuất hiện xã hội có giai cấp, dẫn tới sự phá vỡ ý thức đạo đức thống nhất vốn có của xã hội nguyên thủy và hình thành một nền đạo đức khác, mở đầu cho lịch sử đạo đức mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp. Đạo đức luôn luôn là đạo đức của giai cấp, từ xã hội cổ đại cho đến xã hội hiện đại, từ giai cấp chủ nô đến giai cấp phong kiến, từ giai cấp tư sản đến giai cấp vô sản, mỗi giai cấp đều có nền đạo đức của nó: đạo đức của giai cấp chủ nô, đạo đức giai cấp phong kiến, đạo đức của giai cấp tư sản, đạo đức của giai cấp vô sản. Trong các nền đạo đức đã xuất hiện trong lịch sử, đạo đức mới, tức đạo đức của giai cấp vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là nền đạo đức có giá trị phổ biến và nhân đạo nhất. Thừa nhận tính lịch sử, tính giai cấp của đạo đức, triết học Mác - Lênin không hề phủ nhận những giá trị phổ biến toàn nhân loại của đạo đức. Những giá trị đạo đức như lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, tính trung thực, sự công bằng, tôn trọng lẽ phải thì xã hội nào, thời kỳ nào cũng cần, cũng có. Tất nhiên, do những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, do lý tưởng đạo đức khác nhau mà đôi khi người ta có cách hiểu không hoàn toàn giống nhau, về các giá trị đạo đức có ý nghĩa phổ biến đó. 6 Thừa nhận có thứ đạo đức của con người đích thực, tức là thứ đạo đức thoát khỏi sự tha hóa của con người, đạt tới sự tự do và giải phóng con người, thoát khỏi mọi sự ràng buộc giai cấp, nhưng triết học mác xít cũng đã khẳng định rằng, để có được một nền đạo đức thật sự có tính người, mang tính nhân loại phổ biến, điều trước hết là phải xóa bỏ được sự đối lập giai cấp. Nghiên cứu các nền đạo đức đã tồn tại trong lịch sử nhân loại, Ăngghen đã chỉ ra rằng nền đạo đức có nhiều nhân tố hứa hẹn lâu dài nhất, chắc chắn là nền đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ chế độ hiện đại, bảo vệ tương lai, tức nền đạo đức vô sản. Đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là một nền đạo đức thật sự có tính người, mang tính nhân loại phổ biến. Nền đạo đức ấy kế thừa, có chọn lọc, có phê phán và phát triển tất cả những gì tốt đẹp nhất được nhân loại tạo ra trong lịch sử, đó là một nền đạo đức của tương lai, một nền đạo đức mang tính nhân văn cao cả. Đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa biểu hiện sự sáng tạo mang tính quần chúng rộng rãi. Các giá trị đạo đức này mang ý nghĩa cao cả, vì nó là những sản phẩm sáng tạo của con người và vì con người. Những giá trị ấy nói lên bản chất sáng tạo của trí tuệ, của ý thức danh dự, của lòng dũng cảm và những phẩm chất cao quý của con người. Nền đạo đức ấy vừa là sản phẩm của nền sản xuất xã hội đầy sáng tạo và nhân văn, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đạo đức cộng sản chủ nghĩa là đạo đức mới, là nền đạo đức mà chúng ta hiện nay đang hướng tới và xây dựng. Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức một mặt được hình thành một cách tự phát, từ chính cuộc sống hàng ngày của con người để đáp ứng đòi hỏi khách quan của sinh hoạt cộng đồng. Mặt khác, đạo 7 đức phải là kết quả của sự giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân theo các chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội. Giáo dục theo nghĩa chung nhất, đó là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng là một quá trình bao gồm hai mặt, một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục, mặt khác thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục. Đạo đức, nhất là đạo đức của lứa tuổi học sinh phổ thông trung học được hình thành chủ yếu bằng con đường giáo dục. Giáo dục đạo đức góp phần chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người, từ trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học. Nhận thức thông thường hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh hoạt hàng ngày mang lại, nó phản ánh những giá trị đạo đức gần gũi với cuộc sống đời thường, còn nhận thức khoa học phản ánh các giá trị đạo đức một cách gián tiếp, khái quát, cả những giá trị đạo đức hiện đại, cả những phẩm giá của con người được kết tinh trong truyền thống lâu dài của dân tộc. Giáo dục đạo đức góp phần to lớn, tích cực trong việc truyền lại cho thế hệ đang trưởng thành những giá trị đạo đức, mà thế hệ trước đã tạo ra, những giá trị đạo đức được kết tinh trong hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Trên cơ sở đó giúp họ nhận ra chân giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý thức cuộc sống mang tính nhân bản, 8 nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội của con người, trong việc hình thành, củng cố những giá trị nhân cách tốt đẹp. Chẳng hạn, qua giáo dục chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, những giá trị đạo đức tốt đẹp như: lòng tự hào dân tộc, ý thức và hành vi sẵn sàng bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia, yêu hòa bình, tôn trọng các dân tộc khác được củng cố, được nâng lên làm cho thế hệ trẻ thấy được những giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực của cuộc sống hòa bình, tự do, độc lập. Những giá trị ấy trở thành tình cảm, động lực thôi thúc họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia vươn lên trong sự nghiệp xây dựng đời sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Giáo dục đạo đức không chỉ có tác dụng nâng cao các giá trị đạo đức, tạo ra những giá trị đạo đức mới, mà còn góp phần tích cực vào việc khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, những thói hư tật xấu, chống lại những hiện tượng vô đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hóa Tóm lại, giáo dục đạo đứcvai trò rất to lớn trong việc hình thành ý thức, tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của con người, đặc biệt của lứa tuổi học sinh phổ thông trung học. Nhận thức được vai trò của đạo đức mới, cũng như tác dụng to lớn của công tác giáo dục đạo đức trong việc hình thành đạo đức mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sớm quan tâm đến công tác này, nhất là giáo dục đạo đức trong các trường học. 9 Hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của đạo đức trong xã hội, trước sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận thanh niên học sinh trong các trường học, trong chiến lược chăm lo phát triển nguồn lực con người của Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước" [7, 29]. 1.1.2. Điều kiện khách quannhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học Điều kiện khách quannhân tố chủ quan: Các khái niệm "điều kiện khách quan" và "nhân tố chủ quan" được hình thành và phát triển trong quá trình nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, để làm sáng tỏ nội dung của các khái niệm trên, trước hết cần phải xác định rõ nội dung của các khái niệm có liên quan trực tiếp tới hoạt động của con người. Đó là khái niệm "chủ thể" và "khách thể". Trong hoạt động thực tiễn, con người đối lập với thế giới vật chất khách quan như là đối tượng bên ngoài mà họ cần tác động và cải tạo, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích của mình. Ở đó, con người là chủ thể hoạt động. Những đối tượng chịu sự tác động của con người chính là khách thể bị cải tạo. Con người với tư cách là một chủ thể được hiểu có thể hoặc là toàn thể nhân dân, hoặc là một giai cấp, hoặc một nhóm người, hoặc là một cá nhân nào đó. Còn khách thể là toàn bộ hiện thực khách quan tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của chủ thể, được chủ thể sử dụng với tư cách là đối tượng hoạt động thực tiễn của mình. 10 [...]... mẫu mực về đạo đức, về giáo dục đạo đức cho người học Ở các trường phổ thông trung học, một số giáo viên được phân công giảng dạy môn giáo dục công dân Đó là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, chính trị và lý tưởng cho học sinh Tuy nhiên, giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học không chỉ dừng lại ở môn học đó và cũng không phải chỉ là trách nhiệm của những giáo viên đó Trong khoa học sư phạm... cực học tập và rèn luyện, Nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học là nói tới những người, những tổ chức với tất cả ý chí, tình cảm và năng lực của họ tham gia vào công tác này Nói đến nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục cho học sinh phổ thông trung học, trước hết phải nói đến đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên là đội ngũ những người thầy giáo, cô giáo. .. hiển vinh và sự tôn trọng cho cha mẹ Đây là nét đẹp của văn hóa Việt Nam cần tiếp tục phát huy 1.2 NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC, MỘT ĐÒI HỎI BỨC THIẾT HIỆN NAY Thế hệ học sinh phổ thông trung học hiện nay được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có hòa bình Khác thế hệ học sinh trước, thế hệ học sinh ngày nay ít bị khổ cực về mặt vật... thống giáo dục ở nước ta, giáo viên trong các trường học ngoài việc truyền đạt cho học sinh những tri thức về những môn học cụ thể còn phải lồng ghép trong những bài giảng đó nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho người học Do đó, người giáo viên trong các trường học, đặc biệt là ở các trường phổ thông trung học phải vừa là người hướng dẫn, vừa là người cố vấn quá trình học tập, rèn luyện cho. .. làm việc trong ngành giáo dục Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, họ là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy hoặc tham gia vào quá trình giáo dục trong các trường học Giáo viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của giáo dục Khẳng định điều đó, Điều 14 Luật Giáo dục đã chỉ rõ: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong quá... tương xứng, trong đó đạo đức cách mạng là cái gốc, cái cốt lõi Muốn giáo dục đạo đức cách mạng trong tình hình hiện nay có hiệu quả, người làm công tác giáo dục phải xác định nội dung giáo dục, phương hướng, biện pháp, hình thức phù hợp với kinh tế xã hội hiện nay Cơ sở cốt lõi của đạo đức cách mạng là thế giới quannhân sinh quan cộng sản Vì vậy, việc hình thành thế giới quannhân sinh quan là một... hiện quá trình giáo dục một cách có hiệu quả tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và nội dung giáo dục Thông qua hình thức giáo dục mà các phương pháp giáo dục được thực hiện, phương pháp giáo dục là cách thức chuyển tải, cách thức tác động để đưa được nội dung giáo dục từ chủ thể giáo dục tới người tiếp nhận giáo dục, hiện nay đang tồn tại các hình thức giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục thông 22 qua... chặt chẽ với nhau, trong đó hệ thống các thuộc tính, các mối liên hệ bản chất, quy luật chi phối sự tồn tại và phát triển của khách thể là bộ phận quan trọng nhất, quyết định nhất Luận văn này quan tâm đến điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học Điều kiện khách quan ở đây, là nói tới bản thân người được giáo dục đạo đứcnhững điều kiện kinh... nhận những truyền thống tốt đẹp của chính cha mẹ mình Trước sự tác động của kinh tế thị trường và những biến động phức tạp khác, đạo đức học sinh vừa qua có diễn biến phức tạp, nhất là ở lứa tuổi cuối cấp trung học cơ sở và phổ thông trung học Qua nhiều năm tổng kết, đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh phổ thông trung học ở Kiên Giang chúng tôi xin rút ra một số nhận định sau đây: Học sinh phổ thông. .. muốn được giáo viên đối xử công bằng, họ coi thường những giáo viên thiếu nhân cách, những cán bộ học sinh, cán bộ đoàn thiếu gương mẫu Trong một số trường hợp bị giáo viên "trù dập" "dồn đến chân tường", học sinh phản ứng lại liều lĩnh, gây ra những hậu quả đáng tiếc Đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh không thể không nói tới công tác giáo dục đạo đức hiện nay 29 Các hoạt động giáo dục ngoài . CHỦ QUAN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC 1.1.1. Đạo đức và vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học Đạo đức. nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay. + Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, trong công

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Quốc Anh, Công tác giáo dục đạo đức chính trị cho học sinh, sinh viên. Tạp chí Cộng sản, tháng 2 năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo dục đạo đức chính trị cho học sinh, sinh viên
[2]. Ph. Ăngghen, Chống Đuy-rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuy-rinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
[5]. Phạm Tấn Dong, Giáo dục - nền tảng chiến lược con người. Tạp chí Cộng sản, số 3, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục - nền tảng chiến lược con người
[6]. Đoàn Nam Đàn, Tuổi trẻ hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 1, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ hiện nay
[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII
Nhà XB: Nxb Sự thật
[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai, khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai, khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm, khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm, khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[11]. Trần Minh Đoàn, Vấn đề hiện thực hóa lý tưởng cách mạng cho thanh niên nước ta hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hiện thực hóa lý tưởng cách mạng cho thanh niên nước ta hiện nay
[12].Phạm Văn Đồng, Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[13]. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
[14].Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới
[15].Phạm Minh Hạc, UNESCO chuẩn bị giáo dục cho thể kỷ 21. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 4/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNESCO chuẩn bị giáo dục cho thể kỷ 21
[16].Phạm Minh Hạc, Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tâm lý và nhân cách. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 7/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tâm lý và nhân cách
[17]. Đỗ Lệ Hằng, Tìm hiểu hiện tượng quay cóp ở sinh viên hiện nay. Chuyên đề Sinh viên, số 7-1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hiện tượng quay cóp ở sinh viên hiện nay
[18]. Lê Tiến Hùng, Trẻ em và giáo dục gia đình. Tạp chí Thông tin văn hóa, tháng 6/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em và giáo dục gia đình
[19]. Nguyễn Phương Hồng, Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiêjp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiêjp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[20]. Nguyễn Thế Kiệt, Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay. Tạp chí Triết học, số 6-1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay
[21]. Trần Hậu Kiêm, Các dạng đạo đức xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dạng đạo đức xã hội
Nhà XB: Nxb Sự thật
[22]. Trần Hậu Kiêm, Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w