1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng

71 2K 45
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 378 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang trong xu thế hội nhập quốc tế,cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế thì nhucầu vốn để nâng cao cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng Bên cạnh đó một vấnđề cũng cấp thiết là nâng cao mức sống của người dân ở nông thôn, tạo điều kiệnđể họ có thể tiếp cận với những nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiệncuộc sống Tín dụng ngắn hạn, mà đặc biệt là cho vay đối với khách hàng cánhân của các Ngân hàng thương mại là một công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầuđó Nguồn tín dụng này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cá nhân, hộ gia đình có thể cảithiện và nâng cao đời sống, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúpcho dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng đối với khách hàng cá nhân với việcnâng cao, cải thiện đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển củakinh tế, các Ngân hàng thương mại đã và đang triển khai nhiều biện pháp để hỗtrợ thêm nữa cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn

Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân gặp nhiềukhó khăn, nổi cộm vẫn là vấn đề hiệu quả cho vay còn thấp, dư nợ tín dụng cấpcho khách hàng cá nhân của các Ngân hàng thương mại vẫn thường chiếm tỷ lệkhông cao lắm so với yêu cầu Điều đó nói lên rằng vốn đầu tư cho chiều sâuchưa đáp ứng được đòi hỏi bức thiết ngày càng tăng của nền kinh tế

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường và sau một thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng - một Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc cấp tín dụng để các cá nhân có thể tự doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống góp phần

Trang 2

thúc đẩy nền kinh tế ở nông thôn cũng nhu nền kinh tế chung của cả nước, nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá

nhân, nên em chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng” để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chuyên để thực tập tốt nghiệp này bao gồm ba chương:

Chương I : Lý luận chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mạiđối với khách hàng cá nhân

Chương II: Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vayđối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Nam Am - Hải Phòng.

Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên những vấn đềtrình bày trong chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót Em mong rằng sẽ nhậnđược những đóng góp bổ ích từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ trong ngânhàng để có thể bổ sung , hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS Nguyễn Đức Hiển vàcác cô, các bác cán bộ trong Ngân hàng, đặc biệt là các cô, các bác cán bộ trongphòng Tín dụng đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và thực hiệnchuyên đề này.

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàngthương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinhtế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mạichiếm tỉ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng.Tuy nhiên cho đến nay hầu như chưa có một khái niệm cụ thể, thống nhất vềNgân hàng thương mại

Theo pháp luật nước Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiềngửi, cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằngviệc rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vaythương mại sẽ được xem là một Ngân hàng

Tại Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của Hội đồng Nhà nướcViệt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làmphương tiện thanh toán.

Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm1997, định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan Luật

Trang 4

tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động Ngân hàng vì khái niệm này đãđược định nghĩa trong luật Ngân hàng Nhà nước, cũng do Quốc hội khóa Xthông qua cùng ngày Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: hoạt động Ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thườngxuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụthanh toán

Như vậy, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về Ngân hàng thương mại như sau: Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, Ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về dịch vụ ngân hàng xã hội

Khái niệm ngân hàng đang ngày một thay đổi vì sự pha trộn các hoạt độngtruyền thống của Ngân hàng với các loại hình trung gian tài chính khác.

Trong hệ thống tài chính trung gian, các Ngân hàng thương mại là những trung gian tài chính lớn nhất với đa dạng loại hình tổ chức và sở hữu như: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Căn cứ theo Chương III của Luật các tổ chức Tín dụng được thông qua tại kì họpthứ 2 Quốc hội khóa X ngày 12 tháng 12 năm 1997 thì Ngân hàng thương mại cócác hoạt động cơ bản sau:

- Huy động vốn- Hoạt động tín dụng

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ- Các hoạt động khác

Trang 5

* Hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn là hoạt động đầu tiên và có vai trò vô cùng quan trọng đốivới một Ngân hàng thương mại bởi nguồn vốn tự có của Ngân hàng không thểđáp ứng tất cả các hoạt động của Ngân hàng Để có thể thực hiện các nghiệp vụkhác, Ngân hàng phải tìm mọi cách tập hợp các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế để mở rộng quy mô vốn kinh doanh của mình.

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chứctín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn vàcác loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được cho phép.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổchức tín dụng nước ngoài.

- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.

- Một số hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước.

* Hoạt động tín dụng:

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là tài trợ cho khách hàngtrên cơ sở tín nhiệm ( tín dụng ) Đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhấtcho Ngân hàng nhưng nó cũng là hoạt động chứa đựng rủi ro lớn nhất

Tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp cho các tổ chức, cá nhân dướinhiều hình thức:

- Chiết khấu thương phiếu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thươngphiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác của tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết

Trang 6

khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác của các tổ chức tín dụngkhác.

- Cho vay: Đây là hoạt động quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cáchoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại cóthể cho các cá nhân, tổ chức vay vốn dưới nhiều hình thức như thấu chi, cho vaytheo hạn mức hoặc vay từng lần…

- Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh: Bảo lãnh của Ngân hàng là cam kết của Ngânhàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng của Ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ nhưcam kết Ngân hàng thương mại được bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàngkhác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảolãnh

- Cho thuê tài sản ( thuê - mua ): Cho thuê tài sản của Ngân hàng thươngmại thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn Cho thuê tài sản giống mộtkhoản cho vay thông thường ở chỗ Ngân hàng phải xuất tiền với kì vọng sẽ thuvề cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, tuy nhiên nó khác cho vay ở chỗ tàisản cho thuê vẫn thuộc sở hữu của Ngân hàng, Ngân hàng có thể thu hồi nếu bênthuê không thực hiện đúng hợp đồng…

* Hoạt động thanh toán và ngân quỹ

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại baogồm các hoạt động sau:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

Trang 7

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước chophép.

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt chi khách hàng

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liênNgân hàng trong nước.

- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước chophép.

* Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cungcấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Ngân hàng thương mại còn có thể thực hiệnmột số hoạt động khác, bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần, tham gia thị trườngtiền tệ, kinh doanh ngoại hối, ủy thác và nhận ủy thác, cung ứng các dịch vụ bảohiểm, tư vấn tài chính và bảo quản vật có giá.

Trong tương lai, các Ngân hàng thương mại ngoài thực hiện các hoạt độngtruyền thống sẽ tiến đến xu thế kinh doanh đa năng để đáp ứng nhu cầu thực tiễncủa nền kinh tế, cũng như giảm rủi ro, tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại

Trong khi nhiều người cho rằng Ngân hàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ trongnền kinh tế - nhận tiền gửi và cho vay - thì thực tế ngân hàng đã phải thực hiệnnhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu củaxã hội Các Ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau:

Trang 8

- Vai tò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ các hộ giađình, thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phầnkhác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác.

- Vai trò thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việcmua bán hàng hoá và dịch vụ( như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấpmạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiềnđúc).

- Vai trò người bảo lãnh: cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàngmất khả năng thanh toán ( chẳng hạn phát hành thư tín dụng)

- Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ,phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán( thường được thực hiện tại phòng uỷthác).

- Vai trò thực hiện chính sách: thực hiện các chính sách kinh tế của chínhphủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.

1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hànhkèm theo Quyết định 324/1998/QĐ – NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định: “Cho vay là một hình thức của cấptín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sửdụng vao mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi”.

Cho vay là một trong những nghiệp vụ tín dụng cơ bản của Ngân hàngthương mại Đó là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lại trong khoảng thời gian xác định.

Trang 9

Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng – để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ Hoạt động cho vay của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực Ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Hơn nữa thông qua các khoản chovay của Ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn.

Có nhiều cách phân loại các loại hình cho vay tùy theo các tiêu thức phân loại

* Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng khoản vay

Trong cuốn Quản trị Ngân hàng thương mại của Piter S.Rose, chương 16: Hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách và quy trình, phân loại các loại hình chovay căn cứ vào mục đích sử dụng thành các loại sau:

- Cho vay kinh doanh bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựngngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ choviệc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các taig sản nước ngoài Đối với loại hình cho vay này, Ngân hàng được bảo đảm bằng tài sản thực: đất đai, tòa nhà, các công trình khác…

- Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

- Cho vay nông nghiệp: Nhằm hỗ trợ cho nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch bảo quản sản phẩm

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí như mua hàng nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên…

Trang 10

- Cho vay đối với cá nhân: Giúp tài trợ cho việc mua ôtô, nhà ở, trang thiếtbị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải cho các khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác.

- Các khoản cho vay khác: Gồm các khoản cho vay không được xếp vào các loại cho vay trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.

- Tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho khách hàng thuê.

* Nếu căn cứ vào phương thức cho vay

Căn cứ theo Điều 16, Chương II của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụngđối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ –

NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng thương mại có các phương thức cho vay sau:

- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của Ngân hàng đối với các khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình Ngân hàng phương án sử dụng vốn vay của mình Đối với từng kì hạn tronghợp đồng, Ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, Ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, Ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Đây là nghiệp vụ tương đối đơn giản, Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: đây là phương thức mà Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng ( có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì ) trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay

Trang 11

mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh Đối với Ngân hàng thì hình thức cho vay này có ưu thế là khi khách hàngcó thu nhập, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng, tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn cụ thể nên Ngân hàng khó có thể kiểm soát được hiệu quả sử dụng từng lần vay.

- Cho vay theo sự án đầu tư: Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cácdự án phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: Ngân hàng thương mại cùng với các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác…

- Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó Ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Trả góp thường áp dụng cho hình thức vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền Ngân hàng cũng thường cho vay trả gớp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng thương mại cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng.

Trang 12

- Các phương thức cho vay khác phù hợp với quy định của Quy chế này vàcác quy định khách của Ngân hàng Nhà nước.

* Nếu căn cứ và thời hạn cho vay

Căn cứ theo Điều 10, Chương II của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụngđối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ –

NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu căn cứ vào thời hạn cho Ngân hàng thương mại có các phương thức cho vay sau:

- Vay ngắn hạn: thời hạn vay dưới 12 tháng và được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ( chi tiêu ngắn hạn) cho các cá nhân, hộ gia đình.

- Vay trung hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng cho đến 60 tháng Loại tín dụng này chủ yếu dùng để đầu tư, sửa chữa, thay thế, khôi phục tài sản cố định, dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh.

- Vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng Mục đích của loại tín dụng này tương tụ như tín dụng trung hạn, nhưng chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn, đầu tư vài những công trình có quy mô lớn, thời hạn thu hồi vốn dài.

* Căn cứ theo khách hàng

Theo khoản 2, Điều 2 Chương I của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ – NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định khách hàng vay tại Ngân hàng bao gồm:

- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự.

Trang 13

- Cá nhân- Hộ gia đình- Tổ hợp tác

- Doanh nghiệp tư nhân

* Nếu căn cứ vào tài sản bảo đảm

- Khoản vay có tài sản bảo đảm là loại tín dụng mà khi cho vay đòi hỏi người đi vay phải có tài sản bảo đảm, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

- Khoản vay không có tài sản bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thếchấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uytín của bản thân khách hàng hoặc Ngân hàng thực hiện các chính sách ưu tiên hỗtrợ của Chính phủ để thực hiện các chính sách kinh tế của đất nước trong từngthời kì.

1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với khách hàngcá nhân

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay của Ngân hàngthương mại đối với khách hàng cá nhân

1.2.1.2 Đặc điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Trang 14

- Cho vay đối với khách hàng cá nhân thường là các khoản vay ngắn hạn,

thời hạn vay thường là dưới 1 năm, có thể lên đến 3 năm nếu khách hàng vay đểkiên cố lại nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi hay mua nhà, ôtô tùy theo khấu haocủa tài sản cố định.

- Tín dụng đối với khách hàng cá nhân có độ rủi ro thấp hơn so với tíndụng đối với các hãng kinh doanh: cho vay đối với khách hàng cá nhân có thời

gian vay ngắn hơn so với tín dụng cấp cho các công ty, các hãng kinh doanh…chính vì thế, độ rủi ro cũng ít hơn Thêm nữa, lượng dư nợ tín dụng cho mỗi mộthợp đồng vay cá nhân lại ít hơn rất nhiều, nên rủi ro dàn trải, không tập trung lại,nếu một khoản vay cá nhân có vấn đề thì thiệt hại của Ngân hàng cũng khôngđáng kể so với một hợp đồng cho vay lớn đối với các hãng kinh doanh.

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân không cao:

chính vì mức độ rủi ro không cao, nên lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối vớikhách hàng cá nhân cũng không cao, nên một số Ngân hàng thương mại thườnghạn chế các khoản vay này, tập trung chủ yếu vào các khoản vay trung và dàihạn.

Tín dụng cấp cho các cá nhân có đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ giađình có địa bàn sinh sống khá rộng, số lượng lớn khách hàng khiến cho Ngânhàng khó có thể kiểm soát chặt chẽ từng khoản vay Chính điều này cũng gâykhó khăn trong quá trình thu hồi nợ.

1.2.2 Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm những quy định mà Ngân hàng cần phải thựchiện trong toàn bộ quá trình cho vay, bắt đầu từ khâu Ngân hàng điều tra kháchhàng, xem xét hồ sơ, thẩm định dự án, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm soátquá trình sử dụng vốn, thu hồi nợ vay, nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng

Trang 15

Quy trình này bảo gồm 3 bước cơ bản:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra mọi thông tin khách quan, chủ quan ban đầu.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của đốitượng, hồ sơ kinh tế, tín pháp lý của tài sản bảo đảm nếu có…

+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của kháchhàng có phù hợp với đối tượng, mục đích xin vay và khả năng an toàn, hiệu quảcủa vốn vay.

Hầu hết các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân được bắt đầu bằng việc khách hàng xin vay vốn Họ đến gặp nhân viện ngân hàng và ghi những thông tin cần thiết vào đơn xin vay Sau đó khách hàng phải trả lời đầy đủ các câu hỏi của cán bộ tín dụng về lý do xin vay hay nhu cầu tín dụng xuất phát từ đâu Cuộc trò chuyện này rất quan trọng vì qua đó, cán bộ tín dụng có thể đánh giá bước đầu sự trung thực của khách hàng Nếu cán bộ tín dụng phát hiện ra sự không trung thực trong việc giải trình mục đích xin vay thì đơn xin vay vốn của khách hàng có nhiều khả năng không được chấp nhận Nếu như những câu hỏi trên không gây khó khăn cho khách hàng thì Ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng nộp các giấy tờ cần thiết về cá nhân người vay hoặc về tài sản đảm bảo… Sau đóhồ sơ tín dụng được thiết lập Sau khi hồ sơ vay vốn của khách hàng hoàn thành thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm xác minh thông tin, thẩm định dự án kinh doanh (nếu là cá nhân vay tiền sản xuất kinh doanh) Khi các thông tin được xác minh thì hồ sơ khách hàng sẽ được trình lên ban giám đốc, nếu được phê duyệt thì hồ sơ được chuyển xuống cho phòng kế toán, sau đó khách hàng qua quầy ngân quỹ để nhận tiền Trong thời hạn của khoản vay, cán bộ tín dụng và cán bộ

Trang 16

kế toán có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản cho vay cho đến khi kết thúc khoản vay.

Trong hoạt động tín dụng nếu hành động chủ quan, duy ý chí sẽ mang lại những tổn thất nặng nề cho Ngân hàng Vì vậy để đưa ra một quyết định cho vayđúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh thì hoạt động tín dụng đòi hỏi Ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay vốn.

1.2.3 Vai trò của tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Đối với tổng thể sự phát triển kinh tế của đất nước, tín dụng nói chung vàtín dụng đối với khách hàng cá nhân ngày càng có vai trò quan trọng, góp phầnkích thích, thúc đẩy, chuyển dịch, định hướng nền kinh tế Hiện nay, khi nềnkinh tế nước ta đang ngày một phát triển, các cá nhân hộ gia đình cũng phải nângcao chất lượng cuộc sống, ổn định kinh tế Muốn làm được điều đó, họ cần đượctiếp xúc với nhiều nguồn vốn hơn nữa Chính vì thế tín dụng đối với khách hàngcá nhân ngày càng trở nên quan trọng hơn.

1.2.3.1 Vai trò đối với các khách hàng

Tín dụng cấp cho các cá nhân sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân có thể trangtrải các khoản chi phí sinh hoạt, học tập; giúp họ có vốn sản xuất kinh doanh,nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống

Nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển, các chi phí sinh hoạt, học tậpngày càng tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây Chính vì thế nhu cầu củacác cán bộ công nhân viên chức được sử dụng các dịch vụ vay vốn của Ngânhàng ngày càng tăng cao Chính vì thế, tín dụng cấp cho các cá nhân có vai tròngày càng quan trọng.

Trang 17

Ở các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, cuộc sống của người dân cònnhiều khó khăn Họ muốn thay đổi cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo Muốn làmđược điều đó, họ cũng cần có một nguồn vốn ổn định, uy tín Các chương trìnhhỗ trợ của nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nào đó, nên tín dụng Ngân hàngđóng vai trò then chốt trong vấn đề này.

1.2.3.2 Vai trò đối Ngân hàng

Một Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển tốt phải luôn nỗ lực tìm kiếm vàhuy động được những nguồn vốn trong xã hội, rồi từ đó đẩy mạnh cho vay vàđầu tư kiếm lời Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định sự thànhbại trong hoạt động của Ngân hàng

Hiện nay, điều kiện kinh tế đang ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sốngcủa người dân cũng dần được nâng lên Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cá nhân, hộgia đình đang gặp khó khăn trong quá trình vươn lên làm giầu, những sinh viêncũng không có nhiều cơ hội để có thể tiếp cận với những nguồn vốn để có thểkinh doanh hoặc trang trải các khảon chi phí học tập… Nếu biết khai thác thịtrường tín dụng đối với khách hàng cá nhân, thì các Ngân hàng có thể thu đượcmột nguồn lợi không nhỏ.

1.2.3.3 Vai trò đối với nền kinh tế

Có thể nói rằng trong tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay thì tín dụngNgân hàng là một nguồn vốn vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy phát triển nềnkinh tế Có rất nhiều yếu tố, nhân tố trong nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng và tácđộng qua lại với tín dụng Ngân hàng Trong số các loại hình tín dụng Ngân hàngthì tín dụng đối với khách hàng cá nhân có vai trò quan trọng trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp chu chuyến, lưu thông lượng vốndư thừa trong xã hội vào sản xuất, nâng cao mức sống của người dân Một nền

Trang 18

kinh tế vững mạnh thì mỗi cá thể trong đó cũng cần phải tốt Các cá nhân có khảnăng tiếp cận với các nguồn vốn lớn như tín dụng Ngân hàng có nhiều điều kiệnhơn để sản xuất kinh doanh, trang trải các khoản chi phí, nâng cao mức sống,góp phân thúc đẩy tiêu dùng, từ đó cũng góp phần phát triển kinh tế

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển tuy nhiên tập trung chủ yếu ởcác đô thị lớn hay ở nội thành, còn ở những nơi như miền núi hay hải đảo xa xôithì cuộc sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Các dự án củaChính phủ để phát triển kinh tế ở các khu vực này đang đóng góp một phầnkhông nhỏ vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây Tuynhiên, vì nguồn vốn của Nhà nước cũng hạn hẹp mà các khu vực trọng điểm lạinhiều, chính vì thế, các dư án này cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu củangười dân Họ cần có một nguồn vốn thường xuyên hơn, ổn định hơn Đó là lí dovì sao mà nguồn vốn của Ngân hàng lại đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong việc cải thiện cuộc sống người dân, góp phần ổn định an ninh kinh tế,chính trị và trật tự an toàn xã hội…

Ở một phương diện khác, tín dụng cấp cho các cá nhân cũng tạo côngăn việc làm cho người lao động, giúp họ an cư lạc nghiệp, ổn định kinh tế Điềunày góp một phần dáng kể vào các chính sách vĩ mô của Chính phủ trong côngcuộc xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.3 Chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.3.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàngcá nhân

Hàng hóa nói chung, muốn được người tiêu dùng lựa chọn thì nó phải thỏamãn nhu cầu sử dụng, đáp ứng tốt nhất về mặt số lượng, chất lượng và giá cả.Trong đó yếu tố chất lượng là quan trọng hơn cả Có thể hiểu chất lượng ở đây là

Trang 19

năng lực của sản phẩm hay dịch vụ mang đến sự phù hợp với mục đích và mongmuốn của người sử dụng

Hoạt động tín dụng được cho là chất lượng khi mà nó đáp ứng một cách tốtnhất yêu cầu của các chủ thể liên quan trong quan hệ tín dụng, như mang lại lợinhuận cho Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đảm an toàn và hạnchế rủi ro về vốn, mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp và phục vụ sự phát triểnkinh tế xã hội…

Chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân là một khái niệm vừa cụthể vừa trừu tượng Đối với từng chủ thể, chất lượng tín dụng thể hiện ở nhữngkhía cạnh khác nhau:

- Dưới giác độ Ngân hàng: chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân

tốt nghĩa là khoản tín dụng đó phải được tài trợ từ nguồn vốn tốt, được đảm bảoan toàn với rủi ro thấp nhất Đồng thời, món vay này được sử dụng đúng mụcđích cam kết ban đầu, được hoàn trả gốc và lãi vay đúng thời hạn, mang lại lợinhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp nhất Bên cạnh đó, khoản tíndụng có chất lượng còn tạo điều kiện tăng uy tín và khả năng cạnh tranh củaNgân hàng trên thị trường tài chính, thiết lập và làm lành mạnh những mối quanhệ kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của hệ thống.

- Dưới giác độ khách hàng: thì khoản tín dụng có chất lượng trước hết phải

đáp ứng tối ưu nhu cầu vốn của họ, phù hợp về lãi suất và khả năng trả nợ cũngnhư kì hạn trả nợ của khách hàng Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, thu hútnhiều khách hàng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

- Dưới giác độ nền kinh tế: khoản tín dụng chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần phục vụ sản xuất, lưuthông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế

Trang 20

xã hội, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụvà tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tíndụng và tăng trưởng kinh tế

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay đối vớikhách hàng cá nhân

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Đứng trên giác độ là Ngân hàng, người cung cấp các khoản tín dụng thì chấtlượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được đánh giá trên cả haimặt định tính và định lượng Về mặt định tính thì các chỉ tiêu được thể hiện quamột số khía cạnh sau:

- Đối với những khách hàng được ngân hàng xem xét, đánh giá cho vay thìchất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân thể hiện ngay từnhững khâu đầu tiên: thủ tục đơn giản thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịpthời Đồng thời trong quá trình trước, trong và sau khi cho vay không chỉ Ngânhàng phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mà khách hàng cũng thựchiện những quy định của Ngân hàng, sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả gốcvà lãi đúng thời hạn, chấp hành và tôn trọng mọi sự kiểm soát của Ngân hàngtrên cơ sở tự nguyện vì lợi ích của cả hai bên.

- Uy tín của Ngân hàng phần nào phản ánh chất lượng của hoạt động tíndụng Những Ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, nhiều kinh nghiệm, cơ sởvật chất trang thiết bị tốt, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức cán bộ tíndụng cao đương nhiên sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng và khách hàng uy tín.Hơn thế nữa, Ngân hàng sẽ luôn ý thức phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp củamình, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút ngày càngnhiều khách hàng tốt đến với mình.

Trang 21

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được coi là bảođảm khi nó được tài trợ bởi nguồn vốn ổn định, thực hiện được mục tiêu tíndụng, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả vốn và lãicho ngân hàng đúng thời hạn cam kết Để đánh giá một chất lượng tín dụng trungvà dài hạn dưới góc độ của ngân hàng thì chúng ta có thể tính toán và xem xétcác chỉ tiêu sau:

 Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân:

Chỉ tiêu dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân phản ánh khối lượngtiền cấp cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại một thời điểm.Nếu dư nợ cho vay cao thể hiện Ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng,phong phú cho khách hàng Ngược lại, dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng không cókhả năng mở rộng được các khoản vay, hoạt động cho vay đối với khách hàng cánhân còn yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa cao.Tuy vậy, không cónghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt.

Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cao chính là cơsở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay đối với khách hàngcá nhân cho biết một phần về chất lượng của hoạt động này.

 Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn hoàn trả nhưng kháchhàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉtiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng tín dụng.

Nợ quá hạn

Tỉ lệ nợ quá hạn = −−−−−−−−−−−− × 100%Tổng dư nợ

Trang 22

Tỉ lệ nợ quá hạn phát sinh khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay, nếubên vay không đủ tiền trả và cũng không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽchuyển sang nợ quá hạn Đây là một tỉ lệ quan trọng, phản ánh đúng hơn chấtlượng của hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Tuy nhiên nợ quá hạnchưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng nếu số nợ đó vẫn có khả năng thuhồi Tỉ lệ này thấp biểu hiện chất lượng của hoạt động tín dụng của Ngân hàngcó độ an toàn cao ( mức độ rủi ro thấp ) và ngược lại.

 Các chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KH cá nhân * Chỉ tiêu: -

Dư nợ cho vay đối với KH cá nhân

Tỷ số trên phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với kháchhàng cá nhân, từ một đồng cho vay đối với khách hàng cá nhân thì thu được baonhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao càng có lợi cho ngân hàng

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KH cá nhân * Chỉ tiêu: -

Tổng lợi nhuận

Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ vị trí của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng, trong tổng lợi nhuận của mọi hoạt động của Ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận từ nghiệp vụ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân Tỷ lệ này càng cao thì thu nhập mang lại từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân càng lớn hay nói cách khác là thu nhập từ những khoản cho vay có chất lượng tốt sẽ đóng góp một phần rất lớn thunhập của Ngân hàng Ngược lại, nếu các khoản tín dụng chất lượng tồi, không những không thu được gốc và lãi mà còn làm tăng chi phí của Ngân hàng, điều này kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận

Trang 23

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay đốivới khách hàng cá nhân

1.3.3.1 Môi trường kinh tế

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong một nền kinh tế thì đều chịu ảnhhưởng từ sự ổn định hay bất ổn định từ môi trường kinh tế đó Sự tồn tại và pháttriển của cả Ngân hàng hay các cá nhân đều chịu tác động rất nhiều từ sự biếnđộng của môi trường kinh tế.

Nếu như môi trường kinh tế biến động theo hướng xấu đi, sản xuất kinhdoanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụnggiảm sút, vốn tín dụng đã giải ngân cũng khó có thể được sử dụng hiệu quả haykhông đảm bảo thanh toán đúng hạn cho Ngân hàng…Như vậy hoạt động tíndụng nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng sẽsuy giảm về quy mô, chất lượng.

Nếu nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định, lạm phát chấp nhận được,không khủng hoảng, sản xuất kinh doanh tiến triển tốt đẹp mang lại hiệu quảkinh tế cho mọi chủ thể, khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đều đặn, uy tíncủa Ngân hàng ngày một nâng cao, các mối quan hệ kinh tế được cải thiện vàthắt chặt hơn nữa….Rõ ràng chất lượng các khoản tín dụng sẽ có chất lượng tốthơn và tạo đà nâng cao dần trong tương lai.

1.3.3.2 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và các văn bản pháp quy liênquan đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân nói riêng Môi trường pháp lý có thể ảnh hưởngtốt hay không tốt đến quy mô và hiệu quả của các khoản cho vay đối với kháchhàng cá nhân.

Trang 24

Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện choNgân hàng tiến hành xét duyệt cho vay theo một quy chuẩn, đồng thời đảm bảophía đối tác nghiêm chỉnh chấp hành một cách triệt để, nâng cao tính pháp lý vàchất lượng các khoản vay

Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và tồn tạinhiều bất cập sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau,trục lợi ngân hàng… Không những thế, môi trường pháp lý không chặt chẽ vàthiếu ổn định sẽ khiến các nhà đầu tư trung thực và có tiềm năng e dè, khôngdám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Do đó, dẫn đến hạn chếtăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng.

Hiện nay dù đã trải qua nhiều sửa đổi và mở rộng quyền hạn cho các Ngânhàng thương mại nhưng hệ thống văn bản pháp luận trong lĩnh vực này còn chưađồng bộ, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng khi ký kết và thực hiện các hợpđồng tín dụng Sự thay đổi các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng làmảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

1.3.3.3 Nhân tố từ phía khách hàng

 Thiện chí từ phía khách hàng

Hoạt động tín dụng đòi hỏi phải có sự hợp tác, nhất trí từ hai phía: người đivay và người cho vay Một Ngân hàng tốt, uy tín và chất lượng luôn hướng đếnnhững khách hàng cũng uy tín và chất lượng Ngân hàng có thể xem xét dựa trênmối quan hệ với khách hàng trong quá khứ để đánh giá mức độ uy tín và đáng tincậy của khách hàng, hoặc từ các nguồn thông tin khác nếu như đó là khách hàngmới, lần đầu đến xin vay

Sự thiếu thiện chí của doanh nghiệp vay vốn có thể biểu hiện trực tiếp trongquan hệ tín dụng với Ngân hàng như không chịu cung cấp đầy đủ thông tin, đưa

Trang 25

thông tin sai lệch, cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo chiếmdụng vốn hay kinh doanh trái pháp luật, gián tiếp ảnh hưởng đến chât lượng tíndụng Ngân hàng Mọi hành vi này đều mang lại rủi ro và gây khó khăn trongviệc thu hồi nợ cho Ngân hàng.

 Khả năng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn tín dụng của khách hàng

Việc đầu tiên khi khách đến Ngân hàng vay vốn đó là họ phải đáp ứng đượccác yêu cầu mà Ngân hàng đưa ra Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đủ cácđiều kiện này mới được Ngân hàng xem xét cho vay vốn Những điều kiện tiêuchuẩn này có thể khác nhau tùy theo từng Ngân hàng song nhìn chung các Ngânhàng thường quan tâm đến một số vấn đề: năng lực pháp lý, năng lực tài chính,tính hợp lý hợp pháp trong việc sử dụng vốn, tính khả thi của dự án và các biệnpháp đảm bảo…

Những điều kiện trên nằm trong nội dung phân tích tín dụng của Ngân hàng,các Ngân hàng sẽ phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn sau đó đánh giá kháchhàng, thẩm định dự án đầu tư Xét xem liệu khách hàng này có đáng tin cậy haykhông, có triển vọng trong kế hoạch sản xuất trong tương lai hay không, có đủkhả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng không… Nếu Ngân hàng xét thấy kháchhàng không thể hoặc không đủ khả năng đáp ứng thì sẽ không cấp vốn hoặctrong quá trình cho vay phát sinh những vấn đề tiêu cực thì Ngân hàng có thểngừng giải ngân Chính vì thế khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng cácđiều kiện tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động cho vay đốivới khách hàng cá nhân

 Chất lượng quản lý và sử dụng khoản vay

Khi Ngân hàng cho khách hàng vay tiền, họ luôn mong muốn khách hnagfcủa mình làm ăn hiệu quả để có khả năng hoàn nợ cho Ngân hàng Để đạt được

Trang 26

mục tiêu đó hay nói cách khác là hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhâncó chất lượng tốt thì bản thân các khách hàng phải quản lý và sử dụng vốn vaymột cách hiệu quả

Nếu như nguồn vốn vay mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng bị sử dụngsai mục đích hay đầu tư không hợp lý, không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng xấuđến kết quả kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của khách hàng, dẫn đến khó khăntrong quá trình Ngân hàng thu hồi nợ.

1.3.3.4 Nhân tố từ phía Ngân hàng

 Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Mỗi Ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng, nó bao gồm những đườnglối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo hoặc mở rộnghoặc thu hẹp tín dụng, nhằm đạt được các mục tiêu của Ngân hàng trong từngthời kỳ Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng,đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Bên cạnh đó, chính sách tíndụng đòi hỏi phải được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ,kết hợp hài hòa lợi ích của Ngân hàng, khách hàng và lợi ích xã hội.

Nếu chính sách tín dụng là hạn chế thì có nghĩa là quy mô hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp Đó có thể là dấuhiệu cho thấy chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân củaNgân hàng đang có vấn đề Ngoài ra, chính sách tín dụng của Ngân hàng còn baogồm một loạt các vấn đề như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối vớikhách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay; quy trình quản lý tíndụng, lãi suất…có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân.

 Khả năng nguồn vốn cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

Trang 27

Nguồn vốn cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là cơ sở đầutiên quyết định đến hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, muốn chovay được thì trước hết Ngân hàng phải có vốn Và quan trọng hơn cả là nguồnvốn tài trợ cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cần bảo đảm khảnăng thanh toán thường xuyên

Quy mô các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cánhân là một trong những nhân tố quyết định quy mô cho vay Ngân hàng phảichú ý đến cơ cấu nguồn của mình để kịp thời có những điều chỉnh hợp lý, đápứng tốt nhất nhu cầu tín dụng, đồng thời giúp Ngân hàng tạo lập uy tín đối vớikhách hàng, đảm bảo tính an toàn cho chính hoạt động của mình.

 Quy trình tín dụng

Chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào việc Ngân hàng lập ra một quytrình tín dụng đảm bảo tính logic, khoa học, đúng pháp lý và việc thực hiện tốtcác bước, cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước trong quytrình cho vay Nếu quy trình tín dụng nhanh gọn, hợp lý và đảm bảo tính chínhxác, thì khoản vay sẽ đáp ứng được nhu cầu cho người vay một cách nhanhchóng, dễ dàng thuận tiên, Ngân hàng cũng quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế đượcrủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của khoản vay.

 Chất lượng nhân viên tín dụng ngân hàng

Đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc trách nhiệm làmột yêu cầu hàng đầu đối với mỗi Ngân hàng và nhất là đối với hoạt động tíndụng Trình độ chuyên môn và khả năng của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trựctiếp đến quá trình vay vốn và tạo lơi nhuận từ hoạt động cho vay đối với kháchhàng cá nhân Hoạt động tín dụng Ngân hàng là hoạt động rất phức tạp, liên quanđến nhiều vấn đề của đời sống xã hội do đó vai trò của người cán bộ là rất quan

Trang 28

trọng Những phương tiện kĩ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thểthay thế được sự nhạy bén, kinh nghiệm của những cán bộ tín dụng

Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn màcòn đề cập đến cả lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, tác phong và kỉ luật lao độngcủa người cán bộ Chất lượng nhân viên tín dụng tốt, biểu hiện ở sự năng độngsáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao, điều này sẽphần nào giúp Ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ kỹ thuật, vànhiều khi nó là thế mạnh giúp ngân hàng cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lựccông nghệ, trang thiết bị kỹ thuật tốt hơn.

Bên cạnh chất lượng của nhân viên tín dụng thì sự sắp xếp, điều phối họtrong công việc cũng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Sự bố trí, phân côngcông việc cho mỗi người sao cho hợp lý sẽ giúp họ phát huy hết thế mạnh, hạnchế điểm yếu của mỗi người, đồng thời thúc đẩy công việc một cách trôi chảy vàhiệu quả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Khoa học, công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật

Khoa học, công nghệ đang phát triển từng ngày Trong cuộc sống hiện naykhoa học kĩ thuật đóng một vai trò khá lớn, trong ngành Ngân hàng, khoa học kĩthuật là một công cụ đắc lực giúp Ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạtđộng, dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng Những trang thiết bị ở đâykhông phải là yếu tố cơ bản nó là công cụ, phương tiện hỗ trợ trong việc tổchức, quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiệncác nghiệp vụ giao dịch với khách hàng Nhờ có các thiết bị tin học mà các Ngânhàng có thể cập nhật thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời,chính xác, trên cơ sở đó có quyết định tín dụng đúng đắn Ngoài ra còn tạo điều

Trang 29

kiện đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đacho khách hàng, giúp mở rộng tín dụng và tăng uy tín cho Ngân hàng.

 Thông tin

Trong bất cứ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thôgn tin đóng một vai tròvô cùng quan trọng Trong lĩnh vực tín dụng, thông tin luôn là yếu tố đầu tiên, cơbản Ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, Ngân hàng phảicập nhật những thông tin về khách hàng như năng lực pháp lý, uy tín tính cách,năng lực tài chính…Sau đó là các thông tin về dự án, thông tin về thị trường vàtiêu thụ sản phẩm… Những thông tin này không chỉ đòi hỏi tính chính xác màcòn nhanh chóng kịp thời để có thể đẩy nhanh tiến độ công việc

Thông tin tín dụng có ý nghĩa trong việc Ngân hàng đưa ra quyết định chovay hay không, tiếp đó là theo dõi, kiểm soát khoản vay với mục đích đảm bảoan toàn và hiệu quả đối với khoản tín dụng Thông tin tín dụng có thể có được từnhiều nguồn khác nhau, thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời, toàn diện thìkhả năng ngăn chặn rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.

1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay củaNgân hàng thương mại đối với khách hàng cá nhân

1.3.4.1 Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàngthương mại đối với khách hàng cá nhân là một trong những nhân tố quyếtđịnh phát triển của các Ngân hàng

Suy cho tới gốc rễ chất lượng tín dụng hiện nay luôn là bài toán của các nhaquản lý kinh tế trong hoạt động Ngân hàng Bởi vì nó quyết định rất lớn đến sựtồn tại, phát triển hay phá sản của các Ngân hàng Tất cả các quy trình, thủ tụchồ sơ tín dụng giải quyết vấn đề chủ quan, khách quan để đảm bảo hạn chế thấpnhất rủi ro tín dụng, tăng cường và nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng.

Trang 30

Chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với kháchhàng cá nhân được nâng cao làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịchvụ của Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phíquản lý, các chi phí khác nếu không thu hồi được vốn vay Nâng cao chất lượnghoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ mang lại nguồn lợi nhuận choNgân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao thế mạnh của Ngân hàngtrong cạnh tranh.

Chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với kháchhàng cá nhân tốt tạo thuận lợi cho sự phát triển của Ngân hàng, mang đến nhữngcơ hội kinh doanh đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả Nâng cao chất lượng hoạt độngcho vay đối với khách hàng cá nhân cũng chính là nâng cao hình ảnh và uy tíncủa ngân hàng đối với khách hàng Từ đó tạo động lực giúp Ngân hàng ngày mộtchu đáo và sẵn sàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất phục vụ khách hàngcủa mình

Từ những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển lâudài, bền vững của các Ngân hàng thương mại

1.3.4.2 Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàngthương mại đối với khách hàng cá nhân cần thiết để nâng cao chất lượngcuộc sống, ổn định xã hội.

Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu đối với tín dụng Ngân hàng đặc biệt làtín dụng cho khách hàng cá nhân ngày càng tăng cao Do đó hoạt động tín dụngcũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch đáp ứng mọinhu cầu vốn của xã hội Chính vì lẽ đó mà chất lượng cho vay ngày càng đượcquan tâm.

Trang 31

Một khi chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có nghĩa là vòng quay vốncho vay tăng, Ngân hàng thực hiện cho vay với số lần nhiều hơn, tạo điều kiệntiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền Như vậy, đảm bảochất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ tạo khả năng giảmbớt tiền thừa trong lưu thông, hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinhtế, tăng uy tín quốc gia…

Thông qua nguồn vốn vay cho các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinhdoanh, giúp họ tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, ổn định thu nhập, tạocông ăn việc làm cho các lao động phổ thông ở nông thôn Điều này góp phầngiảm sức ép về lao động cho các đô thị lớn Đời sống của người dân được nângcao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp phần ổn địnhkinh tế xã hội, phù hợp với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đềra.

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCHHÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM - HẢI PHÒNG

2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Nam Am - Hải Phòng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng là một trong những chi nhánh loại 3 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, có trụ sở tại Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng Được thành lập từ năm 1961 dưới tên gọi là quỹ tiết kiệm Nam Am, sau đó năm 1988 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển cấp 3 Nam Am trực thuộc Ngân hàng loại 3 Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đến năm 2008 Ngân hàng nâng cấp lên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - HảiPhòng đang ngày càng phát triển, tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tưcùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao đời sống ngườidân tại địa bàn hoạt động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nôngthôn.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Nam Am - Hải Phòng

Trang 33

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng

Giám Đốc

Các Phó Giám

Trưởng phòng Tín dụng

TP Kế toánNgân

quỹ

TP hành chính nhân sự

Tổ kiểm tra nội

bộ

Trang 34

Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng

Trong Báo cáo thường niên năm 2008 của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng, chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

2.1.2.1 Phòng tín dụng

* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để

khai thác vốn, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lýcác sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn từ khách hàng theo quy định của Ngânhàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Phòng Tín Dụng

Phòng Kế Toán Ngân

Phòng Hành Chính – Nhân Sự

Phòng Quản trị

rủi roBan

Giám Đốc

Trang 35

- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng vềcác sản phẩm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch: Nhận và xử lý đềnghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định kháchhàng, dự án, phương án vay vốn; Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghịcấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kếtquả thẩm định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tíndụng

- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Phối hợp với các phòng liênquan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng kì hạn, đúng hợpđồng đã kí Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc và tìm biện pháp thuhồi các khoản vay này; Quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chínhcủa khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng; thực hiện chấm điểm kháchhàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có giao dịch tín dụng với chi nhánh.

- Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành,chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng quản trị rủi ro để tính toán, trích lập dựphòng rủi ro…

2.1.2.2 Phòng kế toán ngân quỹ

* Chức năng: Quản lý toàn bộ dữ liệu và ngân quỹ của chi nhánh Phối

hợp với các phòng ban khác để quản lý an toàn kho quỹ, toàn bộ hoạt động thuchi, cân đối của chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành (Trang 33)
Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Sơ đồ 2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh (Trang 34)
Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Sơ đồ 2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh (Trang 34)
Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Bảng 2.2 Hoạt động huy động vốn của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) (Trang 39)
Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Bảng 2.2 Hoạt động huy động vốn của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 (Trang 39)
Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Bảng 2.3 Hoạt động tín dụng của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) (Trang 40)
Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Bảng 2.3 Hoạt động tín dụng của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) (Trang 40)
Qua bảng ta cũng có thể nhân thấy khá rõ một điều là dư nợ của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn và ổn định qua các  năm - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
ua bảng ta cũng có thể nhân thấy khá rõ một điều là dư nợ của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn và ổn định qua các năm (Trang 49)
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tín dụng đối với khách hàng cá nhân - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn tín dụng đối với khách hàng cá nhân (Trang 49)
Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân  Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Bảng 2.6 Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w