- Giai thoại Folklore: các mẩu chuyện về những tài năng thợ thêu, thợ chạm, những nghệ nhân,
TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VỀ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG PHÁP
VỀ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG PHÁP
Ở NAM BỘ (1858 – 1918) *** ***
Ở chương này, chúng tôi lần lượt khảo sát 6 nhóm truyện trong Hệ thống truyền thuyết dân gian:
-Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Trương Định (16 truyện) -Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương (28 truyện) -Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (13 truyện) -Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân (5 truyện) -Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa vùng Thất Sơn (9 truyện) -Nhóm truyền thuyết về những cuộc khởi nghĩa khác (30 truyện)
1. Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Trương Định 1.1. Truyện về Trương Định
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp anh hùng Trương Định được ghi chép nhiều trong các tài liệu sử học, kể cả chính sử triều Nguyễn. Tuy nhiên, truyền thuyết về cá nhân Trương Định hầu như không có trong các tài liệu sưu tầm văn học dân gian và văn hóa dân gian. Tìm trong tài liệu sử học, chúng tôi chỉ phát hiện 3 tự sự dân gian đáp ứng nội dung tuyển chọn. Tuy nhiên, trong đó, 1 văn bản còn tồn nghi là giai thoại lịch sử chưa chuyển hóa hẳn thành truyền thuyết, 1 văn bản là chuyện kể lịch sử mang đậm chất truyền thuyết (xem Phụ lục 2). Do vậy, truyện về Trương Định hiện chỉ có 1 truyền thuyết: “Phút cuối cùng của Trương Định”.
1.1.2. Về nội dung truyền thuyết trên, tài liệu Pháp ghi rằng, Trương Định chết vì một phát đạn trúng vào lưng5. Sử liệu Việt Nam thường chỉ ghi vắn tắt6. Thế nhưng, truyền thuyết dân gian không muốn tin người anh hùng chết trận. Nhân dân đã dựng lại tư thế lẫm liệt, đường hoàng của Ông trước làn hơi cuối. Theo đó còn có sự “thiêng hóa” mảnh đất người anh hùng ngã xuống [PL1,1.1.1].
Theo sử sách, Trương Định là vị anh hùng dân tộc đã giương ngọn cờ đầu kháng Pháp ở Nam Bộ. Đời sau tỏ lòng biết ơn người anh hùng bằng việc chăm sóc mộ phần, lập đền cúng giỗ, xây dựng tượng đài, đặt tên cho đường phố, trường học, đơn vị quân đội... Nhưng vì sao nhân dân không đưa người anh hùng vào truyền thuyết dân gian? Sự hiếm hoi truyền thuyết về Trương Định, với tư cách hình tượng nhân vật chính, khiến chúng tôi nghĩ về quá trình sinh thành của một truyền thuyết lịch sử. Phải chăng, muốn trở thành hình tượng trong truyền thuyết, nhân vật lịch sử không chỉ có công đức với dân tộc mà còn phải có thời gian sống gần gũi với nhân dân, được nhân dân dưỡng nuôi, chở che, thấu hiểu. Bởi theo sử biên niên, từ khi khởi binh đánh Pháp, chưa kịp lập căn cứ lâu dài, Trương Định đã phải đưa quân rút vào bí mật. Ông gần như bị cách ly với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân, không được
5
Dẫn theo Nguyễn Phan Quang [180,tr.122]
6
“Ngày 20-8-1864: Trương Định mất” [186,28]. “Ngày 20-8 (…) Trương Định hy sinh oanh liệt trong trận chiến đấu cuối cùng này” [180,179].
cùng nhân dân dựng xây căn cứ như Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực. Hay nhìn xa hơn, Ông không có cơ hội được nhân dân bảo bọc trên đường bôn tẩu, dấy binh như những anh hùng Lê Lợi, Quang Trung...
1.1.3. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi bước đầu nhận thấy: ở thể loại truyền thuyết, số lượng tác phẩm không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức độ tình cảm mà nhân dân dành cho người anh hùng. Số lượng tác phẩm chủ yếu chỉ phản ánh mức độ gắn bó giữa nhân dân và lãnh tụ nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa. Và cho dù truyền thuyết được quyền hư cấu, nhưng nhân dân vẫn không dùng ưu thế đó để lấp đầy khoảng trống trong cuộc đời người anh hùng.
Còn con người, sự nghiệp của Trương Định trong chính sử và trong truyền thuyết không mâu thuẫn nhau. Công đức quá ngời sáng của vị anh hùng đã tạo nên mẫu số chung ấy. Tuy nhiên, nếu thiếu đi truyền thuyết, Trương Định vẫn chỉ là một tên tuổi được lưu danh, chứ chưa phải một con người bằng xương bằng thịt, đã sống và ngã xuống thật cao đẹp trong vòng tay thương quý của nhân dân. Truyền thuyết về ông, dẫu ít ỏi, nhưng đã góp thêm điều đó.
1.2. Các truyện về nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Trương Định
1.2.1. Mảng truyện này có số lượng khá phong phú (15/101 truyện). Chúng được sưu tầm, biên soạn từ tư liệu văn học dân gian (5/15 truyện), tư liệu văn hóa dân gian (5/15 truyện), tư liệu lịch sử (5/15 truyện).
1.2.2. Thời gian trong mảng truyện gắn với các mốc quan trọng trong cuộc đời Trương Định. Sớm nhất là lúc Ông làm Quản cơ ở Gia Định. Rồi những ngày tháng Ông lui binh, bảo toàn lực lượng. Được nhắc nhiều hơn cả là thời gian sau khi ông mất. Có thể xem, đây là quãng đường ngắn ngủi nhưng hào hùng, lẫm liệt nhất trong cuộc đời chiến trận của ông và của những người cộng sự.
1.2.3. Không gian trong mảng truyện mở ra khá rộng. Đó là vùng Bến Nghé xưa, là giồng Sơn Qui, vùng Rạch Gia, Tân Phước (Gò Công), đất Lý Nhơn (Duyên Hải), Bến Chùa (Cửa Tiểu), cù lao An Hóa (Bình Đại - Bến Tre)... Mỗi không gian ấy gắn liền với những sự kiện, những con người bình dị mà bất khuất, kiên trung.
1.2.4. Nhân vật trong mảng truyện này vừa có tướng lĩnh, vừa có những binh sĩ trung thành, lại không thiếu thành phần phụ nữ.
Nổi bật hơn cả là hai hình tượng đẹp: phó tướng Bình Tây Nguyễn Nhựt Chi và Trịnh Viết Bàng. Hai vị này có công kéo dài sức sống, âm vang của cuộc kháng chiến. Trương Định ngã xuống, nhưng tinh thần quyết tử đã truyền cho tướng lĩnh. Nguyễn Nhựt Chi kéo tàn quân về Cửa Tiểu, mong ngày dấy lại muôn binh [PL1,1.2.1]. Trịnh Viết Bàng đưa quân về An Hóa, vừa củng cố lực lượng, vừa trừng trị Việt gian [PL1,1.2.2]. Thế nhưng, sức cùng lực tận, thời vận không còn, Nguyễn Nhựt Chi tử tiết, Trịnh Viết Bàng sa vào tay giặc, chịu án tử hình.
Tiếp theo sau là hàng loạt cận tướng của Trương Định, cũng tìm mọi cách duy trì lực lượng, hy vọng kéo dài cuộc khởi nghĩa. Đó là ông Trương Điền kéo tàn quân về lập căn cứ Bưng Sen [PL1,1.2.4]. Ông Trần Văn Thiện trấn giữ Đồng Sơn trong tuyệt vọng [PL1,1.2.6]. Ông Võ Đăng Được thề tử chiến ở Gò Công Tây [PL1,1.2.8]... Các vị tuy bị phân tán lực lượng nhưng vẫn chung lòng noi gương Trương Định. Có điều, vì rủi ro, thất thế, cuộc chiến không thể kéo dài. Ông Trương Điền thất trận, thổ huyết mà chết. Ông Mạc Bảo Đường tử trận trên mình ngựa [PL1,1.2.7]. Ông Đặng Khánh Tình, ông Trần Văn Thiện cầm gươm tử
thủ, bị kẻ thù hành quyết. Các truyện đều khép lại bằng thái độ của nhân dân: cảm thương
người dũng liệt. Mọi người lén kẻ thù đắp vàng bạc lên thi hài người anh hùng, âm thầm đắp
Như vậy, dẫu chưa kịp lập chiến công nhưng cái chết của những tướng lĩnh cận kề Trương Định vẫn uy nghi, lẫm liệt đâu kém gì chủ tướng. Chính sử không ghi công nhưng nhân dân đã xem họ là những bậc “sanh vi tướng, tử vi thần”.
Sau các tướng lĩnh là những tấm gương trung thành cùng Trương Định. Đó là ông Dương Văn Hạnh – phó xã trưởng đất Lý Nhơn [PL1,1.2.3], là hai anh em vùng Rạch Gia nghèo khổ [PL1,1.2.10], là mười tám nghĩa binh phò chủ tướng [PL1,1.2.9]. Họ chỉ xuất hiện khi người anh hùng đến hồi thất thế. Kẻ thù bắt được họ, hứa tha mạng sống, nếu họ thuận lòng chỉ nơi ẩn náu của nghĩa quân và Trương Định. Trong tình huống nghiệt ngã này, họ điềm nhiên chọn cho mình cái chết. Riêng mười tám dũng sĩ, mặc kẻ thù gươm giáo vây quanh, họ vẫn quyết tâm bảo vệ thi hài chủ tướng, không cho kẻ thù chạm vào xác thân anh hùng dân tộc. Khước từ bổng lộc, giàu sang, họ còn dõng dạc nguyền rủa phường buôn dân bán nước, hiên ngang chịu hành hình, quyết không quy hàng nhục nhã. Với những hành vi
cao cả ấy, những con người bình thường, vô danh bỗng hóa thành bất tử. Có thể nói, trung
thành là phẩm chất ngời sáng nhất của những anh hùng vô danh. Chính họ đã lặng lẽ tô thắm
thêm màu cờ chính nghĩa của vị Bình Tây nguyên soái.
Liên quan đến cuộc khởi nghĩa Trương Định còn có những trang liệt nữ. Truyền thuyết kể về người vợ thứ của Trương Định, bà Trần Thị Sanh [PL1,1.2.11]. Chính sử triều Nguyễn không nhắc tên bà. Nhưng nhân dân nhớ ơn người phụ nữ quý tộc ấy. Bà tự nguyện kề cận chồng trong những tình huống khó khăn. Bà chủ động giúp nghĩa quân tiền của và tăng thanh thế. Bà chủ động làm cầu nối giữa triều đình và quân kháng chiến. Khi Trương Định qua đời, bà đứng ra xây mộ chồng, thông minh ứng phó với kẻ thù, khiến chúng phải e dè, kính nể.
Truyền thuyết còn nhắc nhở bà Lưu, người lo hậu cần cho nghĩa quân Trương Định [PL1,1.2.12]. Bà bao phen dọ thám tình hình giặc, đưa tin kịp thời, giúp nghĩa quân phục
kích, bẻ gãy các trận càn. Bà còn vận động nhà giàu ủng hộ tiền bạc, lương thực cho nghĩa
quân. Bị bắt giam, bà kịch liệt chống lại hành động đánh đập tù nhân. Ra tù, bà cầm đơn kêu oan cho những đồng chí bị kẻ thù trù dập, giam cầm. Lòng yêu nước, sự gan dạ của bà khiến người dân Gò Công yêu quý và kẻ thù nể mặt. Về sau, bà phiêu bạt nơi nào không ai biết.
Truyền thuyết cũng kể về một phụ nữ bất hạnh trong cuộc đời thường, nàng Hai Bến Nghé [PL1,1.2.13]. Trẻ trung, xinh đẹp, đã yêu anh học trò nghèo cùng xóm, nhưng nàng phải làm vợ tên lãnh binh lớn tuổi, hung hăng, tàn bạo. Bị tên chồng vũ phu hành hạ, làm nhục, rồi vu tội lăng loàn, nàng bị thả bè chuối trôi sông. Được cứu sống, nàng trở về nhà cha mẹ. Tên chồng cũ vẫn không buông tha, lập mưu, làm nhục nàng lần nữa. May nhờ Trương Định giải thoát, nàng nguyện giúp nghĩa quân đánh giặc, dù chết cũng cam lòng. Nhờ mưu kế của nàng, nghĩa quân lấy được đầu tên quan Tây cướp nước.
Có thể nói, mưu trí, giữ vai trò hậu thuẫn, đó là ấn tượng chung nhất về các phụ nữ theo
ngọn cờ Trương Định. Không trực tiếp cầm gươm, nhưng họ có cơ mưu, họ có tài huy động nguồn lực vật chất giúp cuộc khởi nghĩa vững vàng trong gió bão.
1.2.5. Nhìn chung, các truyện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Trương Định đã chứng tỏ ngọn cờ Bình Tây phù hợp lòng dân, nên được nhiều tầng lớp, nhiều thành phần nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Các tác phẩm tái hiện phần sống động nhất của cuộc khởi nghĩa: những con người, những sự kiện mà chính sử chưa bao giờ chạm đến. Ở đó, nhân dân đã tôn vinh những vị thần mà vua chưa hề ra sắc chỉ. Ở đó, nhân dân còn thể hiện tình cảm, cái nhìn về mối quan hệ giữa vị Bình Tây nguyên soái với người dân Nam Bộ. Bình Tây nguyên soái là tước vị dân gian tặng cho người anh hùng. Theo góc nhìn ấy, chính tài năng và đức độ của
Trương Định đã thu phục được nhân tâm. Ngược lại, Trương Định cũng “là người nhờ dân
Để khép lại nhóm truyện này, chúng tôi mượn lời của nhà nghiên cứu Bùi Quang
Thanh: “truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Trương Định được lan truyền từ Nam ra Bắc
như khúc ca giáo đầu cho bản trường ca chiến trận ngót trăm năm của dân tộc ta chống ách thực dân” [193,tr.132].
2. Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương 2.1. Các truyện về Thiên Hộ Dương
2.1.1. So với các lãnh tụ chống Pháp cùng giai đoạn, Thiên Hộ Dương trở thành hình tượng nghệ thuật được kể nhiều trong truyền thuyết dân gian (7/101 tác phẩm). Tất cả xuất xứ từ tư liệu văn học dân gian. Có 2 truyện gần giai thoại về lối kể và tình tiết [PL1,2.1.3],[PL1,2.1.4].
Trong chính sử, Thiên Hộ Dương bị triều đình gọi là giặc, thực dân Pháp xem là kẻ phiến loạn. Chỉ có văn học dân gian ca ngợi người anh hùng. Đơn cử, đó là “Vè Quản Thành”:
“Nam Kỳ có tướng Quan Thiên
Cùng quan lớn Định cầm quyền đánh Tây”
Ở đây, Quan lớn Định chính là Trương Định, còn Quan Thiên chính là Thiên Hộ Dương.
Hay ca dao Đồng Tháp:
“Chiều chiều mây giục gió vần
Cảm thương Thiên Hộ xả thân cứu đời!”
Riêng trong truyền thuyết, các tác phẩm về Thiên Hộ Dương đã tái hiện sinh động, gần như xuyên suốt cuộc đời và chiến công lừng lẫy của người anh hùng.
2.1.2. Chuyện bắt đầu từ khi người anh hùng còn là đứa trẻ chăn trâu, rồi lớn lên, bộc lộ tài năng xuất chúng. Được nhắc đến nhiều nhất là thời gian Ông mộ binh khởi nghĩa nơi bưng biền Đồng Tháp. Thời gian trôi dài theo dòng lịch sử. Thời gian ngưng đọng khi người anh hùng lặng lẽ hy sinh. Thời gian kết tụ trong lòng biết ơn, niềm thương nhớ của người
dân Gò Tháp… Cách diễn tả thời gian trong truyện thật gần với cổ tích: bắt đầu tự “ngày
xưa”, “thời đó”, từ “một hôm” sang “ngày nọ”; hết “từ đó” đến “ít lâu sau”… Khác với
truyện về anh hùng Trương Định, Nguyễn Trung Trực, ở đây, không truyền thuyết nào ghi
tháng năm cụ thể về cuộc đời ngài Thiên Hộ. Có thể xem, tương đối, mơ hồ là đặc điểm của
thời gian nghệ thuật trong truyền thuyết về Thiên Hộ Dương. Trong khi đó, tư liệu lịch sử
đâu thiếu những con số chính xác, rõ ràng. Ví dụ: “Tháng Bảy 1866, Võ Duy Dương mộ
quân chống Pháp và hoạt động mạnh ở 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, được nhân dân
tích cực ủng hộ. Tháng Mười 1866, Võ Duy Dương, trên đường ra Bình Thuận, đã bị tai nạn
đắm thuyền và chết ở cửa biển Thần Mẫu…” [186]. Qua kiểu giới thiệu thời gian ước lệ, mơ hồ, các truyền thuyết về Thiên Hộ Dương có lối kể gần với cổ tích. Phải chăng, nhờ kiểu thời gian này, truyện về anh hùng Thiên Hộ Dương luôn được bao bọc giữa bầu không khí huyền ảo.
2.1.3. Về không gian, các truyện in rõ dáng hình miền đất phương Nam. Nơi đó, lắm gò bãi, ruộng đồng, nhiều rạch con, sông cái. Nơi đó, đồng cỏ mênh mông, trẻ con thỏa sức chăn trâu tập trận, còn nghĩa quân mặc tình gom cỏ khô chờ đốt giặc. Nơi đó có những con rạch nước chảy lớn ròng, người anh hùng ngày ngày xuống tắm, rồi cỡi trâu, luyện rèn võ nghệ. Không gian cụ thể được nhắc nhiều nhất chính là quê hương Đồng Tháp, qua những
tên gọi quen thân: Đồng Tháp, vùng Gò Tháp, căn cứ Đồng Tháp Mười, đại đồn Tháp Mười,
vàm Cần Lố, ngã Sáu, ấp Trung….
2.1.4. Riêng về hình tượng nhân vật, các truyền thuyết dựng lên một Thiên Hộ Dương thật bình dị, thân thương, gần gũi. Chính sử chỉ gọi ông là Võ Duy Dương. Nhưng nhân dân
cung kính gọi là ngài Thiên Hộ, Thiên Hộ Dương, ông Ngũ Linh Thiên Hộ. Sử sách chỉ biết một Võ Duy Dương từ khi mộ binh chống Pháp. Nhưng nhân dân đã gần gũi ông từ nhỏ. Ông vốn là đứa con của ruộng đồng: nhà nghèo, đi chăn trâu ở mướn… Lớn lên, chàng trai họ Võ được vua chứng kiến tài năng, cho ở lại kinh đô luyện tập. Thế nhưng, không thích chốn cung son ràng buộc, ông tình nguyện theo Nguyễn Tri Phương mộ lính đồn điền. Nhờ có công, ông được phong làm chánh bát phẩm Thiên Hộ. Lại thêm kỳ tích một lần cử được năm trái linh7, ông được mệnh danh là ngài Ngũ Linh Thiên Hộ.
Theo góc nhìn sử học, Võ Duy Dương chỉ được quan tâm ở các khía cạnh thời điểm khởi binh, động cơ kháng Pháp, địa bàn hoạt động, qui mô căn cứ, phương thức đấu tranh… Nhưng từ góc nhìn truyền thuyết, Thiên Hộ Dương được soi sáng toàn diện, từ nguồn gốc xuất thân, sức khoẻ, tài năng, võ nghệ, đến những kỳ tích, quá trình hoạt động và sự hy sinh… Nhờ vậy, đời sau mới biết một Thiên Hộ Dương từ nhỏ đã ăn khỏe, sức mạnh hơn người, khiến vua quan cùng kinh ngạc và nể phục [PL1,2.1.1]. Khi kẻ thù xâm lược, chàng mộ binh khởi nghĩa ở miền Tây Nam Bộ, lấy bưng biền Đồng Tháp làm căn cứ lâu dài. Lúc