Nhân vật được chôn cất → Ngày giỗ của ông Thiên Hộ, Bốn trang hào kiệt Ca

Một phần của tài liệu truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống pháp ở nam bộ (1858 – 1918) (Trang 67 - 104)

- Tên gọi nhóm 1: Nhóm motif về nhân vật có biệt tà

7Nhân vật được chôn cất → Ngày giỗ của ông Thiên Hộ, Bốn trang hào kiệt Ca

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NHÓM MOTIF 6 TRONG TÁC PHẨM

TT Những motif hiện diện Tác phẩm minh họa

Hiện linh, báo mộng Lậy

Kết luận: - Motif Nhân vật được chôn cất là trung tâm của nhóm motif 6. - Tên gọi nhóm: Nhóm motif về nhân vật đươc chôn cất

 Nhận xét chung:

- Mỗi nhóm motif trên đây là tập hợp những motif tình tiết được liên kết theo dạng chuỗi trong một văn bản truyền thuyết. Trình tự liên kết motif trong mỗi chuỗi phản ánh một dạng cốt truyện trong Hệ thống truyền thuyết dân gian.

- Mỗi nhóm motif hội tụ những tình tiết đặc sắc trong tác phẩm truyền thuyết dân gian. Đây là những định hướng quý giá, giúp chúng tôi lý giải tốt hơn cơ sở văn hóa – xã hội cũng như vai trò, ý nghĩa của những motif đặc sắc trong Hệ thống truyền thuyết dân gian.

2.2. Nhóm motif về nhân vật có biệt tài 2.2.1. Motif Ngoại hình khác lạ

Tác phẩm tiêu biểu: Ông Hùng Dõng, Giai thoại về ông Phòng Biểu, Cuộc khởi nghĩa

của Tứ Kiệt, Người liên lạc của Thiên Hộ Dương, Người lính mõ của Thủ Khoa Huân, Hồ Huân Nghiệp, Phong trào khởi nghĩa của Phan Xích Long hoàng đế, Phủ Cậu Trần Xuân Hòa, Bổn sư Ngô Lợi…

Motif Ngoại hình khác lạ từng xuất hiện trong những truyền thuyết dân gian giai đoạn trước. Tuy nhiên, trong Hệ thống truyền thuyết dân gian, hoàn toàn không có kiểu nhân vật ra đời thần kỳ. Họ cũng không lớn nhanh vùn vụt, không biến hình đội lốt… Ở đây, phần lớn nhân vật có ngoại hình to cao, vạm vỡ. Từ Nguyễn Trung Trực đến ông Phòng Biểu, rồi Ông

Nghề… tất cả đều “to lớn khác thường, vạm vỡ, oai phong”. Có lẽ, nhân dân đã hình dung

những anh hùng khẩn đất phương Nam qua vóc dáng những anh hùng trong truyền thuyết cổ xưa. Bởi, phải có thể hình như thế, nhân vật mới đủ sức vật hổ, thuần trâu, đối đầu với kẻ thù cao to, mắt xanh mũi lõ.

Không chỉ vạm vỡ, họ còn có những nét đăc biệt khác về ngoại hình. Đây là ông Phòng

Biểu: “da đen, môi chì, tướng mạo bậm trợn, cổ to bằng ba gang tay” [PL1,2.2.2]. Kia là Sáu Hải, tùy tướng của Thủ Khoa Huân: “bộ mặt rất dữ, mắt lớn, lông mày rậm, râu quai

Cai Lậy: “to lớn khác thường, nước da màu đồng đen, tướng pháp lanh lẹ, râu rậm, tóc dài

chấm gót, tóc xổ ra phất phới như lá cờ” [PL1,2.2.5]…

Những anh hùng gốc nông dân là vậy. Các vị xuất thân trí thức thì sao? Đó là một Hồ

Huân Nghiệp “dung mạo, hình thù cổ quái, mũi nhọn như mũi vịt, tay dài như tay vượn” [PL1,6.1.2]. Hay một Phủ Cậu Trần Xuân Hòa “da ông đỏ lở, ai thấy cũng kinh sợ, không

dám ngồi gần” [PL1,6.1.14]…

Ngoài ra, motif trên còn biểu hiện qua kiểu nhân vật tự tạo ngoại hình khác thường. Các nhân vật ấy muốn chủ động thu hút quần chúng, hay ngụy trang, qua mặt kẻ thù. Đất Gia

Định có Phan Xích Long đóng vai hoàng đế: “Lúc ngồi trên ngai, Long cũng đeo ngọc đai,

tức dây lưng vua, có rồng lộn xung quanh” [PL1,6.1.6]. Còn miệt An Giang có bổn sư Ngô

Lợi, vốn dĩ “người ốm, cao ráo, với ba chòm râu dài”. Nhưng khi kẻ thù ruồng bố, ông cải trang thành “một cụ già râu tóc bạc phơ”. Gặp phen nguy cấp, ông “hóa thành một ông lão

già xọm, có đến 90 tuổi, mặt mày tái mét, mũi dãi lào thào, trông như một người mắc bệnh hủi” [PL1,5.0.5]. Sự cải trang ngoại hình của nhân vật làm phong phú thêm hình tượng nhân

vật phi thường trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ.

Vậy cơ sở lịch sử - xã hội nào đã sản sinh ra motif Ngoại hình khác lạ? Từ xa xưa, người phương Đông nói chung, người Việt nói riêng, đã có kinh nghiệm thông qua ngoại hình để xét đoán tình trạng sức khỏe, tâm tính, số phận, vận mạng... của mỗi con người. Theo đó, thầy thuốc nhìn sắc diện bệnh nhân mà tìm bệnh trong lục phủ ngũ tạng. Thầy giáo ngắm tướng mạo, cách đi đứng của học trò mà nhận xét tư cách đạo đức, dự đoán tiền đồ của môn sinh. Thầy tướng số quan sát từng nốt ruồi, từng nét sơn căn, ấn đường... của người đối diện mà phán chuyện sang hèn, thọ tử. Cha mẹ tìm mẫu hình con gái “má lúm đồng tiền”, “thắt đáy lưng ong” mà chọn vợ cho con... Theo thời gian, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có một “công thức” đánh giá ngoại hình con người. Người có ngoại hình đẹp được gọi là “mỹ nhân”, khiến bao người ưu ái. Người có “quý tướng” ắt một đời vinh hiển. Người bị

“phá tướng” hẳn phải chìm nổi truân chuyên. Và thêm nữa, “những người dị tướng ắt là tài

cao”. Nét dị tướng ấy, theo quan niệm dân gian, được xem như tín hiệu phát lộ kỳ tài.

Người có ngoại hình đặc biệt thì cuộc đời, sự nghiệp cũng đặc biệt. Phật Thích Ca được xem là bậc tôn quý duy nhất trong thiên hạ (Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn) vì Ngài có

đến 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Thập bát La Hán đều mang dị tướng. Rồi các bậc vua chúa xưa, tương truyền vị nào cũng có đặc điểm ngoại hình thuộc chân mạng đế vương... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những quan niệm trên thấm trong đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân. Kho tàng văn học dân gian, từ truyện cổ tích đến ca dao, tục ngữ đều phản ánh đậm nét tư tưởng, quan niệm này. Chỉ xét riêng trong truyền thuyết dân gian, phần lớn nhân vật anh hùng, các bậc kỳ tài đều mang ngoại hình khác lạ: Thánh Gióng (cậu bé vươn vai thành khổng lồ), Bà Triệu (người cao lớn, vú dài nǎm thước), Mai Thúc Loan (nước da đen xạm xấu xí), Lê Lợi (hình dong, cốt cách như hổ), Phan Bá Vành (tay dài như vượn)... Truyền thuyết dân gian Nam Bộ, tiếp nối dòng chảy của truyền thuyết dân gian truyền thống, cũng đã khắc họa nên những hình tượng anh hùng chống Pháp mang nét ngoại hình đặc biệt, tương ứng với hành trạng, cuộc đời, chiến công của mình. Tất nhiên, không phải mọi nhân vật trong Hệ thống truyền thuyết dân gian đều mang tướng mạo dị thường. Nhưng một khi hình dung thần tượng

của mình như thế, hẳn dân gian đã theo quan niệm “những người dị tướng ắt là tài cao”.

2.2.2. Motif Biệt tài

Tác phẩm tiêu biểu: Võ nghệ của Thiên Hộ Dương, Người liên lạc của Thiên Hộ

Dương, Giai thoại về ông Phòng Biểu, Ông thầy rắn ở Đồng Tháp Mười, Chánh lãnh binh Nguyễn Hương...

Motif Biệt tài phổ biến trong kiểu truyện cổ tích về nhân vật tài giỏi. Motif này cũng xuất hiện trong một số truyền thuyết giai đoạn trước (Đinh Bộ Lĩnh, Yết Kiêu có tài bơi lặn; Phan Bá Vành có tài phóng lao; Chàng Lía có tài phi thân...).

Ở đây, biệt tài được hiểu là tài năng đặc biệt, thể hiện qua những năng lực khác người, những hành động phi thường, xuất chúng của nhân vật. Trong Hệ thống truyền thuyết dân gian, nhân vật có biệt tài cũng chính là những anh hùng chống Pháp. Nhờ biệt tài, họ sớm trở thành thủ lĩnh, thành những bộ tướng xuất sắc, là linh hồn của các cuộc khởi nghĩa.

Bằng sức khỏe vô song, võ nghệ vượt trội, họ làm nên những hành động phi thường.

Này là Thiên Hộ Dương lực sĩ, có thể “cử một cái đỉnh đồng nặng hai trăm cân, đi mươi

bước rồi để xuống, mặt không hề biến sắc”, hoặc nhẹ nhàng “cử một lần năm trái linh, mỗi trái nặng sáu mươi cân. Mỗi tay xách hai trái, miệng cắn một trái” [PL1,2.1.1]. Kia là ông

Nghề nghĩa hiệp: “Có con heo rừng rất lớn, lông cứng như rễ cây, hai nanh dài cong vút,

mác mang theo, chạy tới, chặn con heo rừng lại. Hai bên quần nhau từ buổi sáng đến xế chiều. Sau cùng, heo rừng mới bị ông bẻ trẹo chân, đâm chết” [PL1,2.3.1]. Ấy là Lê Huy

Nhạc đầy dũng mãnh: “người cao lớn, vạm vỡ chạy như bay, đuổi theo một con rắn khổng lồ

(…) Người nọ và rắn quần nhau dữ dội. Rắn đuối sức dần. Người nọ chân đè mạnh lên khúc đuôi, một tay nắm chặt cổ rắn, còn tay kia mổ bụng giết rắn” [PL1,4.0.4]. Còn đây, Chánh

lãnh binh Nguyễn Hương đầy uy vũ: “Ông quắc mắt nhìn cọp và chờ nó tấn công. Nhưng

con thú sợ sệt nằm im, không dám ngó ông. Trước sự ngạc nhiên của các quan và đồng đội, ông tiến đến nắm lấy chân trước của cọp dựng lên cao, định đạp đầu xuống đất”

[PL1,6.2.3]. Hay như Bốn Ông ở Cai Lậy đầy biến ảo: “Có lần, gặp bất trắc, để thoát thân,

một trong bốn ông đã cặp thêm bên nách một cháu nhỏ khoảng 10 tuổi, chạy vun vút như tên, tóc xổ ra phất phới như lá cờ” [PL1,2.2.5].

Phép lạ nào giúp những con người ấy làm chuyện phi thường? Cả đời, họ chưa hề được uống linh đan, cũng chẳng thần tiên nào phò trợ. Nhưng họ đã phải sống trên vùng đất đầy gian nguy, thử thách. Đất phương Nam đồng hoang cây rậm. Người khẩn đất khai canh xem như làm cuộc tuyên chiến, giành lãnh địa của mãng xà, heo rừng, cọp dữ. Những thế lực hung ác ấy, nếu không thuần phục được, con người đành quyết đấu một mất một còn. Không ít người gục ngã thê lương. Nhưng nghìn vạn người đã trụ vững, đã khẳng định tư cách chủ nhân ông trên miền đất mới. Như vậy, chính hoàn cảnh khác thường đã tạo ra con người phi thường. Tư thế họ uy nghi, lẫm liệt, kém thua đâu một Võ Tòng đả hổ, một Thạch Sanh chém chết trăn tinh.

Các nhân vật còn bộc lộ hành động phi thường ngay trong công việc nhà nông. Đất lạ phương Nam, ruộng mới vỡ hoang, người thưa xóm vắng. Mỗi người phải cố sức làm việc bằng ba bằng bốn. Đối mặt gió sớm giông chiều, hùm thiêng sấu dữ, người dân Nam Bộ luôn phải nương tựa vào nhau, gồng gánh cho nhau. Trong tập thể ấy, thế nào cũng nảy sinh những người giỏi giang, hào hiệp. Đơn cử, thuở chưa thành vị tướng tài ba của ngài Thiên

Hộ, ông Phòng Biểu đã là một lực điền xuất chúng: “gặp chiếc ghe lườn to chở đầy mạ, mắc

cạn không đi được, ông lội ngay xuống sông, xốc mũi ghe, kéo sềnh sệch trên đất bùn”. Đến

ngày cấy lúa, “một mình ông kéo nổi chiếc ghe chứa trăm giạ lúa qua lại trên ruộng cho mọi

nghèo đi tát đìa mướn, “cá được chở về bằng xe trâu. Dọc đường, xe gãy cốt. Sợ để lâu, cá

ươn, mọi người chia nhau gánh cá. Riêng mình ông gánh đến năm giỏ cá” [PL1,2.2.2].

Thử hỏi khắp hai vùng Trung, Bắc; có thửa ruộng nào mênh mông đến mức phải chở mạ cấy bằng ghe lườn; phải đẩy ghe thóc giống trên ruộng cho mọi người gieo mạ? Và nơi đâu cá tôm nhiều đến nỗi xe trâu chở về phải gãy cốt? Một môi trường lao động khác thường như thế, hẳn nhiên phải tạo ra những tài năng có hành động phi thường.

Trong lao động, các nhân vật truyền thuyết thật sự chứng tỏ tài năng của mình. Làm

ruộng, họ có tài vụt quét: “Mỗi lần vụt quét đuổi chim đến phá ruộng, cục quét của ông bay

veo, veo, veo xa đến vài trăm mét” [PL1,2.2.1]. Chăn trâu, họ có tài thuần phục trâu rừng: “Trâu rừng ở Đồng Tháp ta còn rất nhiều, tôi cứ việc vô bắt đem về dạy dỗ cho thuần rồi cho mướn. Trâu của tôi dùng vào việc gì cũng được: kéo cày, kéo xe, kéo cộ, kéo ghe, móc tràm lụt,… Tôi có tới hàng trăm con. Nay tôi đến đây xin hiến kế cùng ngài để dùng trâu đánh Tây” [PL1,2.3.5]. Xuống nước, họ có tài bơi lặn: “Vốn hiếu động từ nhỏ, lại là con nhà chài lưới nên Ngài có tài bơi như rái cá, rất thành thạo nghề sông nước” [PL1,3.1.1]. Lên

bờ, họ thông thạo đường đi: “Đường tắt vào Gò Tháp, ông thuộc như lòng bàn tay, biết chỗ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nào lắm sình, chỗ nào rắn độc, thú dữ nhiều” [PL1,2.3.1]. Đi khắp truông dài bãi rậm, họ có

tài tìm bắt rắn độc, đem thuốc cứu người… Những biệt tài ấy, gặp khi vận nước gian nan, họ liền đem ra giúp nước. Họ khiển trâu rừng đánh giặc. Họ bày kế đốt tàu Tây. Họ thành người liên lạc… Biệt tài của họ, kỳ thực, là kết quả thích nghi của những người phải sống giữa hoàn cảnh đặc thù phương Nam. Điều ngạc nhiên là, những biệt tài trong lao động lại giúp họ làm nên kỳ tích khi đánh giặc.

Trong chiến đấu, là thủ lĩnh, là bộ tướng của các cuộc khởi nghĩa, họ khổ công luyện rèn võ nghệ. Những bài quyền, những môn binh khí lần lượt thành sở trường của họ. Chúng

tạo nên biệt tài của mỗi anh hùng. Thiên Hộ Dương với biệt tài đánh roi: “Đường roi song

đôi của ông, đương thời, ai ai cũng phục (…) Lúc đầu, người xem còn thấy bóng người, nhưng sau chỉ nghe thấy tiếng roi vù vù. Đường roi chuyển động chớp nhoáng liên tục như lớp thành kỳ ảo, bao bọc lấy thân người” [PL1,3.1.2]. Ông Phòng Biểu có tài dùng thước

sắt: “Qua chiến đấu, tài nghệ ông ngày một giỏi, nhất là tài sử dụng thước sắt. Bó mía lau

có đến ba chục cây, ông dùng cạnh thước chặt đứt tiện ngang, không sót cây nào”

binh Nguyễn Hương thì “làu thông mười tám môn binh khí”. Riêng tài chạy, nhảy, phi thân,

phải kể hàng loạt: Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Tứ Kiệt, Nguyễn Hương… Biệt tài của họ khiến nhân dân ngưỡng mộ, binh sĩ tôn sùng, đến tướng cướp cũng cúi đầu bái phục.

Cần nói thêm, những anh hùng xuất thân trí thức cũng chứng tỏ biệt tài. Đó là Hồ Huân

Nghiệp mà “tài học của ông vào hàng cự phách trên văn đàn”. Rồi Phan Văn Đạt: “Ông có

tư chất thông minh sáng suốt, sự học khá lỗi lạc. Cho đến việc máy móc, ông cũng lưu tâm học hỏi, chỉ xem qua là có thể bắt chước làm được. Đã thế, cốt cách phong lưu, ông cũng hay nghiên cứu về âm nhạc, thích thổi sáo” [PL1,6.1.3]…

Biệt tài của các nhân vật này khác xa nhân vật trong thần thoại, cũng không hề giống nhân vật trong cổ tích. Bởi, tài năng của họ không cần phủ lên màn sương kỳ ảo. Biệt tài của họ nào phải sinh ra đã có, cũng chẳng nhờ thần bụt ban cho. Họ vẫn là người thường, lớn lên từ cơm cá, rau dưa. Nhưng ý chí vượt lên nghịch cảnh, khát vọng làm người hữu ích đã giúp họ khổ luyện và sớm khẳng định tài năng.

Bước vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, biệt tài của những anh hùng lịch sử càng được truyền thuyết khắc ghi đậm nét.

Cơ sở hình thành motif Biệt tài có lẽ xuất phát từ quan niệm về giá trị của con người. Con người, muốn tồn tại giữa cộng đồng, muốn khẳng định vị thế bản thân, cần phải có một năng lực cụ thể nào đó. Năng lực càng cao, càng đặc biệt thì cá nhân càng trở nên nổi trội giữa cộng đồng. Vì vậy, anh hùng hào kiệt xưa nay đều là những người có biệt tài.

Từ bao đời nay, tài năng là một trong hai phẩm chất quyết định giá trị con người (sau chữ Đức). Trong văn học dân gian Việt Nam, nhiều nhân vật được gắn với biệt tài. Đó là Thần Trụ trời, Thần Biển, Thần Mưa, Thần Nông... trong thần thoại. Đó là những chàng trai có tai thính, giỏi bắn cung, giỏi bơi lội, biết cải tử hoàn sinh... trong cổ tích. Đó là Lạc Long Quân giỏi trừ yêu quái; Sơn Tinh có tài dời núi, đổ cây; Yết Kiêu có tài bơi lặn; Chàng Lía giỏi thuật phi thân... trong truyền thuyết.

Những khi vận nước gian nan, biệt tài càng trở thành điều kiện tiên quyết để nhận diện đấng anh hùng. Biệt tài còn là cơ sở để nhân dân bình chọn, tôn vinh người biết cống hiến cho cộng đồng...

Trở lại với truyền thuyết dân gian Nam Bộ, nhân vật phi thường ít nhiều mang bóng dáng những anh hùng trong dã sử, trong cổ tích thần kỳ. Thế nhưng, vẻ đẹp của họ gắn liền

với phẩm chất của những con người phi thường ngay trong cuộc đời thường. Công việc cấy

Một phần của tài liệu truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống pháp ở nam bộ (1858 – 1918) (Trang 67 - 104)