Lễ hội chùa Đọi - Đời sống văn hoá và tinh thần của cư dân trong vùng

MỤC LỤC

Di tích chùa Đọi

    Đến năm 1054 vua Lý Thánh Tông cùng Vương phi Ỷ Lan thăm thú đầu xuân thấy cảnh sắc nơi đây rất đẹp lại thêm những di tích lịch sử (vua Lê Hoàn cày ruộng tịch điền và là nơi Lý Thái Tổ dời đô đi qua) nên vua cùng vương phi quyết định cho xây dựng chùa Đọi với quy mô lớn, giao cho tể tướng Dương Đại Gia chỉ huy xây dựng và mời thiền sư Đàm Cứu Chỉ đang trụ trì một ngôi chùa ở Tiên Du-Bắc Ninh về trụ trì cùng tể tướng tham gia xây dựng chùa. Ngoài những di vật và những di tích kể trên, chùa Đọi còn lưu giữ nhiều di vật quý như: những mảnh gốm trang trí hình vũ nữ đang múa hay khắc trọn hình một con rồng có từ thời Lý, một chiếc chuông cổ và một chiếc khánh cổ được treo dưới nhà tổ hay nhưng chiếc lư hương bằng đồng chạm nổi lưỡng long chầu nguyệt, hệ thống tượng thập bát La Hán, tượng Phật, tượng Thánh rất phong phú và đa dạng trong tiền đường và hậu điện có cả tượng mới và cũ.

    Chuẩn bị lễ hội

    Với vai trò, vị trí và quy mô của ngôi chùa và lễ hội truyền thống nơi đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VH-TT tỉnh Hà Nam, phòng Văn hoá-Thể thao huyện Duy Tiên đã kết hợp với UBND xã Đọi Sơn và nhân dân trong vùng chuẩn bị tổ chức lễ hội chùa Đọi một cách cẩn thận và chu đáo với quy mô phù hợp với vị thế của nó. UBND xã đã cùng nhà chùa (trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Thanh Vũ) có lời mời tới các đội rồng, đội trống, đội sư tử, đội bát âm, đội kiệu, đội dâng hương, đội tế nam quan và nữ quan của 6 thôn Đọi trong xã cùng nhân dân tổ chức buổi rước từ sân uỷ ban xã lên chùa làm lễ dâng hương khai hội diễn ra vào sáng 19-3 âm lịch tại sân Tam Bảo.

    Diễn biến lễ hội chùa Đọi

    Nhiều trò chơi truyền thống được tổ chức để ca ngợi công lao của các vị anh hùng dân tộc hay tái hiện lại cảnh sống thanh bình dưới thời vua Lý Nhân Tông như: đấu vật, cờ người, chọi gà, hát giao duyên, thi nấu cơm, dệt vải…Trong qúa trình phát triển của lịch sử, các trò chơi truyền thống trong lễ hội chùa Đọi đã bị mai một dần và thay thế bằng các trò chơi hiện đại như: cầu lông, bóng bàn, và một số trò chơi may rủi như sốc thẻ, bắn súng lĩnh thưởng… Tuy nhiên lễ hội chùa Đọi ngày nay vẫn còn duy trì được nhiều các trò chơi dân gian truyền thống. Các đoàn lễ thập phương về đây lễ Phật nghỉ lại qua đêm, họ tổ chức những buổi diễn lại các tích xưa để răn đời hay tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống đích thực trong cuộc sống hiện đại như các tích: Lưu Bình-Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính, ….Họ biểu diễn trước mọi người xem lễ hội không trang phục diễn xuất, không đạo diễn hay kịch bản mà họ diễn bằng tài năng của mình và thật sự đó là những màn biểu diễn đầy ấn tượng.

    Lễ hội chùa Đọi thể hiện tư tưởng uống nước nhớ nguồn của cộng đồng người Việt

    Thường thì trước khi lễ hội diễn ra một ngày, vào ngày 18-3 nhiều đoàn tế ở nhiều nơi và nhân dân Đọi Sơn đã về chùa tổ chức một buổi tế lễ tại nhà tổ để tưởng nhớ công đức của các đời sư tổ và mời các sư tổ về đây dự lễ hội chùa như một lòng thành kính và dâng lên sư tổ những thành quả và các bước phát triển của ngôi chùa mà các sư tổ đã dùng tâm huyết để xây dựng. Do vậy lễ hội chùa Đọi được tổ chức không chỉ là để tưởng niệm ngày mất của vị Đại hoà thượng Thích Chiếu Thường mà rất nhiều hoạt động lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn các danh nhân có công lớn trong việc xây dựng chùa, có công với đất nước, với nhân dân trong vùng như Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyệt Nga công chúa….Đó là các hoạt động nhằm tái hiện lại cảnh đất nước thanh bình dưới thời vua Lý Nhân Tông như: đấu vật, chơi cờ, thi dệt vải, bơi thuyền….

    Lễ hội chùa Đọi nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí trong nhân dân

    Bên cạnh đó trong lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi phản ánh ước mong cầu mùa, phồn thực như hội đua thuyền, hát giao duyên… hay có những trò chơi rèn luyện trí não như đấu cờ….được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt. Sau nhưng hoạt động vui chơi bổ ích như vậy mọi người thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn như được tiếp thêm sức mạnh từ thần linh và cộng đồng để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn của cuộc sống ngày mai với tinh thần và khát vọng chiến thắng.

    Lễ hội chùa Đọi nhằm thoả mãn nhu cầu giao lưu tình cảm giữa những con người, đặc biệt là tình cảm lứa đôi

    Họ đến đây ngoài mục đích lễ Phật cầu may mà họ đến đây để giao lưu vui chơi giải trí, mong muốn có thêm nhiều bạn mới hay chỉ là muốn tìm hiểu về tâm lí con người và văn hoá các vùng khác nhau mà thôi. Nhu cầu hiểu biết về nhau giữa con người với con người trong lễ hội càng tăng thêm tình đoàn kết của cộng đồng dân cư nơi đây tạo nên sức mạnh để họ giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, phát triển đi lên.

    Lễ hội chùa Đọi nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tâm linh của cư dân trong vùng

    Đó chính là ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống và cũng là sự khẳng định cho sự trường tồn của lễ hội trong đời sống xã hội con người, khi mà con người vẫn còn những ước mơ khát vọng vươn lên mặc dù nó có thể có thay đổi về hình thức biểu hiện tuỳ thuộc vào sự tác động của hiện thực xã hội đối với sự tồn tại của lễ hội. Họ có niềm tin vào sự linh ứng của thần Phật, sự linh thiêng của ngôi chùa mà chính niềm tin đó đã giúp họ lấy lại thăng bằng trong cuộc sống, là động lực cho họ vươn lên để tự chính mình xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn nhưng họ vẫn nghĩ có một thế lực siêu nhiên nào đó phù hộ và giúp đỡ.

    Lễ hội chùa Đọi với đời sống kinh tế của nhân dân Đọi Sơn

    Theo khảo sát của chúng tôi thì nhân dân Đọi Sơn trong ngày lễ hội này có tham gia kinh doanh buôn bán trên núi phục vụ lễ hội nhưng người dân nơi đây chủ yếu phục vụ nhu cầu về thực phẩm và đồ giải khát còn các mặt hàng lưu niệm, các trò chơi hiện đại thì lại do người vùng khác đem đến đó thực hiện. Ngày nay, do nhiều người về đây lễ Phật nên tiền công đức do nhân dân và khách thập phương tâm cúng cũng đủ cho nhà chùa chi dùng cho hoạt động lễ hội nên không phải huy động trong nhân dân như trước nữa.

    Lễ hội là nơi thể hiện tài năng của con người

    Rất nhiều hoạt động, nhiều trò chơi mô phỏng lại nghề nghiệp hoặc hành động của nhân vật được thờ tự, một mặt nó thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mặt khác nó cũng nhằm để thoản mãn nhu cầu nâng cao tay nghề, ý thức và lòng tự hào nghề nghiệp, tài khéo léo của chính người tham gia các hoạt động đó. Trong lễ hội chùa Đọi xưa có nhiều hoạt động thể hiện hoạt động nghề nghiệp được diễn ra như: thổi cơm thi, thi dệt vải, thi bưng trống….Ngày xưa khi xã Tiên Phong còn thuộc tổng Đọi Sơn có nghề trồng dâu nuôi tằm rất phát triển mà bà tổ làng nghề là Nguyệt Nga công chúa.

    Lễ hội chùa Đọi góp phần củng cố khối đoàn kết cộng đồng

    Sau khi các hoạt động tế lễ tại đền Đức Thánh Cả đã hoàn tất, các đội tế và kiệu rước trở về làng mình còn đội lễ và đội kiệu của thôn Đọi Lĩnh không về đình làng mình ngay mà theo lời mời của thôn Đọi Tín thanh la chiêng trống cùng kiệu về đình Đọi Tín tổ chức ăn uống linh đình từ trưa sang chiều sau đó mới trở về làng mình tổ chức lễ hội làng. Như chúng ta đã biết từ xưa Hà Nam nói chung và vùng Đọi Sơn nói riêng là vùng có vị trí địa lí quan trọng và rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ mà sách Lịch triều hiến chương loại chí có ghi “Thực là cái bình phong phiên chắn của trung đô và kho tàng của nhà vua”.

    Lễ hội chùa Đọi là biểu hiện của văn hoá truyền thống Hà Nam

    Sống trong môi trường tự nhiên như vậy nên vùng Hà Nam nói chung, vùng Duy Tiên nói riêng đặc biệt là chùa Đọi và khu vực xung quanh có tục thờ các vị thần sông nước bên cạnh tục thờ các vị thần nông nghiệp thể hiện tín ngưỡng cầu mùa mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt của nhân dõn vựng này. Đó cũng là nét đẹp, là sức sống của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại và đó cũng là lí do tại sao chúng ta phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần quý báu được lưu giữ trong lễ hội truyền thống nơi đây trong quá trình phát triển kinh tế xã hội kết hợp giữa phát triển du lịch và lễ hội truyền thống.