Nguyên nhân khách quan:
- Từ phía khách hàng: Các khách hàng vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng hầu hết là các cá thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những dự án kinh doanh của họ cũng chưa cụ thể, rõ ràng. Thêm vào đó, tình hình sản xuất kinh doanh cũng bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên đôi khi rủi ro kinh doanh rất cao. Điều nay gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay.
Ngoài ra, đối với các khách hàng được vay vốn thì một số lại yếu kém trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn, có biểu hiện của việc sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng…đây cũng là những bất cập, là nguyên
nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh.
- Từ môi trường kinh doanh
+ Cho đến nay, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót. Các cơ quan có thẩm quyền còn chưa đủ mạnh để có thể giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và phát mại tài sản hoặc chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp vay vốn Ngân hàng khó khăn phức tạp.
+ Do sự cạnh tranh về lãi suất cho vay và các dịch vụ đi kèm giữa các Ngân hàng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Đặc biệt là các ngân hàng cổ phần, ngoài việc đưa ra các hình thức ưu đãi hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi lớn cho khách hàng, họ còn có ưu thế về tác phong làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao nên thu hút đông đảo khách hàng.
Nguyên nhân chủ quan
+ Công tác xây dựng chiến lược cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng chưa có chiến lược phù hợp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào khách hàng. Ngân hàng chỉ thẩm định những dự án do khách hàng đưa đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với khách để tạo ra những dự án khả thi để mở rộng cho vay.
+ Về phía cán bộ tín dụng trình độ còn chưa cao
Cán bộ ngân hàng là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Cán bộ tín dụng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và chưa có nhiều kinh
nghiệm, ảnh hưởng đến năng lực thẩm định các dự án, đặc biệt là đối với những dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp. Ngoài ra, lực lượng cán bộ tín dụng mỏng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Cán bộ tín dụng làm những việc như thẩm đinh… chỉ mang tính chất hình thức, không tính đến tính khả thi của dự án mà cán bộ chỉ quan tâm đến khả năng trả nợ và biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng.
+ Việc phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá trên phương diện kinh tế tài chính của dự án nhưng nguồn số liệu, cơ sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các nguồn có độ tin cậy không cao.
+ Hoạt động kiểm soát nội bộ của chi nhánh còn hạn chế: bộ phận kiểm soát của chi nhánh còn lơ là chưa phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hoạt động thẩm định và hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân dẫn đến khả năng thu hổi nợ chưa cao.
Do lượng khách hàng đến xin vay vốn khá nhiều, trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn, nên một cán bộ tín dụng phải tiếp nhận, xem xét số lượng hồ sơ khá lớn. Thời gian xét duyệt sơ bộ một bộ hồ sơ thường là 2 đến 3 ngày, nhưng do số lượng hồ sơ lớn nên thời gian này nhiều khi bị rút ngắn. Cán bộ tín dụng không có nhiều thời gian để xem xét tính cách, đại đức khách hàng, công tác thẩm định hầu như chỉ là xem xét dự án kinh doanh có khả thi hay không, khách hàng có điều kiện trả nợ hay không, tài sản bảo đảm có đầy đủ giấy tờ chứng thực và có đúng trong hồ sơ hay không. Thêm vào đó, sau khi cho vay, cán bộ tín dụng cũng không có nhiều điều kiện để theo sát khoản vay xem có sử dụng đúng mục đích cho vay hay không. Điều này dẫn đến nhiều khoản vay đã bị sử dụng sai mục đích, rủi ro tín dụng lớn.
+ Công tác Marketing Ngân hàng chưa được đẩy mạnh: Hiệu quả của Marketing Ngân hàng ở chi nhánh là không cao, khiến cho khách hàng chưa tiếp cận được với các thông tin về các dịch vụ mới, các chương trình ưu đãi…Việc quảng bá thương hiệu Ngân hàng cũng chưa thực sự quan tâm một cách thích đáng.