NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG TRUNG HỌC, MỘT ĐỊ

Một phần của tài liệu những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay (Trang 28 - 45)

DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG TRUNG HỌC, MỘT ĐỊI HỎI BỨC THIẾT HIỆN NAY

Thế hệ học sinh phổ thông trung học hiện nay được sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh đất nước có hịa bình. Khác thế hệ học sinh trước, thế hệ học sinh ngày nay ít bị khổ cực về mặt vật chất, ít hiểu biết quá khứ và càng dễ dàng lãng quên hoặc phủ nhận những truyền thống tốt đẹp của chính cha mẹ mình. Trước sự tác động của kinh tế thị trường và những biến động phức tạp khác, đạo đức học sinh vừa qua có diễn biến phức tạp, nhất là ở lứa tuổi cuối cấp trung học cơ sở và phổ thông trung học. Qua nhiều năm tổng kết, đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh phổ thông trung học ở Kiên Giang chúng tôi xin rút ra một số nhận định sau đây:

Học sinh phổ thông về bản chất vẫn giữ được tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, và những hoạt động xã hội phù hợp. Một bộ phận học sinh giỏi về văn hóa được tập trung ở lớp chọn, trường chuyên, bộ phận này thật sự cố gắng học tập, say mê rèn luyện. Tuy nhiên, số đông học

sinh và ngay cả số học sinh giỏi cũng đã có những dấu hiệu lãng quên truyền thống, xem nhẹ tư tưởng chính trị, thời sự, do đó kém hiểu biết mặt này. Biểu hiện tư tưởng cầu an, thiếu đấu tranh trước các hiện tượng tiêu cực có chiều hướng phát triển, cả tập thể bao che khuyết điểm cho một vài cá nhân vì muốn "giúp đỡ bạn". Nhiều khi để biểu thị

phản ứng trước những chủ trương hoặc cách đối xử thiếu sư phạm của một số giáo viên, số học sinh nam thường biểu thị một thái độ tiêu cực, ít tham gia các cơng tác chung của tập thể, tinh thần tập thể, ý thức tự quản, cịn nặng nề về hình thức, chỉ có 39 - 50% học sinh phổ thơng trung học có ý thức tự quản. Sống trong cơ chế bao cấp, học sinh trở nên ỷ lại, thụ động. Số đơng học sinh có ý thức kỷ luật trật tự ở trường, ở lớp và ở gia đình, song chưa thật sự tự giác và tùy thuộc vào điều kiện tổ chức, một bộ phận học sinh (17%) có ý thức xấu đối với việc thực hiện kỷ luật, trật tự... hiện tượng chửi bậy, nói tục khá phổ biến, tỉ lệ học sinh chậm tiến với mức độ vi phạm nội quy và học sinh hư chủ yếu là vi phạm luật pháp, qua theo dõi từ 1996 - 2000 giảm ở trong nhà trường từ gần 3,2% xuống 1,8%. Cùng với những ưu điểm và thiếu sót, bộc lộ khá cơ bản ở lứa tuổi thanh niên học sinh phổ thông trung học, cần phải nhìn nhận và hiểu cho thấu đáo những mong muốn, những tâm tư nguyện vọng của lớp trẻ, họ rất mong muốn một xã hội công bằng, một sự gương mẫu của người lớn, mong muốn được giáo viên đối xử công bằng, họ coi thường những giáo viên thiếu nhân cách, những cán bộ học sinh, cán bộ đoàn thiếu gương mẫu. Trong một số trường hợp bị giáo viên "trù dập" "dồn đến chân tường", học sinh phản ứng lại liều lĩnh, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh khơng thể khơng nói tới công tác giáo dục đạo đức hiện nay

Các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường đối với học sinh phổ thông trung học; cái được là từ hè 1996 cơ chế tổ chức hoạt động cho đồn, hội thanh niên được hình thành và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Hoạt động này kéo theo sự hình thành một bộ phận phụ trách để quản lý, điều hành hoạt động của đoàn thanh niên, đồng thời tổ chức hoạt động cho chính học sinh phổ thơng trung học. Các chi đoàn, đội cờ đỏ của học sinh cũng được hình thành và tiến hành hoạt động trong một thời hạn nhất định, thời gian chủ yếu trong ba tháng hè. Trong thực tế đã xuất hiện những mơ hình tốt được khẳng định, hội học sinh phổ thông trung học các trường Nguyễn Trung Trực, Huỳnh Mẫn Đạt, Rạch Sỏi, Tân Hiệp... đã có một cơ chế tổ chức quản lý chặt chẽ, một chương trình hoạt động phù hợp, có hiệu quả giáo dục.

Tuy nhiên, hình thức giáo dục này chưa phải là phổ biến do nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về việc tổ chức hoạt động ngoài nhà trường cho học sinh phổ thơng trung học cịn chưa được đặt thành một vấn đề cấp thiết.

Vả lại, chương trình học văn hóa q nặng nên khơng cịn thời gian để học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ. Quy chế đánh giá chưa thay đổi, tốt nghiệp THPT vẫn qua một kỳ thi là chính nên học sinh coi việc học thi là mục đích cần phấn đấu, bỏ qua các hoạt động khác.

Sự cần thiết phải giáo dục học sinh THPT trên địa bàn dân cư là vấn đề khỏi phải bàn cãi. Đã lâu ngành giáo dục có mục tiêu "giáo dục vào ba mơi trường" nhà trường - gia đình - xã hội. Mục tiêu đó có ý nghĩa nếu như, chủ thể giáo dục biết sử dụng tất cả tính tích cực của nó.

Với mục tiêu này, nhà trường trung học phải biết phát huy tất cả những tiềm năng vốn có của mình trong việc "dạy chữ, dạy nghề, dạy

người", và mỗi thầy giáo, cô giáo của trường phải là tấm gương sáng

cho học sinh noi theo. Các em học sinh vào trường cảm thấy mình được đối xử, được học tập và rèn luyện, đó là những yếu tố ban đầu, có sức thuyết phục trong giáo dục đạo đức đối với thanh thiếu niên học sinh. Hiệu quả của giáo dục sẽ tăng lên nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và địa phương. Thực tế cho thấy ở nhiều nơi do phương thức hoạt động của trường kết hợp với địa bàn dân cư tốt nên những việc phức tạp đã giảm hẳn, tình hình an ninh trật tự hết sức khả quan, sự phát triển dân trí trong địa bàn dân cư nâng lên rõ rệt. Trong dịp nghỉ tết, nghỉ hè không học sinh nào vi phạm trật tự cơng cộng, cũng như phạm pháp hình sự.

Nói về phương hướng lớn, chính sách thanh niên trong điều kiện hiện nay, Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương (khóa VII) ghi rõ: "Thanh niên học sinh là lực lượng xung kích trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên học sinh, và việc rèn luyện bồi dưỡng lực lượng thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [8]. Công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đổi mới thì thanh niên học sinh là một lực lượng quan trọng, đặc biệt nòng cốt, là những người đang ngồi trên ghế nhà trường, đang được giáo dục đào tạo để trở thành người công dân, người cán bộ bước vào đời để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để

giúp họ xứng đáng và gánh vác trách nhiệm nặng nề trên, nhà trường phổ thơng trung học phải có trách nhiệm giáo dục, đào tạo họ trở thành người có phẩm chất và có năng lực tương xứng, trong đó đạo đức cách mạng là cái gốc, cái cốt lõi. Muốn giáo dục đạo đức cách mạng trong tình hình hiện nay có hiệu quả, người làm cơng tác giáo dục phải xác định nội dung giáo dục, phương hướng, biện pháp, hình thức phù hợp với kinh tế xã hội hiện nay. Cơ sở cốt lõi của đạo đức cách mạng là thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản. Vì vậy, việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan là một điều cần thiết, trung tâm của các trường phổ thông trung học. Thế giới quan là hệ thống quan điểm về thế giới, các quan niệm của con người trong thế giới đó. Hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, là tạo nên sự thống nhất giữa ý thức và hành động, giữa lời nói và việc làm, tạo nên sự thống nhất của trí tuệ, niềm tin và hành động. Thế giới quan khoa học là kim chỉ nam cho hành động, biến chuyển từ tri thức thành phương pháp, biết sử dụng tri thức một cách tổng hợp và có hệ thống như một phương pháp và dùng phương pháp đó để phân tích hiện tượng của q trình, của cuộc sống, làm cho nhận thức đạt trình độ sâu sắc, bản chất hơn, biết phát hiện những yếu tố mới, hoặc xem xét đánh giá từ những quan điểm và phương pháp mới. Do đó, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng cho thanh niên học sinh là cần thiết, đặc biệt trong tình hình hiện nay.

Lý tưởng là mục tiêu cuộc sống được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình ảnh mẫu mực và hồn chỉnh, có tác dụng lơi cuốn mạnh toàn bộ cuộc sống cá nhân, chỉ đạo sự tu dưỡng và hành động của cá nhân trong một thời gian dài để vươn tới mục tiêu đó. Như vậy lý

tưởng của thanh niên học sinh, có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức cách mạng của họ. Nếu xác định lý tưởng đúng đắn, cao đẹp, người thanh niên học sinh sẽ trở thành một nhân tố có ích cho xã hội. Những năm vừa qua với chủ trương, với chính sách mở cửa nhằm xây dựng và phát triển đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về mọi mặt. Việc chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã làm thay đổi khá căn bản tâm lý của dân cư, mà trước hết là thanh niên học sinh. Vì vậy, về mặt lý tưởng sống của thanh niên học sinh hiện nay, chúng ta cần xác định cho phù hợp để kích thích động viên họ vươn lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đã có một thời, chúng ta quan niệm lý tưởng thanh niên là lý tưởng xã hội chủ nghĩa, với sự hy sinh phấn đấu chính trị, đặt lợi ích của chủ nghĩa xã hội lên trên hết. Nói như vậy, xét cho cùng thì khơng sai nhưng chưa đủ, chúng ta đã quên đi hoặc không nhấn mạnh cái riêng của thanh niên học sinh, quá nhấn mạnh con người cộng đồng, tập thể của thanh niên học sinh, xem nhẹ cá nhân, cá thể của họ. Thực tế cho thấy hiện nay bên cạnh sự hy sinh, phấn đấu và cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng, tập thể, thanh niên rất quan tâm đến lợi ích cá nhân của gia đình mình. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên cần phải nghiên cứu với tư cách là một công dân trẻ, với tư cách là cá thể cộng đồng trong điều kiện kinh tế - xã hội và với thực tế hiện nay, nội dung giáo dục lý tưởng cho thanh niên học sinh: cần phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cộng đồng với lợi ích cá nhân.

Giáo dục lý tưởng đi phải đôi với giáo dục niềm tin, "niềm tin thường choán lấy tâm hồn của con người và trở thành sợi dây ràng buộc không thể dứt ra mà không làm tan nát trái tim". Niềm tin là sự

thống nhất kiến thức và khát vọng của con người. Bởi vậy nó trở thành chỉ đạo hành động hàng ngày. Niềm tin lý tưởng và quan điểm đạo đức có quan hệ trực tiếp với hành động hàng ngày của nhân cách, nó thơi thúc và hướng dẫn nhân cách trong lao động, trong học tập và thực tiễn những công việc hàng ngày của con người. Các chuẩn mực đạo đức sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó tồn tại ngồi ý thức chính trị, lý tưởng và niềm tin. Do đó, cần có sức mạnh của ý chí, ý thức, niềm tin khoa học dựa trên cơ sở, những chứng cứ khoa học, tri thức và tư tưởng đúng đắn về chân lý khách quan, nên bảo đảm cho ý chí và hành động có hiệu quả. Vì vậy, cần củng cố niềm tin vào hệ tư tưởng Mác - Lênin, vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, định hướng lại lý tưởng và niềm tin vững chắc cho thanh niên học sinh.

Về sự tác động của nhu cầu hoạt động và học tập của học sinh. Nhu cầu là những địi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển, cịn lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu. Nói đến nhu cầu, là nói đến địi hỏi, đến sự cần thiết bên trong của cá nhân về một cái gì đó ở ngồi nó, cái đó có thể là một sự vật, một hiện tượng hoặc những người khác. Những cái đó được cá nhân nhận thức về tính thiết yếu của nó đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Lúc đó, nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy hoạt động đạt tới lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu. Ở học sinh, nhu cầu về tình bạn là rất quan trọng, nó giúp cho học sinh ln hướng tới tập thể, tạo ra mối quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, hình thành mối quan hệ tình cảm sâu sắc trong đời sống cá nhân mỗi người.

Trả lời câu hỏi "khi có những ước mơ hoặc nguyện vọng gì đó đối với trường, lớp, bạn thường giải quyết như thế nào ?"

Học sinh thị xã (%) Học sinh Rạch Sỏi (%) Học sinh huyện (%) - Đề đạt với trường - Đề đạt với lớp - Đề đạt vối Đoàn TN - Đề đạt với hội - Tâm sự với bạn bè

- Chịu đứng 1 mình cho qua

16,4 36,3 3,8 3,7 56,8 18,3 10,0 46,1 5,0 _ 58,5 10,1 7,2 20,0 3,1 2,1 67,4 13,5

Qua số liệu trên, cho ta thấy rõ đặc điểm lứa tuổi ở họ rất cần đến tình bạn, qua đó, thấy bạn bè gần gũi với họ hơn cả và ở họ có thể có các nhóm bạn bè sau: bạn bè theo quan hệ đồng hương, bạn bè cùng sở thích, bạn bè cùng lứa tuổi, bạn bè trong học tập,... nhu cầu bạn bè khiến họ luôn luôn sống trong cộng đồng, tạo ra sự giao lưu chân thực, góp phần hình thành nhân cách trong mỗi con người, đó chính là mối quan hệ xã hội trong phạm vi hẹp và cũng rất sâu sắc trong đời sống tình cảm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp quan hệ bạn bè nặng nề về tình cảm, nhẹ về lý trí dẫn đến bao che, đua địi giúp nhau làm việc xấu. Bản thân học sinh hướng tới môi trường bè bạn không phải là xu hướng xấu, môi trường bè bạn là điều kiện quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người, nhưng điều đáng e ngại là ở chỗ trong điều kiện hiện nay, cơng tác giáo dục khó tiếp cận, khó điều chỉnh, đặc biệt là những nhóm bạn và những thủ lĩnh tự phát của nhóm bạn đi vào những hoạt động không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc, cờ bạc, đua xe,... gây nên những hậu quả xấu trong xã hội. Khơng chỉ có nhu cầu về bạn bè, học sinh cịn có nhu cầu về hoạt động văn hóa tinh thần. Nhu cầu đó giúp họ gần gũi, tiếp cận với bản sắc dân tộc, với truyền

thống dân tộc, với văn hóa nhân loại đã được điển hình hóa, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, tính hướng thiện, hình thành nhu cầu và thị hiếu lành mạnh trong hoạt động văn hóa nghệ thuật và trong cuộc sống, tâm hồn tình cảm. Tuy nhiên, nhu cầu về sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của học sinh trong điều kiện kinh tế thị trường cũng có những thay đổi đáng chú ý, họ ưa thích ca nhạc nước ngồi ở mức 64,83%, trong khi ca nhạc hiện đại Việt Nam ở mức 59,09% và ca nhạc dân tộc chỉ ở mức 26,75%, thậm chí có một số học sinh có nhu cầu sai lệch đến mức coi

Một phần của tài liệu những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay (Trang 28 - 45)