TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG, NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, PHẨM CHẤT,

Một phần của tài liệu những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay (Trang 45 - 57)

NHÀ TRƯỜNG, NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA THẦY, CÔ GIÁO TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Để thực hiện mục tiêu của trường phổ thông trung học về "giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lịng u nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước" mà Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nêu ra cần phải có một mơn học riêng về đạo đức. Hiện nay, trường phổ thơng trung học đã xác định đó là mơn giáo dục cơng dân. Mơn học này có hai chức năng cơ bản: một là trang bị cho học sinh một cách trực tiếp và có hệ thống những tri thức cơ bản về thế giới quan Mác - Lênin, về đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật xã hội chủ nghĩa và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Dĩ nhiên khơng phải chỉ có mơn giáo dục cơng dân mới cho học sinh biết những tri thức đó. Nhưng chỉ mơn học này mới giúp cho học sinh có những kiến thức một cách trực tiếp và có hệ thống. Những tri thức do môn giáo dục công dân đem lại cho học sinh có những tác dụng sau:

Một là: Tạo ra một cơ sở quan trọng để tiếp thu tốt hơn các môn

học khác và các hoạt động giáo dục khác, làm cơ sở khoa học cho sự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng, chính trị, đạo đức và ý thức pháp luật; giúp

học sinh những cơ sở bước đầu để bước vào đời sống xã hội hoặc tiếp tục học lên.

Hai là: Góp phần hình thành những cơ sở tư tưởng ý thức chính

trị, pháp luật và đạo đức xã hội chủ nghĩa của người công dân, chuẩn bị cho học sinh thực hành đúng quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong một vị trí xã hội của họ sau khi ra trường.

Những cơ sở đó phải được thể hiện ngay trong thời gian học tập ở nhà trường. Cụ thể là: phải có thái độ học tập đúng đắn, trước hết là nghiêm túc học tập có kết quả mơn giáo dục cơng dân, có ý thức đóng góp cụ thể vào việc hồn thành những nhiệm vụ cụ thể từng học kỳ, từng năm học của nhà trường. Hăng hái tham gia các hoạt động chính trị xã hội, góp phần cụ thể vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương, có những phản ứng tích cực với những hình thức và mức độ khác nhau đối với những biểu hiện tiêu cực trong tập thể học sinh và trong đời sống xã hội. Như vậy, môn giáo dục công dân một mặt là một môn khoa học xã hội như các môn khoa học xã hội khác, và mặt khác nó có tác dụng bồi dưỡng một cách có hệ thống những vấn đề tư tưởng, ý thức chính trị, pháp luật và đạo đức. Muốn vậy, một trong những phương hướng quan trọng bậc nhất hiện nay là phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, nâng cao nhận thức đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống,... là những nội dung giáo dục không thể thiếu được. Thực hiện bằng được lời căn dặn của Bác Hồ: Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã

hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn học không thể thiếu được trong các trường phổ thơng trung học. Để thực hiện lời dạy đó của Người, trước

hết ngành giáo dục đào tạo phải quán triệt sâu sắc tinh thần, quan điểm trong các văn kiện của Đảng đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh cho học sinh.

Nhà trường, như Lênin nói là: đem lại cho thanh niên học sinh những kiến thức cơ bản, dạy cho họ tự biết tạo ra những quan điểm cộng sản và phải đào tạo họ thành những người có học thức vững vàng trước những biến động xã hội, biết phân tích một cách khoa học những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong xã hội, hiểu được nguyên nhân đẻ ra những hiện tượng đó, tự tạo ra cho mình một cơ chế phịng ngừa tích cực và có hiệu quả. Trong giáo dục nhà trường, giáo dục đức dục và giáo dục trí dục, hai nhân tố cơ bản của cấu trúc đạo đức là những nội dung quan trọng nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, giáo dục đạo đức phải dựa trên nền tảng của giáo dục trí tuệ - một lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển năng lực trí tuệ và tư duy khoa học cho học sinh. Qua đó, thế giới quan khoa học được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức trong nhà trường bao quát một phạm vi rộng lớn nhưng phương hướng cơ bản của nó là: kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức mới, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại và của thời đại từ truyền thống đi đến hiện đại, từ hiện đại để nâng cao truyền thống. Qua đó, sự phát triển về mặt đạo đức ngày một cao, sự hình thành bộ mặt tinh thần của học sinh ngày một phong phú. So với các tổ chức, thiết chế xã hội khác, nhà trường có vai trị hết sức quan trọng và nhiều lợi thế trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua giảng dạy và học tập môn đạo đức học, giáo viên có điều kiện giúp cho học sinh nắm bắt

được một cách có hệ thống, khái qt và tồn diện nhất về những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc cơ bản của đạo đức học. Trên cơ sở đó mà hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin và mục đích cuối cùng là để tạo lập những thói quen, hành vi có đạo đức, biết hành động theo lẽ phải và sự cơng bằng, biết sống khơng chỉ vì mình, cho mình mà cịn cho người khác vì người khác. Cùng với việc trang bị cho học sinh hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc cơ bản của đạo đức học mà nhà trường - thơng qua các hình thức hoạt động (lao động, sinh hoạt đồn thể, giao lưu văn hóa...) để giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp họ hiểu thêm các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần truyền thống dân tộc, rèn luyện ý thức tập thể, tính cộng đồng, tính nhân ái. Một thực tế cho thấy, những năm qua nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua các hình thức hoạt động trên. Trong các trường phổ thông trung học, hai tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Thanh niên Việt Nam có vai trị hết sức quan trọng đối với công tác này, nhưng hai tổ chức đó, ở nhiều trường chưa phát huy hết vai trị của mình, một bộ phận lớn học sinh khơng muốn sinh hoạt đồn thể vì những hoạt động này chưa có nội dung và hình thức hấp dẫn, chưa giải quyết được những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh, thậm chí ở một số nơi, đoàn thanh niên trong thời gian dài đã không sinh hoạt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giáo dục nhà trường giữ vị trí trung tâm trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thơng trung học, bởi vì nơi đây là mơi trường giáo dục thuận lợi nhất, có một tập thể học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ chính trị cơ bản của mình là học tập, rèn luyện tu dưỡng vì ngày mai lập nghiệp, vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Dưới sự dẫn dắt điều

khiển của các nhà sư phạm có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, với phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đồng thời họ còn là những nhà tổ chức, quản lý học sinh, đào tạo họ trở thành những con người có ích cho xã hội.

Bài phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Đại học sư phạm 19/01/1996, ngun Tổng bí thư Đỗ Mười có nói: "Chúng ta khẳng định vai trò cực

kỳ quan trọng của thầy cô giáo và giáo dục nhà trường trong vấn đề nâng cao đạo đức cho học sinh và phát triển nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ, xây đắp nên nền dân trí của đất nước, đào tạo toàn bộ nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội" [29]. Có một thực tế cần được nhận thức một cách sâu sắc bằng tư duy biện chứng duy vật là: bên cạnh đại bộ phận các thầy giáo, cơ giáo chân chính, hết lịng vì học sinh thân yêu, bên cạnh những nhà trường thật sự trở thành nơi bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước, nguồn nhân lực có tay nghề cao, với phẩm chất đạo đức trong sáng, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng cịn có nơi nhà trường bị "thương mại hóa", nhiều vụ tiêu cực trong thi cử, trong dạy thêm học thêm một cách tràn lan đã làm cho tình cảm cao quý giữa thầy và trị bị tổn thương, vị trí xã hội của người thầy bị suy giảm, làm xói mịn truyền thống "tơn sư trọng đạo" lâu đời của dân tộc, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh cho học sinh. Dẫu khơng phải là cái bản chất, song đó là một thực tế cần phải khắc phục, trả lại môi trường giáo dục lành mạnh cho con em chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay, trong lý luận dạy học, quan điểm "lấy học sinh làm trung tâm" đang

được phát huy trong mối tương quan vốn có của q trình sư phạm: "Học sinh là trung tâm, giáo viên là chủ đạo". Quá trình này một mặt nhấn mạnh, đề cao vai trị tích cực học tập của học sinh, mặt khác, cũng đề cao vai trò, trách nhiệm của người thầy trong việc giáo dục, đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt cho nước nhà như Bác Hồ từng căn dặn. Trong mối tương quan vốn có của q trình sư phạm này, trên bình diện đạo đức và giáo dục đạo đức, đòi hỏi người thầy phải làm thế nào phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo và tự chủ của học sinh trong tiếp thu kiến thức cũng như xử lý tình huống có vấn đề, trang bị cho họ một thế giới quan và phương pháp luận khoa học để họ tự giải đáp những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, đội ngũ các thầy cơ giáo phải khơng ngừng nghiên cứu, nắm bắt những thơng tin mới, khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, chống "sự lão hóa" về mặt kiến thức, chống sự "tụt hậu" về trình độ và tư duy khoa học, đồng thời phải chú ý trau dồi phẩm chất đạo đức của người giáo viên xã hội chủ nghĩa, thật sự là tấm gương sáng cả về phẩm chất và năng lực chun mơn, có tác dụng giáo dục đạo đức to lớn, có sức cảm hóa đối với học sinh. Trong bài "Về vai trò của giáo viên và vị trí của hệ thống sư phạm", nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân viết: "Mỗi giáo viên phải không

ngừng trau dồi phẩm chất, nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, trau dồi năng lực, khai thác hợp lý mối quan hệ tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học, tạo ra động lực bên trong của quá trình học tập rèn luyện của học sinh" [33]. Để đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò của giáo dục nhà trường cần phải được nâng cao, địa vị và uy tín

của đội ngũ thầy, cô giáo cần phải được củng cố, truyền thống "tôn sư

trọng đạo" cần phải được giữ gìn và phát huy. Trách nhiệm của nhà

trường, của thầy cô giáo đối với học sinh, với xã hội không hề giảm mà ngày càng nặng nề hơn, lớn lao hơn.

Trong nhà trường, thầy cô giáo là người tiếp nối, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đạo đức dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là người có trọng trách sáng tạo ra giá trị cao quý nhất, đó là những con người có đủ phẩm chất và năng lực, tình cảm và ý chí, khát vọng và niềm tin, ước mơ và hoài bão, vươn lên những đỉnh cao trong cuộc sống.

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) tháng 1-1993, Đảng ta ra nghị quyết riêng "Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục

đào tạo" đã chỉ rõ chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh nội dung nhân văn và bản sắc văn hóa dân tộc... đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống... cho học sinh, coi đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thương nước, thương nhà, thương mình, thương người, đại đồn kết dân tộc, tinh thần quốc tế vơ sản để cho giáo dục và đào tạo góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển con người và thật sự trở thành quốc sách hàng đầu. Sau nghị quyết "Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo" là nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp

hành Trung ương (khóa VIII) (12-1996) "về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000", nghị quyết lần này xác định nhiệm vụ

và mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2000 là: thực hiện giáo dục tồn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học, hết

sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách... cho học sinh.

Gần đây, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) (tháng 7-1998) ra nghị quyết "Về xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" khẳng định: "tư tưởng, đạo đức, lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa" [10] và đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nhiệm vụ phải coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ cơng dân, lịng u nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức lối sống... cho học sinh. Thực tế nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, tiến hành biên soạn một số giáo trình và đề cương bài giảng môn đạo đức học, tổ chức một số cuộc hội nghị, hội thảo khoa học bàn về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.

Chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức những năm qua đã góp phần to lớn trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học... Song, so với yêu cầu và nhiệm vụ, nhìn chung cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong nhiều năm qua còn nhiều bất cập, trước hết là về mặt nhận thức, thái độ, quan điểm đối với vấn đề này trong một bộ phận giáo viên trong các trường. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã phê phán sâu sắc việc buông lỏng công tác bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và đạo đức xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, khuyết điểm này lẽ ra phải được khắc phục sớm, song, cho đến nay, như nghị quyết Hội nghị

lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) chỉ rõ: "Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ, hiệu quả giảng dạy các môn khoa học

Một phần của tài liệu những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w