Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 143 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
143
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ PHÚC CHÂU
TRUYỀN THUYẾTDÂNGIAN
VỀ NHỮNGCUỘCKHỞINGHĨA
CHỐNG PHÁPỞNAMBỘ
(1858 –1918)
Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62 22 34 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH BÙI MẠNH NHỊ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
THƯ
VIỆN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực.
Nếu nội dung Luận án có sự gian dối, sao chép thành quả nghiên cứu của
người khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả Luận án
Võ Phúc Châu
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY LUẬN ÁN
***
1. Cách trình bày trích dẫn ý kiến
Trong quá trình diễn giải vấn đề, khi cần nêu địa chỉ tham khảo hoặc dẫn lại một số nhận xét, ý kiến
của các nhà nghiên cứu, chúng tôi xin được trình bày theo quy ước:
Phần trích dẫn ngắn: đặt trong dấu ngoặc kép, in nghiêng.
Phần trích dẫn dài: tách thành đoạn riêng, lề trái lùi thêm 2 cm, không dùng ngoặc kép, cỡ chữ
nhỏ hơn, không in nghiêng.
Phần ghi địa chỉ tham khảo
: [205] (có nghĩa là xem tài liệu số 205 ở phần Tài liệu tham khảo).
Phần ghi xuất xứ trích dẫn:
[205,tr.135] (có nghĩa là dẫn chứng được trích từ tài liệu số 205 ở phần Tài liệu tham khảo,
trang 135).
[PL1,3.1.2] (có nghĩa là dẫn chứng thuộc phần Phụ lục1, trong văn bản mang ký hiệu 3.1.2).
2. Cách chú thích
Phần chú thích trực tiếp: viết liên tục, đặt trong dấu ngoặc đơn, có thể in chữ nghiêng. Ví dụ:
“nhu cầu gắn truyềnthuyết với một chứng tích văn hóa nào đó (lăng mộ, địa danh, lễ hội…)”.
Phần chú thích thêm
: đặt cuối trang, mỗi chú thích đều có số thứ tự.
3. Quy ước viết tắt một số từ ngữ được dùng nhiều lần trong Luận án
STT Từ ngữ được dùng nhiều lần Viết tắt là
1
Truyền thuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩa
chống PhápởNamBộ(1858–1918)
Truyền thuyếtdângian
2
Hệ thống truyềnthuyếtdângianvềnhữngcuộckhởi
nghĩa chốngPhápởNamBộ(1858–1918)
Hệ thống truyềnthuyết
dân gian
3
Các nhóm truyềnthuyết trong hệ thống truyềnthuyết
dân gianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNam
Bộ (1858–1918)
Các nhóm truyềnthuyết
MỞ ĐẦU
***
1. Lý do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu
Kể từ khi người Việt đến khai khẩn, mở đất, mảnh đất NamBộ đã có hơn ba trăm năm
tồn tại và ngày càng phát triển. Trong hơn ba trăm năm ấy, con người bao phen chứng kiến
sự biến thiên lịch sử. Một trong những sự kiện oai hùng nhất của dân tộc ta nói chung, của
Nam Bộ nói riêng trong thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” (Phạm Văn Đồng) là cuộc đối đầu
không cân sức với thực dânPháp xâm lược. Cuộc kháng chiến này đã tạo nên hào khí rạng
ngời: Hào khí Đồng Nai.
Chỉ xét chặng đường ngắn ngủi, từ 1858 đến 1918, biết bao người con ưu tú của Nam
Bộ đã vùng lên chiến đấu và hy sinh lẫm liệt. Họ in dấu ấn đời mình vào thời gian và không
gian. Họ đã trở thành bất tử. Nhưng sự hy sinh của họ đã được nhìn nhận bởi các đánh giá,
xem xét của những thái độ tình cảm, cách nhìn khác nhau. Triều Nguyễn, thông qua lịch sử
chính thống, đã khe khắt và hẹp hòi khi đánh giá công trạng những anh hùng kháng Pháp.
Chỉ có nhân dân mới nhìn thấy hết tầm vóc và sự bất tử của những tấm gương vì dân mộ
nghĩa. Chỉ có nhân dân mới hiểu hết giá trị phải đánh đổi để còn được mảnh đất này.
Từ xa xưa, quần chúng nhân dân đã có cách nhìn riêng đối với con người và sự kiện
lịch sử. Họ biết ngợi ca, tôn vinh, tưởng nhớ các anh hùng, thông qua truyềnthuyếtdân gian.
Những truyềnthuyếtvề anh hùng kháng Pháp, vềnhững địa danh lịch sử đã hiện diện nơi
này nơi khác, tập trung hoặc rời rạc… trong các tư liệu sưu tầm văn học dân gian, trong tư
liệu khảo cứu, từ ký ức người dân… Chúng báo hiệu những mỏ quặng truyềnthuyếtdângian
phong phú, phức tạp nhưng chưa được tập hợp, nghiên cứu đầy đủ.
Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi hy vọng thấy được phần nào đặc điểm của thể loại
truyền thuyết trong thời cận đại. Bởi, truyềnthuyết chỉ phổ biến, phát triển mạnh ởnhững
giai đoạn trước. Qua đó, trong chừng mực tư liệu cho phép, chúng tôi cũng mong muốn phát
hiện màu sắc địa phương, tính thống nhất và đa dạng của tác phẩm truyềnthuyếtdângian
Nam Bộ so với truyềnthuyết các vùng miền trong cả nước.
Nghiên cứu truyềnthuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNam Bộ,
luận án đồng thời sẽ giúp công việc giảng dạy lịch sử, văn học địa phương thêm chiều sâu và
hiệu quả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về thể loại truyền thuyết:
Đây là những bài viết, những tập sách được đăng tải rải rác, không liên tục, chưa thành
hệ thống chuyên đề. Tuy nhiên, mỗi bài viết đều xoáy vào một khía cạnh đặc trưng, mới mẻ
và phức tạp của truyền thuyết. Phần lớn tựa đề đã nêu rõ đối tượng và mục đích bài viết:
Nghiên cứu truyền thuyết, những vấn đề đặt ra [1], Suy nghĩ mới về bản chất thể loại truyền
thuyết [3], Bàn thêm về thể loại truyềnthuyết [4], Thể loại truyềnthuyết dưới mắt các nhà
nghiên cứu Folklore Nhật Bản và Trung Quốc [72], Quan điểm quần chúng trong truyền
thuyết dângian Việt Nam [80], Truyềnthuyết Việt Nam & vấn đề thể loại [84], Mối quan hệ
giữa truyềnthuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng [106], Tìm hiểu kết cấu của dạng
truyền thuyết anh hùng [193], Truyềnthuyếtdângian với tâm lý cộng đồng người Việt
[194], Tinh thần dân tộc qua các truyềnthuyết lịch sử [220], Dạy “An Dương Vương và Mỵ
Châu - Trọng Thủy” từ góc nhìn truyềnthuyết [188] Ở các công trình này, các nhà nghiên
cứu thường chú ý khảo sát thể loại truyềnthuyết qua mấy phương diện: dạng thức tác phẩm,
thời gian được phản ánh, mối quan hệ với cộng đồng, đặc điểm nội dung, đặc điểm nghệ
thuật, tâm lý tiếp nhận văn bản
Nguồn tư liệu này giúp hình dung sự hình thành và vận động của thể loại truyềnthuyết
trong đời sống văn học.
Cũng có lúc, một số nhà nghiên cứu không thừa nhận sự tồn tại của thể loại truyền
thuyết hoặc gọi chúng bằng những tên khác: huyền thoại, truyền văn, truyền ngoa, cổ tích
lịch sử Nhưng giờ đây, trong nhiều nền văn học dângian trên thế giới, truyềnthuyết luôn
được xem là một thể loại lớn; có mối quan hệ đặc biệt với lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín
ngưỡng; có sự giao thoa với thần thoại, giai thoại, cổ tích Ra đời sau thần thoại, trước cả cổ
tích, truyện thơ dângiannhưngtruyềnthuyết lại “trường thọ” hơn tất cả các thể loại này.
Đấy là sức sống kỳ lạ của thể loại truyền thuyết.
Nhìn chung, lý thuyết thể loại khá rõ. Tuy nhiên, khi vận dụng nguồn lý thuyết này để
sưu tầm và khảo sát truyềnthuyếtdângianNamBộ (từ sau 1858), chúng tôi gặp nhiều khó
khăn. Cụ thể, quá ít công trình nghiên cứu giúp phân biệt rõ truyềnthuyết và giai thoại,
truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử. Trong khi đó, do ra đời muộn (thời cận đại), nhiều
câu chuyện về nhân vật và sự kiện lịch sử tuy mang đặc điểm truyềnthuyếtnhưng thiếu đi
chất kỳ ảo, hoang đường hoặc vẫn chưa thoát hẳn màu sắc giai thoại. Một số truyềnthuyết
dân gian lại nằm ngay trong tư liệu lịch sử, bằng cảm tính không dễ gì bóc tách ra được.
2.2. Một số tư liệu sưu tầm, biên khảo truyềnthuyếtdân gian, văn học dân gian, văn hóa dân
gian NamBộ
Nguồn tư liệu này bao gồm các công trình sưu tầm, biên khảo về tác phẩm truyền
thuyết; một số khai thác truyệndângian nói chung; còn phần lớn là những công trình sưu
tầm, biên khảo văn học dângian địa phương, văn hóa dângianNam Bộ, địa phương chí.
Để tiện khảo sát, chúng tôi phân nguồn tư liệu thành nhiều nhóm:
- Nhóm tư liệu vềtruyền thuyết, truyệndângian (của cả nước)
- Nhóm tư liệu về văn học dângian địa phương
- Nhóm tư liệu về văn hóa dângianNam Bộ, địa phương chí
Dưới đây xin giới thiệu tóm tắt đặc điểm một vài tư liệu:
2.2.1. Nhóm tư liệu vềtruyền thuyết, truyệndân gian
:
* Truyện tích Việt Nam [88], Kho tàng truyệntruyền kỳ Việt Nam [94], Truyềnthuyết
Việt Nam [96], Truyềnthuyết Việt Nam [108], Chuyện kể địa danh Việt Nam [98], Chuyện
xưa tích cũ [149], Việt Nam - thần thoại và truyềnthuyết [153]: Các tập sách này tuyển chọn
những truyềnthuyết đặc sắc, phổ biến của Việt Nam, nhưng mốc thời gian chỉ dừng lại trong
(hoặc trước) thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập. Không truyềnthuyết nào kể vềcuộcnhững
cuộc khởinghĩa buổi đầu chốngPhápởNam Bộ. Chỉ trong Truyện tích Việt Nam [88], có
truyện số 24 kể về Thiên Hộ Dương, truyện số 25 kể chung vềnhững anh hùng chống Pháp.
Tuy nhiên, cả hai còn dừng ở mức độ ghi chép, sưu khảo. Các truyện không ghi xuất xứ.
* Giai thoại dângian Đồng Tháp Mười
[65]: Cả 42 truyện đều có bối cảnh không gian
là vùng Đồng Tháp Mười, thời gian trải dài từ “ngày xưa” cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Tập
sách lần lượt nhắc lại sự tích những địa danh; những câu chuyện hào hùng, cảm động về các
anh hùng hào kiệt đã sống, chiến đấu và ngã xuống trên quê hương Đồng Tháp. Các câu
chuyện được gọi chung là giai thoại dân gian, mặc dù một số nên gọi là truyềnthuyếtdân
gian. Vài truyện sưu tầm không ghi xuất xứ.
* Truyềnthuyết Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều
[66]: Tuyển tập giới thiệu những
câu chuyện liên quan đến cuộckhởinghĩa Thiên Hộ Dương và phó tướng Đốc Binh Kiều.
Các truyện này hầu hết đã được in trong “Giai thoại dângian Đồng Tháp Mười”. Có điều,
những tác phẩm trước đây được gọi là giai thoại thì nay được xác định là truyền thuyết. Đây
là công trình sưu tầm truyềnthuyếtdângianNamBộ duy nhất mà chúng tôi có được.
* Nam Kỳ cố sự [67]: Phần lớn tác phẩm được sưu tầm tại Đồng Tháp, kể về đất và
người Đồng Tháp. Trong đó có một số truyềnthuyếtdân gian. Tác phẩm được gọi chung là
chuyện xưa (cố sự). Một số truyện không ghi xuất xứ.
2.2.2. Nhóm tư liệu về văn học dângian địa phương
:
* Văn học dângian–những tác phẩm chọn lọc [163]: Tập sách được sắp xếp theo thể
loại. Tác phẩm được phân theo tiểu loại hoặc thời kỳ mà chúng phản ánh. Một số tiểu loại,
tác phẩm có kèm phần tiểu dẫn, nhằm giúp người đọc hiểu đúng văn bản. Ở thể loại truyền
thuyết, tác phẩm được xếp theo thời kỳ lịch sử. Riêng thời kỳ chống Pháp, tập sách giới thiệu
3 truyềnthuyếtvề Nguyễn Trung Trực, 2 truyềnthuyếtvề Thiên Hộ Dương. Các truyện đều
có ghi xuất xứ.
* Văn học dângian Đồng bằng sông Cửu Long
[101]: Tác phẩm được sắp xếp thành hai
phần: văn xuôi, văn vần. Ở phần văn xuôi dân gian, căn cứ vào nội dung, truyện được chia
theo nhóm. Có một số truyềnthuyếtdângian thời chống Pháp. Tuy nhiên, các truyện không
được xem xét ở góc độ thể loại, bởi theo các tác giả: “Nhiều truyện không còn giữ được tính
chất thể loại của nó. Một số truyện có thể là truyềnthuyếtnhưng lại mang màu sắc cổ tích,
một số truyện loài vật có màu sắc ngụ ngôn… Biện pháp khả thi ở đây là sắp xếp các truyện
theo nội dung” [169,14]. Do đó, một số truyềnthuyếtvề các anh hùng chốngPháp được xem
là giai thoại.
* Nghìn năm bia miệng, 2 tập
[215]: Ở lời giới thiệu, các tác giả có nhận xét về sự kế
thừa những mẫu đề, môtif truyền thống trong một số tác phẩm tự sự dân gian… Đặc biệt,
mảng truyềnthuyếtdângianvề các anh hùng chốngPháp được nhận xét khá sâu sắc và trang
trọng. Do được sắp xếp theo đề tài, bộ sách có hẳn mảng truyệnvềnhững nhân vật lịch sử,
đặc biệt là những anh hùng chốngPháp đã làm rạng rỡ hào khí đất Gia Định – Đồng Nai.
Các câu chuyện đều có ghi xuất xứ nhưng không được xác định về mặt thể loại.
* Thơ văn Đồng Tháp
[235]: Bộ sách gồm 2 tập. Tập I dành riêng cho Thơ văn dân
gian. Riêng truyềnthuyết có 16 truyện, nội dung kể về sự tích các địa danh, những anh hùng
hào kiệt buổi đầu chống Pháp. Một số truyện không ghi xuất xứ.
* Tài liệu hướng dẫn học tập thơ văn Kiên Giang trong nhà trường
[236], Thơ văn
Đồng Tháp trong nhà trường [237]: Đây là giáo trình giảng dạy văn học địa phương trong
nhà trường. Mỗi bài học có in nguyên văn tác phẩm, sau đó là phần hướng dẫn đọc thêm.
Một số truyềnthuyếtvề anh hùng chốngPhápởNamBộ được tuyển từ Thơ văn Đồng Tháp,
tập I.
2.2.3. Nhóm tư liệu về văn hóa dângianNam Bộ, địa phương chí:
* Sổ tay Hành hương đất phương Nam [218]: Nội dung tập sách, sau Chuyên luận là
phần Sổ tay hành hương. Trong phần này, nhóm tác giả giới thiệu những dạng thức tín
ngưỡng, tôn giáo ởNam Bộ, những địa điểm hành hương tại 18 tỉnh thành của vùng đất mới
phương Nam. Lồng trong việc giới thiệu tín ngưỡng, tôn giáo có một vài mẩu chuyện về
nhân vật khởinghĩachống Pháp. Ví dụ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có Đức Cố Quản Trần Văn
Thành và các con Trần Văn Chái, Trần Văn Nhu Bên cạnh đó, nhiều đền, miếu, lăng mộ
trên khắp tỉnh thành NamBộ gắn với việc thờ tự những anh hùng buổi đầu chống Pháp. Ví
dụ, đình Mỹ Khánh (Biên Hòa) thờ Nguyễn Tri Phương; chùa Cô Hồn (Biên Hòa) thờ 9
người lãnh đạo trại Lâm Trung chống Pháp; dinh thờ ở ấp Hàng Sao (Hóc Môn- TP.HCM)
thờ Nguyễn Ảnh Thủ; đình chánh Tân Kim (Long An) thờ ông Mai Văn Phận – tùy tướng
của Trương Định
* NamBộ xưa và nay
[241]: Tác phẩm tập hợp những bài viết về lĩnh vực lịch sử, văn
hóa của miền đất NamBộ xưa và nay. Một số bài viết về sự kiện, nhân vật lịch sử buổi đầu
chống Pháp(1858– 1918).
* Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
[46]: Bộ sách gồm bốn tập. Riêng tập I viết
về các chặng đường lịch sử ngót 300 năm của đất Sài Gòn – Gia Định. Tập II tổng kết thành
tựu văn học, báo chí và nghệ thuật của vùng đất này. Tập I có phần viết riêng về Sài Gòn
dưới ách thống trị thực dânPháp từ 1859 đến 1918. Một số gương anh hùng chốngPháp
được ghi nhận (Hồ Huân Nghiệp, Trương Định, Phan Văn Hớn, Nguyễn Hữu Trí, Phan Xích
Long…). Qui mô, tính chất các cuộckhởinghĩa được phân tích dưới góc độ sử học. Ở tập II,
phần Văn học có bài về Văn học dângian Gia Định – Sài Gòn. Tuy dẫn chứng trong giới hạn
địa phương nhưng bài viết đã gợi mở cách nhìn về diện mạo và đặc điểm chung của văn học
dân gian cả miền đất Nam Bộ. Bài viết có đề cập truyện kể dângianvề anh hùng chốngPháp
và giai thoại vềnhững nhà nho làm thơ đánh giặc.
* Bến Nghé xưa [143], Đất Gia Định xưa [145]:
Bộ sách được viết theo dạng địa
phương chí. Tác giả không chủ định sưu tầm văn học dân gian. Tuy nhiên, có một số mẩu
chuyện mang màu sắc truyền thuyết. Chuyện kể thường có thêm đoạn tả cảnh và diễn biến
tâm lý nhân vật, thể hiện phần nhuận sắc của tác giả.
* Bạc Liêu xưa [130], Cần Thơ xưa [131], Định Tường (Mỹ Tho) xưa [132], Gia Định
xưa [133], Gò Công xưa [134], Kiến Hòa (Bến Tre) xưa [135], Sa Đéc xưa [136], Tây Ninh
xưa [137], Vĩnh Long xưa [138], Vũng Tàu xưa [139], Tân Châu xưa [104] : Đây là bộ sách
sưu khảo của Huỳnh Minh, được viết theo dạng địa phương chí. Mỗi tập sách tổng hợp kiến
thức về địa lý, lịch sử, nhân vật, giai thoại, huyền thoại, di tích, thắng cảnh, cũng như các địa
danh năm xưa của một tỉnh ởNam Bộ. Mỗi tập sách được chia thành từng phần mục cụ thể.
Những địa danh lịch sử, gương anh hùng chốngPháp thường xuất hiện trong phần mục về
nhân vật, giai thoại, huyền thoại. Chuyện về các anh hùng chốngPháp phần nhiều được thể
hiện dưới dạng bút kí. Các mẩu chuyện thường tản mạn. Một số sự kiện còn dừng ở dạng liệt
kê (gạch đầu dòng). Tác giả không xác định được thể loại truyền thuyết.
2.3. Các tư liệu lịch sử ghi chép về con người và sự kiện lịch sử buổi đầu chốngPhápởNam
Bộ
Để tiện khảo sát, chúng tôi phân nguồn tư liệu thành hai nhóm:
2.3.1. Tư liệu về giai đoạn lịch sử: Chống xâm lăng (quyển I) [47], Việt NamPháp
thuộc sử (1884 – 1945) [102], Việt Nam thế kỷ XIX (1802 – 1884) [181], Việt Nam–những
sự kiện lịch sử (1858–1918) [186]
Các bộ sách này chủ yếu trình bày theo hướng biên niên sử, qua cái nhìn hệ thống. Mỗi
phần mục khai thác một vấn đề lớn trong lịch sử; nội dung sự kiện được ghi cụ thể, hàm súc,
chính xác. Những sự kiện, câu chuyện diễn ra từ 1858 đến 1918 đã phần nào nêu bật vai trò
lịch sử của những anh hùng chốngPhápởNam Bộ.
2.3.2. Tư liệu về nhân vật lịch sử
: Nguyễn Trung Trực [148], Anh hùng kháng Pháp
Nguyễn Trung Trực [100], Nguyễn Trung Trực – thân thế và sự nghiệp [13], 130 năm nhìn
lại cuộc đời và sự nghiệp Trương Định [189], Khởinghĩa Trương Định [180].
Đây là tư liệu vềnhững nhân vật lịch sử, được viết theo dạng nhân vật chí. Mỗi công
trình tập trung khắc hoạ thân thế, sự nghiệp, vai trò lịch sử… của một nhân vật anh hùng
chống Pháp. Từng chương mục lần lượt tái hiện, diễn giải nguồn gốc xuất thân, động cơ khởi
binh đánh giặc, chiến công… của nhân vật. Một số vấn đề, sự kiện được minh giải qua nhiều
nguồn cứ liệu, nhiều quan điểm khác nhau. Ví dụ, nguyên nhân Nguyễn Trung Trực sa vào
tay giặc. Một số đoạn, bài mang tính chất gợi ý khai thác nội dung, ý nghĩa của truyềnthuyết
dân gian. Ví dụ, bài nghiên cứu truyềnthuyếtdângianvề Nguyễn Trung Trực của Bùi Mạnh
Nhị [13]. Mặt khác, trong một số chương mục của các tư liệu này, không ít mẩu chuyện
mang đặc điểm của văn bản tự sự dân gian, cụ thể là truyềnthuyếtdângian [189]. Điều này
có lẽ xuất phát từ nhu cầu phục hiện sống động quá khứ, nhưng nguồn sử chính thống quá
khe khắt và hiếm hoi, các nhà sử học buộc phải cần đến sự viện trợ đắc lực của kho tàng
chuyện kể dân gian. Những mẩu truyềnthuyết ấy cần sự soi rọi bởi lý thuyết folklore.
* Đại Nam liệt truyện, 4 tập [183], Đại Nam nhất thống chí, 3 tập [184]: Đây là hai bộ
sử triều Nguyễn. Tác phẩm có qui mô khá đồ sộ trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ
Hán của Việt Nam, giữa thế kỷ XIX. Mỗi bộ gồm nhiều tập. Mỗi tập có nhiều quyển. Mỗi
quyển viết nhiều chủ đề khác nhau. Đại Nam nhất thống chí trình bày nội dung theo nhóm
hành chính (Kinh Sư, Phủ Thừa Thiên, Tỉnh Quảng Bình, Đạo Hà Tĩnh…). Trong mỗi vùng,
các sử quan đều có phần viết về nhân vật. Riêng Đại Nam liệt truyện trình bày theo nhóm
nhân vật (nhân vật dòng dõi tôn thất, các bậc nữ liệt, các vị anh hùng trung nghĩa, những kẻ
phản nghịch…). Một số anh hùng chốngPhápởNamBộ được ghi chép công trạng (Phan
Văn Đạt, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Huân, Trương Định…). Tuy nhiên các truyện chưa
hội đủ yêu cầu của một tự sự dân gian.
2.4. Nhận xét chung
2.4.1. Các công trình nghiên cứu vềtruyềnthuyếtdân gian, cho đến nay, đã soi rõ đặc
trưng thể loại này. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào khảo sát toàn diện kho truyền
thuyết thời cận đại (trong Luận án, chúng tôi xin gọi là truyềnthuyết muộn). Cụ thể, chưa có
bài viết nào đề cập và lý giải sự phai mờ của yếu tố kỳ ảo, hoang đường trong truyềnthuyết
muộn; các công trình cũng chưa lý giải đầy đủ sự đan xen giữa truyềnthuyết và giai thoại;
giữa truyềnthuyết lịch sử và chuyện kể lịch sử.
2.4.2. Các công trình sưu tầm truyền thuyết, truyệndângian Việt Nam nói chung hầu
hết chỉ tập hợp những câu chuyện xảy ra trước 1858. Do vậy thiếu vắng nhữngtruyềnthuyết
về anh hùng buổi đầu chống Pháp. Phải chăng, thành tựu truyềnthuyếtdângian từ sau 1858
(nhất là ởNam Bộ) chưa đủ đầy đặn để được các nhà nghiên cứu lưu tâm khảo sát và thẩm
định?
2.4.3. Các công trình sưu tầm truyệndângianNamBộ thực ra có đăng tải khá nhiều
truyền thuyếtvề các anh hùng buổi đầu chốngPhápởNam Bộ. Tuy nhiên, hầu hết tác phẩm
chưa được phân định rạch ròi về thể loại. Chúng thường được gọi chung là chuyện xưa (cố
sự), truyệndân gian, hoặc là giai thoại. Điều này buộc chúng tôi, để sưu tầm, tuyển chọn
đúng tác phẩm, cần phải định danh tất cả tự sự dângian có nội dung kể vềnhữngcuộckhởi
nghĩa chốngPhápởNam Bộ.
2.4.4. Một số công trình sưu tầm, biên khảo truyệndângianNamBộ được thực hiện
bởi một cá nhân, lại được biên tập và in ấn bởi các nhà xuất bản địa phương. Từ đó phát sinh
một số điều “chưa ổn”. Cụ thể, đó là lối diễn đạt riêng, theo phong cách ngôn ngữ viết làm
[...]... thống hóa truyền thuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNamBộ (1858 –1918) 21 trang Chương 2: Khảo sát các nhóm truyềnthuyết trong hệ thống truyền thuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNamBộ (1858 –1918) 33 trang Chương 3: Khảo sát những motif, nhóm motif phổ biến trong hệ thống truyềnthuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩa 63 trang chốngPhápởNamBộ(1858– 1918). .. TRUYỀNTHUYẾT TRONG HỆ THỐNG TRUYỀNTHUYẾTDÂNGIANVỀNHỮNGCUỘCKHỞINGHĨACHỐNGPHÁPỞNAMBỘ(1858–1918) *** Ở chương này, chúng tôi lần lượt khảo sát 6 nhóm truyện trong Hệ thống truyềnthuyếtdân gian: - Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa của Trương Định (16 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa của Thiên Hộ Dương (28 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa của Nguyễn Trung Trực... đến truyềnthuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachống 23 trang PhápởNamBộ(1858–1918) Kết luận và Định hướng nghiên cứu mới 4 trang Luận án có Phụ lục gồm 4 phần: Văn bản tác phẩm truyền thuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNamBộ ( 1858 – 1918); Một số văn bản tồn nghi; Các bảng thống kê; Môt số hình ảnh chứng tích văn hóa * * * CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG HÓA TRUYỀNTHUYẾTDÂNGIAN VỀ... dângian 2.1.3.2 Văn bản có nội dung kể vềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNam Bộ, giới hạn thời gian từ 1858 đến 1918 * Theo tiêu chí trên, chúng tôi đã không tuyển chọn các văn bản dưới đây: - Truyện kể vềnhữngcuộckhởinghĩachống Pháp, nhưng không xảy ra ởNam bộ: nhữngtruyềnthuyếtvề Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng… - Truyện kể vềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápở Nam. .. hành sưu tầm, tuyển chọn các văn bản truyền thuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNamBộ (1858 – 1918); 4.1.2 Dựa vào nội dung (nhân vật và sự kiện lịch sử), hệ thống hóa các truyềnthuyết tìm được (trên cơ sở xây dựng các mảng truyện, nhóm truyện) 4.2 Khảo sát Hệ thống truyền thuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNamBộ (1858 –1918) 4.2.1 Nhận xét tình hình văn bản,... liên quan đến cuộckhởi (27,7%) nghĩa của Thiên Hộ Dương (14 tác phẩm) KHỞINGHĨA 3 Vềcuộckhởi 3.1 Về Nguyễn Trung Trực (6 tác phẩm) CHỐNGnghĩa của Nguyễn 3.2 Về nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộckhởi Trung Trực nghĩa của Nguyễn Trung Trực (7 tác phẩm) PHÁPỞNAM 4 Vềcuộckhởinghĩa của Thủ Khoa Huân (5 tác phẩm) 13/101 (12,9%) 5/101 (5%) BỘ(1858–1918) 9/101 5 Vềnhữngcuộckhởinghĩa vùng Thất... Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa của Nguyễn Trung Trực (13 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa của Thủ Khoa Huân (5 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa vùng Thất Sơn (9 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềnhữngcuộckhởinghĩa khác (30 truyện) Để hình dung cụ thể Hệ thống truyềnthuyếtdân gian, xin xem Bảng 1.1 Bảng 1.1 Các nhóm, mảng truyện trong Hệ thống Truyềnthuyếtdân gian. .. loại truyền thuyết, đặc biệt là truyềnthuyếtdângian thời chốngPhápởNamBộ(1858–1918) 6.2 Đề xuất một khung tiêu chí phục vụ việc sưu tầm, biên soạn truyềnthuyếtdângian thời cận đại Từ đó hệ thống hóa truyềnthuyếtdângianvềnhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNamBộ(1858–1918) Các nhóm, mảng trong hệ thống có khả năng thu nhận bất cứ truyềnthuyết nào (thỏa điều kiện) được tiếp tục sưu... bao trùm Hệ thống truyềnthuyết là nhữngcuộckhởinghĩachốngPhápởNamBộ(1858–1918) nên mỗi nhóm truyện phải theo hướng phản ánh một cuộckhởinghĩa lớn, trong đó có mảng truyệnvề lãnh tụ khởi nghĩa, mảng truyệnvề các tướng lĩnh, mảng truyệnvềnhững nhân vật và sự kiện có liên quan đến cuộckhởinghĩa 2.2.1.3 Do mỗi tác phẩm, mỗi mảng truyện, nhóm truyện trong Hệ thống truyềnthuyết đều sẽ là... thuyếtvềcuộckhởinghĩa của Nguyễn Trung Trực (13 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa của Thủ Khoa Huân (5 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa vùng Thất Sơn (9 truyện) - Nhóm truyềnthuyếtvềnhữngcuộckhởinghĩa khác (30 truyện) 1 Nhóm truyềnthuyếtvềcuộckhởinghĩa của Trương Định 1.1 Truyệnvề Trương Định 1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp anh hùng Trương Định được ghi chép nhiều .
1
Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa
chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918)
Truyền thuyết dân gian
2
Hệ thống truyền thuyết dân gian về những. HÓA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
VỀ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG PHÁP
Ở NAM BỘ (1858 – 1918)
***
1. Tiêu chí xác định văn bản truyền thuyết dân gian
Ở phương