ĐA DẠNG HĨA CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH, PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA NĨ

Một phần của tài liệu những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay (Trang 67 - 74)

THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH, PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA NĨ TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Sinh hoạt tập thể trong nhà trường là một hình thức giáo dục. Tập thể vừa là môi trường, vừa là lực lượng giáo dục thường xuyên tác động đến nhân cách học sinh. Sinh hoạt tập thể có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, niềm tin, những rung cảm và tình cảm, những phẩm chất và năng lực, những nét tính cách cá nhân của con người. Thơng qua sinh hoạt tập thể, học sinh sẽ có hiểu biết và

hình thành mối quan hệ tốt giữa con người với con người trong xã hội, từ đó mà nảy nở tình bạn và tình u trong sáng, những thói quen tốt đẹp trong sinh hoạt của cuộc sống, tạo nên những cơ sở vững chắc để xây dựng ý thức tập thể, tinh thần nhân ái...

Trong nhà trường phổ thơng trung học có nhiều tổ chức sinh hoạt tập thể: lớp học, Đoàn thanh niên, Hội thanh niên,... mỗi tổ chức tập thể tốt đều có tác dụng đến việc hình thành và phát triển đạo đức cho học sinh, trong đó, Đồn thanh niên là tập thể có ảnh hưởng cơ bản, trực tiếp nhất.

Nghị quyết Trung ương lần thứ tư về công tác thanh niên ngày 14/9/1993 ghi rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không là tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, công tác thanh niên, là vấn đề sống còn của dân tộc, quyết định sự thành bại của đất nước" [8].

Như vậy, việc giải quyết vấn đề thanh niên, tăng cường công tác thanh niên là một nhiệm vụ có tính chiến lược của Đảng, Nhà nước và xã hội. Muốn đẩy mạnh cơng tác Đồn thanh niên nói chung và phát huy vai trị của nó trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên một mặt phải xác định rõ mục tiêu, nội dung của cơng tác Đồn trong trường học, mặt khác, trong điều kiện hiện nay, điều đáng quan tâm hơn nữa là phải đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền vận động, giáo dục thanh niên của nó trong các trường phổ thơng trung học. So với thanh niên nói chung, thanh niên học sinh có một số đặc điểm riêng như đã bước vào tuổi trưởng thành, đang trong quá trình định hình

nhân cách của một cơng dân, có trình độ về văn hóa nhất định, đang được đào tạo một cách có hệ thống, nguồn sống chủ yếu dựa vào gia đình.

Như vậy, thanh niên học sinh phổ thơng trung học là nhóm xã hội đặc biệt đang được giáo dục đào tạo để bước vào đời, nhân cách họ đang từng bước được hình thành. Xuất phát từ đặc điểm trên nên dùng hình thức, phương pháp vận động thanh niên học sinh chung chung sẽ ít có tác dụng. Do đó, địi hỏi phải có một hình thức và phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của họ.

Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi giai đoạn cách mạng, địi hỏi hình thức, phương pháp phù hợp, nhất là khi đối tượng quần chúng thanh niên học sinh đã có chuyển biến nhận thức và trình độ trong điều kiện giao lưu mới, trong tình hình kinh tế xã hội mới. Thực tế đã chứng tỏ rằng trong điều kiện hiện nay, sử dụng những hình thức, phương pháp cũ kỹ, cứng nhắc, chung chung sẽ khơng có tác dụng thiết thực trong giáo dục. Hơn nữa, công tác giáo dục thanh niên học sinh cần phải liên tục, kiên nhẫn, thận trọng, có tình, có lý, khơng vội vã thơ bạo, hình thức giáo dục cần sinh động nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhưng bảo đảm tính nghiêm túc và bổ ích. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy rằng, có cái thích hợp với người lớn tuổi, nhưng khơng thích hợp và thậm chí có hại cho thanh niên học sinh, vì vậy, khơng thể rập khn, đơn giản, sơ lược chủ quan. Trong vài năm gần đây, các trường tổ chức hội thi "nữ sinh duyên dáng, nam sinh thanh lịch", hội thi học tập sinh hoạt văn nghệ, hội thi sáng tạo (khéo tay hay làm) sinh hoạt chủ đề, sinh hoạt lớp, tổ, đánh giá thi đua...mỗi chuyên đề, hội thi đều có yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức, đánh giá, như mơ hình thi đua thì u cầu là

học sinh biết tình hình và kết quả hoạt động tồn diện của mình, của tập thể, biết ưu khuyết điểm của mình, của tập thể và phương hướng phấn đấu tiếp. Thông qua những hình thức, những sinh hoạt đa dạng phong phú, kích thích người học sinh có ý thức phấn đấu, có ý thức phê bình và tự phê bình, trung thực trong đánh giá và tự đánh giá, biết đánh giá kết quả hoạt động của mình, của tập thể, biết phát biểu, nhận xét trên các số liệu, sự việc, nội dung và hình thức tổ chức đánh giá thi đua. Qua hình thức thơng báo kết quả thi đua một tuần, một tháng, sơ kết thi đua theo chủ đề các ngày truyền thống, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, sinh nhật Bác Hồ,... mà tạo nên khơng khí phấn khởi, thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh.

Những hình thức hoạt động đó của trường, của Đồn thanh niên vừa rèn luyện kỹ năng củng cố tri thức cho thế hệ trẻ và vừa giúp cho trường, Đoàn nắm được tâm tư nguyện vọng của thanh niên, đánh giá được sự hiểu biết của họ về lý luận chính trị nói chung, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nói riêng. Ngồi ra chúng ta cố gắng sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác như tham quan, cắm trại, văn hóa văn nghệ, đố vui để học, thi đua theo chủ đề... tìm hiểu cuộc đời hoạt động của Bác, của C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I Lênin; tổ chức hoạt động thể dục thể thao, tổ chức phong trào thi đua học tập, thi đua thực hiện nếp sống văn minh và gia đình văn hóa mới; hoặc tổ chức các báo cáo chuyên đề, các buổi giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các chi đoàn, giữa các lớp học,... Tất cả các hoạt động đó sẽ làm cho cơng tác Đồn trở nên sinh động hấp dẫn. Công tác nữ thanh niên là một bộ phận trong cơng tác Đồn, với đặc điểm giới tính nữ đồn viên

có một số đặc điểm riêng biệt như thích làm đẹp, làm dáng, đó là ưu điểm, nhưng có em lại thích ăn diện vượt q khả năng cho phép của gia đình. Vì vậy, tổ chức Đồn khơng nên ngăn cấm và can thiệp một cách thô bạo mà nên hướng dẫn uốn nắn theo hướng lành mạnh, khuyến khích nữ sinh ăn mặc gọn gàng sạch đẹp, nhưng phải làm đẹp trong điều kiện, hoàn cảnh cho phép và phù hợp với yêu cầu thị hiếu xung quanh, phù hợp với người nữ sinh thanh lịch.

KẾT LUẬN

Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thơng trung học là q trình kết hợp giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục, do đặc điểm của đạo đức, công tác giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại việc truyền thụ tri thức của các khái niệm, nguyên lý, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức như những tri thức khoa học khác. Để trở thành niềm tin, lý tưởng, các nội dung nguyên lý đó phải gắn liền với những cảm xúc trách nhiệm của con người, vì thế những tri thức đó phải trở thành đối tượng của những rung cảm sâu lắng, trở thành nội dung cơ bản của sự vận động nội tâm của đối tượng giáo dục. Chính vì vậy, địi hỏi q trình giáo dục phải gắn chặt với quá trình tự giáo dục, quá trình tự giáo dục là quá trình con người suy ngẫm, trăn trở chẳng những về mặt lý thuyết mà cả trong thực tiễn, không chỉ là vấn đề như là một hiện tượng bên ngoài mà cả những mâu thuẫn sinh ra trong nội tâm con người. Q trình đó, cũng là q trình con người thức tỉnh, tự phán xử, làm cho lương tâm thêm trong sạch. Sự kết hợp giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục là một trong những biện pháp có hiệu quả tích cực đến sự giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh, phương pháp này sẽ làm cho yêu cầu của xã hội trở thành nhu cầu bên trong cho mỗi học sinh, tạo nên những động lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để điều chỉnh hành vi đạo đức của mình. Vì vậy, nhà trường và bản thân học sinh phải phấn đấu cho biện pháp này trở thành hiện thực.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức của học sinh phổ thơng trung học thì giáo dục giữ vai trị hết sức quan trọng, nó vạch ra phương hướng cho sự hình thành đạo

đức cho học sinh, tạo ra những mẫu hình đạo đức mà xã hội và cuộc sống yêu cầu thông qua định hướng giá trị nhân cách của nhà trường và xã hội. Giáo dục đạo đức giữ một vai trị hết sức to lớn đối với sự hình thành và phát triển thành phần đạo đức của con người nói chung, của học sinh nói riêng, giáo dục đạo đức góp phần to lớn trong việc nâng cao nhận thức các khái niệm phạm trù, nguyên tắc... đạo đức, qua đó giúp cho mỗi con người tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Chính vì vậy, việc nâng cao vai trị nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất to lớn.

Ở những mức độ khác nhau, trong những năm qua công tác giáo dục đạo đức ở nhà trường, gia đình, xã hội... đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu về đạo đức con người toàn diện của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức vẫn là nhiệm vụ bức xúc trước mắt.

Một phần của tài liệu những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay (Trang 67 - 74)