1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng

33 686 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 819,26 KB

Nội dung

Ý nghĩa của lễ hội làng cá Cát Bà đối với đời sống cư dân huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn h

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục 7

Chương 1: Một số khái niệm liên quan và tổng quan về đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng 8

1.1 Một số khái niệm liên quan 8

1.1.1 Khái niệm Lễ và Nghi lễ 8

1.1.2 Khái niệm Hội 9

1.1.3 Khái niệm Lễ hội 10

1.2 Tổng quan về huyện đảo Cát Hải,thành phốHải Phòng 11

1.2.1 Vị trí địa lý và cảnh quan 11

1.2.2 Di tích lịch sử 12

1.2.3 Đời sống dân cư 13

Chương 2: Lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng 15

2.1 Giới thiệu lễ hội làng cá Cát Bà 2015, huyện Cát Hải,tpHải Phòng 15

2.1.1 Nguồn gốc lễ hội 15

2.1.2 Nội dung lễ hội làng cá Cát Bà 2015 16

2.2.2 Ý nghĩa của lễ hội làng cá Cát Bà đối với đời sống cư dân huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng 20

2.2.2.1 Đối với đời sống văn hóa cộng đồng 20

2.2.2.2.Đời sống kinh tế- xã hội 22

2.2.2.3 Đối với giáo dục, xây dựng đời sống mới 23

Trang 2

Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội làng cá

Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng 25

3.1 Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội làng cá Cát Bà 25

3.2 Đẩy mạnh, tăng cường họat động quảng bá, giới thiệu hình ảnh huyện đảo Cát Hải và lễ hội làng cá Cát Bà 26

3.3 Làm tốt hơn, chu đáo hơn trong công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội 26

3.4 Phát triển mô hình văn hóa lễ hội du lịch cổ truyền 27

3.5 Đầu tư, hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội có nhiều giá trị văn hóa 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

PHỤ LỤC 30

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trên thế giới, mỗi một quốc gia lại có một loại hình sinh hoạt văn hóa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của quốc gia mình, và có lẽ lễ hội là loại hình tiêu biểu nhất Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền thể hiện những giá tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm

no, hạnh phúc.Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn

Đặc biệt, Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc sống trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp nhiều phong tục tập quán mang bản sắc riêng của từng vùng, miền , dân tộc và tôn giáo cho nền văn hóa của đất nước Chính vì vậy, lễ hội là yếu tố đặc trưng cho dân tộc vì góp phần làm cho văn

hóa đặc sắc hơn

Ở nước ta, lễ hội được tổ chức bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, sự tích về các anh hùng có công với dân với nước, các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, các nghi lễ… Hàng năm trên đất nước ta, có hàng ngàn lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô, và mang ý nghĩa khác nhau Lễ hội truyền thống như là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị

Trang 4

to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có giá trị văn hóa tâm linh cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

và đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hó, lễ hội còn mang giá trị kinh tế lớn, là sản phẩm văn hóa đặc biệt cho ngành du lịch

Hiện nay hoạt động lễ hội đang diễn ra khá phổ biến tại các địa phương trong cả nước Đó là hoạt động giúp giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống Tuy nhiên, trước hiện thực xâm nhập của văn hóa phương tây, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc dân…đã dẫn đến việc các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng gia tăng, các hoạt động lễ hội dễ bị lợi dụng gây ra những tác động tiêu cực

Lễ hội đã đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động của du lịch Do

đó vấn đề đặt nên hàng đầu trong thời kỳ đất nước ta bước vào con đường hội nhập nay đó là làm sao khai thác được các lễ hội theo hướng bền vững cho hoạt động du lịch, mà không mất đi giá trị truyền thống vốn có của nó vào việc định hướng những bước đi lâu dài trong việc phát triển du lịch góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước

Hải Phòng là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, là nơi có nhiều lễ hội trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước Một số lễ hội lớn tiêu biểu trên thành phố đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước như: lễ hội Chọi trâu (Đồ Sơn), lễ hội Hát Đúm (Thủy Nguyên), lễ hội Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo), lễ hội làng cá Cát

Bà (Cát Hải), lễ hội đền Nghè (Lê Chân)… Trong đó lễ hội làng cá Cát Bà có

ý nghĩa quan trọng trong đời sống của cư dân địa phương về nhiều mặt Chính

vì vậy, tôi chọn đề tài “ Lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân

Trang 5

lễ hội và những giá trị của lễ hội đối với cư dân trong vùng, từ đó tìm ra những giá trị cần được giữ gìn và phát huy

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

*Từ điển Hội lễ Việt Nam của Bùi Thiết, Nxb Văn hoá- thông tin

(2000) Trong đó tác giả đã sưu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn tất cả lễ hội truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa đến nay, sắp xếp theo thứ tự A, B, C tên riêng của từng lễ hội

*Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch của Dương Văn Sáu

trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 2004 Tác giả đã xây dựng mô hình,

cơ cấu tổng thể về lễ hội nói chung, đề cập đến những vấn đề chung nhất đồng thời triển khai các công việc trong một lễ hội

*Khóa luận Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và

khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch của

sinh viên Lê Thị Cúc, trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận đã giới thiệu

về Hải Phòng và những lễ hội tiêu biểu trực tiếp ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch của thành phố, trong đó có lễ hội làng cá Cát Bà

*Đại nam nhất thống chí viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều

Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức Đây là bộ sách lớn nhất và quan trọng nhất về địa chí Việt Nam dưới thời phong kiến Địa danh Cát Bà được nhắc đến với áng tuyệt văn thiên cổ:

''Một vùng núi non dựng lên như ngọc

Cá tôm nhiều như đất

Dân đua nhau thu lượm

Trang 6

Trên đây là các công trình nghiên cứu về lễ hội, lễ hội truyền thống, địa danh và một số lễ hội tiêu biểu Hải Phòng Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội làng cá Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng đề tài bước đầu đánh giá những giá trị của

lễ hộiđối với đời sống của cư dân trong huyện đảo và đưa ra một số ý kiến của

cá nhân giúp giừ gìn và phát huy những giá trị của lễ hội

* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, báo cáo cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan như các khái niệm về lễ hội và tổng quan về huyện đảo Cát Hảivà lễ hội làng cá

- Tìm hiểu nguồn gốc, nội dung của lễ hội làng cá Cát Bà

- Khảo sát nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó nêu lên những ảnh hưởng của lễ hội tới đời sống của cư dân trong vùng

- Đưa ra một số ý kiến giúp giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo nghiên cứu về nhữngý nghĩa, giá trịcủa lễ hội làng cá Cát Bà đối với đời sống của cư dân huyện đảo Cát Hải, TPHải Phòng

* Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu về những ý nghĩa, giá trị của lễ hội làng cá Cát Bà đối với đời sống của cư dân trong vùng, đề tài chọn địa bàn nghiên cứu tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng vào thời điểm diễn ra lễ hội 28/3/2015 và 29/3/2015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã thực địa: Đây là phương pháp chủ yếu để thực

Trang 7

Hải nhằm thu thập thông tin liên quan, hữu ích cho đề tài Các thao tác cụ thể được sử dụng là quay phim, chụp ảnh, đặc biệt là phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với Ban quản lý lễ hội và cư dân trong vùng

- Phương pháp tra cứu tài liệu: đây là phương pháp cơ bản để thu thập thông tin qua việc nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn trực tiếp, các thông tin từ sách báo, internet…

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tư liệu thu thập được sau đó tổng hợp lại đưa ra những kết luận về ý nghĩa, giá trị của lễ hội đối với đời sống của cư dân huyện đảo Cát Hải

Chương 3: Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội làng

cá Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Trang 8

NỘI DUNG Chương 1:

MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẢO CÁT

BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, HẢI PHÒNG 1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm Lễ và Nghi lễ

Trong tiếng Hán- Việt, Lễ chính là những khuôn mẫu của người xưa đã quy định; có phép tắc, buộc phải tôn trọng, tuân theo trong các mối quan hệ

xã hội Đó chính là cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan hệ giữa người với người trong bất kỳ xã hội nào

Dưới thời phong kiến, các nhà Nho quan niệm rằng: Lễ nghĩa thiên chi

tự Theo họ, lễ là trật tự của Trời Trời đất có trên có dưới, có vật lợi khác nhau, lễ được coi là cơ sở của một xã hội có tổ chức Về mặt cá nhân, lễ nhằm phòng ngừa những hành vi và tình cảm không chính đáng, lễ là phương tiện đắc lực để sửa mình, hoàn thiện hơn

Trong chiều dài lịch sử phát triển, lễ còn được coi là phong hóa của quốc gia, là những biểu hiện trong thuần phong mỹ tục, những tập tục truyền thống, lối sống, nếp sống và tập quán sinh hoạt của một cộng đồng dân cư được hình thành và củng cố theo thời gian

Tác giả Lê Văn Kỳ, Viên Văn hóa dân gian cho rằng: “Lễ trong lễ hội

là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói riêng Đồng thời, lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa

có khả năng cải tạo”

Trang 9

Nghi lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt của cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo- tín ngưỡng

Theo Dương Văn Sáu, nghi lễ là những sng xử của tần lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần trong mối quan hệ “ Người- Thần” vốn luôn tồn tại trong tâm thức của mọi người, mọi thời đại Nghi lễ còn là hình thức, biện pháp tiến hành trong các hoạt động xã hội của con người nhằm đối ứng và tương thích với đối tượng thờ cúng, với vị thế xã hội, môi trường sống của những người tiến hành tổ chức hoạt động nghi lễ”

Như vậy, có thể hiểu rằng: Nghi lễ là những hình thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về

sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận dược sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng

1.1.2 Khái niệm Hội

Tác giả Bùi Thiết quan niệm: Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thống

Trong hội, có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm lý cộng đồng, những đặc trưng của văn hóa dân tộc, những quan niệm, cách ứng xử đối với mội trường tự nhiên và mội trường xã hội của các cá nhân và cộng đồng.Những hoạt động diễn ra trong lễ hội phải luôn phản ánh

và thể hiện một phần lịch sử địa phương, đất nước

Đoàn Văn Chức cho rằng, hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt dộng giải trí công cộng diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên hay xã hội, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ

Trang 10

1.1.3 Khái niệm Lễ hội

Chu Quang Chứ quan niệm: Lễ hội là hiện tượng lịch sử, luôn phát triển theo thời gian và có tính thời đại Lễ hội luôn luôn phát triển theo thời gian và có tính thời đại là lễ hội không có tính bất biến mà luôn luôn có sự vận động và biến đổi tùy vào điều kiện khách quan( thời gian và không gian), điều kiện chủ quan (chủ thể tổ chức), ý thức hệ chủ đạo của thời đại, cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn tài chính

Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng lễ hội là nghi lễ nghi thức nông nghiệp

Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, các tác giả đưa ra quan niệm: Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người với thần linh, phản án những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh của dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc,

sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh” Lễ hội là một hoạt động của một tập thể người liên quan đếntín ngưỡng và tôn giáo” Những tín ngưỡng dân gian của đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý niệm được khách thể hóa, hiện thực hóa Vì thế, lễ hội ở các nước Đông Nam Á đều có chung một cấu trúc ban đầu gồm hai phần: lễ và hội Phần lễ là để con người giao tiếp với thần linh , cầu xin thần linh thông qua thầy cúng, lời khấn, nhạc cụ, lễ vật… với các nghi

lễ tế, rước… Phần hội là những trò chơi nhằm xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng với sự tham gia của thần linh

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thòi gian vàkhông gian xác định, nhằm nhắc lại một sự kiện,

Trang 11

nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội

1.2 Tổng quan về huyện đảo Cát Hải,thành phốHải Phòng

1.2.1 Vị trí địa lý và cảnh quan

* Vị trí địa lý: Cát Hải là huyện đảo nằm ở phía đông thành phố Hải Phòng cách trung tâm nội thành 39km theo đường chim bay Đây vốn là huyện có tên từ thời Pháp thuộc Nhưng trước năm 1945, huyện Cát Hải thuộc tỉnh Quảng Yên.Huyện Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng được thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện đảo Cát Bà và Cát Hải

cũ Địa bàn huyện Cát Hải ngày nay vốn là một đơn vị hành chính được thành lập vào loại xưa nhất của thành phố Hải Phòng

Huyện có diện tích tự nhiên là 345km2, bao gồm hai đảo lớn là đảo Cát Hải và Cát Bà Cát Hải diện tích xấp xỉ 40km2 và Cát Bà hơn 300 km2 Huyện Cát Hải nằm ở phía Bắc giáp huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) qua dòng sông Phượng; phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ Dân số là 29.899 người (tính đến tháng 6/2010), gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có hai thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào Khu hành chính của huyện đóng tại Cát Bà Huyện đảo Cát Hải có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Hải Phòng và của vùng Đông Bắc Tổ quốc Trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các thế hệ người dân huyện đảo đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước

* Cảnh quan: Nơi đây có Vườn Quốc Gia Cát Bà là nơi lưu giữ nguồn gel quí hiếm trong đó có loài Voọc Đầu trắng được ghi vào Sách Đỏ thế giới Đảo Cát Bà có hàng trăm hang động với nhiều dáng vẻ nguyên sơ kỳ vĩ như

Trang 12

động Trung có nhiều nhũ đá thiên nhiên, động Hùng Sơn, động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang, đa dạng thảm thực vật phong phú Nơi đây có nhiều vụng vịnh với dải cát vàng, những quần thể san hô lung linh muôn màu sắc Thiên nhiên ưu đãi cho Cát Bà một nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm: Trên rừng có nhiều loại gỗ quý như Lát hoa, Lim, Gội, Kim giao, các loại cây dược liệu, các loại chim thú như đại bàng,

đa đa, trăn, kỳ đà, rắn hổ mang, tắc kè, khỉ, chồn, cầy… Biển Cát Hải có gần

200 loài cá, gần 600 loài động vật biển, 75 loài thực vật phù du, gần 200 loài động vật phù du, 27 loại rừng ngập mặn Biển Cát Hải còn có nhiều loại nhuyễn thể như Tôm he, Tôm rồng, Đồi mồi, Cua, Ghẹ, Sò huyết, Trai ngọc, Vẹm xanh, Tu hài… Vịnh Lan Hạ (Cát Bà) là một trong những vịnh biển đẹp nhất trong quần thể danh thắng vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới) và cũng chính vì vậy, phần lớn đảo Cát Bà được công nhận là khu dự trữ quyển thế giới

Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọc của Vịnh Bắc Bộ Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giớingày 02 tháng 12 năm 2004 Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này

1.2.2 Di tích lịch sử

Các nhà khảo cổ học khẳng định Cát Hải là cái nôi của người cổ xưa Qua khai quật cho thấy 15 điểm có dấu tích người Việt cổ nhưng hang Eo Bùa, Tùng Bà, Bờ Đá, Khoăn Mui, Ang Giữa Năm 1938 nhà khảo cổ học người Pháp đã khai quật và nghiên cứu đioxit cacbon tìm thấy những dị vật còn sót lại, ông khẳng định Cát Bà nằm trong loại hình nền văn hóa Hạ Long Những đồ vật được tìm thấy ở nơi đây qua khảo cứu đã chứng tỏ người Việt

Trang 13

cổ đã từng trú ngụ tại mảnh đất này Di chỉ Cái Bèo là niềm tự hào của người dân trên đảo

Đảo Cát Bà từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa Năm 1750 thủ lĩnh nông dân Nguyễn Hữu Cầu – tức Quận He dấy quân khởi nghĩa lấy Cát Bà làm căn cứ Năm 1893 khi quân Pháp đổ bộ lên Đảo người dân đã kháng cự quyết liệt Vào những năm 1889 – 1893 Cát Bà trở thành căn cứ chính của nghĩa quân Tiến Đức, ông đã dựa vào địa hình Trung Trang, Mái Gợ, Trà Báu xây dựng đồn điền, đồn trung, đồn hậu với bẫy đá, hầm chông chống giặc Khu di tích Hà Sen và Đôn Lương trở thành di tích lịch sử của huyện đảo

1.2.3 Đời sống dân cư

Cư dân huyện đảo Cát Hải có nguồn gốc từ nhiều nơi đến, chủ yếu thạo nghề sông nước ở Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương…

Từ trước 1978, còn có nhiều cư dân người Hoa cư trú, làm ăn sinh sống Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép về Cát Hải xưa:” Dân có tục ương ngạnh, ít văn hoá, đất nhiều chua mặn, dân làm nghề đi đánh chài, đi buôn, mối lợi nhờ núi, biển…”.Con người từ mọi miền đất nước và tỉnh ven biển của Trung quốc đến định cư tại Cát Hải, Cát Bà vì nhiều lý do khác nhau, trong nhiều thời gian khác nhau Sau “Sự kiện người Hoa” do bọn phản động gây ra năm

1978, hầu hết người Hoa rời đảo ra đi Để phân bố lại lực lượng trên địa bàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và chiến đấu, một bộ phận lớn cư dân Đồ Sơn, Tiên Lãng, An Lão được bổ sung cho huyện đảo Cát Hải Nhân dân xã Cao Minh bên Cát Hải được bố trí chuyển cư hẳn sang Cát Bà Do đặc điểm địa hình, nên việc phân bố dân cư của huyện không đồng đều, có nơi dân sống tập trung như thị trấn Cát Bà, thị trấn Cát Hải, xã Nghĩa Lộ; có nơi dân cư sống thưa thớt, biệt lập như Gia Luận, Việt Hải

Cư dân Cát Hải đã quen với biển cả Các cư dân trên đảo Cát Bà, có một số lượng không nhỏ cư dân sống trôi nổi trên biển, phần nhỏ là trên các

Trang 14

thuyền đánh cả kiêm nhà ở Phần còn lại họ sống trên các nhà nổi gần bờ mà thực chất là bè nuôi cá Lao động cần cù sáng tạo là truyền thống lâu đời và cũng là một đặc điểm nổi bật củangười dân nơi đây Trước đây, đánh cá là một nghề chính của huyện Sau ngày Cát Bà giải phóng, nghề cá bị đình đốn Thực hiện lời dậy của Bác Hồ ngày về thăm đảo (31-3-1959): phải xây dựng Cát Hải thành trung tâm nghề cá của Hải Phòng, Đảng bộ và nhân dân Cát Hải đã ra sức phấn đấu từng bước đưa nghề cá ngày một phát triển Muối là ngành sản xuất quan trọng thứ hai của Cát Hải Thời kỳ phát triển thịnh đạt, hầu hết diện tích đất canh tác trên đảo Cát Hải được cải tạo, xây dựng thành những cánh đồng muối, như ở Văn Chấn, Gia Lộc, Nghĩa Lộ, Phù Long Ngành sản xuất muối từng thu hút tới 1/4 lao động và giải quyết đời sống cho gần một nửa số dân trong huyện Làm muối là một nghề thủ công mang nặng tính thời vụ, cực nhọc, phải giành giật với thiên nhiên từng ngày nắng để sản xuất Bên cạnh nghề muối, Cát Hải còn có một số nghề thủ công gắn liền với biển cả và núi rừng, với nghề biển như: nghề làm nước mắm, nghề đan lưới, nghề đóng và đan thuyền, vận tải biển, nghề sơn tràng…Ngư dân Cát Hải chẳng những thông thạo cách đánh bắt hải sản mà còn hiểu biết những diễn biến của sóng nước và gió biển Trước đây, dân Cát Hải không nuôi cá vì ngư trường sẵn, tiêu thụ ít Ngày nay, nghề nuôi trồng hải sản được quan tâm Với nghề chính là đánh cá, và chế biến thuỷ sản, nấu nước mắm, làm muối, săn bắt chim và thú, khai thác lâm sản, tự thân nó đòi hỏi người Cát Hải phải luôn

mở rộng giao lưu trao đổi với các thị trường khác thì mới đảm bảo đời sống

và tái sản xuất

Trang 15

Chương 2

LỄ HỘI LÀNG CÁ CÁT BÀ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN ĐẢO

CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, TP HẢI PHÒNG 2.1 Giới thiệu lễ hội làng cá Cát Bà 2015, huyện Cát Hải, tp Hải Phòng 2.1.1 Nguồn gốc lễ hội

Ngày 31/3/1959, trong chuyến thăm và kiểm tra tình hình phát triển kinh tế xã hội sau hòa bình lập lại ở miền Bắc tại một số đảo thuộc vùng Đông Bắc, Bác Hồ đã về thăm cán bộ, nhân dân huyện Cát Hải, Cát Bà Bác

đã tiếp xúc, nói chuyện với nhân dân huyện Cát Hải tại Bến Gót, với nhân dân, ngư dân Cát Bà tại Cảng Cá Cát Bà Sự kiện này là một phần thưởng vô giá với Đảng bộ, quân dân huyện đảo, là sự chăm lo của Bác đối với đồng bào, chiến sỹ nơi đảo xa

Trong lần về thăm, Bác đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ với các tầng lớp nhân dân, nhất là với bà con ngư dân Khi nói chuyện với nhân dân huyện đảo, đối với công nhân, Bác dặn: Tiền đồ của cá nhân không thể tách rời tiền đề của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp, của cách mạng, của Đảng Nếu muốn tách rời tiền đồ của nhân dân thì chỉ có cách nhảy xuống biển, như người thủy thủ muốn rời khỏi con tàu

Đối với ngư dân, Bác khuyên: “Ngư dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới

đi được biển nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa máy móc vào Đảng và Chính phủ sẽ giúp đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để phát triển sản xuất”

Đối với chiến sỹ, bác dặn đồng chí cán bộ huyện đội: “Chú chuyển lời thăm hỏi sức khỏe anh em cán bộ chiến sỹ trong đơn vị ở đây”

Trước khi rời đảo, Bác căn dặn chung cho Đảng bộ nhân dân: “Miền Bắc nước ta đã giải phóng Rừng vàng, biển bạc của ta, do dân ta làm chủ Tất

Trang 16

cả đồng bào phải thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chăm chỉ học tập, xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa tốt hơn ”

Chuyến thăm làng cá của Bác mãi mãi trở thành một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí quân dân Cát Hải Và ngày đó trở thành ngày truyền thống đậm đà sắc thái cách mạng không chỉ riêng của Cát Hải mà còn là ngày truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam

Để ghi nhớ sâu sắc hình ảnh và tình cảm của Bác dành cho huyện đảo, ngày mùng 1 tháng 4 dương lịch trở thành ngày hội truyền thống của nhân dân Cát Hải Hằng năm, huyện đảo tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá với nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là hội đua thuyền rồng trên biển với sự tham gia của các địa phương trên đảo Những ngày diễn ra lễ hội, huyện đảo như được khoác lên mình một lớp áo mới với đủ màu sắc của cờ hoa, của biển trời xanh trong như ngọc

2.1.2 Nội dung lễ hội làng cá Cát Bà 2015

Ngày hội làng Cá diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm, ghi nhớ sự kiện ngày 1 tháng 4 năm 1959, Bác Hồ kính yêu về thăm làng Cá Cát Hải, động viên thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê hương Từ đó đến nay, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thuỷ sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng là thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo Ngày hội lớn mang nhiều ý nghĩa lịch sử đã diễn ra trọng thể ngay tại vùng đảo Cát Bà Năm 2015, huyện Cát Hải tổ chức lễ kỷ niệm 56 năm Bác Hồ về thăm làng

cá, khai mạc lễ hội làng cá Cát Bà Năm nay, lễ hội được tổ chức sớm hơn mọi năm vào hai ngày cuối tuần để cho mọi người đều có thể tham dự Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc

Ngày đăng: 14/03/2017, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w