1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng

136 737 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 697 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Lễ hội là hoạt động phán ánh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hoá của một công đồng dân trong một không gian cụ thể và là môi trường tốt nhất để lưu giữ những giá trị truyền thống qua các thời đại. Mỗi vùng quê Việt Nam đều nằm trong dòng chảy văn hoá thống nhất nhưng nó vẫn mang nét riêng biệt, đặc trưng của con người nơi đó tạo nên một bức tranh văn hoá lễ hội Việt Nam phong phú và đa dạng. Hà Nam là một vùng đất cổ và là vùng gần trung tâm ĐBSH hiện nay. Do vậy lễ hội nơi đây mang đậm nét văn hoá chung của vùng hoà quyện với những nét riêng của văn hoá dân vùng trũng quanh năm ngập úng tạo nên một sắc thái văn hoá độc đáo. Nói đến lễ hội ở Hà Nam ta không thể không nhắc đến lễ hội chùa Long Đọi Sơn như một trung tâm hội tụ văn hoá truyền thống của dân vùng này. Chùa Long Đọi Sơn còn có tên là Diên Linh Tự không chỉ là biểu tượng của Hà Nam (núi Đọi-sông Châu), là một danh thắng trấn Sơn Nam xưa mà lễ hội chùa Đọi và những lễ hội khác trong vùng còn là nơi lưu giữ những gía trị văn hoá truyền thống, là dịp để con người gửi gắm bao ước mơ khát vọng về một cuộc sống bình an và hạnh phúc. Tìm về chùa Đọilễ hội chùa Đọi là chúng ta tìm đến chìa khoá để giải mã phần nào đó con người và truyền thống văn hoá nơi đây. Nghiên cứu về chùa Đọilễ hội chùa Đọi chúng tôi nhằm làm rõ vai trò và vị trí củatrong đời sống văn hoá của dân trong vùng. Đây không chỉ là nơi để cho mọi người về đây hành hương lễ Phật, nơi các con nhang đệ tử tìm về chốn tùng lâm đất tổ, trung tâm Phật giáo xưa kia mà còn là nơi để du khách có thể tham quan vãng cảnh chùa, tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế hay để thưởng thức vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của 1 thiên nhiên hoà quyện nơi đây. Lễ hội chùa Đọi ngoài là ngày giỗ của vị cao tăng đắc đạo nơi đây (Hoà thượng Thích Chiếu Thường) còn là nơi tưởng niệm những người có công với đất nước, có công xây dựng ngôi chùa như Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Nhân Tông, mẫu Liễu Hạnh…Đây vừa là nơi thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta vừa là môi trường giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ. Lễ hội chùa Đọi như một sự hội tụ văn hoá đặc trưng của Hà Nam- vùng chiêm trũng quanh năm ngập úng. Lễ hội nơi đây không duy yếu tố tâm linh mà còn là cách ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Trong điều kiện hoàn cảnh đó họ phải đoàn kết nhau lại chống chọi với thiên tai và địch hoạ. Từ đó tinh thần đoàn kết đã trở thành sức mạnh giúp con người nơi đây chiến đấu và chiến thắng. Nghiên cứu về chùa Đọilễ hội chùa Đọi chúng tôi nhằm mục đích góp phần khắc hoạ toàn cảnh về đời sống vật chất cũng như đời sống văn hoá tinh thần của người dân nơi đây. Đó chính là động lực to lớn, là sức mạnh tinh thần của nhân dân Đọi Sơn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời Đọi Sơn còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một trung tâm tôn giáo của trấn Sơn Nam xưa. Nghiên cứu về di tích và lễ hội chùa Đọi như một biểu tượng tiêu biểu nhất của văn hoá nơi đây, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của lễ hội vùng này đang bị biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời qua đó phát huy giá trị văn hoá và thắng cảnh của khu di tích lịch sử nổi tiếng này nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng và hoạt động du lịch của địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Quần thể di tích và lễ hội chùa Long Đọi Sơn là một thắng cảnh đẹp và là một lễ hội lớn trong vùng. Do vậy, đã từ lâu nó đã được nhiều người biết đến. 2 Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư-bộ chính sử thời phong kiến có chép về sự tích vua Đại Hành cày ruộng tịch điền dưới chân núi Đọi, sách Việt Sử lược, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thống nhất chí có nói đến ngày, tháng xây dựng ngôi chùa và ngọn bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng, những nhân vật quan trọng trong quá trình xây dựng chúng. Đặc biệt hiện nay tại chùa còn lưu giữ một tấm bia đá lớn trong đó có bài văn bia của Binh bộ viên ngoại lang Nguyễn Công Bật soạn vào năm 1122 theo lệnh của vua Lý Nhân Tông nhân ngày khánh thành cây bảo tháp. Tấm bia cho ta biết rất nhiều về lịch sử, danh thắng và vị thế của chùa Đọi, kiến trúc chùa Đọi, về cây bảo tháp và về vua Lý Nhân Tông. Năm 1992 Bảo tàng tổng hợp Hà Nam Ninh đã có hồ sơ về di tích này. Từ ngày Hà Nam tái lập tỉnh (1997) núi Đọi, sông Châu được chọn là biểu tượng của văn hoá Hà Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về di tích Đọi Sơn như: Danh thắng chùa Đọi, Truyện dân gian trấn Sơn Nam xưa của tác giả Lương Hiền, Lịch sử chùa Đọi của Duy Phương đã giới thiệu về lịch sử chùa Đọi, danh thắng Long Đọi Sơn và những truyền thuyết quanh nó. Gần đây trong Những phát hiện mới của Khảo cổ học thì chùa Đọi đuợc nhắc đến như một địa danh có bề dầy lịch sử và là nơi lưu giữ nhiều di vật cổ và quý giá. Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết nghiên cứu sưu tầm của các tác giả đăng trên Tạp chí Sông Châu: GS Trần Quốc Vượng có bài: Địa linh nhân kiệt Hà Nam, Núi Đọi–sông Châu-biểu tượng của Hà Nam quê tôi (số 19- 1/2000); Chùa Đọi Sơn của Trần Đăng Ngọc (số 1-1997); Hà Nam ngũ sắc của Lương Hiền, Kí ức Sông Châu của Phương Thuỷ ( số 1-1997) và một số bài viết khác. Ngoài ra, trên Website của Hà Nam cũng có trang giới thiệu về di tích chùa Đọi… Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đi trước mới đề cập và đề cao danh thắng, di tích cũng như bề dày lịch sử của chùa Long Đọi Sơn. Như vậy, nó mới chỉ là một mặt của giá trị văn hoá tổng thể nơi đây. Mảng nghiên cứu về 3 lễ hội chùa Long Đọi Sơn vẫn còn bỏ trống. Lễ hội chùa Đọi là một hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá của người dân nơi đây trong ứng xử với tự nhiên và xã hội, nó là chìa khoá để giải mã văn hoá truyền thống của vùng. Do vậy trong khuôn khổ của khoá luận này mục đích của chúng tôi là đi sâu vào tìm hiểu lễ hội chùa Đọi cùng với việc so sánh một số lễ hội khác của Đọi Sơn để thấy được sự phong phú và đa dạng trong đời sống văn hoá và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Đồng thời qua đó ta thấy được quá trình biến đổi, xu hướng biến đổihội nhập của lễ hội chùa Đọi trong truyền thống và hiện đại. Chúng tôi cố gắng để có cái nhìn toàn vẹn và đầy đủ nhất về tổng thể văn hoá của trấn Sơn Nam thượng xưa. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện khoá luận này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong phương pháp nghiên cứu chung của ngành khoa học xã hội và những phương pháp nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành dân tộc học. Đó bao gồm những phương pháp như: khảo sát thực địa, điều tra hồi cố, quan sát trực tiếp, phỏng vấn sâu, xử lí tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Ngoài việc tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học về chùa Đọi và di tích chùa Đọi như đã nêu trên, trong khoá luận này chúng tôi đặc biệt sử dụng nguồn tài liệu thu thập được trong quá trình đi điền dã thực địa hơn một tháng tại xã Đọi Sơn như nguồn tài liệu quan trọng chủ yếu. Đó chính là những văn bia, hoành phi, câu đối, truyền thuyết và những lời kể của các cụ già cao tuổi ở địa phương…May mắn cho chúng tôi là người con của quê hương từ nhỏ rất hay đi xem lễ hội chùa Đọitrong thời gian làm khoá luận này được tham dự lễ hội chùa Đọi tổ chức vào 19,20,21 tháng 3 âm lịch ( vào 27, 28,29 tháng 4). Do vậy chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tái hiện lại một cách sinh động và đầy đủ nhất về lễ hội chùa Đọi đồng thời nêu bật văn 4 hoá truyền thống cũng như sự biến đổi của lễ hội chùa Đọi trong đời sống xã hội hiện đại. 4. Bố cục của khoá luận. Ngoài những phần dẫn luận, kết luận, mục lục sách, báo tham khảo, phụ lục… khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Đọi Sơn và di tích chùa Đọi. Chương 2 : Lễ hội chùa Đọi. Chương 3: Lễ hội chùa Đọi trong đời sống của dân trong vùng 5 CHƯƠNG 1: ĐỌI SƠN VÀ DI TÍCH CHÙA ĐỌI 1.1. Đọi Sơn. 1.1.1. Vài nét về Hà Nam. Sơn Nam là vùng địa danh chỉ vùng núi phía nam núi Ngũ Lĩnh (Phú Thọ- thời Hùng Vương), phía nam thành Cổ Loa (thời An Dương Vương), phía nam Kinh Bắc, nam Long Biên, nam Thăng Long, Hà Nội. Sách Lịch triều hiến chương loại chí có ghi: “Sơn Nam đời cổ là nước Lạc Long. Đời Tần thuộc về quận Nam Hải, Hán đặt là quận Giao Chỉ. Tuỳ theo như thế. Đường đổi là Giao Châu. Nhà Đinh, đặt là đạo hay đặt là lộ, là phủ. Những nơi là Đỗ Động, Đường Lâm, Phù Liệt, Đăng Châu đều là đất Sơn Nam cả. Triều Lý đổi gọi là các lộ, nhà Trần đổi thành những lộ: Thiên Trường, Kiến Xương, Ứng Thiên, Lý Nhân, Tân Hưng, Khoái Phủ,Trường An, Long Hưng, Đại Hoàng, An Tiêm. Triều nhà cũng theo như thế. Trong năm Quang Thuận (1466) đặt là thừa tuyên Thiên Trường thống trị các phủ, huyện. Đến khi định bản đồ, mới đổi thành thừa tuyên Sơn Nam, có 9 phủ 36 huyện. Trấn Sơn Nam, phía Tây ven theo núi, phía Đông gần biển lớn, Kinh Bắc, Hải Dương ở về phía Bắc, Thanh Hoá ở về phía Nam. Địa thế trấn này rộng, xa, người nhiều, cảnh tốt, là bậc thứ nhất trong 4 thừa tuyên. Hai đạo thượng, hạ phong vật khác nhau. Đạo Thượng lịch sự hơn nhưng có vẻ đơn bạc, đạo Hạ thì quê kệch nhưng có phần thật thà. Văn vật thì thượng lộ thịnh hơn, của cải thì hạ lộ nhiều hơn; tóm lại đều là đất tụ khí tinh hoa, tục gọi là văn nhã, thực là cái bình phong phiên chắn của trung đô và kho tàng của nhà vua”. Như vậy Hà Nam là phủ Lý Nhân xưa (1 trong 9 phủ của trấn Sơn Nam và thuộc trấn Sơn Nam thượng) với diện tích 849,5 km 2 , dân số là 811.126 6 người với mật độ 941người/km 2 gồm 5 huyện là Duy Tiên, Kim Bảng, Lí Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Phủ Lý là thủ phủ của Hà Nam. Địa thế đất này rất linh thiêng, phong cảnh hữu tình lại là mảnh đất ngàn năm văn vật. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, những gì còn lại ở nơi đây hiện nay đủ để khẳng định Hà Nam là mảnh đất địa linh nhân kiệt (dẫn lời của GS Trần Quốc Vượng). Hà Nam–một vùng đất của nền văn minh Việt cổ có từ thời Hùng Vương vào thế kỉ III trước công nguyên. Những ngôi mộ quan tài hình thuyền, những di vật cổ như trống đồng Ngọc Lũ … đã chứng minh điều đó. Sự thay đổi các thể chế chính trị đã kéo theo sự thay đổi hành chính nơi đây. Từ thời Hùng Vương đến năm 1741 dù có thay đổi thế nào, được gọi là trấn, lộ, phủ thì Hà Nam vẫn thuộc trấn Sơn Nam. Dưới thời Minh Mạng, Hà Nam được tách ra thành một tỉnh mới là tỉnh Hà Nam. Đến năm 1890 Hà Nam lại được nhập vào tỉnh Hà Nội, đến 1923 Hà Nam lại được tách ra thành một tỉnh riêng. Năm 1965 Hà Nam được sát nhập với tỉnh Nam Định thành lập ra tỉnh Nam Hà. Đến năm 1976 Nam Hà sát nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1992 tỉnh Hà Nam Ninh lại tách ra thành tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, Hà Nam thuộc tỉnh Nam Hà. Năm 1997 tỉnh Nam Hà lại tách thành Nam Định và Hà Nam và ngày nay Hà Nam cơ bản lại trở về địa giới hành chính vốn có ban đầu của nó. Đây là một vùng đồng chiêm trũng quanh năm ngập úng lấy nông nghiệp làm nền kinh tế chủ đạo nên kinh tế Hà Nam không có gì nổi bật. Tuy là một mảnh đất nghèo nhưng người Hà Nam hiếu học, họ đã xây dựng một nền văn hoá bề dầy mang đậm bản sắc văn hoá của con người nơi đây. Đây không chỉ là những giá trị văn hoá truyền thống mà tronghội ngày nay nó đã trở thành một động lực to lớn giúp Hà Nam xây dựng và phát triển vươn lên. 7 1.1.2. Đọi Sơn – một danh lam thắng cảnh trấn Nam Sơn. 1.1.2.1. Vị thế của Đọi Sơn. Đọi Sơn là một xã nằm phía Đông Nam của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phía Bắc giáp xã Yên Nam, phía Tây Bắc giáp xã Tiên Ngoại, phía Tây giáp xã Tiên Hiệp, phía Nam giáp xã Châu Sơn, Tiên Phong, phía Đông giáp sông Châu Giang và xã Văn Lý (huyện Lý Nhân-Hà Nam). Hiện nay, xã Đọi Sơn về hành chính gồm 7 thôn hợp thành. Đó là các thôn Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam, Đọi Trung, Đọi Lĩnh, Đọi Tín và Sơn Hà sống tập trung xung quanh núi Đọi. Đó là khối cộng đồng dân đã sinh sống ở đây rất lâu đời và họ có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong sản xuất kinh tế đặc biệt là trong các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng. Trung tâm xã Đọi Sơn có một quả núi cao khoảng 80m với diện tích 23,9 ha mọc giữa đồng bằng bát ngát lúa ngô. Đây là một kì quan mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân nơi đây. Chính cảnh đẹp đó đã thu hút và là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhiều danh nhân đã từng đặt chân đến nơi này. Năm 1476 vua Thánh Tông–người đứng đầu phái Tao đàn nhị thập bát tú một lần dừng chân tại chùa Long Đọi Sơn đã có cảm nhận: Lên cao tầm mắt nhìn bao quát Muôn dặm cây xanh một dải mờ. (Đề bia chùa Đọi) Đọi Sơn không chỉ có phong cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình mà còn nằm trên một thế đất thiêng theo quan niệm phong thuỷ của người xưa. Do vậy đã từ lâu trong vùng đã truyền tụng câu ca dao: Đầu gối núi Đọi Chân dọi Tuần Vường Phát tích đế vương Lưu truyền van đại. 8 Tuần Vường là ngã ba sông Hồng, sông Ninh Giang, và sông Đáy (gần cống Hữu Bị-Lý Nhân hiện nay). Ngày xưa khi chưa có đê đập thì đây là vùng có dòng nước xoáy cực kì nguy hiểm, nơi người ta thường nói là chỗ ở của Hà Bá Long Vương cai quản thuỷ quốc. Đó cũng là vực nước sâu nhất của sông Hồng mà từ xưa đã có câu: Nhất cao là núi Tản Viên Nhất sâu là vũng Thuỷ Tiên Tuần Vường. Sông Châu trước đây gọi là sông Kinh nối giữa sông Nhị Hà (sông Hồng) và sông Sinh Quyết (sông Đáy). Ngày xưa khi dòng Nhị Hà còn và chưa có bờ như bây giờ và dòng Châu Giang chưa đổi thì nó là một con sông ôm sát chân núi Đọi. Chẳng vậy mà khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long bằng đường thuỷ, nhân dân Đọi Tam tổ chức múa trống, múa rồng chào mừng nhà vua đi qua. Vào thời Trần nó là con đường huyết mạch nối giữa Thăng Long với hành cung nhà Trần ở Tức Mặc. Ngày nay Châu Giang đã đổi dòng chỉ còn lại rất nhỏ và đã lùi xa chân núi tiến về phía đông. Tuy nhiên với vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nó, sông Châu đã được chọn làm biểu tượng của Hà Nam: núi Đọi–sông Châu. Hiện nay đường thuỷ qua đây không còn tấp nập như xưa nhưng Đọi Sơn lại rất phát triển về giao thông đường bộ. Trên địa bàn xã có hai trục tỉnh lộ là 9710 và 9711 là trục giao thông huyết mạch nối Đọi Sơn với các xã trong huyện và với các vùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đây là một lợi thế quan trọng trong việc thúc đẩy và giao lưu kinh tế-văn hoá của Đọi Sơn. Là một xã thuộc ĐBBB lại rất gần các con sông lớn nên đây là một vùng đất phù xa màu mỡ. Trong diện tích 611,48 ha đất tự nhiên thì đất nông nghiệp ở đây là 356,4 ha chiếm 58,28%. Đây là điều kiện thuận lợi cho Đọi Sơn phát triển nông nghiệp.Tuy có núi nhưng là núi nhỏ đá lẫn đất nên chỉ có thể trồng được chè xanh và một số cây gỗ nhỏ. 9 Khí hậu ở Đọi Sơn thuận lợi cho trồng trọt và cuộc sống con người. Ngay từ thế kỉ XII khi vua Lý Nhân Tông cho xây dựng và mở mang chùa Đọi Sơn và tháp Sùng Thiện Diên Linh nơi đây đã nhận thấy “mùa xuân thì trời thường mưa để nhuần thấm cho muôn dân”. Đọi Sơn mang đặc trưng của vùng ĐBBB là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao khoảng từ 23-24 0 C, lượng mưa là 1900mm, độ ẩm 85%, giờ nắng là từ 1300-1500h/năm và khá ổn định. Với điều kiện như vậy, Đọi Sơn được thiên nhiên ưu đãi nhiều. Nơi đây có khí hậu ôn hoà, tài nguyên phong phú, cảnh sắc tươi đẹp là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, thiên nhiên cũng không quá ưu ái đối với vùng đất này. Là vùng trũng nhất của ĐBSH lại rất gần các con sông lớn nên trước đây nó là rốn nước trong mùa lũ, khi hệ thống đê điều chưa được kiên cố như bây giờ thì vùng liên tục bị lụt lội hoành hành. Những năm trở lại đây vùng này không còn xảy ra tình trạng ấy. Dòng Châu Giang đã hi sinh tự cắt mình ở đoạn đầu qua Duy Tiên để ngăn lũ ở cửa Tuần Vường nên đoạn sông dưới đó mới có tên Tắc Giang là vậy. 1.1.2.2. Lịch sử Đọi Sơn. Đọi Sơn là một địa danh xuất hiện từ bao giờ? Tên chính thức của xã này là Đọi sơn hay là Đội Sơn? Đọi Sơn là một xã lấy tên núi đặt làm tên gọi cho mình. Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về tên gọi đó. Ở xung quanh chân núi Đọi có 9 cái giếng tự nhiên đã xuất hiện từ lâu. Nước giếng này rất trong và không bao giờ cạn, theo truyền thuyết dân gian đó là 9 mắt rồng thiêng. Phía Bắc núi có một cái hang rất rộng ăn sâu vào trong lòng núi trông rất giống miệng con rồng nên nhân dân nơi đây gọi là Hàm Rồng. Lại thêm sự tích vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (năm Canh Tuất-1010) theo con đường thuỷ qua sông Châu Giang để ra Phố Hiến về Thăng Long. Được tin, nhân dân Đọi Tam chuẩn bị một màn độc đáo đón chào đoàn thuyền của nhà vua đi qua. Khi đoàn thuyền của nhà vua đến 10 [...]... cuộc sống con người với nạn lụt lội luôn thường trực Thế ứng sử của con người với tự nhiên và con người với con người đã tạo nên một phong cách riêng biệt của người dân nơi đây Tìm hiểu về chùa Đọilễ hội chùa Đọi ta hiểu được văn hoá và đời sống tâm linh của người dân vùng này Mặt khác, chùa Đọi không chỉ là một trung tâm sinh hoạt tôn giáo tâm linh của nhân dân vùng này mà còn là một ngôi chùa. .. núi của dân Việt cổ đồng thời là tục thờ thánh Tản Viên và tướng lĩnh của ông mong Thánh phù hộ cho dân trong vùng tránh được lũ lụt, bảo vệ mùa màng Đặc biệt riêng làng Đọi Tam ngoài việc tham gia trong hoạt động của hai lễ hội chung lớn trên, họ còn tổ chức ngày hội riêng của làng trống vào mồng 7 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ công ơn của người đã đem nghề về cho dân làng Trong ngày lễ đó, lễ. .. tổng dân số là 6368 người của xã thì số người trong độ tuổi lao động là 3630 người chiếm 57% Đây là nguồn lao động dồi dào cho Đọi Sơn phát triển đi lên trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, những khó khăn của vùng đồng chiêm trũng vẫn còn bám lấy cuộc sống của người dân Đọi Sơn Mặc dù đời sống vật chất đạm bạc nhưng người dân nơi đây chất phác và rất hiếu khách Hàng năm cứ vào mùa lễ hội chùa Long Đọi. .. tổng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Tổng Đọi Sơn lúc đó gồm 8 làng xã: xã Đọi Sơn, làng Trung Tín, làng Đọi Lĩnh, làng Đọi Trung, xã Câu Tử, xã Thọ Cầu, xã Xá, xã Dưỡng Mông Lúc đó Đọi Sơn chỉ có 3 thôn: Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam Sau này làng Trung Tín, Đọi Lĩnh, Đọi Trung sát nhập vào xã Đọi Sơn Cách đây 180 năm, thôn Đọi Tam do sự phát triển về mặt dân nên đã chuyển một bộ phận dân cư. .. là lễ hội chùa Đọi (tổ chức vào 19,20,21 tháng 3 âm lịch), lễ hội đền Đức Thánh Cả (ngày10,11,12 tháng 7 âm lịch) Lễ hội đền Đức Thánh Cả là ngày hội của cả 6 làng Những ngày đó Đọi Sơn tưng bừng không khí lễ hội làng để tưởng nhớ công ơn cha con thần Cao Sơn Đại Vương Đồng thời lúc này đang vào mùa mưa bão nhân dân Đọi Sơn tổ chức lễ hội cầu mong thần linh che chở cho nhân dân trong vùng tránh được... chất tôn giáo thể hiện rõ trong đời sống tâm linh, trong hoạt động lễ hội nơi đây như tục thờ thành hoàng làng, tục thờ thần nông nghiệp và tục thờ thần nước Có thể nói rằng khắp vùng Hà Nam không có nơi nào mà lễ hội lại diễn ra thường xuyên và độc đáo như ở Đọi Sơn Xuân thu nhị kì họ đều tổ chức lễ hội mang đặc thù của dân nông nghiệp vùng chiêm trũng quanh năm sống ngâm da, chết ngâm xương Đó... về từ Đọi Chữ Đọi có thể bắt nguồn từ tiếng Thái và có thể ở nơi đây có dấu tích sinh sống của người Thái hay sự giao lưu văn hoá Việt-Thái Chữ Đọi trong tiếng Thái có nghĩa là đồi Điều này có liên quan gì đến tục thờ Cao Sơn Đại Vương- một vị thần núi làm thành hoàng làng chung của 6 làng Đọi Theo trí nhớ của các cụ cao tuổi trong vùng thì trong lễ hội đền Đức Thánh Cả là ngày hội làng chung của 6... Đến vùng Đọi Sơn, ông thấy phong cảnh nơi đây đẹp, địa thế linh thiêng, nhân dân hiền lành nhưng thưa thớt Ông bèn dừng chân nơi đây cùng 6 người con của mình giúp dân khai khẩn trồng trọt và lập ra 6 làng Đọi là: Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam, Đọi Trung, Đọi Lĩnh, Đọi Tín Để tưởng nhớ công ơn của Cao Sơn Đại Vương và các người con của ông, nhân dân nơi đây đã tôn ông làm Đức Thánh Cả và 6 người con của. .. có, Chùa Long Đọi Sơn không chỉ là niềm tự hào của người dân Đọi Sơn mà cả vùng trấn Sơn Nam xưa (Hà Nam ngày nay) 1.2.3 Kiến trúc và quy mô của chùa Long Đọi Sơn Trải qua thăng trầm của lịch sử, kiến trúc và quy mô của chùa Long Đọi Sơn hiện nay đã biến đổi nhiều so với nguyên thuỷ của nó Qua bài văn trên tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh còn lại ta có thể thấy được quy mô to lớn và kiến trúc của chùa. .. hay dùng cả hai cách gọi trên Tuy nhiên, từ cổ đến nay nhân dân vùng này vẫn thường gọi là Đọi Sơn, trong các văn bản chính thức về mặt hành chính thì vẫn dùng tên gọi là xã Đọi Sơn, chùa Long Đọi Sơn, núi Đọi Sơn Xã Đọi Sơn thuộc tổng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam xưa Đây là vùng đất cổ nơi sinh sống củadân là chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn được khẳng định qua những di vật . chương: Chương 1: Đọi Sơn và di tích chùa Đọi. Chương 2 : Lễ hội chùa Đọi. Chương 3: Lễ hội chùa Đọi trong đời sống của cư dân trong vùng 5 CHƯƠNG 1: ĐỌI SƠN. đây. Nghiên cứu về chùa Đọi và lễ hội chùa Đọi chúng tôi nhằm làm rõ vai trò và vị trí của nó trong đời sống văn hoá của cư dân trong vùng. Đây không chỉ

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

8 Phạm Chí Bảng 72 Đọi Tam - lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng
8 Phạm Chí Bảng 72 Đọi Tam (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w